Lưu trữ cho từ khóa: nhiễm vi rút

Lời cảnh báo từ vi rút HPV

Đã từ lâu vi rút HPV (vi rút gây u nhú ở người) được biết đến là có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc trực tiếp giữa da với da khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus HPV nhưng giống như HIV, biểu hiện của người mang vi rút này không có gì đặc biệt.

Tức là một phụ nữ bị ung thư cổ tử cung vào giai đoạn đầu thường là không phát hiện được, vì vậy, họ vẫn quan hệ tình dục bình thường với chồng hay bạn tình. Đến lúc phát bệnh thì cũng là lúc virus HPV hoạt động mạnh, nhanh và dễ lây nhiễm nhất.

Cũng theo một thống kê thì độ tuổi dễ bị nhiễm vi rút này rất khác nhau: dưới 30 tuổi là 15%, từ 30 - 50 tuổi là 5%, trên 50 tuổi là 2%.

Theo BS Kim Anh, trưởng khoa Vi sinh - Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, vi rút HPV là một loại vi rút hết sức nguy hiểm. Y học thế giới đã phát hiện ra khoảng 100 chủng loại vi rút này, ngoài những chủng loại chỉ gây nên những nốt sùi lành ở bất cứu khu vực nào trên cơ thể thì đã có một số chủng loại là nguyên nhân chính gây ra ung thư, nhất là ung thư cổ tử cung.

Một số chuyên gia y tế khác của Bệnh viện Đà Nẵng và Khoa Ung bướu - Bệnh viện TƯ Huế (Bộ y tế) nhận định rằng: 'Các chủng vi rút HPV 6 và 11 thường tạo nên những u nhú thông thường (nghĩa là lành tính), còn một số chủng khác, đặc biệt là chủng 16 và 18 rất dễ tạo thành những u nhú nguy hiểm, dẫn đến nguy cơ ung thư cổ tử cung là rất cao. Ngoài ra, còn có một số chủgn khác mà hiện nay người ta vẫn chưa xác định hết được mức độ nguy hiểm của nó. Tiến sĩ Phạm Hùng Vân, giảng viên khoa vi sinh - trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có công trình nghiên cứu khoa học khẳng định điều này.

Hiện nay, bên cạnh việc đưa vắc xin HPV lưu hành tại VN cuối năm nay, khoa vi sinh của bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cũng đang tích cực triển khai kỹ thuật xét nghiệm phân tử (PCR) để có thể xác định chính xác chủng vi rút mà người bệnh đang mang.

LG (Theo Dantri)

Cúm A/H1N1 lan rộng ra 30 tỉnh, thành trên cả nước

 

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng từ đầu năm 2011 đến nay vi-rút cúm A/H1N1 đã được ghi nhận tại 30 tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời, số ca mắc cúm A/H1N1 năm 2011 tăng cao hơn hẳn so với cùng kỳ năm 2010.

Cúm A/H1N1 đang lan rộng

Những tháng đầu năm 2010 cả nước có 84 ca mắc cúm A/H1N1, trong đó có 5 ca tử vong thì cùng kỳ năm 2011 số ca mắc cúm A/H1N1 tính đến thời điểm này đã trên 220 ca, trong đó có 7 ca tử vong tại 06 địa phương. Cụ thể, ở Điện Biên từ 14 - 20/2, tại trường Dân tộc nội trú huyện Mường Nhé đã có 91 ca có biểu hiện nghi nhiễm cúm, 18/19 mẫu được gửi về xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho kết quả dương tính với H1N1. Còn tại Bình Phước từ 22/2 - 9/3 trong một cơ quan trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 44 trường hợp nhiễm cúm, 11 mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1 đại dịch.

Bệnh nhân đến khám do nghi cúm A/H1N1 rất đông dù đã gần 11h trưa, ảnh chụp ngày 15/3 (T.H)

Cũng theo ông Bình, các trường hợp tử vong chủ yếu có bệnh mãn tính kèm theo (01 trường hợp có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp; 01 trường hợp bị khối u trung thất; 01 trường hợp bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và 01 trường hợp viêm ruột hoại tử).

