Lưu trữ cho từ khóa: nhiễm trùng

Giã từ mái tóc hư tổn và khô rối mùa đông chỉ bằng dấm táo

Không cần mua những loại dầu gội hay dầu dưỡng tóc đắt đỏ, nhiều hóa chất, bạn hoàn toàn có thể có mái tóc bóng mượt chỉ bằng chăm sóc tóc bằng dấm táo.

Ảnh minh họa
Không cần mua những loại dầu gội hay dầu dưỡng tóc đắt đỏ, nhiều hóa chất, bạn hoàn toàn có thể có mái tóc bóng mượt chỉ bằng chăm sóc tóc bằng dấm táo.

 

Nếu bạn biết từ lâu dấm táo là một loại dầu gội tuyệt vời diệt khuẩn kỳ diệu cho mái tóc thì bạn sẽ không hoài nghi về công dụng làm đẹp mái tóc của nó nữa. Áp dụng gội đầu bằng giấm táo, cả chị em phụ nữ và các nam giới đều có thể áp dụng được.

Khi gội đầu bằng biện pháp này, những axit alpha-hydroxy sẽ giúp loại bỏ sự tích tụ từ các sản phẩm tạo kiểu tóc, tăng cường sự khỏe mạnh và mềm mại cho các sợi tóc, giúp cân bằng độ pH thích hợp, thúc đẩy sự phát triển tóc và da đầu khỏe mạnh.

Ảnh minh họa
Áp dụng gội đầu bằng dấm táo, cả chị em phụ nữ và các nam giới đều có thể áp dụng được.

 

Ngoài ra, gội đầu bằng dấm táo sẽ cân bằng độ pH của tóc, tiêu diệt vi khuẩn và nó cũng là một biện pháp chữa gàu hiệu quả cho mái tóc. Nó cũng khuyến khích lưu thông máu trong các mao mạch máu nhỏ dưới da và là dầu gội sát khuẩn, chống nấm men, vi rút và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng hoặc gây bệnh cho da đầu và mái tóc của bạn.

1. Sử dụng dấm táo chăm sóc tóc khô rối

- Trước hết, bạn nên chải tóc của bạn để đảm bảo chắc chắn đã loại bỏ tất cả các sợi tóc rối.

- Sau đó, gội sạch mái tóc của bạn với dầu gội như bình thường. Hãy chắc chắn rằng, bạn sử dụng nước ấm để gội đầu nhé vì nó loại bỏ dầu gội đầu và các tạp chất khác có mặt trong tóc nhanh và hiệu quả hơn.

 

Ảnh minh họa
Xả sạch tóc bằng hỗn hợp giấm táo + nước ấm giúp tóc bớt khô rối và bóng đẹp hơn.

 

- Thêm một cốc nước trong 2 tách dấm táo. Bạn hãy xả lại mái tóc bằng hỗn hợp dấm táo này. Sau đó, cho phép chúng lưu lại trên mái tóc bạn từ 15 đến 20 phút. Sau đó, bạn có thể xả sạch dấm táo với nước ấm.

- Lúc này, hãy vỗ nhẹ mái tóc của bạn cho tới khi chúng khô tự nhiên và chải đầu khi tóc khô. Bạn sẽ thấy mái tóc của bạn khỏe mạnh và bóng đẹp hơn.

- Bạn có thể lặp lại quá trình gội đầu bằng nước dấm táo để điều trị cho mái tóc khô rối và hư tổn trong mùa đông này mỗi tuần 1 lần hoặc mỗi khi bạn gội đầu nhé. Đây là một biện pháp tốt để giúp mái tóc sáng bóng và khỏe đẹp.

 

Ảnh minh họa
Bạn có thể lặp lại quá trình gội đầu bằng nước dấm táo để điều trị cho mái tóc khô rối và hư tổn trong mùa đông này mỗi tuần 1 lần hoặc mỗi khi bạn gội đầu nhé

2. Sử dụng dấm táo để kích thích tăng trưởng tóc

Nếu như chị em nào đã và đang có mái tóc mỏng mà muốn tóc trở nên dày dặn hơn, tăng trưởng nhanh chóng hơn, hãy áp dụng chăm sóc tóc bằng sử dụng dấm táo theo biện pháp sau nhé:

- Áp dụng thoa 2 cốc dấm táo trực tiếp lên da đầu.

- Sau đó thoa sữa ong chúa lên trên mái tóc.

- Massage mái tóc và da đầu rồi gội sạch lại mái tóc

 

Ảnh minh họa
Áp dụng thoa 2 cốc dấm táo trực tiếp lên da đầu + sữa ong chúa để kích thích tóc tăng trưởng và dày dặn hơn.

3. Sử dụng dấm táo điều trị rụng tóc

- Trộn 2 muỗng canh dấm táo với một chút ớt cayen

- Cứ để hỗn hợp dấm táo và ớt cayen trên da đầu 1h trước khi gội đầu lại

- Gội lại sạch mái tóc bằng dầu gội như bình thường.

 

Ảnh minh họa
Trộn 2 muỗng canh dấm táo với một chút ớt cayen để điều trị tình trạng rụng tóc.

 

4. Sử dụng dấm táo điều trị tóc gàu

- Cho một ly nước ấm, thêm 2-3 muỗng cà phê dấm táo. Sau đó, bạn có thể thêm 1 một muỗng canh dầu ô liu, một lòng đỏ trứng và 1 muỗng canh nước cốt chanh.

- Trộn tất cả những thành phần trên với nhau và áp dụng thoa hỗn hợp này lên da đầu của bạn. Sau đó quấn chiếc khăn ủ trong vòng 15 phút. Sau đó, chải tóc và gội sạch lại mái tóc với nước ấm.

