Lưu trữ cho từ khóa: nhiễm trùng

Thuốc điều trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh thường gặp. Bệnh được biểu hiện với nhiều hình thể lâm sàng khác nhau. Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh viêm da cơ địa.

Một số hình thái của viêm da cơ địa căn cứ trên lâm sàng chia làm 3 giai đoạn với các thuốc điều trị khác nhau:

Giai đoạn cấp tính: Tổn thương da là các mụn nước, sẩn, tiết dịch nhiều làm tổn thương luôn ẩm ướt, có chỗ chảy nước, có chỗ đóng vảy tiết vàng, nền da ở dưới phù nề, đỏ. Đôi khi có thể kèm theo mụn mủ do nhiễm trùng bồi phụ.

Giai đoạn bán cấp: Tổn thương da khô hơn với các sẩn nổi cao hơn mặt da, sắp xếp thành đám trên nền da đỏ, phù nề nhẹ. Có thể kèm theo nhiều vết xước, tiết dịch do bệnh nhân gãi.

Giai đoạn mạn tính: Tổn thương da hoàn toàn khô với các biểu hiện là một đám dày da, sần sùi, nền da thâm đen hoặc đỏ thẫm. Trên một mảng sẩn dày sừng có các khía lõm xuống trông như hằn cổ trâu do mắc bệnh lâu ngày kèm theo bệnh nhân chà xát, gãi nhiều. Có thể kết hợp biểu hiện da bàn tay, bàn chân bị khô, bong da, dày sừng, nứt nẻ kiểu á sừng.

Thuốc điều trị viêm da cơ địa, Da liễu, Sức khỏe đời sống, suc khoe, viem da co dia, thuoc, da lieu, nhiem trung

Thuốc điều trị:

Các thuốc điều trị phải phù hợp với từng giai đoạn bệnh.

Giai đoạn cấp tính: Không nên bôi các thuốc dạng mỡ vì sẽ làm da tấy thêm. Trong giai đoạn cấp tính sử dụng các thuốc dung dịch có tác dụng hút dịch làm khô tổn thương như jarish, dalibour, nước muối sinh lý… Nếu chảy nước nhiều thì thấm đẫm một trong các dung dịch trên vào gạc gấp 4 lớp, đắp ướt liên tục trong 10 phút, làm 2 – 3 lần/ngày. Đắp như vậy trong 3 ngày đầu để tổn thương da khô hơn. Sau đó bôi các thuốc dạng kem lên. Nên sử dụng các thuốc dạng kem chứa corticoid kết hợp với kháng sinh như fucicort, gentrison, caditrigel… Bôi ngày 2 lần trong 2 – 3 tuần.

Giai đoạn bán cấp: Vài ngày đầu có thể bôi các loại thuốc như hồ nước, hồ tetrapred để làm dịu da, mềm da. Bôi ngày 2 lần. Vài ngày sau bôi các thuốc dạng kem giống như ở giai đoạn cấp tính.

Giai đoạn mạn tính: Ta có thể sử dụng các loại thuốc bôi dạng kem hoặc mỡ như diproson, temproson, betacylic. Bôi ngày 2 lần trong 2 – 3 tuần. Nếu da dày sừng nhiều thì có thể bôi thêm mỡ salicylic 5%. Da khô bong vảy thì bôi thêm các loại kem làm mềm da, ẩm da như cream vitamin E, baby care, lacticare…

Trong khi bôi thuốc không được gãi, không cạo, không chà xát trước khi bôi. Không xát xà phòng vào chỗ da bị viêm.

Nếu tổn thương da có dấu hiệu nhiễm trùng bồi phụ thì phải điều trị kháng sinh như cephalexin, cefixim hoặc clarithromycin trong 5-10 ngày theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Nếu bệnh nhân ngứa nhiều thì uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin, fexofenadin. Ngày uống 1 lần trong 10 – 20 ngày.

Chăm sóc da: Tắm hoặc rửa ngày 1 lần, không chà mạnh, không dùng đá kỳ hoặc bàn chải. Có thể tắm bằng nước chanh hoà loãng, lá kinh giới vò nát hoặc các loại sữa tắm cho da bị viêm như safforel, cetaphil…

Theo TS. Nguyễn Thị Lai (Sức khỏe & Đời sống)

Tai em bị viêm sau khi làm ear candling, giờ ngứa quá thì em nên dùng thuốc gì?

Sau 1 lần em đi làm dịch vụ ear candling (lấy ráy tai bằng cách thổi lửa), thì em bị ngứa và chảy nước vàng ở tai.

Chào bác sĩ,

Em năm nay 25 tuổi, cách đây 2 tháng, sau 1 lần em đi làm dịch vụ ear candling (lấy ráy tai bằng cách thổi lửa), thì bị ngứa và chảy nước vàng, đi khám BS thì em bị nấm tai. BS có bôi thuốc và sau đó tình trạng chảy nước vàng không còn nữa nhưng em vẫn rất ngứa và khó chịu.