Ngày 15/3, theo ghi nhận của phóng viên Dân trí tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ số ca mắc cúm A/H1N1 từ đầu năm 2011 đến nay (cụ thể từ 17/1 đến hết 14/3) là 147 ca, trong đó bệnh nhân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội là 120 ca, 27 ca còn lại ở các tỉnh thành lân cận. Số bệnh nhân nhập viện hầu hết có biểu hiện: ho, sốt, đau họng, chảy nước mũi, đau mỏi toàn thân... trong đó có 6 ca nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy và điều trị tích cực.

Các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh

Bệnh nhân T.T.H.T (21 tuổi, Đội Cấn, Hà Nội) có thai 28 tuần đang điều trị tại viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, ban đầu em chỉ bị ho, sốt nhẹ nên chủ quan, không đi khám mà chỉ ra hàng thuốc mua thuốc cúm thông thường về uống. Mấy hôm liền không khỏi, khắp người đau mỏi, nước mũi chảy nhiều, đi khám mới biết bị cúm A/H1N1. Cũng may, em đến viện chưa muộn, nên chỉ phải điều trị 1, 2 tuần thôi, bác sĩ cũng cho biết, quá trình điều trị không ảnh hưởng đến thai nhi.

Trước nguy cơ bùng phát đại dịch, Bộ Y tế cảnh báo trong mùa xuân, điều kiện thời tiết lạnh ẩm tạo thuận lợi cho vi rút cúm A/H1N1 phát triển và lây lan, đặc biệt tại các trường học, cơ quan, nhà máy, những nơi tập trung đông người.

Để chủ động ngăn ngừa dịch cúm A/H1N1, cần thực hiện những biện pháp sau, người bệnh có các triệu chứng cúm như ho, hắt hơi, sổ mũi nên chủ động đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi và đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị kịp thời, hạn chế lây lan cho người thân và cộng đồng. Các cơ quan, xí nghiệp, trường học chủ động theo dõi sức khỏe của người lao động, học sinh, sinh viên, để kịp thời phối hợp với y tế cơ sở tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tránh lây bệnh cho những người xung quanh; tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền phòng chống cúm.

Ngoài ra, người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, súc miệng hàng ngày bằng nước sát khuẩn, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm vi rút cúm. Các hộ gia đình cần thường xuyên vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường.

Phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS,...), người già, trẻ em dễ xảy ra biến chứng nặng khi bị nhiễm cúm A(H1N1) do vậy khi có biểu hiện nghi ngờ cúm cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, hạn chế tử vong, Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng - Nguyễn Văn Bình khuyến cáo.

Chẩn bệnh qua 4 triệu chứng hay gặp

Đau đầu, nôn mửa, chướng bụng, nóng lạnh trong người đều là những triệu chứng thường gặp trong cuộc sống.

Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có lúc là dấu hiệu của những căn bệnh nguy cấp bạn không thể xem thường.

1. Đau đầu

Áp lực công việc quá lớn, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi; ở trong phòng có nhiệt độ tương đối cao, kín khí trong thời gian dài đều là những nguyên nhân khiến chúng ta dễ bị đau đầu. Tuy nhiên đây chỉ là “tật nhỏ”, không gây nguy hiểm.
Các trường hợp nguy cấp: Nếu nửa đầu thường xuyên xuất hiện hiện tượng đau kéo dài, cùng lúc với nhịp đập của tim, rồi dần lan toả ra cả đầu, rất có khả năng đã bị viêm động mạch thái dương. Bệnh này thường gặp ở người già. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới mù lòa.

Ngẫu nhiên đau đầu, cảm giác đau nhức khó chịu, bạn có thể đã bị trúng gió, hoặc đó là tín hiệu của u động mạch não, cần gọi cấp cứu kịp thời.

Đau đầu kèm theo các triệu chứng như phát sốt, cổ run rẩy…có khả năng do nhiễm vi rút hoặc viêm màng não, cần được cấp cứu, trị liệu kịp thời để tránh gây tổn thương lâu dài cho não, hay gặp nguy hiểm về tính mạng.

2. Nôn mửa

Đây sẽ là “tật nhỏ” nếu ăn quá no, uống quá nhiều rượu hoặc cà phê, hay dùng các loại thuốc trung hoà axit trong dạ dày…

Các trường hợp nguy cấp: Cảm giác khó tiêu dần biến thành cảm giác đau dữ dội ở vùng xung quanh rốn, sau đó cảm giác đau chuyển tới vùng dưới phía bên phải bụng. Có khả năng đó là triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa.

