Lưu trữ cho từ khóa: nhiễm virus

Thiết bị chẩn đoán HIV nhanh sau 20 phút

Chỉ trong vòng 20 phút, mọi người giờ có thể tự kiểm tra sự hiện diện của virus HIV trong nước bọt. Ủy ban tư vấn gồm 17 thành viên của Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ vừa thông qua bộ tự xét nghiệm HIV tại nhà này. 

Bộ thử OraQuick HIV do Công ty Orasure, trụ sở tại Bethlehem, Pennsylvania sản xuất hoạt động theo nguyên tắc dùng một miếng gạc chùi miệng để cho kết quả chẩn đoán HIV trong 20 phút. Dù kết quả không chính xác bằng xét nghiệm tại phòng thí nghiệm nhưng nếu phổ biến, thiết bị này sẽ đem lại lợi ích lớn từ việc tự thử nghiệm thường xuyên hơn để tránh những rủi ro tiềm ẩn. Bởi HIV và AIDS là căn bệnh của thế kỷ nhưng hiện vẫn có nhiều người không nhận ra mình bị nhiễm virus.

Qua thử nghiệm, kết quả chính xác tới 93%. Tuy tỷ lệ này chưa cao nhưng nó sẽ sàng lọc được số lượng lớn người bị nhiễm đồng thời ngăn chặn nhiều trường hợp mắc mới mỗi năm. Mặc dù vậy, OraQuick phát hiện HIV trong 20 phút cần qua cấp duyệt cao nhất của FDA mới có thể trở thành sản phẩm thương mại. Dự kiến giá bán lẻ cho các bệnh viện là 17,5 USD/bộ nhưng chưa có tiết lộ về giá cho người tiêu dùng.

(Theo ANTD)

“Yêu cửa sau” và những mối nguy hiểm

Dưới đây là một số mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu bạn “yêu cửa sau”.

Dưới đây là một số mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu bạn “yêu” cửa sau.

1. Đau và khó chịu ở hậu môn

So với âm đạo thì cấu trúc của hậu môn chặt hơn nhiều. Nếu nam giới ấn 1 lực mạnh trong quá trình giao hợp ở hậu môn thì sau đó có thể gây đau, không thoải mái hay thậm chí là giộp da gây đau khi phụ nữ đi đại tiện .

2. Không có sự bôi trơn ở hậu môn

Không giống như các cơ quan sinh sản (âm đạo) của phụ nữ nơi mà có thể tự bôi trơn khi được kích thích, hậu môn không thể tiết chất bôi trơn do đó có thể gây đau đớn hơn khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

 

3. Dễ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Phần lớn mọi người đều không tự giác sử dụng bao cao su khi “yêu” cửa sau. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Khi “thám hiểm” bằng cửa sau mà không dùnng “áo mưa”, các cặp đôi có nguy cơ nhiễm virus HIV, HPV (virus gây mụn cóc sinh dục), ung thư hậu môn, viêm gan A và C, nấm chlamydia, bệnh lậu, bệnh herper sinh dục.

4. Nhiễm virus và vi khuẩn gây bệnh

Việc không bôi trơn khi quan hệ tình dục “cửa sau”có thể gây giộp da ở dương vật và niêm mạc trực tràng vì thế rất dễ lây truyền virus. Ngoài các bệnh lây truyền qua đường tình dục, “yêu cửa sau” cũng có thể lây truyền một số virus và vi khuẩn gây bệnh như E. coli.

Lây truyền những loại vi khuẩn này có thể gây ra viêm dạ dày ruột từ mức vừa tới nặng. Một số chủng E. coli (E. coli uropathic) có thể gây nhiễm trùng đường niệu từ viêm bàng quang tới nhiễm trùng thận nguy hiểm.

(Theo ANTD)

Để “cô bé” lúc nào cũng sẵn sàng “yêu”

Một "cô bé" sạch sẽ, khỏe mạnh sẽ khiến cho bạn luôn thoải mái và sẵn sàng "yêu". Do đó, hãy giữ gìn vệ sinh vùng kín của mình thật sạch sẽ.

Song, làm thế nào để "đối xử" với vùng nhạy cảm này một cách chính xác nhất? Dưới đây là những gợi ý chính xác cho bạn.