Em đi khám lần nữa thì BS nói em không bị gì cả nhưng có kê toa cho em dùng Polydexa. đi các tiệm thuốc đề không có nên dược sĩ đã đổi cho em sang Polydeson.

Em xin hỏi AloBacsi, vậy tình trạng của em có dùng Polydeson được không? Vì em đọc thấy nhiều tác dụng phụ quá. - (Lan Anh - nen…@yahoo.com)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Lan Anh thân mến!

Qua thư thì có thể sơ bộ xác định em đã bị viêm ống tai ngoài. Đây là bệnh lý khá thường gặp, nhất là những người hay ngoáy tai, hoặc đi lấy ráy tai tại các cửa hàng dịch vụ hớt tóc, vì dụng cụ không sạch, dễ truyền các bệnh viêm ống tai do vi nấm, vi trùng qua dụng cụ không vô trùng này.

Da ống tai ngoài có thể chia làm 2 phần: Phần ngoài có da dày, có lông, có các tuyến, có chất nhờn, và dáy tai. Phần trong da mỏng, có các lông nhỏ, không có tuyến. pH của ống tai có tính acid (6,5- 6.8).

Khi ngoáy tai gây vi chấn thương ống tai, làm mất các chất bảo vệ của ống tai (chất nhờn, dáy tai) lây các mầm bệnh từ người này sang người khác qua dụng cụ, gây viêm ống tai do vi trùng, vi nấm sau đó gây chàm hóa ống tai. Tai viêm chảy nước dịch viêm vàng như em mô tả.

Em đã điều trị hết chảy nước vàng, nhưng vẫn còn ngứa, như vậy có thể vẫn còn nấm tai, hay chàm hóa ống tai, hay vẫn còn nhiễm trùng nhẹ. Do đó, em có thể nhỏ thuốc Polydexa, hay Polydeson khoảng 7 ngày.

Sau khi bệnh ổn định Em có thể nhỏ thuốc Boric acid 3% vài ngày để điều chỉnh lại pH acid của ống tai thì sẽ hết ngứa. Bên cạnh đó, em cũng nên hạn chế ngoáy tai, em nhé!

Chúc em mau khỏi bệnh!

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng

Meo.vn (Theo alobacsi)

Để “cô bé” lúc nào cũng sẵn sàng “yêu”

Một "cô bé" sạch sẽ, khỏe mạnh sẽ khiến cho bạn luôn thoải mái và sẵn sàng "yêu". Do đó, hãy giữ gìn vệ sinh vùng kín của mình thật sạch sẽ.

Song, làm thế nào để "đối xử" với vùng nhạy cảm này một cách chính xác nhất? Dưới đây là những gợi ý chính xác cho bạn.

1. Rửa sạch bằng sản phẩm vệ sinh vùng kín

Nhiêu bạn gái nghĩ rằng tắm bằng xà bông là đủ, không cần phải dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín, nhưng thực ra không hoàn toàn như vậy. Độ PH ở da phụ nữ thường là 5,5. Còn độ trong âm đạo thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 3,3. Môi trường âm đạo có tính axit cao hơn để tránh vi khuẩn gây hại không sống được, nhưng các tinh trùng vẫn dễ dàng tìm đường đến trứng.

Tuy nhiên, khi tắm, nếu dùng sữa tắm thông thường thì nó chỉ có tác dụng làm cho môi trường tại đó trở nên kiềm hơn, khiến cho các vi khuẩn dễ gây bệnh, dẫn đến viêm đường tiểu và âm đạo, cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Do đó, bạn cần sử dụng những chất chuyên dụng có tính axit để làm sạch vùng kín, tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm bớt viêm niêm mạc.

Một lưu ý là: Sản phẩm vệ sinh vùng kín không dùng để chữa các bệnh lây qua đường tình dục. Vì vậy nếu nghi có bệnh, bạn nên đến bác sĩ phụ khoa chứ không nên nghĩ rằng dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín là được rồi.

2. Cứ 4 tiêng lại thay băng vệ sinh một lần khi bị kinh nguyệt

Khi kinh nguyệt, bạn thải ra máu, trong đó có khá nhiều vi khuẩn sinh sôi, do đó, nếu như bạn không thay băng thường  xuyên thì những vi khuẩn đó rất dễ xâm nhập vào âm đạo và khiến bạn bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Vì thế, khi bị hành kinh, cần rửa âm đạo sạch sẽ và thường xuyên thay băng.

3. Không nên mặc đồ lót dạng dây

Loại đồ lót này trông khá hấp dẫn và sexy nhưng lại khiến vi khuẩn di chuyển từ hậu môn tới âm đạo nhanh hơn, do đó, không nên mặc những loại đồ lót này thường xuyên kẻo dễ bị viêm nhiễm vùng kín.

4. Không mặc đồ bó sát

Đồ bó sát quá khiến không khí không thể tiếp xúc với da, làm rối loạn tuần hoàn máu, ngoài ra, nó khiến cho cơ thể bạn khó chịu vì không thoải mái, do đó, hãy hạn chế mặc loại quần áo quá chật. Nên mặc những loại quần áo chất co giãn hoặc cotton để tốt cho vùng kín của bạn.