Sau mỗi lần vận động, đều có cảm giác khó tiêu, dùng thuốc trung hoà axit trong dạ dày không thấy có hiệu quả, có khả năng bạn đã bị bệnh tim mạch.

Khi  ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, vùng bụng phía trên bên phải xuất hiện cảm giác đau tăng dần, có khả năng bạn đã bị sỏi thận.

3. Chướng bụng

Ăn quá nhiều, dị ứng đường ruột, kỳ đèn đỏ sắp tới đều là những nguyên nhân dẫn tới “tật nhỏ” trên.

Trường hợp nguy cấp: Nếu bụng thường xuyên bị chướng, kèm theo các triệu chứng như hay tiểu tiện, vừa ăn đã có cảm giác no, đau bụng, buồn nôn, rất có khả năng đó là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư buồng trứng. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh của căn bệnh này không cao, nhưng việc phát hiện và điều trị kịp thời vô cùng quan trọng.

4. Nóng lạnh trong người

Nếu các triệu chứng giảm dần trong 1 tuần, bạn chỉ cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều là có thể xử lý “tật nhỏ” do cảm lạnh hoặc cảm cúm gây ra này.
Trường hợp nguy cấp: Đột nhiên sốt, đau rát cổ họng, nuốt thức ăn khó khăn, buồn nôn, có khả năng bạn bị một dạng ngộ độc do vi khuẩn hình cầu truyền bệnh, cần kịp thời đến bệnh viện kiểm tra và điều trị.

Theo Sina/Dân trí

Bệnh ung thư cổ tử cung: 10 thắc mắc thường gặp

Theo một cuộc thăm dò mới đây được tiến hành tại Pháp, chúng ta không khỏi giật mình vì sự thiếu hiểu biết của nhiều người đối với bệnh ung thư cổ tử cung.

Dưới đây là trả lời những thắc mắc thường gặp về bệnh ung thư cổ tử cung:

1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là do quá trình viêm nhiễm kéo dài (khoảng 20 năm) các loại vi rút nhóm papilloma, còn được gọi là HPV (Human Papilloma vi rút). Loại vi rút này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên.

Những loại vi rút này sẽ bị 'đánh bật' khỏi cơ thể trong vòng 12 - 24 tháng. Nhưng một số phụ nữ không thể loại bỏ được chúng và đây là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung về sau này.

Vi rút HPV lây lan qua đường tình dục. Không giống các bệnh lây qua truyền qua con đường này, bao cao su không thể bảo vệ nam giới hoàn toàn vì chỉ cần có sự tiếp xúc da với da ở khu vực này là đủ để nhiễm vi rút HPV.

Loại vi rút này có thể truyền từ nữ sang nam và ngược lại.

2. Tác hại của loại vi rút này đối với sức khỏe sau này? Liệu có thể chữa khỏi được hoàn toàn?

Những người mang trong mình vi rút HPV đều có thể phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe trong một thời gian ngắn hay lâu dài.

Trong một thời gian ngắn, loại vi rút này có thể gây ra những vết loét - yếu tố gây ra bệnh ung thư cổ tử cung sau này. Những vết thương này có thể được điều trị rất đơn giản: cắt một phần cổ tử cung. Tuy phương pháp điều trị này đơn giản nhưng nó có thể gây ra những biến chứng đối với phụ nữ sau này, khi mang thai: sảy thai hoặc đẻ non.

Sau khi cắt bỏ một phần cổ tử cung, vi rút HPV vẫn có thể quay trở lại và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung sau nhiều năm. Đi khám bác sỹ thường xuyên sau phẫu thuật là điều bắt buộc phải làm.

3. Những tác động bên ngoài nào có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư cổ tử cung?

Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này.

Ngoài ra những người mang căn bệnh thế kỷ AIDS hoặc dùng thuốc dành cho những người được ghép tủy.

4. Bệnh ung thử cổ tử cung có di truyền?

Không. Đây không phải loại bệnh di truyền.

5. Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu giúp phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung?