1. Rửa sạch bằng sản phẩm vệ sinh vùng kín

Nhiêu bạn gái nghĩ rằng tắm bằng xà bông là đủ, không cần phải dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín, nhưng thực ra không hoàn toàn như vậy. Độ PH ở da phụ nữ thường là 5,5. Còn độ trong âm đạo thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 3,3. Môi trường âm đạo có tính axit cao hơn để tránh vi khuẩn gây hại không sống được, nhưng các tinh trùng vẫn dễ dàng tìm đường đến trứng.

Tuy nhiên, khi tắm, nếu dùng sữa tắm thông thường thì nó chỉ có tác dụng làm cho môi trường tại đó trở nên kiềm hơn, khiến cho các vi khuẩn dễ gây bệnh, dẫn đến viêm đường tiểu và âm đạo, cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Do đó, bạn cần sử dụng những chất chuyên dụng có tính axit để làm sạch vùng kín, tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm bớt viêm niêm mạc.

Một lưu ý là: Sản phẩm vệ sinh vùng kín không dùng để chữa các bệnh lây qua đường tình dục. Vì vậy nếu nghi có bệnh, bạn nên đến bác sĩ phụ khoa chứ không nên nghĩ rằng dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín là được rồi.

2. Cứ 4 tiêng lại thay băng vệ sinh một lần khi bị kinh nguyệt

Khi kinh nguyệt, bạn thải ra máu, trong đó có khá nhiều vi khuẩn sinh sôi, do đó, nếu như bạn không thay băng thường  xuyên thì những vi khuẩn đó rất dễ xâm nhập vào âm đạo và khiến bạn bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Vì thế, khi bị hành kinh, cần rửa âm đạo sạch sẽ và thường xuyên thay băng.

3. Không nên mặc đồ lót dạng dây

Loại đồ lót này trông khá hấp dẫn và sexy nhưng lại khiến vi khuẩn di chuyển từ hậu môn tới âm đạo nhanh hơn, do đó, không nên mặc những loại đồ lót này thường xuyên kẻo dễ bị viêm nhiễm vùng kín.

4. Không mặc đồ bó sát

Đồ bó sát quá khiến không khí không thể tiếp xúc với da, làm rối loạn tuần hoàn máu, ngoài ra, nó khiến cho cơ thể bạn khó chịu vì không thoải mái, do đó, hãy hạn chế mặc loại quần áo quá chật. Nên mặc những loại quần áo chất co giãn hoặc cotton để tốt cho vùng kín của bạn.

Vùng kín là khu vực nhạy cảm, cần giữ gìn sạch sẽ. Ảnh minh họa

5. Không ngồi lên ghế ngồi ở toilet công cộng

Một điều nguy hại mà chị em không biết đó là toilet công cộng có thể khiến bạn bị mang thai hoặc nhiễm virus khá nhanh nếu như trước đó, nhiều người có bệnh ngồi trước bạn. Do đó, khi đi vệ sinh ở nơi công cộng, nên lót giấy vệ sinh hoặc lau sạch ghế ngồi ở đó trước khi ngồi lên. Còn nếu không, bạn nên nâng nắp nhựa của bồn cầu và ngồi xổm.

6. Không nên thụt rửa

Thụt rửa âm đạo gây nhiễm trùng âm đạo và ảnh hưởng tới cơ chế tự làm sạch của âm đạo, thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng vùng chậu do vi khuẩn trở lại tử cung.  Việc thụt rửa sẽ khiến âm đạo có mùi hoặc ngứa ngáy.

Do đó, khi vùng kín có mùi, ngứa ngáy hoặc dịch xả âm đạo có màu bất thường bạn nên đến bác sĩ phụ khoa kiểm tra sớm mà không nên thụt rửa. Ngay cả sau kì nguyệt san, cũng không nên thực hiện hành động này.

Meo.vn (Theo Eva)

Con trai tôi thường xuyên bị sốt, uống kháng sinh cũng không hết, tôi phải làm sao?

Cháu thường xuyên bị sốt, sau nhiều lần sử dụng các loại kháng sinh (uống) cháu vẫn không khỏi.

Chào bác sĩ,

Con trai tôi 3 tuổi, nặng14 kg, cao 96 cm. Cháu thường xuyên bị sốt, sau nhiều lần sử dụng các loại kháng sinh (uống) cháu vẫn không khỏi. Tôi đã cho tiêm cefo, sau khi tiêm 3 ngày cháu lại bị sốt. Bác sỹ cho tiêm ceftriaxon. Sau khi tiêm 1 ngày cháu bị sốt lại.