 

Ảnh minh họa
Cho một ly nước ấm, thêm 2-3 muỗng cà phê dấm táo. Sau đó, bạn có thể thêm 1 một muỗng canh dầu ô liu, một lòng đỏ trứng và 1 muỗng canh nước cốt chanh để điều trị tóc gàu

 

- Lặp lại biện pháp điều trị này thường xuyên sẽ giúp làm giảm gàu cho mái tóc. Ngoài ra, nó cũng giúp khắc phục  chứng hói đầu và tình trạng tóc mỏng bởi vì giấm táo và các hỗn hợp trên sẽ giúp kích thích các nang lông, cho mái tóc phát triển khỏe mạnh.

Meo.vn (Theo phunutoday)

Đông y phòng chữa rối loạn kinh nguyệt

Bình thường kinh nguyệt trong 3 ngày thì sạch. Nếu quá 10 ngày gọi là kinh nguyệt kéo dài - gây mất máu nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngày nay, do nhiều tác động của đời sống kinh tế xã hội, hành kinh có thể xuất hiện từ tuổi 12 - 13 và kéo dài đến độ tuổi  54 - 55.

Kinh mỗi tháng thấy một lần nên gọi là kinh nguyệt. Bình thường kinh nguyệt trong 3 ngày thì sạch. Nếu quá 10 ngày gọi là kinh nguyệt kéo dài - gây mất máu nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe. Các kỳ kinh thường kéo dài từ 28 - 30 ngày.
Nếu chu kỳ kinh chênh nhau trên 5 - 10 ngày gọi là không đều hay rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn chu kỳ kinh cần tìm nguyên nhân để chữa trị.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Do căng thẳng trong cuộc sống

Điều khiển hoạt động của cơ thể có hai hệ thống và hai hệ thống này liên quan chặt chẽ với nhau. Khi căng thẳng, thần kinh tiết chất kích thích, buồng trứng bị rối loạn. Do vậy hoạt động của buồng trứng cũng bị rối loạn, dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Tạng người

Béo quá hay gầy quá cũng làm thay đổi hoạt động của buồng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh. Người bị nhiễm trùng hay nhiễm độc đặc biệt là nhiễm trùng đường sinh dục (tử cung, buồng trứng).

Tạng thận

Chức năng tạng thận là tàng tinh sinh tinh.

Thiên quí đầy đủ, kinh nguyệt đều. Thiên quí thiếu, thận hoạt động yếu thì kinh nguyệt rối loạn.

Cây ích mẫu

Phòng và chữa rối loạn kinh nguyệt

Cách phòng và chữa bệnh của đông y là:

Một là: không lao động quá nặng, quá mệt, kéo dài. Không chơi bời quá mức sẽ hao tinh. Tinh hao kinh nguyệt rối loạn.

Hai là: trong quan hệ cuộc sống cần biết đủ (chi túc), có lòng vị tha để hòa đồng, giải tỏa uất ức buồn phiền cùng người thân, kinh nguyệt sẽ đều.

Ba là: ăn uống đủ ngũ vị: cay, chua, mặn, đắng, ngọt. Không quá nhiều vị nào trong bữa ăn hàng ngày. Trên mâm cơm đủ ngũ sắc là màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu đen và màu trắng. Đủ ngũ vị và ngũ sắc khí huyết sẽ đầy đủ và lưu thông, kinh nguyệt sẽ đều.

Để chữa bệnh, thầy thuốc cần khám để tìm nguyên nhân – thuốc chữa tùy địa phương, tùy kinh nghiệm mỗi thầy thuốc – nhưng đều tuân theo các quy luật chung là:

Nếu khí huyết kém dùng bài: xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, đảng sâm.

Nếu có yếu tố buồn phiền uất ức, dùng các vị: sài hồ, bạch thược, đan bì, hoàng cầm, đương quy, tô ngạch, hương phụ chế.

Nếu đau bụng khi hành kinh dùng các vị tăng lưu thông khí huyết như: đan sâm, hồng hoa, ích mẫu, ngải cứu.

Nếu kinh ra nhiều kéo dài 6, 7 ngày, dùng các vị bổ máu và cầm máu như: đương quy, ngải diệp xao đen, hòe hoa, cỏ nhọ nồi, azao…

Nếu kinh nguyệt ra quá ít có thể tăng bổ thận và bổ huyết dùng các vị như: thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, hoàng kỳ, ích mẫu, ngải diệp, xuyên khung.

Nếu chậm kinh, kinh quá 5 - 10 ngày không ra, (nhưng không phải do có thai) thì dùng thêm các vị ích mẫu, hồng hoa, đào nhân, đan sâm…

Nếu kinh nguyệt không đều có thể dùng bài xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu.

Nếu có khí hư ra nhiều, mùi hôi; khí hư màu vàng hay đen, cần dùng thêm thuốc ngâm rửa dùng bài: hoàng bá, phèn phi, lá móng, tô mộc, linh lang - đun ngâm rửa 7 đến 10 ngày liền.

Tóm lại, phòng chữa bệnh không quá khó. Cần người bệnh có hiểu biết để phối hợp với thầy thuốc.

Theo GS.TS. Dương Trọng Hiếu

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Biểu hiện bệnh tình dục ở chị em

Bệnh lây truyền qua đường tình dục đặt ra một vấn đề lớn hơn đối với phụ nữ vì nó có thể biến chứng lâu dài.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện nay là một trong những vấn đề sức khỏe tình dục quan trọng nhất ở các nước trên thế giới. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên đã giảm xuống, thậm chí là 15 tuổi - độ tuổi thanh thiếu niên.