Khi có thể chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung qua cảm quan thì những dấu hiệu lâm sàng rất đa dạng, tùy vào mức độ bệnh, bản chất của bệnh và giai đoạn phát triển của những khối u ác tính.

Những dấu hiệu sớm cho thấy cơ thể mắc căn bệnh này hầu như không có, đặc biệt là giai đoạn đầu (trước khi xuất hiện những khối u). Đôi khi dấu hiệu chỉ là những cơn đau xuất hiện khi quan hệ tình dục hoặc ngay cả lúc không quan hệ.

Khi đã nhìn thấy các khối u thì lúc này sức khỏe của người bệnh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu khối u lớn, nó sẽ chèn ép các vùng xung quanh và gây ra hiện tượng tiểu buốt, hoặc đi tiểu khó khăn, táo bón...

6. Tuổi nào hay nhiễm vi rút này?

Vi rút HPV xuất hiện nhiều vào những lần quan hệ tình dục đầu tiên. Và theo điều tra, ở độ tuổi từ 20 - 25, khoảng 1/3 các cô gái bị nhiễm loại vi rút này nhưng tỉ lệ tồn tại của loại vi rút này sau 20 - 30 năm chỉ còn 1/10.

7. Nhiễm HPV lâu dài sẽ dễ tử vong?

Đúng. 1/3 phụ nữ mắc căn bệnh này chết vì nó.

Tại Pháp, khoảng 3.000 - 4.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện hàng năm.

8. Phương pháp nào giúp phát hiện ung thư cổ tử cung chính xác nhất?

Để phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân đi làm xét nghiệm phụ khoa. Họ sẽ lấy những tế bào ở cổ tử cung của bệnh nhân để làm sinh thiết. Phương pháp này cho phép phát hiện những tế bào bất thường trước khi căn bệnh ung thư đang trong giai đoạn đầu.

Hãy đi khám định kỳ từ năm 25 tuổi (3 năm/lần) để sớm phát hiện căn bệnh này.

9. Tuổi nào nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung? Vắc xin bảo vệ được trong bao lâu? Chúng ta có thể tiêm vắc xin này khi đã từng quan hệ tình dục?

Theo thống kê ở Pháp, trung bình các thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục lần đầu tiên vào năm 17 tuổi. Các bác sỹ khuyên họ nên tiêm loại vắc xin này vào năm 14 tuổi, trước khi quan hệ tình dục lần đầu.

10. Có loại vi rút nào khác gây nên bệnh ung thư cổ tử cung?

Vi rút thuộc họ HPV là nhóm duy nhất gây nên bệnh ung thư cổ tử cung: có khoảng 15 loại vi rút HPV.

Mai Dung

Nguồn: dantri

Làm sao để phòng ngừa vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung?

Theo tôi được biết, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là do nhiễm vi rút mà ra. Vi rút đó là vi rút gì? Làm sao để phòng ngừa được sự lây nhiễm vi rút đó?

- Vi rút gây UTCTC là Human Papilloma Virus, gọi tắt là HPV. Đây là loại vi rút gây u nhú ở người, rất dễ lây lan qua tiếp xúc da ở đường sinh dục. Nhiễm HPV là nhiễm trùng đường sinh dục, thường gặp ở phụ nữ. Đây là nguyên nhân gây ra UTCTC. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm HPV cũng bị UTCTC. Có người nhiễm vi rút HPV rồi tự hết mà không cần điều trị. Một số khác nhiễm lâu dài với những loại HPV có khả năng gây UT qua nhiều năm thì vi rút sẽ gây ra những tổn thương ở CTC, nếu không được phát hiện điều trị sớm sẽ tiến triển thành UT. Những loại HPV gây ra UTCTC thường gặp nhất là HPV 16, 18, 31 và 45. Bốn type này là thủ phạm gây ra hơn 80% các ca UTCTC.

Hạn chế quan hệ tình dục sớm, không quan hệ tình dục với nhiều người và tình dục an toàn là những cách có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm HPV. Tuy nhiên, cách phòng ngừa nhiễm HPV hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc-xin. Hiện ở nước ta đã có vắc-xin ngừa những type HPV gây UT chủ yếu. Bạn có thể chủng ngừa tại các trung tâm y tế dự phòng, Viện Pasteur và các bệnh viện phụ sản. Để phòng ngừa tối ưu UTCTC, bạn nên kết hợp chủng ngừa HPV và khám tầm soát bằng phết tế bào CTC mỗi năm một lần.