Tôi không cho cháu dùng kháng sinh nữa mà chỉ mang đi truyền muối và đường. Sau đó cháu không sốt nữa. Sau 2 tuần cháu lại bị sốt, nhiệt độ từ 37,5 đến 38 độ. Có kèm nước mũi, ít ho (có thể là do uống Theranlen nên ít ho).

Mong bác sỹ tư vẫn giúp tôi xem hiện tại tôi nên làm như thế nào. Cháu bị sốt nhiều bắt đầu từ 2,5 tuổi. Uống nhiều kháng sinh không có hiệu quả nhiều lắm. - (Mạnh Hùng - Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn,

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ em. Do đó, để tìm ra nguyên nhân gây sốt cũng không dễ dàng, vì có những bệnh lý triệu chứng rất mơ hồ. Ví dụ: sốt xuất huyết ở trẻ nhũ nhi, nhưng ngoài triệu chứng sốt bé có triệu chứng tiêu hóa nổi bật nên dễ bỏ sót,…

Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ:

- Do bệnh lý nhiễm trùng: viêm mũi họng, viêm amydal, áp xe amydal, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nặng hơn là viêm màng não, nhiễm trùng huyết…

- Do nhiễm virus: sốt xuất huyết, sởi, sốt phát ban, rubella,... Sốt do nhiễm virus có thể sốt cao cấp tính như sốt xuất huyết hoặc sốt dai dẳng kéo dài Cytomegalovirus, Epstein barr virus.

- Nhiễm ký sinh trùng: sốt rét, lỵ amip có biến chứng áp xe gan, nhiễm ký sinh trùng có biến chứng viêm túi mật,…

- Các bệnh lý về máu: Lymphoma, ung thư máu, bệnh Hodgkin…

Khi trẻ bị sốt, việc trước tiên bạn nên cho bé dùng thuốc hạ sốt kết hợp lau mát bằng nước ấm để  hạ sốt, sau đó cho bé khám để tìm nguyên nhân.

Nếu sốt do nguyên nhân nhiễm trùng thì mới có chỉ định dùng kháng sinh. Nếu do các bệnh lý nhiễm virus thì việc bạn dùng kháng sinh không giúp bé hạ sốt, mà ngược lại, kháng sinh sẽ diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột.

Mặc dù BS chưa thể chẩn đoán bé mắc bệnh gì, nhưng qua cách mô tả của bạn, BS thấy dùng kháng sinh cho bé như vậy là chưa phù hợp. Bằng chứng khi bạn cho tiêm kháng sinh, bé vẫn sốt, sau đó ngưng kháng sinh chỉ truyền muối và đường thì bé hết sốt.

Sau 2 tuần bé sốt lại là có nguyên nhân do viêm đường hô hấp trên (sốt nhẹ, ho, sổ mũi) cần xác định do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc do nhiễm virus. Nếu do nhiễm virus chỉ cần điều trị triệu chứng và vệ sinh mũi họng.

Đối với trẻ nhỏ rất dễ bị bệnh do sức đề kháng kém, do dễ bị lây nhiễm khi có tiếp xúc với nguồn lây hoặc do bé chưa có ý thức giữ vệ sinh, do thời tiết thay đổi đột ngột… khi trẻ lớn hơn ý thức được và có sức đề kháng thì bệnh sẽ giảm.

Điều quan trọng là khi trẻ sốt, bạn nên cho khám chuyên khoa nhi và làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân, từ đó việc điều trị mới có hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh hoặc dùng theo chỉ định của BS nhưng chưa đủ liều, dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc.

BS Thảo chúc bé mau khỏe nha!

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo

Meo.vn (Theo alobacsi)

Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Để nhận biết bệnh sốt xuất huyết bạn có thể căn cứ vào một số biểu hiện như thân nhiệt sốt cao, có thể sốt kéo dài 2- 7 ngày liên tục...

Con trai tôi năm nay 4 tuổi, hai tuần nay cháu mệt, cứ cách vài ngày lại sốt cao. Mỗi lần cháu sốt tôi cho chườm khăn lạnh và uống thuốc hạ sốt, một vài ngày trên da cháu thấy có các vết thâm. Tôi nghe nói đang có dịch sốt xuất huyết. Xin hỏi con tôi có thể bị sốt xuất huyết không? - (Nguyễn Thị Nhi - Xuân La, Hà Nội)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp tính do muỗi truyền. Để nhận biết bệnh sốt xuất huyết bạn có thể căn cứ vào một số biểu hiện như thân nhiệt sốt cao, có thể sốt kéo dài 2- 7 ngày liên tục, xuất hiện các xuất huyết dưới da, niêm mạc và xuất huyết nội tạng.