Vùng kín là khu vực nhạy cảm, cần giữ gìn sạch sẽ. Ảnh minh họa

5. Không ngồi lên ghế ngồi ở toilet công cộng

Một điều nguy hại mà chị em không biết đó là toilet công cộng có thể khiến bạn bị mang thai hoặc nhiễm virus khá nhanh nếu như trước đó, nhiều người có bệnh ngồi trước bạn. Do đó, khi đi vệ sinh ở nơi công cộng, nên lót giấy vệ sinh hoặc lau sạch ghế ngồi ở đó trước khi ngồi lên. Còn nếu không, bạn nên nâng nắp nhựa của bồn cầu và ngồi xổm.

6. Không nên thụt rửa

Thụt rửa âm đạo gây nhiễm trùng âm đạo và ảnh hưởng tới cơ chế tự làm sạch của âm đạo, thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng vùng chậu do vi khuẩn trở lại tử cung.  Việc thụt rửa sẽ khiến âm đạo có mùi hoặc ngứa ngáy.

Do đó, khi vùng kín có mùi, ngứa ngáy hoặc dịch xả âm đạo có màu bất thường bạn nên đến bác sĩ phụ khoa kiểm tra sớm mà không nên thụt rửa. Ngay cả sau kì nguyệt san, cũng không nên thực hiện hành động này.

Meo.vn (Theo Eva)

Con trai tôi thường xuyên bị sốt, uống kháng sinh cũng không hết, tôi phải làm sao?

Cháu thường xuyên bị sốt, sau nhiều lần sử dụng các loại kháng sinh (uống) cháu vẫn không khỏi.

Chào bác sĩ,

Con trai tôi 3 tuổi, nặng14 kg, cao 96 cm. Cháu thường xuyên bị sốt, sau nhiều lần sử dụng các loại kháng sinh (uống) cháu vẫn không khỏi. Tôi đã cho tiêm cefo, sau khi tiêm 3 ngày cháu lại bị sốt. Bác sỹ cho tiêm ceftriaxon. Sau khi tiêm 1 ngày cháu bị sốt lại.

Tôi không cho cháu dùng kháng sinh nữa mà chỉ mang đi truyền muối và đường. Sau đó cháu không sốt nữa. Sau 2 tuần cháu lại bị sốt, nhiệt độ từ 37,5 đến 38 độ. Có kèm nước mũi, ít ho (có thể là do uống Theranlen nên ít ho).

Mong bác sỹ tư vẫn giúp tôi xem hiện tại tôi nên làm như thế nào. Cháu bị sốt nhiều bắt đầu từ 2,5 tuổi. Uống nhiều kháng sinh không có hiệu quả nhiều lắm. - (Mạnh Hùng - Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn,

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ em. Do đó, để tìm ra nguyên nhân gây sốt cũng không dễ dàng, vì có những bệnh lý triệu chứng rất mơ hồ. Ví dụ: sốt xuất huyết ở trẻ nhũ nhi, nhưng ngoài triệu chứng sốt bé có triệu chứng tiêu hóa nổi bật nên dễ bỏ sót,…

Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ:

- Do bệnh lý nhiễm trùng: viêm mũi họng, viêm amydal, áp xe amydal, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nặng hơn là viêm màng não, nhiễm trùng huyết…

- Do nhiễm virus: sốt xuất huyết, sởi, sốt phát ban, rubella,... Sốt do nhiễm virus có thể sốt cao cấp tính như sốt xuất huyết hoặc sốt dai dẳng kéo dài Cytomegalovirus, Epstein barr virus.

- Nhiễm ký sinh trùng: sốt rét, lỵ amip có biến chứng áp xe gan, nhiễm ký sinh trùng có biến chứng viêm túi mật,…

- Các bệnh lý về máu: Lymphoma, ung thư máu, bệnh Hodgkin…

Khi trẻ bị sốt, việc trước tiên bạn nên cho bé dùng thuốc hạ sốt kết hợp lau mát bằng nước ấm để  hạ sốt, sau đó cho bé khám để tìm nguyên nhân.

Nếu sốt do nguyên nhân nhiễm trùng thì mới có chỉ định dùng kháng sinh. Nếu do các bệnh lý nhiễm virus thì việc bạn dùng kháng sinh không giúp bé hạ sốt, mà ngược lại, kháng sinh sẽ diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột.

Mặc dù BS chưa thể chẩn đoán bé mắc bệnh gì, nhưng qua cách mô tả của bạn, BS thấy dùng kháng sinh cho bé như vậy là chưa phù hợp. Bằng chứng khi bạn cho tiêm kháng sinh, bé vẫn sốt, sau đó ngưng kháng sinh chỉ truyền muối và đường thì bé hết sốt.

Sau 2 tuần bé sốt lại là có nguyên nhân do viêm đường hô hấp trên (sốt nhẹ, ho, sổ mũi) cần xác định do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc do nhiễm virus. Nếu do nhiễm virus chỉ cần điều trị triệu chứng và vệ sinh mũi họng.