GS-BS sản phụ khoa Nguyễn Thị Ngọc Phượng

(Chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản & vô sinh TP.HCM)

PNO

Ghép tế bào máu gốc cứu bệnh nhân AIDS

 

Mặc dù ca ghép tế bào máu gốc cứu một nam giới Mỹ bị nhiễm vi rút HIV thành công nhưng các các bác sĩ cho biết không thể sử dụng đại trà trong thực tế.

Người đàn ông khoảng 40 tuổi này đã được cấy tế bào gốc sản sinh máu năm 2007 để điều trị bệnh máu trắng. Tế bào gốc này được lấy từ 1 người hiến phù hợp và nó không chỉ giúp sản sinh máu tốt mà còn được biến đổi gen để có thể kháng HIV một cách tự nhiên. Và sau 3 năm, người đành ông này hoàn toàn không có dấu hiệu của bệnh máu trắng hay vi rút HIV, theo báo cáo đăng tải trên tạp chí Blood.

“Đây là một bằng chứng rất thú vị cho thấy các phương pháp khác với thông thường có thể giúp chữa khỏi HIV nhưng còn quá nhiều vấn đề để phương pháp này trở thành 1 chuẩn trong điều trị, thậm chí ngay cả khi có những người hiến phù hợp”, TS Michael Saag, ĐH Alabama (Birmingham, Anh), chủ tịch Hiệp hội Y học HIV, cho biết.

Cấy tủy xương hay gần đây là cấy tế bào máu gốc đã được áp dụng trong điều trị ung thư và nguy cơ đối với sức khỏe ở những người khỏe mạnh hiện chưa được biết tới. Tỉ lệ tử vong trong quá trình điều trị hay các biến chứng của nó là 5%.

“Chúng tôi không thể áp dụng phương pháp đặc biệt này cho những người khỏe mạnh vì rủi ro quá cao, đặc biệt khi thuốc chữa HIV bị “cản trở” trong rất nhiều trường hợp. Trừ khi một người đồng thời bị HIV và ung thư thì ca cấy ghép này mới có khả ănng được xem xét.

Khi trường hợp nam giới này lần đầu tiên xuất hiện cách đây 2 năm, TS Anthony Fauci, Giám đốc Viện các bệnh dị ứng và lây truyền Anh, cho biết điều trị theo cách này quá tốn kém và nguy hiểm khi coi đó là một phương pháp điều trị nhưng nó có thể cung cấp nhiều thông tin hơn trong việc sử dụng liệu pháp gene hay các phương pháp khác để đạt được kết quả tương tự.

Ung thư cổ tử cung: 10 thắc mắc thường gặp

Theo một cuộc thăm dò mới đây được tiến hành tại Pháp, chúng ta không khỏi giật mình vì sự thiếu hiểu biết của nhiều người đối với bệnh ung thư cổ tử cung.

Dưới đây là trả lời những thắc mắc thường gặp về bệnh ung thư cổ tử cung:

1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là do quá trình viêm nhiễm kéo dài (khoảng 20 năm) các loại vi rút nhóm papilloma, còn được gọi là HPV (Human Papilloma vi rút). Loại vi rút này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên.

Những loại vi rút này sẽ bị 'đánh bật' khỏi cơ thể trong vòng 12 - 24 tháng. Nhưng một số phụ nữ không thể loại bỏ được chúng và đây là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung về sau này.

Vi rút HPV lây lan qua đường tình dục. Không giống các bệnh lây qua truyền qua con đường này, bao cao su không thể bảo vệ nam giới hoàn toàn vì chỉ cần có sự tiếp xúc da với da ở khu vực này là đủ để nhiễm vi rút HPV.

Loại vi rút này có thể truyền từ nữ sang nam và ngược lại.

2. Tác hại của loại vi rút này đối với sức khỏe sau này? Liệu có thể chữa khỏi được hoàn toàn?

Những người mang trong mình vi rút HPV đều có thể phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe trong một thời gian ngắn hay lâu dài.