Khi bệnh nặng có thể gặp hội chứng sốc gây trụy mạch, suy hô hấp dẫn đến tử vong, nhất là ở trẻ vì cơ thể các cháu yếu. Khi thấy con sốt cao, liên tục từ 2 - 7 ngày kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau sau hốc mắt, buồn nôn, nôn và nổi ban, chảy máu cam, tay chân lạnh… cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp con bạn sốt theo từng chu kỳ, sốt dai dẳng mà chưa thấy các biểu hiện cụ thể trên thì cũng không thể kết luận là cháu có bị sốt xuất huyết không. Vì vậy, bạn nên đưa con đi khám để biết kết luận chính xác về bệnh.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp (BV Nhiệt đới T.Ư)

Meo.vn (Theo Danviet)

Khi bé bị sốt

Để nhận biết bệnh sốt xuất huyết bạn có thể căn cứ vào một số biểu hiện như thân nhiệt sốt cao, có thể sốt kéo dài 2- 7 ngày liên tục, xuất hiện các xuất huyết dưới da, niêm mạc và xuất huyết nội tạng.

Con trai tôi năm nay 4 tuổi, hai tuần nay cháu mệt, cứ cách vài ngày lại sốt cao. Mỗi lần cháu sốt tôi cho chườm khăn lạnh và uống thuốc hạ sốt, một vài ngày trên da cháu thấy có các vết thâm. Tôi nghe nói đang có dịch sốt xuất huyết. Xin hỏi con tôi có thể bị sốt xuất huyết không?

Nguyễn Thị Nhi (Xuân La, Hà Nội)

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp tính do muỗi truyền. Để nhận biết bệnh sốt xuất huyết bạn có thể căn cứ vào một số biểu hiện như thân nhiệt sốt cao, có thể sốt kéo dài 2- 7 ngày liên tục, xuất hiện các xuất huyết dưới da, niêm mạc và xuất huyết nội tạng.

Khi bệnh nặng có thể gặp hội chứng sốc gây trụy mạch, suy hô hấp dẫn đến tử vong, nhất là ở trẻ vì cơ thể các cháu yếu. Khi thấy con sốt cao, liên tục từ 2 - 7 ngày kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau sau hốc mắt, buồn nôn, nôn và nổi ban, chảy máu cam, tay chân lạnh… cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp con bạn sốt theo từng chu kỳ, sốt dai dẳng mà chưa thấy các biểu hiện cụ thể trên thì cũng không thể kết luận là cháu có bị sốt xuất huyết không. Vì vậy, bạn nên đưa con đi khám để biết kết luận chính xác về bệnh.


BS Nguyễn Trung Cấp

(Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư)

Meo.vn (Theo DanViet)

Cạo gió để hạn chế dùng thuốc

Đã từ lâu, trong dân gian để chữa một số chứng bệnh nhẹ như cảm mạo, bà con ta dùng cách xông lá thuốc, đánh gió, chích lể, giác hút…, trong đó, cạo gió là cách làm đơn giản, dễ thực hiện nhất nên được dùng thường xuyên.

Cần nói ngay, đây là cách chữa theo kinh nghiệm lưu truyền bất thành văn nên không có trong y văn của y học hiện đại, cũng không thể giải thích duy lí như trong trường đại học y khoa hay các bệnh viện chính quy; song có một thực tế phải thừa nhận là nó giúp ích thiết thực, hiệu quả cho mọi người khỏi được những cơn đau mỏi, nhức đầu, cảm cúm… nhanh gọn, không tốn tiền, không mất thời gian phiền nhiễu chờ đợi .

Cạo gió không chữa bệnh mà chữa chứng, nghĩa là chữa những cơn đau, nhức mỏi, đau bụng, đầy bụng, cảm gió, cảm cúm, chắc chắn là không chữa viêm ruột thừa hay gãy chân, gãy tay, nhưng không vì thế mà không có ích khi nó giải quyêt một việc mà y học hiện đại quan tâm là chữa khỏi triệu chứng. Trong thuật chữa bệnh, thầy thuốc phải trị được nguyên nhân chính nhưng không thể không chữa những triệu chứng vì nhiều khi người bệnh rất khổ sở, phàn nàn, kêu la vì các triệu chứng đó. Ví dụ khi đau dạ dày, phác đồ điều trị bao giờ cũng gồm cả thuốc chữa viêm loét (chữa nguyên nhân) đồng thời phải có thuốc chữa triệu chứng để trị cơn đau, chứng đầy hơi, chứng mất ngủ... Ngay cả khi chưa rõ được nguyên nhân chính của bệnh, vẫn phải điều trị triệu chứng như trong trường hợp sốt cao phải tìm cách hạ sốt.