Kiến thức tình dục của những "đối tượng" ở lứa tuổi này chưa hoàn toàn đầy đủ nên chưa có khả năng tự phòng ngừa cho mình trước những bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là với các em nữ.
Nói như vậy không có nghĩa là chị em phụ nữ lớn tuổi hơn thì sẽ biết tất cả những điều cần thiết về sức khỏe tình dục, có chăng, chị em lớn tuổi hơn chỉ có khả năng phòng và chữa bệnh tốt hơn một chút mà thôi.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục đặt ra một vấn đề lớn hơn đối với phụ nữ vì nó có thể biến chứng lâu dài, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu và ung thư cổ tử cung. Hiệp hội Y tế Xã hội Mỹ báo cáo rằng hơn 15% trường hợp vô sinh nữ có thể là do thiệt hại gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục không được điều trị. Phụ nữ có thai cũng có thể truyền bệnh nhiễm trùng cho em bé trong bụng của họ, gây ra những vấn đề nghiêm trọng bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.


Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các chị em vì thiếu hiểu biết mà để các bệnh tình dục kéo dài, bởi nhiều bệnh lây truyền tình dục khi phát tán trong cơ thể người lại không có triệu chứng. Người bệnh chỉ có thể biết mình bị bệnh khi các triệu chứng đã nặng hơn và biểu hiện ra bên ngoài như nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng tiểu đường.

Để có thể chắc chắn và sớm phát hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục, chị em nên duy trì thói quen đi khám phụ khoa đều đặn. Ngoài ra, khi thấy những dấu hiệu sau, chị em nên cảnh giác và đi khám sớm (mặc dù những dấu hiệu này có thể giống với các tiệu chứng của một số bệnh khác như ung thư tử cung, đa nang buồng trứng...)

Đau hoặc nổi mụn trong khu vực âm đạo

Các tổn thương ở da xung quanh khu vực âm đạo, như, ngứa, lở loét hoặc sần sùi, có thể là do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, theo các báo cáo y tế, đa số những người có hoạt động tình dục có biểu hiện vấn đề này thì là do herpes sinh dục, bệnh giang mai, hoặc bệnh tình dục khác gây ra.

Herpes sinh dục có thể nhận diện với mụn nhỏ màu đỏ, có nước hoặc đau xung quanh khu vực âm đạo hoặc hậu môn. Khởi đầu của triệu chứng này có thể là ngứa, tiếp theo là mụn nhỏ màu đỏ hoặc mụn nước trong vòng vài ngày. Mụn hoặc mụn nước có thể vỡ và hình thành vết thương hở mà sau này sẽ hình thành vảy và liền miệng.

Còn về bệnh giang mai, giai đoạn chính của bệnh giang mai, có thể bắt đầu phát tác sau 10-90 ngày nhiễm bệnh. Bệnh giang mai được báo trước bởi sự xuất hiện của một vết loét không đau duy nhất, được gọi là một săng. Người bệnh cảm thấy đau trên diện tích tiếp xúc, thường là khu vực âm đạo, và sẽ tự biến mất.

Human Papillomavirus, hay HPV, là một dạng nhiễm trùng cũng có thể gây tổn thương hoặc mụn cóc ở vùng âm đạo, với diện tích lớn hoặc nhỏ và đôi khi có hình súp lơ.

Dịch âm đạo bất thường

Nói chung, dịch âm đạo ở phụ nữ là bình thường, nhưng bất cứ thay đổi nào trong các dịch âm đạo cũng có thể báo hiệu bệnh tình dục, chẳng hạn như viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm Chlamydia, bệnh lậu và nhiễm Trichomonas. Bất thường trong dịch âm đạo có thể là lượng dịch hoặc màu sắc của dịch.

Đau hoặc cảm giác nóng rát

Hầu hết các phụ nữ có thể đổ lỗi cho nhiễm trùng đường tiết niệu khi cảm thấy đau hoặc nóng rát lúc đi tiểu hoặc khi có hoạt động tình dục. Tuy nhiên, bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes chlamydia, lậu, nhiễm Trichomonas và bộ phận sinh dục, cũng có thể gây ra triệu chứng này.

Chảy máu âm đạo

Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra chảy máu âm đạo giữa hai kỳ kinh, chảy máu khi tham gia các hoạt động tình dục, hoặc chảy máu bất thường trong kì kinh nguyệt... Chlamydia, bệnh lậu, viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas và vi khuẩn có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này.

Triệu chứng giống như cúm

Vi rút làm suy giảm miễn dịch của con người. Herpes, và các bệnh nhiễm trùng viêm gan B có thể gây ra các triệu chứng giống như bệnh cúm, bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi. Buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy cũng ó thể xuất hiện.

Khi thấy những triệu chứng này, chị em nên xác định đi khám càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả không mong muốn.

Meo.vn (Theo afamily)

Viêm âm đạo – Không phải chuyện đùa!

Hàng năm có khảng 40-45% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị viêm âm đạo. Hãy đến với chuyên mục Sức khỏe của Eva để tìm hiểu những bí quyết ăn ngon, ăn chuẩn, tham khảo những bệnh thường gặp trong cuộc sống, bệnh 'vùng kín' của chị em và những bài thuốc hay rất hữu hiệu cho mẹ và bé.

Viêm âm hộ, âm đạo do nấm là bệnh viêm đường sinh dục nữ khá phổ biến. Bệnh gây khó chịu cho người phụ nữ và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, công việc cũng như đời sống tình dục.

Triệu chứng lâm sàng

• Dịch tiết âm đạo: Ra nhiều khí hư màu trắng đục, lợn cợn đóng thành từng cục (trong, nhày, không mùi, không gây khó chịu), một số trường hợp có cảm giác ngứa, rát. Niêm mạc âm đạo bị sưng đỏ, đau rát khi đi tiểu, khi bị đụng chạm nhẹ hay mỗi lần giao hợp.

• Xuất huyết âm đạo nhẹ.

• Có thể kèm triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tiểu dưới.

• Khi khám âm đạo, thầy thuốc có thể thấy ngay âm đạo bị viêm đỏ, khí hư ra nhiều, đặc sệt như kem; trên thành âm đạo khí hư đọng lại thành từng cục như cặn sữa.