Trong một thời gian ngắn, loại vi rút này có thể gây ra những vết loét - yếu tố gây ra bệnh ung thư cổ tử cung sau này. Những vết thương này có thể được điều trị rất đơn giản: cắt một phần cổ tử cung. Tuy phương pháp điều trị này đơn giản nhưng nó có thể gây ra những biến chứng đối với phụ nữ sau này, khi mang thai: sảy thai hoặc đẻ non.

Sau khi cắt bỏ một phần cổ tử cung, vi rút HPV vẫn có thể quay trở lại và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung sau nhiều năm. Đi khám bác sỹ thường xuyên sau phẫu thuật là điều bắt buộc phải làm.

3. Những tác động bên ngoài nào có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư cổ tử cung?

Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này.

Ngoài ra những người mang căn bệnh thế kỷ AIDS hoặc dùng thuốc dành cho những người được ghép tủy.

4. Bệnh ung thử cổ tử cung có di truyền?

Không. Đây không phải loại bệnh di truyền.

5. Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu giúp phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung?

Khi có thể chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung qua cảm quan thì những dấu hiệu lâm sàng rất đa dạng, tùy vào mức độ bệnh, bản chất của bệnh và giai đoạn phát triển của những khối u ác tính.

Những dấu hiệu sớm cho thấy cơ thể mắc căn bệnh này hầu như không có, đặc biệt là giai đoạn đầu (trước khi xuất hiện những khối u). Đôi khi dấu hiệu chỉ là những cơn đau xuất hiện khi quan hệ tình dục hoặc ngay cả lúc không quan hệ.

Khi đã nhìn thấy các khối u thì lúc này sức khỏe của người bệnh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu khối u lớn, nó sẽ chèn ép các vùng xung quanh và gây ra hiện tượng tiểu buốt, hoặc đi tiểu khó khăn, táo bón...

6. Tuổi nào hay nhiễm vi rút này?

Vi rút HPV xuất hiện nhiều vào những lần quan hệ tình dục đầu tiên. Và theo điều tra, ở độ tuổi từ 20 - 25, khoảng 1/3 các cô gái bị nhiễm loại vi rút này nhưng tỉ lệ tồn tại của loại vi rút này sau 20 - 30 năm chỉ còn 1/10.

7. Nhiễm HPV lâu dài sẽ dễ tử vong?

Đúng. 1/3 phụ nữ mắc căn bệnh này chết vì nó.

Tại Pháp, khoảng 3.000 - 4.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện hàng năm.

8. Phương pháp nào giúp phát hiện ung thư cổ tử cung chính xác nhất?

Để phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân đi làm xét nghiệm phụ khoa. Họ sẽ lấy những tế bào ở cổ tử cung của bệnh nhân để làm sinh thiết. Phương pháp này cho phép phát hiện những tế bào bất thường trước khi căn bệnh ung thư đang trong giai đoạn đầu.

Hãy đi khám định kỳ từ năm 25 tuổi (3 năm/lần) để sớm phát hiện căn bệnh này.

9. Tuổi nào nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung? Vắc xin bảo vệ được trong bao lâu? Chúng ta có thể tiêm vắc xin này khi đã từng quan hệ tình dục?

Theo thống kê ở Pháp, trung bình các thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục lần đầu tiên vào năm 17 tuổi. Các bác sỹ khuyên họ nên tiêm loại vắc xin này vào năm 14 tuổi, trước khi quan hệ tình dục lần đầu.

10. Có loại vi rút nào khác gây nên bệnh ung thư cổ tử cung?

Vi rút thuộc họ HPV là nhóm duy nhất gây nên bệnh ung thư cổ tử cung: có khoảng 15 loại vi rút HPV.

Mai Dung

(dantri)

Phòng tránh ung thư cổ tử cung khi còn trẻ

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiBạn có biết một người phụ nữ có tới 70% nguy cơ nhiễm vi rút u nhú (HPV), một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm. Tuy nhiên, phòng tránh bệnh hiệu quả là điều hoàn toàn có thể làm được.