Như vậy, chữa được triệu chứng đã giúp người bệnh giảm đau đớn và trong đa số các bệnh nhẹ, cơ thể sẽ tự hồi phục nhờ vào khả năng đề kháng, miễn dịch của chính cơ thể. Cạo gió làm được điều này rõ nhất trong chữa cảm cúm, vì khi nhiễm virus cúm, thuốc kháng sinh không có tác dụng để diệt siêu vi trùng. Tất cả những triệu chứng sốt nhẹ, đau mỏi rã rời mình mẩy, sổ mũi, nhức đầu… hoàn toàn chỉ cần cạo gió rồi làm “bát cháo Thị Nở” là sẽ nhẹ hẳn người, dăm ba hôm bệnh tự lui mà không cần dùng viên thuốc nào.

Hiện tại, y học hiện đại phải đối mặt với một câu hỏi khó: Dùng thuốc “tây” như thế nào cho đúng? Một lí do đơn giản, các loại hóa dược bên cạnh tác dụng dược lí chủ đạo để trị bệnh bao giờ cũng kèm theo tác dụng phụ ngoài ý muốn. Nếu cho “toa” thuốc không thận trọng, người bệnh sẽ gánh thêm bệnh khác phát sinh do tác hại của thuốc. Rõ rệt nhất là các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm luôn ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày.

Giải pháp tốt là biết cách cạo gió thay cho dùng các thuốc chữa triệu chứng để tránh được những hệ lụy vừa tốn tiền mua thuốc vừa hại cho gan, thận.

Cạo gió như thế nào cho đúng cách?

Khi bị cảm cúm, cảm gió, cảm lạnh, đầy hơi, chướng bụng, đau mỏi các cơ, đau mình mẩy, nhức đầu, chóng mặt… có thể cạo gió thay cho dùng thuốc. Nguyên tắc đơn giản nhưng bất di bất dịch là khi cạo thấy da nổi vệt tím đỏ là đúng. Nếu cạo không thấy gì thì ngừng ngay và đi khám bệnh để tìm nguyên nhân khác.

Không cạo gió cho các chấn thương như bong gân, gãy xương. Không cạo gió cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ. Không cạo gió khi có bệnh ngoài da hay bị những trầy xước trên da. Không cạo gió những người có bệnh lí tim mạch. Không cạo dọc cột sống .

Tránh gió, tránh dùng quạt cả trong và sau khi cạo. Khi cạo xong cần ủ ấm người bệnh, cho uống nước nóng, ăn cháo nóng, nằm nghỉ thoải mái, khi trong người thấy khỏe mới được tắm rửa bằng nước nóng.

Trước đây, có cách đánh gió bằng trứng gà luộc, tóc rối, gừng tươi và đồng bạc, có hiệu quả tốt, nhưng khó thực hiện, không tiện lợi bằng cách cạo gió hiện giờ nên chỉ có lời khuyên bà con lúc nào cũng có theo người một lọ dầu nhỏ và một cái thìa inox để có thể chữa trị hiệu quả những cái trái gió trở trời.

Meo.vn (Theo Lao Động)

Nam sinh cũng cần tiêm vaccine HPV

Không riêng gì các nữ sinh mà nam sinh cũng cần được tiêm vaccine ngừa HPV, một phần là để ngăn không cho họ phát tán virus lây qua đường tình dục sang cho bạn gái.

Năm năm trở lại đây, nhiều tổ chức y tế đã khuyến khích các nữ sinh nên sử dụng vaccine HPV ( virus lây qua đường tình dục ở người) để tự bảo vệ mình trước những căn bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung. Mặc dù vậy, loại vaccine này vẫn phổ biến một cách rất chậm chạp: hiện chỉ mới có 1/3 số nữ thanh niên được tiêm đủ 3 mũi mà thôi.