Viêm âm hộ, âm đạo do nấm là bệnh viêm đường sinh dục
nữ khá phổ biến. (Ảnh minh họa)

Khi xuất hiện những triệu chứng trên bạn cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp bệnh để quá lâu có thể gây biến chứng như viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng có thể dẫn tới vô sinh... Để điều trị hiệu quả có thể dùng thuốc uống và dùng viên đặt âm đạo hoặc có thể kết hợp cả hai phương pháp trên.

Cách điều trị

Có rất nhiều loại thuốc đặt chống viêm âm đạo do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, chị em có thể nhờ bác sĩ tư vấn cách sử dụng viên nang mềm đặt âm đạo rất hiệu quả có tên Porginal. Thuốc có công thức phối hợp nhiều thành phần, hai kháng sinh Neomycin, Polymycin B và một kháng nấm Nystatin, thuốc có tác dụng điều trị bệnh phổ rộng: nhiễm nấm candida âm đạo, viêm âm đạo do nhiễm khuẩn, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung...

Cách dùng: Đặt sâu vào âm đạo một viên Porginal nang mềm/ngày vào buổi tối, đặt liền trong 6 ngày. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng và kéo dài người bệnh có thể đặt 02 viên/ngày vào buổi sáng và buổi tối từ 6 - 12 ngày.

Việc điều trị bệnh nấm đường sinh dục tuy không khó khăn nhưng cũng không đơn giản. Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, cấp tính hay mạn tính, người bệnh sống độc thân hay có gia đình, có thai, đang cho con Bú ... thì cách điều trị ở mỗi trường hợp có thể khác nhau, vì thế người bệnh không nên tự chữa bệnh theo đơn thuốc cũ, theo sự mách bảo mà cần phải đi khám và điều trị theo sự chỉ dẫn của Bác Sĩ chuyên khoa.

Meo.vn (Theo Eva)

Bệnh nguy hiểm chỉ di truyền cho con trai

Tuy đều nhận gene “lỗi” từ người mẹ nhưng chỉ có các con trai “thừa kế” bệnh này, còn con gái không hề phát bệnh.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành di truyền học, khoảng 3.000 bệnh di truyền đã được phát hiện, trong đó 250 bệnh chỉ truyền cho con trai. Dưới đây là 5 bệnh di truyền thường gặp chỉ có ở nam giới.

Hemophilia

Đây là bệnh rối loạn đông máu di truyền, còn goi là bệnh ưa chảy máu.

Nhìn chung bệnh nhân Hemophilia càng nặng càng có biểu hiện bệnh sớm. Triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và lẫm chẫm tập đi. Sau những cú ngã hoặc va chạm khi tập đi, trẻ thường xuất hiện xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi.

Khi các em bé vì các lý do khác nhau mà bị chấn thương, lượng máu chảy ra quá nhiều mà không cầm lại được thì có thể dẫn đến tử vong.

Biện pháp phòng ngừa: Cần bổ sung lượng lớn tiểu cầu trong máu (globulin) để giảm nguy cơ tử vong.

Loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD)

Bệnh nhân thiếu dystrophin, một loại protein có vai trò duy trì tình trạng nguyên vẹn của cơ. Tuổi khởi phát bệnh là giữa 3 và 5 tuổi, và tiến triển rất nhanh. Tới 12 tuổi thì hầu hết các bé trai mắc bệnh không thể chạy bộ được, và sau đó cần dụng cụ trợ thở. Các bé gái trong những gia đình này có 50 khả năng được di truyền gene bệnh từ mẹ và sau đó truyền gene đó cho con cái.

Những bé trai mắc bệnh loạn dưỡng cơ Becker (rất giống nhưng ít nghiêm trọng hơn so với loạn dưỡng cơ Duchenne) là do không có đủ dystropin hoặc khiếm khuyết dystropin.

Biểu hiện: Loạn dưỡng cơ mặt vai cánh tay thường bắt đầu ở độ tuổi thanh thiếu niên. Bệnh làm cho các cơ ở mặt, cánh tay, chân, xung quanh vai và ngực yếu dần. Bệnh tiến triển chậm và triệu chứng bệnh thì khá phong phú, từ nhẹ đến liệt.

Loạn dưỡng trương lực cơ là dạng bệnh phổ biến nhất ở người lớn và được đặc trưng bởi các chứng như co cơ mạnh, đục thủy tinh thể, bất thường cơ tim và rối loạn nội tiết. Những người bị loạn dưỡng trương lực cơ thường có mặt dài, ốm, mí mắt sụp, và cổ giống cổ thiên nga.

Hiện nay bệnh này không có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bệnh Favism

Còn gọi là bệnh thiếu Men G6PD (Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase), là bệnh lý về men, di truyền theo nhiễm sắc thể X. Khoảng 90% tỷ lệ mắc bệnh xảy ra ở các bé trai dưới 5 tuổi, có thể do ăn đậu và các loại thức ăn được chế biến từ đậu.

Hiện nay việc kiểm soát tỷ lệ tử vong của bệnh đã đạt được kết khả quan, tỷ lệ tử vong nói chung giảm xuống chỉ còn 1%.

Rối loạn thị lực

Cận thị, loạn thị và thị lực kém thường có tính di truyền. Bố mẹ đều cận thị thì nguy cơ trẻ bị bệnh này là 25% - 50%. Gene loạn thị nếu chỉ có ở người mẹ thì con trai có 50% khả năng mắc bệnh này. Bé trai dường như không thể phân biệt được hai màu đỏ và màu xanh lá cây.

Biện pháp phòng ngừa: Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng phụ huynh cần luôn chú ý thị lực của con. Ngoài việc dạy con cái thói quen giữ gìn thị lực, cần lưu ý các biểu hiện lạ. Nếu thấy con trẻ kêu đau đầu, đọc sách, xem tivi hoặc đi học về cứ nheo mắt, chảy nước mắt thì nên đem con tới viện mắt để kiểm tra.