1. Sống chung thuỷ 1 vợ 1 chồng

Trên thực tế, nếu một người phụ nữ có nhiều bạn tình, khả năng lây nhiễm vi rút HPV càng cao. Họ có thể lây nhiễm vi rút này từ người đàn ông này hoặc người đàn ông khác. Hãy chung thuỷ 1 vợ  1 chồng là cách phòng tránh an toán các căn bệnh lây lan qua đường tình dục như HIV/AIDS, viêm gan B, vi rút HPV…

2. Không quan hệ sớm

Quan hệ sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút HPV. Cơ thể của các em gái trong giai đoạn này tự bảo vệ rất kém trước sự tấn công của các vi rút gây bệnh. Các bệnh lây lan quan đường tình dục ở lứa tuổi này cũng nhanh hơnh do các màng nhầy đang ở giai đoạn vô cùng nhạy cảm.

3. Bao cao su không thể tránh được lây nhiễm vi rút HPV tuyệt đối

Bạn nên nhớ bao cao su không phải là biện pháp tối ưu giúp bạn miễn nhiễm với loại vi rút này vì trên thực tế không không chỉ sống trong màng nhầy mà còn sống ở cả trên da.

4. Không hút thuốc lá

Ngay cả khi không bị nhiễm vi rút HPV, thuốc lá cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cho người sử dụng. Trên thực tế, các chất trong thuốc lá sẽ ngấm vào máu và sẽ được bài xuất ra cổ tử cung, tạo môi trường thuận lợi cho bệnh tật phát triển. Càng hút nhiều thuốc, người sử dụng càng gặp nhiều nguy cơ mắc bệnh. Những phụ nữ đã hút thuốc hoặc đang hút thuốc có nguy mắc ung thư cổ tử cung cao hơn 2 – 3 lần so với những phụ nữ chưa bao giờ hút thuốc lá.

5. Không nên dùng viên tránh thai hooc-môn

Nếu sử dụng viên tránh thai hooc-môn trong một thời gian dài, chị em có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên loại thuốc tránh thai này lại làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như ung  thư buồng trứng…

Theo thống kê tại Pháp, cứ 1.000 người dùng biện pháp tránh thai này thì có 4,5 người bị ung thư cổ tử cung, trong khi đó tỉ lệ này ở những chị em không dùng viên tránh thai hooc-môn là 3,8/1.000 người.

6. Nói không với rượu

Rượu không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cho người dùng, mà còn tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác: ung thư gan, ung thư dạ dày…

7. Tiêm vắc-xin trước lần quan hệ đầu tiên

Các nhà nghiên cứu cho biết, tiêm vắc-xin phòng bệnh trước lần quan hệ đầu tiên cho phép chị em phòng bệnh được tới 70% nguy cơ. Nhiều năm sau cần phải tiêm lại, tuy nhiên cho đến nay hiệu quả của loại vac-xin này kéo dài trong ít nhất là 4 - 5 năm.

8. Thăm khám phụ khoa định kỳ

Ngay cả khi bạn đã tiêm vắc-xin, hãy đến khám bác sỹ phụ khoa theo định kỳ. Bác sỹ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích về cách phòng tránh và nhận biết dấu hiệu của bệnh. Phát hiện ra bệnh sớm cũng là một trong những điều kiện quan trọng giúp việc điều trị bệnh nhanh và hiệu quả.

Theo BSGĐ

Ung thư cổ tử cung: 10 thắc mắc thường gặp ở các bé gái

Theo một cuộc thăm dò mới đây được tiến hành tại Pháp, chúng ta không khỏi giật mình vì sự thiếu hiểu biết của các em gái đối với bệnh ung thư cổ tử cung.

Dưới đây là trả lời những thắc mắc thường gặp ở các em gái về bệnh ung thư cổ tử cung:

1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là do quá trình viêm nhiễm kéo dài (khoảng 20 năm) các loại vi rút nhóm papilloma, còn được gọi là HPV (Human Papillomavi rút). Loại vi rút này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên.  

Những loại vi rút này sẽ bị 'đánh bật' khỏi cơ thể trong vòng 12 - 24 tháng. Nhưng một số phụ nữ không thể loại bỏ được chúng và đây là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung về sau này.