Đối với trẻ nhỏ rất dễ bị bệnh do sức đề kháng kém, do dễ bị lây nhiễm khi có tiếp xúc với nguồn lây hoặc do bé chưa có ý thức giữ vệ sinh, do thời tiết thay đổi đột ngột… khi trẻ lớn hơn ý thức được và có sức đề kháng thì bệnh sẽ giảm.

Điều quan trọng là khi trẻ sốt, bạn nên cho khám chuyên khoa nhi và làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân, từ đó việc điều trị mới có hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh hoặc dùng theo chỉ định của BS nhưng chưa đủ liều, dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc.

BS Thảo chúc bé mau khỏe nha!

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo

Meo.vn (Theo alobacsi)

Vỡ ối non phải làm sao?

Đây là tình trạng thai chưa đến ngày sinh nhưng người mẹ đã bị vỡ ối. Tại sao ối lại bị vỡ non? Có cách nào để phòng tránh?

Đang nằm ngủ, chị Nguyễn Thị Cẩm Tuyền, mang thai 32 tuần, ngụ tại phường 2, quận Bình Thạnh, TP. HCM, bỗng thấy nước chảy ra từ vùng kín. Nghĩ mình bị són tiểu, chị thay đồ rồi ngủ tiếp. Một lúc sau, quần lót chị lại ướt. Lo sợ thai bất ổn, chị vào bệnh viện khám.

Tại phòng khám khoa sản, Bệnh viện Đại học Y Dược, bác sĩ cho biết chị bị vỡ ối non, tử cung đã mở ba phân nên phải nhập viện để sinh.

Những nguyên nhân dẫn đến vỡ ối non

Túi ối là môi trường để thai nhi hấp thụ dinh dưỡng, giữ nhiệt độ cơ thể và bảo vệ bé trước các tác động từ bên ngoài. Đối với thai nhi bình thường, khi người mẹ chuyển dạ sinh, dưới áp lực co bóp của tử cung, màng ối tạo một túi ối có tác dụng nong cổ tử cung, giúp cho đầu thai nhi chúc xuống. Khi đầu thai nhi xuống thấp, màng ối sẽ vỡ tự nhiên hoặc là bác sĩ can thiệp bấm ối và tiến hành đỡ em bé ra. Nếu vì một nguyên nhân nào đó, túi ối bị vỡ trước khi thai được 37 tuần, hiện tượng này gọi là vỡ ối non.

Thạc sĩ - Bác sĩ Bùi Chí Thương, giảng viên Sản phụ khoa, trường Đại học Y Dược TP. HCM, cho biết: “Các nguyên nhân gây ra vỡ ối non như ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp, nhau tiền đạo, đa thai, đa ối, hở eo tử cung, viêm màng ối do viêm nhiễm phụ khoa. Nhiều thai phụ xem nhẹ việc khám phụ khoa và chữa trị viêm nhiễm trong thai kỳ. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển từ âm đạo lên tử cung, xâm nhập màng ối gây vỡ ối non. Chấn thương do khám phụ khoa hoặc quan hệ tình dục trong ba tháng cuối không đúng cách, cũng có thể gây vỡ ối non”.

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, người mẹ ăn uống thiếu dinh dưỡng và vitamin C cũng dẫn đến vỡ ối sớm. Vitamin C với bioflavanoid (vitamin P), kẽm có khả năng làm túi ối chắc hơn. Do đó, bạn cần chú ý ăn đủ chất trong thai kỳ.

Túi ối là môi trường để thai nhi hấp thụ dinh dưỡng, giữ nhiệt độ cơ thể và bảo vệ bé trước các tác động từ bên ngoài. (ảnh minh họa)

Cần nhập viện càng sớm càng tốt

Thạc sĩ – Bác sĩ Bùi Chí Thương cho biết thêm, khi phát hiện có dấu hiệu vỡ ối, bạn nên nhập viện sớm. Nếu xử trí chậm, vi khuẩn từ ngoài có thể xâm nhập vào tử cung gây nguy cơ nhiễm trùng tử cung, vùng chậu. Thai nhi có thể gặp nguy hiểm do nhiễm trùng sơ sinh, hô hấp, màng não, tiêu hóa.

Nếu thai trên 34 tuần tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định cho sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu dưới 34 tuần tuổi, cổ tử cung chưa mở, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc chống nhiễm trùng và co bóp tử cung giúp bạn dưỡng thai, chờ thai trưởng thành. Trường hợp của chị Tuyền, do tử cung đã mở nên dù chưa đủ 34 tuần tuổi, bác sĩ vẫn yêu cầu chị nhập viện để sinh. Chị sinh một bé gái nặng 2,2 kg, khó thở và có dấu hiệu vàng da nên được chuyển đến phòng dưỡng nhi. Sau tám ngày chăm sóc đặc biệt, bé và mẹ đã về nhà khỏe mạnh.

Không phải trường hợp sinh con nào cũng có kết quả khả quan. Không ít bé gặp phải biến chứng nặng nề về trí tuệ và thể chất, nhất là sinh trước 31 tuần.