Thiếu gamma globulin bẩm sinh

Đây là một tình trạng thiếu gamma globulin và các kháng thể bẩm sinh liên quan đến giới tính, làm cho cơ thể suy giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm trùng nặng tái phát nhiều lần.

Biểu hiện: Viêm phổi nghiêm trọng, nhiễm trùng huyết, viêm xoang có mủ. Khoảng 50% liên quan đến các bệnh nhiễm trùng phổi kinh niên và thường là bệnh tắc nghẽn phổi hoặc các bệnh liên quan đến tim - phổi. Nếu mắc bệnh này, trẻ em hiếm khi qua được thời thơ ấu.

Hiện nay đã có phương pháp trị liệu chính thức IVIG, nhưng nếu thay thế các phương pháp điều trị khác mà không trải qua sự theo dõi sát sao và đúng quy trình, bé trai sẽ tử vong ở năm tuổi thứ hai.

Meo.vn (Theo Tapchilamdep)

Tự phòng ngừa và điều trị mụn cóc sinh dục tại nhà

Hầu như chị em nào cũng có nguy cơ bị mụn cóc sinh dục. Bệnh này không được điều trị hoàn toàn bởi virus HPV thường lặn đi và xuất hiện lại.

Có nhiều biện pháp giúp loại bỏ mụn cóc sinh dục tạm thời, nhưng các biện pháp phòng chống luôn được coi là tốt hơn cả bởi một khi đã bị bệnh này thì rất khó chữa trị dứt điểm.

Để phòng ngừa mụn cóc sinh dục HPV, bạn có thể tiêm loại vắc-xin Gardasil hoặc Cervarix. Vắc-xin này dùng cho những người không có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng HPV, và cho những người từ 9 đến 26 tuổi.

Chị em phụ nữ nên tiêm vắc-xin này bởi căn bệnh này phát triển định kỳ và phụ nữ mang thai rất dễ gặp loại nhiễm trùng này. Nếu không may mẹ bị bệnh, em bé cũng có thể được tiếp xúc với nhiễm trùng trong khi sinh.


Nếu không may bị bệnh, chị em có thể tham khảo những cách thức trị bệnh tại nhà như sau:

Trước khi lựa chọn các biện pháp khắc phục mụn cóc sinh dục tại nhà, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là điều hết sức cần thiết, bởi vì một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể không được như bạn mong muốn.

- Dầu vitamin E: Loại dầu này có ích trong việc chữa mụn cóc sinh dục khi bôi lên vùng bị mụn. Sau khi bôi dầu, bạn nên đặt cả nhánh tỏi trên đó và băng lại. Bằng cách này, mụn có sinh dục có thể dễ dàng biến mất trong một tuần. Bạn nên thay quần áo hai lần mỗi ngày.

- Nước ép hành tây pha với muối: Dùng hỗn hợp này bôi lên vết thương và để qua đêm. Làm liên tục như vậy cho đến khi mụn cóc giảm hẳn. Cách điều trị này có thể hơi nóng rát nhưng lại có tính kháng khuẩn, chống lại nhiễm trùng

- Rượu dấm táo: Rượu dấm táo có tính axit tự nhiên, vì vậy nó có thể dễ dàng loại bỏ các tế bào chết trên mụn cóc. Ngâm một miếng bông trong dấm táo và băng lên phần da bị mụn cóc. Cũng giống như nước ép hành tây, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi nóng rát một chút nhưng rất hiệu quả.

- Nhựa từ quả sung: Lấy nhựa từ quả sung bôi lên phần mụn cóc sinh dục ít nhất ba lần một ngày. Điều này sẽ giúp giữ cho chúng không lây lan, trị khỏi bệnh mà không ảnh hưởng đến các vùng da khác.

- Nhựa cây lô hội: Dùng nhựa cây lô hội bôi lên vùng bị mụn sẽ giúp hòa tan các mụn cóc và cải thiện làn da xung quanh.
- Enzym thủy phân protein: Enzym này có hiệu quả trong việc giải thể tất cả các hình thức của mụn cóc. Enzyme này có thể được thấy trong quả sung, vỏ chuối, dứa và đu đủ. Tăng cường các loại trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cũng có thể giúp tạm thời chữa mụn cóc.

- Nhựa hoặc vỏ đu đủ: Lấy nhựa đu đủ hoặc vỏ đu đủ đắp vào da trong khu vực bị nhiễm bệnh để chữa trị một cách hiệu quả.

- Axit amin có chứa lưu huỳnh: Cơ thể cần axit amin có chứa lưu huỳnh để chống lại mụn cóc. Tỏi, trứng, trái cây, hành tây, măng tây rất giàu các thành phần này, vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày.

- Các thực phẩm giàu beta carotene và axit folic: Các chất này có thể giúp đỡ trong việc chữa mụn cóc sinh dục. Rau màu xanh lá cây và lá như rau bina, bắp cải và các loại rau khác như củ cải và cà rốt rất giàu các thành phần này.

Meo.vn (Theo afamily)

10 cách đơn giản chống lại cảm lạnh

Với nhiều người, hắt hơi, đau họng... là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa lạnh đến. Nhưng bạn hoàn toàn có thể có một mùa đông khỏe mạnh bằng những cách rất đơn giản, có thể thực hiện hằng ngày.

Người lớn thường bị cảm lạnh khoảng 3-4 lần một năm, còn trẻ em bị gấp đôi số này. Giáo sư Ron Eccles, Đại học Cardiff (Anh) cho biết, ông cùng các đồng sự đã có một nghiên cứu công phu tìm hiểu về cách hoạt động cũng như lây lan của các loại virus gây bệnh, từ đó biết cách phòng chống.


Dưới đây là 10 cách đơn giản từ Mirror giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng hay mắc cảm lạnh trong mùa đông:

Ăn nhiều rau

Một nghiên cứu của Viện Babraham ở ­Cambridge (Anh) cho thấy ăn nhiều loại rau lá xanh có thể tăng cường hệ miễn dịch của bạn.