Vi rút HPV lây lan qua đường tình dục. Không giống các bệnh lây qua truyền qua con đường này, bao cao su không thể bảo vệ nam giới hoàn toàn vì chỉ cần có sự tiếp xúc da với da ở khu vực này là đủ để nhiễm vi rút HPV.  

Loại vi rút này có thể truyền từ nữ sang nam và ngược lại.

2. Tác hại của loại vi rút này đối với sức khỏe sau này? Liệu có thể chữa khỏi được hoàn toàn?

Những người mang trong mình vi rút HPV đều có thể phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe trong một thời gian ngắn hay lâu dài.  

Trong một thời gian ngắn, loại vi rút này có thể gây ra những vết loét - yếu tố gây ra bệnh ung thư cổ tử cung sau này. Những vết thương này có thể được điều trị rất đơn giản: cắt một phần cổ tử cung. Tuy phương pháp điều trị này đơn giản nhưng nó có thể gây ra những biến chứng đối với phụ nữ sau này, khi mang thai: sảy thai hoặc đẻ non.  

Sau khi cắt bỏ một phần cổ tử cung, vi rút HPV vẫn có thể quay trở lại và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung sau nhiều năm. Đi khám bác sỹ thường xuyên sau phẫu thuật là điều bắt buộc phải làm.

3. Những tác động bên ngoài nào có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư cổ tử cung?

Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này.  

Ngoài ra những người mang căn bệnh thế kỷ AIDS hoặc dùng thuốc dành cho những người được ghép tủy.

4. Bệnh ung thử cổ tử cung có di truyền?

Không. Đây không phải loại bệnh di truyền.

5. Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu giúp phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung?

Khi có thể chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung qua cảm quan thì những dấu hiệu lâm sàng rất đa dạng, tùy vào mức độ bệnh, bản chất của bệnh và giai đoạn phát triển của những khối u ác tính.

Những dấu hiệu sớm cho thấy cơ thể mắc căn bệnh này hầu như không có, đặc biệt là giai đoạn đầu (trước khi xuất hiện những khối u). Đôi khi dấu hiệu chỉ là những cơn đau xuất hiện khi quan hệ tình dục hoặc ngay cả lúc không quan hệ.  

Khi đã nhìn thấy các khối u thì lúc này sức khỏe của người bệnh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu khối u lớn, nó sẽ chèn ép các vùng xung quanh và gây ra hiện tượng tiểu buốt, hoặc đi tiểu khó khăn, táo bón...

6. Tuổi nào hay nhiễm vi rút này?

Vi rút HPV xuất hiện nhiều vào những lần quan hệ tình dục đầu tiên. Và theo điều tra, ở độ tuổi từ 20 - 25, khoảng 1/3 các em gái bị nhiễm loại vi rút này nhưng tỉ lệ tồn tại của loại vi rút này sau 20 - 30 năm chỉ còn 1/10.

7. Nhiễm HPV lâu dài sẽ dễ tử vong?

Đúng. 1/3 phụ nữ mắc căn bệnh này chết vì nó.  

Tại Pháp, khoảng 3.000 - 4.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện hàng năm.

8. Phương pháp nào giúp phát hiện ung thư cổ tử cung chính xác nhất?

Để phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân đi làm xét nghiệm phụ khoa. Họ sẽ lấy những tế bào ở cổ tử cung của bệnh nhân để làm sinh thiết. Phương pháp này cho phép phát hiện những tế bào bất thường trước khi căn bệnh ung thư đang trong giai đoạn đầu.

Hãy đi khám định kỳ từ năm 25 tuổi (3 năm/lần) để sớm phát hiện căn bệnh này.

9. Tuổi nào nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung? Vắc xin bảo vệ được trong bao lâu? Chúng ta có thể tiêm vắc xin này khi đã từng quan hệ tình dục?

Theo thống kê ở Pháp, trung bình các thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục lần đầu tiên vào năm 17 tuổi. Các bác sỹ khuyên họ nên tiêm loại vắc xin này vào năm 14 tuổi, trước khi quan hệ tình dục lần đầu.

10. Có loại vi rút nào khác gây nên bệnh ung thư cổ tử cung?

Vi rút thuộc họ HPV là nhóm duy nhất gây nên bệnh ung thư cổ tử cung: có khoảng 15 loại vi rút HPV

Theo Dân Trí