Để phòng tránh vỡ ối non và sinh non, bạn nên khám thai định kỳ và kiêng quan hệ trong những tháng cuối thai kỳ. Nếu phát hiện vỡ ối non, bạn cần xử trí theo các hướng dẫn dưới đây của chúng tôi:

Các biện pháp xử trí khi phát hiện vỡ ối

1.    Khi phát hiện vùng kín tiết nhiều dịch không màu, bạn không chắc chắn điều gì đang xảy ra. Do đó, bạn có thể theo dõi thêm trong khoảng 30 – 60 phút. Nếu dùng toilet, bạn nhờ người thân vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Nên dùng khăn giấy trắng, mềm, dai, không mùi để lau vùng kín từ trước ra sau khi đi vệ sinh.

Nếu chất lỏng có màu vàng, mùi khai của nước tiểu, đó là do bạn són tiểu. Nếu bạn phải thay quần lót khoảng 2 - 3 lần mà thấy vùng kín vẫn tiếp tục rỉ dịch nhiều, không mùi khai, có màu trắng trong hoặc hồng nhạt, bạn nên đến bệnh viện ngay vì đây chính là dấu hiệu của rỉ ối.

2.    Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ vùng kín của bạn và thử phản ứng trên giấy quỳ để kiểm tra độ pH của chất lỏng. Nếu là nước ối, giấy quỳ sẽ nhanh chóng chuyển màu, vì nước ối nhiều kiềm hơn các chất dịch âm đạo khác. Khi bác sĩ đã xác định vỡ ối, tử cung mở và chỉ định sinh, bạn chớ nên hoảng sợ. Bạn làm theo hướng dẫn của bác sĩ và cần ăn uống vì sắp bước vào cuộc chuyển dạ mất nhiều sức.

3.    Tuyệt đối không để có sự tiếp xúc tay vào bộ phận sinh dục. Không cho bất cứ vật gì vào âm đạo để tránh nhiễm trùng. Bạn chỉ dùng băng vệ sinh cho sản phụ và thay sau mỗi vài giờ. Đây cũng là cách giúp bạn theo dõi lượng ối ra nhiều bao nhiêu để báo với bác sĩ.

4.    Uống nhiều nước hơn để bù nước ối đã mất. Trong thời gian này, bạn cũng chú ý theo dõi thai máy có đều không. Nếu không, hãy gọi nhân viên y tá ngay.

Meo.vn (Theo Eva)

“Gần chồng” quá sớm sau sinh – bị sản hậu?

Một số sản phụ sau khi sinh nhanh chóng lấy lại được vóc dáng “thời con gái”. Với những người có vóc dáng quá cỡ thì đó là niềm mơ ,nhưng với những người có dáng quá gầy thì đây là “điều đáng xấu hổ”. Nhóm này cho rằng, đó là dấu hiệu “sản mòn” minh chứng cho việc sản phụ “gần gũi” chồng quá sớm.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Như Ngọc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn sức khỏe sinh sản (CRCRH), "hậu sản mòn” thực chất là tình trạng phụ nữ sau sinh không được chăm sóc và dinh dưỡng đầy đủ, kể cả khi đang mang thai, chứ không chỉ là chuyện gần gũi chồng quá sớm.

Ảnh minh họa

Xấu hổ vì "không mập sau sinh"

Gần 2 năm sau khi sinh con, cân nặng của chị Thu vẫn không vượt quá thời con gái “siêu gầy”. Điều đáng nói là sau khi sinh, mẹ chồng và mẹ ruột chị thay phiên nhau chăm sóc cháu và giúp chị làm việc nhà. Ban đêm, mẹ chị còn khuyên vắt sữa ra bình để bà trực tiếp cho bé bú giúp chị có thể ngủ yên giấc. Trong suốt 3 tháng 10 ngày, chị chẳng đụng tay đến bất cứ việc gì ngoài ăn, ngủ và cho con bú.

Hàng xóm thấy vậy nói chị bị suy nhược do không quen chăm sóc con, trong khi mẹ ruột trách chị ham “gần chồng quá sớm”. Thanh minh hết lần này đến lần khác nhưng mẹ chị vẫn không tin là chị chỉ gần chồng sau “3 tháng 10 ngày”.

Mẹ chị cho rằng phụ nữ thời còn con gái có gầy đến thế nào đi nữa thì sau khi sanh con cũng mập lên. Còn ngay cả sau 2-3 năm mà vẫn không mập lên thì chỉ có nguyên nhân duy nhất là bị sản hậu, sản mòn vì “gần chồng quá sớm”. Mẹ chị còn nhấn mạnh, thời của bà, những trường hợp giống chị đều bị hàng xóm chê cười, dèm pha đến xấu hổ.

Gầy không phải là bệnh sản hậu

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Như Ngọc, bệnh hậu sản là những bệnh phụ nữ xảy ra trong vòng 6 tuần sau sinh. Trong y khoa, đây là những bệnh có liên quan đến việc sinh đẻ. Ví dụ, khi bị sốt, nếu là do nhiễm trùng tử cung, thì được gọi là bệnh hậu sản. Tuy nhiên, nếu sốt do nhiễm siêu vi, hay do đau ruột thừa thì cũng không thuộc lĩnh vực hậu sản, không thể gọi đó là một bệnh hậu sản.