Các loại rau cải - từ cải thìa tới bông cải xanh (súp lơ xanh) đều là các thực phẩm chứa chất giúp các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả, chống lại sự nhiễm trùng cho cơ thể.

Rau cải luộc, hoặc xào, thêm chút gừng và nước tương sẽ là món ăn tuyệt vời chống cảm cúm.

Bổ sung vitamin D

Viên vitamin C thường được cho là có khả năng chống lại cảm lạnh, nhưng theo các nhà khoa học Australian thì uống vitamin không làm giảm nguy cơ nhiễm cảm, cũng không giúp gì đáng kể trong việc giảm các triệu chứng này.

"Nghiên cứu mới nhất cho thấy chúng ta đã có đủ vitamin C trong chế độ ăn. Vì vậy, trừ khi chế độ ăn của bạn rất nghèo nàn thì cần bổ sung thôi. Nếu cần phải bổ sung vitamin nào đó vào mùa đông này, thì hãy dùng vitamin D. Chúng ta cần vitamin D để tăng cường hệ thống miễn dịch", giáo sư Eccles nói.

Ngủ nhiều hơn

Một giấc ngủ ngon, sâu có thể giúp bạn chống lại cảm lạnh. Một thí nghiệm của các nhà nghiên cứu ở Đại học Carnegie Mellon ­(Mỹ) cho thấy khi bạn ngủ nhiều hơn thì khả năng cơ thể bạn tránh được các bệnh về hô hấp.

Những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm gần như bị cúm nhiều hơn 3 lần so với những người ngủ đủ và sâu trong 8 giờ hoặc hơn.

Hãy cố gắng tắt TV trước khi đi ngủ để giấc ngủ đến nhanh và chất lượng hơn.

Bổ sung probiotic

Sử dụng hằng ngày những vi khuẩn có lợi sẽ giúp giảm cảm lạnh.

"Probiotics cũng có thể giảm khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp 20% ở trẻ em và người già", bác sĩ Sarah Brewer (Anh) cho biết.

Ăn sáng đầy đủ

Những người ăn sáng đầy đủ, với ngũ cốc, ít cảm lạnh hơn so với những ai bỏ bữa, theo một nghiên cứu ở Đại học Cardiff (Anh).

Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả này có được là bởi ngũ cốc nguyên hạt cung cấp lượng dinh dưỡng với các chất quan trọng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, như vitamin B, sắt và kẽm.

Hãy thử bắt đầu một ngày của bạn với một bát cháo đặc và ít hoa quả.

Rửa sạch tay

Các nhà khoa học từng cho rằng cảm lạnh được truyền nhiễm khi người mắc hắt hơi hoặc ho. Nhưng sự thật, khả năng lây lan bệnh cao hơn từ việc tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm vi trùng như tay nắm cửa - nơi mà virus có thể sống tới 24 giờ hoặc hơn, và sau đó đưa tay lên mắt, mũi.

"Cách bảo vệ tốt nhất là rửa sạch tay với xà phòng và nước thường xuyên trong ngày", giáo sư Eccles khuyên.

Giữ khoảng cách với người khác

Vì virus bám vào các ngón tay, vì thế bắt tay là cách rất dễ lây cảm lạnh. Bạn nên cố gắng rửa tay càng nhanh càng tốt ngay sau khi vì phép lịch sự phải bắt tay hoặc chọn cách thể hiện sự thân mật khác là vỗ nhẹ tay lên lưng.

Không giống như bắt tay, hôn không dễ lây bệnh như nhiều người nghĩ. Chỉ có một số ít các vi trùng gây hại sống ở môi và miệng, vì vậy bạn hoàn toàn không dễ lây cảm lạnh từ cử chỉ thân mật này. Nhưng hãy tránh xa chất nhầy mũi.

Súc miệng

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản khẳng định, những người súc miệng với nước 3 lần mỗi ngày sẽ ít bị nhiễm lạnh hơn 36% so với những người không làm việc này. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng họ không biết chính xác vì sao lại như vậy nhưng suy đoán rằng có thể việc này giúp làm sạch các chất nhầy và virus từ trong cổ họng.

Bạn nên súc miệng với nước muối trước khi đánh răng vào buổi sáng, sau bữa trưa và trước khi đi ngủ.

Thêm gia vị vào các món ăn

Một số loại gia vị được khẳng định là có khả năng chống lại vi trùng, bao gồm, hạt tiêu, ớt - những thứ này chứa một thành phần hữu hiệu, giúp loại bỏ chất nhầy, giảm ghẹt mũi, giúp bạn dễ thở hơn.

Tỏi chứa một chất được gọi là allicin, có thể hạ gục các virus cảm lạnh.

Hạn chế bia rượu

Không ít đệ tử của lưu linh tin rằng, rượu mạnh giết chết vi trùng. Không may, đây chỉ là huyền thoại. Thực tế, các chất kích thích này làm ức chế hệ miễn dịch khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Đó cũng là lý do những người uống rượu mạnh dễ bị nhiễm trùng mặc dù đôi khi uống một chút cũng tốt.

Cố gắng hạn chế mỗi ngày chỉ uống một chút rượu và có ít nhất hai ngày trong tuần không đụng tới giọt nào để gan của bạn được nghỉ ngơi.

Meo.vn (Theo VnExpress)

Tôi bị mụn mủ ở mông cả năm nay rồi, uống thuốc hoài không hết, làm sao trị dứt?

Người thì bảo tôi bị viêm mô tế bào, người thì kêu bị nhọt, nhọt cụm. Giờ tôi muốn điều trị dứt điểm thì phải làm như thế nào?