 

Tuy nhiên, việc tiêm vaccine HPV cho nam sinh còn có hiệu quả kép: không chỉ bảo vệ họ khỏi các bệnh liên quan đến đường tình dục và một số dạng ung thư mà còn có thể ngăn không cho họ truyền virus HPV sang cho bạn nữ.

Theo AP, Ủy ban Khuyến cáo Miễn dịch của Mỹ đã nhất trí thông qua quan điểm trên hôm 25/10 và dự kiến sẽ đề xuất lên Ủy ban Y tế Liên bang để sớm trở thành khuyến nghị chính thức.

“Vaccine HPV đã được cấp phép sử dụng ở thiếu niên nam từ 2 năm nay, nhưng việc Ủy ban bỏ phiếu là hành động mạnh mẽ đầu tiên để khuyến khích xã hội áp dụng phương thuốc này”, Tiến sĩ Ann Schuchat thuộc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh Quốc gia của Mỹ cho biết.

Trở ngại về quan niệm và giá thành

Trước đó, các quan chức y tế của Mỹ đã phải thừa nhận tỷ lệ tiêm vaccine HPV ở nữ sinh quá thấp nên buộc họ phải tìm cách tiếp cận mới. Lý giải cho hiện tượng đáng thất vọng này, Tiến sĩ Schuchat cho rằng, có thể là vì các bậc phụ huynh đã bị bối rối hoặc hiểu chưa đúng về vaccine HPV. “Họ muốn chờ cho đến khi con gái của mình thực sự đến tuổi, trong khi vaccine này chỉ hiểu quả nếu như được tiêm đủ trước khi bé gái tiếp xúc với virus mà thôi”.

Mặc dù vậy, do giá thành của vaccine HPV khá đắt nên nếu nó đã không thuyết phục được phụ huynh của các bé gái móc hầu bao, khả năng được phụ huynh các bé trai chấp nhận còn thấp hơn, bà Schuchat cảnh báo.

Có cùng quan điểm với Tiến sĩ Schuchat, Giáo sư Jay Siwek của Trung tâm Y tế Đại học Georger Town cho rằng, việc tiêm vaccine là rất đúng đắn và điểm trừ duy nhất của nó là giá thành mà thôi. 3 mũi tiêm vaccine sẽ khiến các gia đình phải chi tới 360 USD.

Đối với các nam sinh, vaccine HPV có thể giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư liên quan đến miệng và họng, trong khi ở nữ sinh là ung thư cổ tử cung.

Loại vaccine này đã được phê chuẩn để sử dụng cho nam và nữ trong độ tuổi 9-26, tuy nhiên độ tuổi thích hợp nhất để tiêm là 11-12 tuổi.

Theo ước tính, có từ 50-80% số nam giới và nữ giới trưởng thành từng nhiễm virus HPV trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên, đa số chủ thể có thể phát triển hệ miễn dịch và trừ khử virus trước khi chúng chuyển hóa thành bệnh.

 

Meo.vn (Theo VNN)

Tăng cường hệ miễn dịch bằng thực phẩm và dưỡng chất

Thời tiết vào thu khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh, cúm. Ngoài việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, ăn, ngủ đủ giấc, bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm và dưỡng chất sau đây để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.

Súp gà giúp cơ thể bài tiết dịch mũi nhằm loại bỏ virus và vi khuẩn gây bệnh?

 

1. Súp gà

Một nghiên cứu cho thấy súp gà hiệu quả hơn nước nóng hoặc nước lạnh trong việc giúp cơ thể bài tiết dịch mũi nhằm loại bỏ virus và vi khuẩn gây bệnh. Giống với các chất lỏng khác, súp cũng giúp cho cơ thể không bị mất nước và tăng nhiệt độ đường thở.

2. Sữa chua

Tiêu thụ đều đặn probiotic, còn được gọi là “vi khuẩn tốt” có trong các thực phẩm như sữa chua giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và cải thiện tiêu hóa.

3. Trà xanh

Polyphenol, một chất chống ôxy hóa có trong trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu trong phòng thí ngiệm cho thấy một dạng polyphenol đặc biệt được gọi là catechin có thể tiêu diệt các virus cúm. Bạn có thể thêm một chút chanh hoặc mật ong vào trà xanh để giảm vị đắng song tuyệt đối đừng cho thêm sữa vì protein có trong sữa sẽ liên kết với polyphenol làm mất tác dụng của trà xanh.