Trong y khoa không có từ "sản hậu" mà chỉ có “hậu sản”. Những bệnh lý trong thời kỳ hậu sản bao gồm những bất thường như nhiễm trùng, tai biến sản khoa muộn, rối loạn kinh nguyệt hay những rối loạn tâm sinh lý khác kể cả buồn hay trầm cảm sau sinh.

Thông thường sau khi sinh, trong vòng 1 năm, bà mẹ phải nuôi con nhỏ, có thể cho con bú mẹ hoặc không. Khó khăn trong nuôi con, dinh dưỡng sai lầm khi nuôi con, ít vận động, làm việc quá sức... cũng là những lý do có thể làm thay đổi trọng lượng.

Có thể hình dung việc mang thai - sinh con - nuôi con như một tình trạng làm việc quá sức, căng thẳng... nên không ít người luôn giữ trọng lượng cơ thể ở mức quá khiêm tốn. Bên cạnh đó, không chỉ có người bị gầy mà còn có người tăng cân hoặc không giảm cân nổi sau sinh.

Nếu sản phụ quá gầy thì cần đi khám để xác định có bệnh lý nào đó chưa được phát hiện hay không. Ngoài ra, việc quan hệ tình dục, tốt nhất nên đợi qua thời kỳ hậu sản, vì trong trường hợp chưa biến chứng, tử cung trở về bình thường trong thời gian từ 4-6 tuần.

Trong tháng đầu sau sinh, lỗ cổ tử cung còn hở, còn sản dịch... đây là những điều kiện dễ gây nhiễm trùng tử cung. Ngoài ra, trong giai đoạn này, sức khỏe của bà mẹ chưa thật sự hồi phục, đặc biệt khi có những tổn thương sinh dục hoặc sau mổ sanh sẽ gây đau khi giao hợp, ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, đến sức khỏe.

Với những lý do đó, việc quan hệ tình dục sau khi sanh, trong thời kì hậu sản, sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sản phụ, chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gầy, bị “sản mòn do chạm phong long” như nhiều người vẫn nghĩ trước đây.

Meo.vn (Theo Tintuconline)

Triệt mụn bằng nghệ

Nghệ có họ hàng với gừng và được ứng dụng rộng rãi trong dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm. Y học dân gian của nhiều nước dùng nghệ để trị mụt nhọt rất hiệu quả mà đỡ tốn tiền mua thuốc


Ảnh minh họa Internet

Mụt nhọt là một dạng nhiễm trùng da, thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nên, ban đầu chỉ là một khối u nhô lên da, sau lớn dần do chứa đầy mủ và các mô da bị chết. Mụt nhọt sẽ khỏi nếu khối dịch bên trong được xử lý.
Chế biến bằng cách lấy một chén sạch, cho một muỗng canh bột nghệ loại tốt (loại không chứa phẩm màu, hóa chất), chế từ từ dầu dừa vào trộn với bột nghệ thành khối bột nhão. Sau đó, phủ bột nhão này lên vùng da bị mụt nhọt; dùng băng y tế cố định để bột luôn tiếp xúc với mụt nhọt, không bị rớt ra ngoài. Mỗi ngày làm 3 lần, mỗi lần tháo băng thì rửa lại bằng nước ấm.

Đừng lo lắng khi vết thương có màu vàng của nghệ vì dần dần chúng sẽ biến mất. Sử dụng vài ngày, khối dịch trong mụt nhọt sẽ không còn. Khi mụt nhọt khô thì có thể ngưng sử dụng.

Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường (ĐH Dược Murdoch – Úc)

Meo.vn (Theo NLD)

Có nên cạo lông trên da mặt?

Nếu bạn cạo lông trên da mặt bạn sẽ dễ gặp nguy cơ bị dị ứng với các sản phẩm chăm sóc...

Hỏi

Trên mặt tôi có rất nhiều lông tơ, tôi được khuyên là nên cạo để da mặt mịn màng và dễ trang điểm hơn. Nhưng tôi cũng đang băn khoăn là có nên cạo hay không, vì sợ cạo xong lông lại mọc cứng hơn?


Đáp

Đúng là cạo lông là phương pháp đơn giản nhất để làm sạch bất cứ sợi lông nào trên cơ thế. Nhưng nếu bạn cạo lông trên da mặt bạn sẽ dễ gặp nguy cơ bị dị ứng với các sản phẩm chăm sóc.

- Lông sẽ nhanh bị mọc lại và có thể mọc ngược, sợi lông cứng hơn ban đầu, sau khi cạo da sẽ bị thô hơn vì không có lớp lông tơ bảo vệ.

- Dễ bị nhiễm trùng nếu thực hiện trên vùng da bị trầy xước. Bạn nên thoa nước hoa hồng để se khít lỗ chân lông, chịu khó đắp mặt nạ, dưỡng da hàng ngày làn da sẽ đẹp và mịn giúp trang điểm dễ dàng hơn.