Chào bạn,

Với các triệu chứng như bạn mô tả thì bạn đang bị nhiễm trùng ở sâu trong da. Mụn mủ ở mông gần hậu môn lúc đầu nhỏ sau lan rộng, sưng, đau và bể mủ có màu đỏ, kéo dài gần 1 năm nay, uống thuốc không hết, điều này chứng tỏ tình trạng nhiễm trùng da nói trên chưa được không chế. Bạn xem lại các yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân kéo dài của bệnh :

- Bạn đã giữ gìn vệ sinh cơ thể và đặc biệt là vệ sinh da vùng mông đúng cách chưa ?

Bạn phải vệ sinh vùng mông bằng cách rửa với xà bông hoặc dung dịch có tính kháng khuẩn như Betadin, thuốc tím pha loãng màu hồng, nước muối pha loãng và rửa mỗi ngày 2-3 lần: sáng, trưa, tối, sau đó lau bằng khăn khô hoặc khăn giấy sạch và bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như: Fucidine, Bactroban, Betadin, Eosine mỗi ngày 2-3 lần, đồng thời thay quần áo sạch hằng ngày

- Chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi của bạn đã phù hợp chưa?

Bạn phải hạn chế ăn chất ngọt, ăn nhiều rau, trái cây tươi, uống nhiều nước 2,5- 3lít/ ngày, tập thể dục hằng ngày, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress….

- Bạn kiểm tra xem có bệnh tiểu đường hay đang dùng thuốc làm giảm miễn dịch như Corticoide… không ?

Các yếu tố trên làm giảm sức đề kháng cơ thể, có thể là nguyên nhân khiến bệnh kéo dài. Nếu loại bỏ các yếu tố trên, bạn cần nghĩ đến 2 vấn đề sau:

- Thuốc kháng sinh bạn đang sử dụng chưa phù hợp với tác nhân gây bệnh. Bạn cần tái khám để làm xét nghiệm cấy dịch mủ và làm kháng sinh đồ nhằm chọn kháng sinh thích hợp.

- Nhiễm trùng sâu trong da vùng mông cạnh hậu môn của bạn chính là 1 áp-xe quanh hậu môn đã chuyển sang giai đoạn rò (dò) hậu môn.

Trường hợp này bạn cần đến chuyên khoa Ngoại để BS rạch da, phá hết các ngóc ngách, lấy hết tổ chức xơ, dẫn thoát lưu mủ, và dùng kháng sinh đặc hiệu.

Chúc bạn trị liệu thành công !

Meo.vn (Theo Alobacsi)

Sốt trong mùa đông

Sốt là triệu chứng rất dễ gặp trong mùa đông. Sốt chỉ đơn giản là nhiệt độ của cơ thể tăng trên mức bình thường. Sốt là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, sốt nghiêm trọng hơn với một em bé dưới sáu tháng. Đặt biệt, với bé sơ sinh, cơn sốt có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, với những bé ở độ tuổi này, nếu bị sốt, bạn cần nhanh chóng đưa bé đi bác sĩ.


Lý do sốt ở bé

Các lý do sốt phổ biến bao gồm: cảm lạnh, cảm cúm; đau họng, nhiễm trùng tai; bệnh đường hô hấp (như viêm phổi); nhiễm trùng đường tiết niệu; mọc răng, tiêm chủng, do muỗi truyền bệnh...

Phát hiện sốt ở bé

Bạn có thể phát hiện sốt ở bé bằng cách sờ vào trán của bé. Đo nhiệt độ là cách đơn giản và chuẩn xác nhất để phát hiện bé bị sốt. Bạn có thể dùng nhiệt kế ở nách hoặc dán lên trán với bé còn nhỏ. Những dấu hiệu khác kèm sốt ở bé là: cáu kỉnh, hôn mê, ăn uống kém, khóc, thở nhanh, có thể co giật do sốt cao...

Điều cha mẹ nên làm khi con bị sốt

- Cung cấp cho bé đồ uống để đảm bảo bé luôn đủ nước. Từ sữa mẹ, sữa công thức tới nước sôi để nguội, nước cháo loãng...

- Cho bé nghỉ ngơi nếu bé muốn. Tất nhiên, bé không cần nằm yên một chỗ trên giường.

- Cho bé ăn theo nhu cầu của bé. Bé cần năng lượng và đủ nước để mau hết sốt. Nếu bé đã ăn dặm, nên cung cấp các món yêu thích cho bé nhưng không nên ép buộc bé. Khi khỏe hơn, bé sẽ thèm ăn hơn.

- Nếu bé bị sốt nghi là do muỗi, bạn nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ tư vấn loại thuốc dành cho bé.

- Lau bằng nước ấm mặt, cổ , cánh tay và chân của bé để làm giảm cơn sốt.

- Không nên mặc thêm quần áo cho bé nhưng cũng đừng cởi bỏ quần áo, khiến bé bị lạnh.

Nhận biết bé bị sốt nghiêm trọng

Thận trọng với những cơn sốt ở bé dưới 6 tháng. Nếu bé sốt cùng các triệu chứng khác, nó có thể cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng gồm:

- Bé buồn ngủ, đặc biệt buồn ngủ.

- Bé không muốn uống suốt nhiều giờ đồng hồ.

- Thóp chìm, kèm khô môi, tiểu vàng đậm, tiểu ít. Có thể là dấu hiệu của mất nước.

- Nổi ban không rõ nguyên nhân.

Co giật do sốt

Co giật do sốt có thể xảy ra ở cả bé sơ sinh và bé nhũ nhi khi sốt cao. Co giật do sốt hiếm khi gây hại nhưng thường khiến cha mẹ hoảng hốt vì biểu hiện của nó. Nó thường chỉ kéo dài 20 giây, hiếm khi hơn 2 phút.