4. Vitamin D

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy trẻ em dùng các sản phẩm bổ sung vitamin D hàng ngày (1,200 IU) giảm 40% khả năng bị nhiễm virus cúm hay gặp so với những trẻ dùng giả dược. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng chỉ ra rằng dưỡng chất này có thể giúp các tế bào miễn dịch xác định và phá hủy vi khuẩn và virus gây bệnh.

5. Chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan có nhiều trong cam quýt, táo, cà rốt, yến mạch giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chuột thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ hòa tan phục hồi sau nhiễm khuẩn nhanh gấp 2 lần so với chuột có chế độ ăn gồm chất xơ hỗn hợp.

Meo.vn (Theo ANTĐ)

Coi chừng ổ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết từ… lọ hoa

Một trong những ổ muỗi truyền bệnh ngay tại gia đình mà người dân thường ít khi để ý tới đó chính là… lọ cắm hoa.

Theo các BS lọ hoa là nơi “lý tưởng” cho loại muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) đẻ trứng phát triển.

Mầm bệnh từ lọ hoa, bình nước

Bệnh SXH hiện đang có chiều hướng gia tăng số mắc tại nhiều địa phương trên cả nước. Tính đến giữa tháng 9 cả nước đã có 41.200 trường hợp mắc, trong đó có tới 32 ca tử vong.

TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới T.Ư cho biết, mặc dù người dân đã được khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh như phun thuốc, diệt bọ gậy, ngủ màn… nhưng tình hình bệnh tật vẫn đang rất nóng. Do chủ quan, nhiều người không hề biết “ổ muỗi” lại đang tồn tại ngay trong chính gia đình mình.

Cẩn trọng với lọ hoa để trong phòng

“Chúng tôi đã đi kiểm tra giám sát tại nhiều vùng dịch về công tác phòng chống SXH. Người dân cứ nói là đã áp dụng đủ các biện pháp phòng dịch mà không hiệu quả, thế nhưng khi vào kiểm tra thì “ổ muỗi” chính trong lọ cắm hoa để liu kĩu trong góc phòng”- TS. Kính nói.

Bệnh SXH xuất hiện do người bệnh bị nhiễm virus dengue thường do vật  trung gian là muỗi Aedes aegypti, Ae.albopictus đã hút máu của người nhiễm bệnh truyền cho người lành, tốc độ lây truyền rất nhanh và sau từ 3-14 ngày có thể phát bệnh.

Qua theo dõi hàng năm của các nhà dịch tễ học cho thấy, bệnh SXH xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng vào các mùa mưa là mùa sinh sôi nảy nở mạnh. Muỗi Aedes lại thường đẻ trứng ở các vật dụng chứa nước gần người hoặc ở trong nhà. Tuy nhiên, loại muỗi này không bay xa được (chỉ bay khoảng 400m) nên sự di chuyển mang mầm bệnh SXH thường do các phương tiện giao thông.

Không lạm dụng truyền dịch

Bệnh nhân mắc SXH thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, đau mỏi người, đau mỏi cơ, khớp, mệt mỏi, có thể chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng. Người bệnh có biểu hiện các chấm nốt xuất huyết dưới da với các nốt bầm đỏ, tím.


Phần lớn bệnh nhân hết sốt, không có biến chứng nặng sẽ khỏi bệnh trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhập viện muộn nên quá trình điều trị khó khăn, kéo dài. Bệnh nhân không được điều trị đặc hiệu có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu và suy tạng dễ dẫn đến tử vong.
“Bệnh nhân mắc SXH thường rất dễ bị sốc khi truyền dịch nhưng các gia đình lại thích truyền dịch, đặc biệt là truyền dịch tại nhà vì nghĩ nhanh khỏe hơn. Vì vậy, người nhà cần hết sức thận trọng, tránh lạm dụng truyền dịch khi không cần thiết, gây nguy hiểm tính mạng”- TS. Kính cho biết thêm.

Hiện bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vaccine phòng bệnh mới đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.

Theo khuyến cáo các BS, người dân cần tích cực diệt bọ gậy, loại trừ dụng cụ chứa nước nơi muỗi đẻ trứng và phun thuốc diệt muỗi, nằm màn khi ngủ, dùng màn tẩm hóa chất, áp dụng các biện pháp diệt muỗi (đèn bẫy, vợt muỗi, hương diệt muỗi, hóa chất)…

Meo.vn (Theo Laodong)