Vì thế, bạn nên cân nhắc và được tư vấn kỹ trước khi quyết định cạo lông tơ.

Meo.vn (Theo Dep)

Chấn thương tinh hoàn và cách xử trí

Chấn thương tinh hoàn (CTTH) là một trong những chấn thương bộ phận sinh dục phổ biến ở nam giới, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như khả năng tình dục. Có đến hơn 50% trường hợp chấn thương dẫn đến vỡ tinh hoàn, gây đau, sốc, toàn vùng kín, bầm tím.

Một số trường hợp, vỡ mào tinh, xoắn tinh hoàn, đứt ống dẫn tinh, tổn thương dương vật, niệu đạo. Việc chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời nhằm hạn chế tối đa những biến chứng cho chấn thương gây ra đồng thời bảo tồn khả năng sinh sản và khả năng tình dục ở nam giới.

Tinh hoàn về phương diện giải phẫu và cơ chế gây bệnh

Tinh hoàn gồm, tinh hoàn trái và tinh hoàn phải, nằm trong bìu, bên trái thường xuống thấp hơn bên phải. Kích thước: dài 50mm, rộng 35mm, cao 25mm. Bên trong bìu tinh hoàn được bao bọc một bao thớ dày trắng và không đàn hồi gọi là lớp trắng. Tính từ ngoài vào trong đến tinh hoàn gồm 7 lớp. Bao gồm, da bìu, lớp cơ bám da, lớp tế bào dưới da, lớp mạc nông, lớp cơ bìu, lớp mạc sâu, lớp bao tinh hoàn hay còn gọi là tinh mạc. Giữa hai bìu là một vách sợi. Lớp bao trắng của tinh hoàn có thể chịu được lực chấn thương tới 50kg.

Tuy nhiên, với một lực chấn thương trung bình phần chủ mô tinh hoàn có thể bị xuất huyết tạo ra khối máu tụ trong tinh hoàn. Với lực chấn thương mạnh hơn lớp bao trắng bị vỡ tạo ra tụ máu trong lớp tinh mạc. Nếu lớp tinh mạc cũng bị vỡ máu có thể lan sang 2 bẹn và tầng sinh môn. Máu tẩm nhuận ở giữa lớp và da tạo ra hình ảnh bầm máu đặc trưng cho chấn thương mạnh vùng bìu.

Ảnh minh họa

Các nguyên nhân

Có đến 54% các nguyên nhân là do chơi thể thao, võ thuật gây ra, bởi lực va chạm mạnh của dụng cụ chơi và bạn chơi tác động mạnh trực tiếp vào bìu, 12% do tai nạn giao thông, té ngã, 16% do bất cẩn do leo cây, súc vật cắn, 7% do nắn bóp và đả thương. Ít gặp hơn là tự bóp, tự cắt trong lúc trạng thái tâm lý bất ổn, người chuyển đổi giới, tai nạn trong lúc phẫu thuật bộ phận sinh dục, hỏa khí.

Các dấu hiệu xác định chấn thương

Sau chấn thương hay một tai nạn, người bệnh thấy đau dữ dội ở vùng bìu và thường ngất đi, khởi đầu trên da bìu có những đám chấm xuất huyết, sau đó da bìu bầm tím tụ máu rõ, sưng to dần. Người bệnh vẫn đi tiểu được bình thường. Nếu có biến chứng có xoắn tinh hoàn, hay tổn thương đi kèm, cơn đau ngày một tăng, bìu đau co thắt, sờ nắn người bệnh than đau chói.

Tùy theo mức độ tổn thương mà trên thực tế được phân loại như sau. Tổn thương nhẹ: CTTH nhẹ, bìu chỉ bị xây xát, không rách hoặc rách do vết thương đơn thuần không có dị vật. Tổn thương trung bình: chấn thương có thể gây tụ máu trong bao trắng, có thể rách hoặc không rách bao trắng. Bìu có thể rách hoặc không rách, khối tụ máu trong da bìu lớn và có khuynh hướng tiến triển. Tổn thương nặng: tổn thương dập nát tinh hoàn, hoại tử và xuất huyết lan rộng, có thể kèm hoặc không kèm rách da bìu. Đòi hỏi can thiệp khẩn cấp. Vết thương tinh hoàn do hoả khí cũng nằng trong nhóm này do tốc độ đạn cao dẫn đến những tổn thương chưa nhìn thấy mà sẽ gây hoại tử muộn trong nhiều ngày. Tổn thương phối hợp: chấn thương hoặc vết thương vùng bìu, tinh hoàn trong bệnh cảnh đa chấn thương như tai nạn giao thông, thảm họa...