Tuy nhiên, nếu bé bị co giật do sốt, cha mẹ không được chủ quan. Nên đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định nguyên nhân phù hợp ở bé. Trong khi đưa bé đi khám, cha mẹ nên nới lỏng quần áo cho con và loại bỏ bất kỳ điều gì trong miệng bé, chẳng hạn như thức ăn hay ti giả để phòng bé cắn vào lưỡi.

Meo.vn (Theo Mevabe)

Cách phòng bệnh tay chân miệng

Cách tốt nhất để tránh căn bệnh này là chủ động phòng ngừa.

Bệnh TCM do virus đường ruột, lây theo đường tiêu hoá và tiếp xúc trực tiếp nhưng đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách tốt nhất để tránh căn bệnh này là chủ động phòng ngừa.

Vệ sinh đúng cách là biện pháp phòng chống TCM hiệu quả.

Cách phòng bệnh TCM

Nguy cơ lây nhiễm bệnh TCM có thể giảm đáng kể nếu thực hiện tốt các biện pháp sau:

Vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ.

Ăn chín, uống sôi.

Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của trẻ mà có thể nhiễm virus gây bệnh bằng nước và xà phòng.

Hạn chế tối đa, không cho trẻ việc tiếp xúc trực tiếp như sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh. Cách ly trẻ trong thời gian mắc bệnh cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm cho những trẻ khác.

Nghỉ học không phải là cách tốt nhất

Như phần đầu của chuyên đề đã đề cập, nhiều phụ huynh đã chọn biện pháp cho con nghỉ học cho... lành. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho cả phía nhà trường và cả phía phụ huynh.

TS Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho rằng, cho con nghỉ học không phải là giải pháp tốt nhất.  TCM là bệnh lý lây nhiễm do virus. Nếu bệnh được phát hiện sớm có thể tự khỏi sau 5-7 ngày và chỉ cần điều trị tại nhà. Theo TS Cảm, một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 0,2 - 0,5%) trẻ bị mắc bệnh ở thể nặng. Vấn đề là cả gia đình và nhà trường phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh, kịp thời cách ly trẻ và khoanh vùng, xử lý ổ dịch.

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn không yên tâm khi thấy con có biểu hiện sốt đã vội vàng đưa con tới các bệnh viện, gây tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn trong thời gian qua. Chính sự mất bình tĩnh này đã dẫn đến nguy cơ lây chéo bệnh TCM giữa người mắc bệnh với người chưa mắc bệnh, đặc biệt là với trẻ em.

Để giúp các bậc cha mẹ không lúng túng, TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ hướng dẫn một số cách phân biệt bệnh TCM với các bệnh lý khác.

Một số bệnh có thể có những nốt phát ban như sốt virus, dị ứng (hồng ban đa dạng, không có phỏng nước), viêm da mủ (đỏ, đau, có mủ), thủy đậu (phỏng nước, gặp ở nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.), sốt xuất huyết Dengue (chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc). Theo BS Điển, bệnh TCM cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh do nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi. Để phân biệt cần lưu ý với các vết phát ban, sốt phát ban, các ban thường xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai, còn ban của bệnh TCM xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Đặc biệt, cha mẹ có thể nhận biết được nếu chú ý: Trẻ có nốt ở cả bụng, tay, chân... thì không phải TCM.

Để phòng bệnh, quan trọng là giữ vệ sinh sạch sẽ từ môi trường, đồ chơi, đến bàn tay trẻ và đặc biệt là bàn tay người chăm sóc trẻ. Một nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy 40% số trẻ mắc bệnh là từ bàn tay người chăm sóc không đảm bảo vệ sinh. Các bác sĩ khuyên mọi người cần chủ động tìm hiểu bệnh TCM qua các khuyến cáo của ngành y tế trên các phương tiện thông tin; khi thấy các triệu chứng giống các khuyến cáo, kịp thời đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị. Ngoài việc vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, các phụ huynh cần tích cực rửa tay trước khi ăn và chăm sóc trẻ. Các cô nuôi dạy trẻ, các giáo viên cần chú trọng tới việc giữ vệ sinh cho trẻ tại trường học để ngăn chặn căn bệnh này.

Chăm sóc trẻ mắc bệnh hợp lý, đúng cách

Trong các tháng còn lại của năm nay, từ tháng 10 - 12, các chuyên gia, bác sĩ nhận định tình hình dịch TCM vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng cả số mắc và tử vong. Do đó, khuyến cáo các chuyên gia là phụ huynh cần cẩn trọng nhưng không hoang mang, tiến hành các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế.

Trong trường hợp trẻ mắc bệnh TCM, không có biến chứng thì có thể chăm sóc, điều trị trẻ tại nhà bằng cách: Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước. Giảm đau, hạ sốt cho trẻ bằng thuốc paracetamol. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu và cố gắng cho trẻ ăn thành nhiều bữa. Đặc biệt, không nên cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng cho trẻ.

Với những trường hợp được chỉ định điều trị tại nhà (chỉ loét miệng, có thể kèm theo tổn thương da) thì cha mẹ cần chú ý cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ, hạ sốt cách 6 tiếng một lần, vệ sinh răng miệng. Ngoài ra cần cho bé nghỉ ngơi, tránh kích thích, trong vòng 5-10 ngày đầu của bệnh, cứ 1 - 2 ngày cần cho trẻ khám lại. Khi thấy trẻ có dấu hiệu nặng như: Sốt cao hơn 39oC, thở nhanh, khó thở, rung giật cơ, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, co giật hôn mê... cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Để phòng ngừa bệnh dịch có thể lây nhiễm rộng ra người xung quanh và cộng đồng, cha mẹ có trẻ bị bệnh cần lưu ý: Cách ly trẻ, cho nghỉ học tại nhà, thông báo với y tế phường, xã nơi cư trú, thông báo với trường học. Đối với các xã, phường có trẻ bị mắc TCM thì dù là một trẻ mắc thì cũng phải tiến hành xử lý môi trường, xử lý như một ổ dịch.

Meo.vn (Theo Giadinhnet)