Cách xử trí

Là một tình trạng cấp cứu do đó việc xác định và đánh giá cách xử trí ngoại khoa hay nội khoa rất cần thiết đối với bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật bảo tồn: nên mở rộng chỉ định mổ thám sát, nhưng khi xử trí các thương tổn ở tinh hoàn (nếu có) thì cố gắng bảo tồn. Tiến hành: rạch rộng da bìu, cầm máu cẩn thận từng lớp, lấy hết máu cục, thăm dò tinh hoàn, nếu tinh hoàn vỡ gọn thì khâu cầm máu vỏ bao tinh hoàn, nếu tinh hoàn giập vỡ một phần chỉ nên cắt bỏ phần dập nát sau đó khâu kỹ vỏ bao tinh hoan (cắt bỏ phần mô dập nát phải tiết kiệm, tuy nhiên tránh trường hợp cố giữ lại mô tinh hoàn mà nhét quá nhiều chủ mô tinh hoàn trong bao trắng làm tăng áp lực và đè ép chủ mô tinh hoàn). Cần lấy bỏ hết máu cục. Trường hợp tinh hoàn bị dập nát hoàn toàn thì mới cắt bỏ tinh hoàn. Với những vết thương vùng bìu, cần phải mở thăm dò và xử trí tùy theo thương tổn. Với các vết thương muộn cần phải dẫn lưu và dùng kháng sinh. Xoắn tinh hoàn: nếu có xoắn tinh hoàn cố gắng tháo xoắn và bảo tồn tinh hoàn, nhưng nếu đã có dấu hiệu hoại tử thì phải cắt bỏ. Tinh hoàn bị chuyển vị: cần nhanh chóng cố định tinh hoàn về vị trí bình thường ở bìu vì nguy cơ tổn thương chủ mô tinh hoàn do nhiệt độ ở nơi tinh hoàn bị chuyển vị đến không thích hợp cho tinh hoàn.

Điều trị nội khoa: một khi chắc chắn thương tổn nhẹ, tụ máu chỉ khu trú ở nông và không tiến triển lan rộng, đau giảm dần. Liều trị bao gồm nằm nghỉ ngơi tại giường, băng cố định bìu lên cao, thuốc giảm đau chống phù nề như Dicloferacc, Alaxan, Efferalgan kèm Alphachymotrypsin và chườm đá lạnh lên bìu, kết hợp dùng kháng sinh một khi có tổn thương rách da.

Diễn tiến và tiên lượng

Thường diễn tiến tốt nếu được xử trí đúng, một tỷ lệ nhỏ có biến chứng như nhiễm trùng vết thương. Những bệnh nhân có tụ máu trong tinh hoàn mà không được phẫu thuật sẽ bị nhiễm trùng tinh hoàn và hoặc có hoại tử tinh hoàn mà thường sau đó cần phải cắt bỏ tinh hoàn. Chú ý rằng tỷ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn tăng từ 7,4% lên đến 55,5% khi phẫu thuật chậm trễ trên 72 giờ sau chấn thương. Một số báo cáo cho thấy, người bệnh vỡ tinh hoàn được phẫu thuật (ngay cả trường hợp vỡ tinh hoàn 2 bên) sau đó có số lượng tinh trùng đầy đủ. Chức năng nội tiết được bảo tồn trong đa số trường hợp bởi số lượng nhiều những tế bào Leydig.

BS.CKII Tuệ Thành

Meo.vn (TheoSK & ĐS)

Đừng ăn hải sản khi bị viêm âm đạo

Có khá nhiều thứ bạn nên kiêng khem hoặc hạn chế khi bị viêm âm đạo, chẳng hạn như đừng ăn nhiều hải sản, tránh ngọt và cay...

Bệnh nhân viêm âm đạo nên chú ý những điều dưới đây:

Tránh ăn đồ cay

Thực phẩm cho thêm các gia vị cay như hạt ớt, hạt tiêu, gừng, hành, tỏi… tuy ngon miệng nhưng lại nóng, làm tăng chất độc tích tụ trong cơ quan nội tạng, gây sưng nướu, đau lưỡi, nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát, và làm cho bệnh viêm âm đạo của bạn càng trở nên trầm trọng hơn.

Không ăn nhiều hải sản

Các loại hải sản như cá biển, bạch tuộc, tôm, cua… có thể góp phần làm nóng, làm ẩm và gây ngứa bộ phận sinh dục. Vì vậy, muốn bệnh tình thuyên giảm thì không nên ăn chúng.

Nên hạn chế hải sản nếu đang viêm âm đạo.

Tránh thức ăn ngọt, béo

Các loại thực phẩm béo ngậy như mỡ, kem, thịt lợn, bơ… và thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, chocolate, bánh kem… cũng gây nóng, ẩm cơ quan sinh dục bởi chúng làm tăng lượng bài tiết âm đạo và ảnh hưởng lớn đến việc điều trị.

Tránh uống rượu, hút thuốc lá

Hút thuốc làm bệnh viêm âm đạo nặng thêm, ngoài ra nicotine trong thuốc lá có thể làm cho máu và oxy liên kết yếu đi. Rượu cũng làm nóng và ẩm vùng kín của phụ nữ, nên cần tránh các thực phẩm như rượu gạo lên men, rượu...

Chú ý đến dinh dưỡng

Bệnh nhân cần ăn nhiều rau tươi và trái cây, uống nhiều nước giúp nhuận tràng, đây là biện pháp cần thiết nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng niệu đạo.

Meo.vn (Theo Badatviet)