Lưu trữ cho từ khóa: nhiễm trùng

Làm trẻ da và sửa chữa da hư hại – Lão hoá bằng PPP-PRP với chất liệu của cơ thể!

PPP( Platelet poor Plasma) và PRP ( Platelet rich plasma ) là 2 phương pháp là đẹp mới nhất hiện nay, thực hiện đơn giản nhẹ nhàng, an toàn, không phẫu thuật, sử dụng tế bào và hoạt chất của chính cơ thể để làm trẻ da và sửa chữa hư hại da và hoàn toàn không sử dụng chất liệu gì từ bên ngoài.

Máu và các thành phần của máu  : Máu là một cơ quan của cơ thể, là chất lỏng tuần hoàn trong cơ thể , mang đến cho cơ quan và tế bào Oxygen và các chất nuôi dưỡng như protein, glucid, lipid, vitamin, chất vi luợng,…đồng thời mang đi từ cơ quan và tế bào các chất thải như oniac, và CO2 đào thải ra ngoài cơ thể.

Máu gồm có huyết tương (plasma) và các tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Huyết tương là chất lỏng, chứa nước, hoạt động như một mội trường để các chất và tế bào luân chuyển trong cơ thể. Plasma chứa các chất sợi Fibrinogen, hoạt động như một mạng lưới, cùng với tiểu cầu làm ra cơ chế đông máu thông qua việc hình thành cục máu đông.

Huyết tương còn chứa rất nhiều các thành phần protein trong máu, các vitamin và các chất nuôi dưỡng khác. Huyết tương sau khi được lấy đi các tế bào máu và sợ fibrinogen trở thành huyết thanh.

Tiểu cầu hay còn gọi là thrombocyte, là tế bào giúp cho sự đông máu, chứa rất nhiều yếu tố tăng trưởng gọi là growth factor. Đó là các yếu tố tăng trưởng  kích thích sự sinh sản tế bào, kích thích sinh mạch máu để tăng cung cấp máu nuôi dưỡng, kích thích tạo mô thượng bì da, và kích thích hình thành mô hạt cho quá trình lành da . Nhờ vậy mà tiểu cầu giúp cho sự tái tạo của mô liên kết da và tái lập các mạch máu trong quá trình làm tái sinh các mô hư hại.

Vậy PPP và PRP là gì ?

Đây là phương pháp dùng máu của chính bản thân người cần điều trị, chiết tách PPP và PRP rồi tiêm lại vào vùng da cần điều trị.

PPP là huyết tương ít tiểu cầu, chứa ít tiểu cầu ( nhưng vẫn nhiều hơn tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu bình thường ) , PRP là huyết tương giàu tiểu cầu, sử dụng nguồn nguyên liệu là tiểu cầu tập trung lấy từ máu chính mình (tự thân) tiêm lại vào vùng da hay mô cơ thể  mang lại sự tái tạo collagen và làm trẻ hay làm lành da nhờ vào Tiểu cầu có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng.

Các yếu tố tăng tưởng chứa trong tiều cầu là các yếu tố làm cho tế bào tăng cường hoạt động để tái tạo, để phân chia sinh sản, để làm tăng sinh mạch máu, để làm tăng sinh sợi collagen ở mô da và sụn. Nhờ vậy mà mỗi khi bị thương và có chảy máu, tiểu cầu giúp hình thành cục máu đông cầm máu và sau đó làm lành liền vết thương.


Thực hiện quy trình làm trẻ đẹp da bằng PPP-PRP như thế nào?

- Đầu tiên tiền sử sức khỏe cần được làm rõ trước khi thực hiện. Khách hàng có dịp để nói lên những yêu cầu làm đẹp của mình cho bác sĩ điều trị hiểu rõ.

- Tiểu cầu có tác dụng làm tăng sinh collagen nhờ đó là đầy da cũng như làm khỏe da. Do vậy Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu 20ml cho vào ống chứa chuyên biệt rồi chiết tách bằng cách đưa qua thiết bị lọc đặc biệt và ly tâm trong 10-15 phút để tách hồng cầu ra khỏi huyết tương và có được PPP và PRP .

- Mật độ tiểu cầu trong huyết tương lúc này nhiều gấp 3 trong PPP và gấp 10 trong PRP hơn so với máu bình thường của cơ thể. Những protein, yếu tố tăng trưởng, và nhiều thành phần khác chứa trong tiều cầu giúp cho quá trình tự lành, tự tăng sinh tái tạo tại vùng da hay mô được tiêm vào để điều trị. BS sẽ tiêm PPP-PRP vào vùng da cần điều trị với phương pháp tê để làm mất cảm giác đau cho khách hàng. Toàn bộ quy trình thực hiện trong vòng 45 phút cho đến 1 giờ tại phòng điều trị vô trùng.

- Kết quả sẽ không thể thấy ngay lập tức. Sau khi tiêm, vùng điều trị có hiện tượng sưng phù không quá nặng nề, nhưng nếu không có sưng phù thì kết quả sẽ chẳng được nhiều. Sau 3 tuần kết quả dần xuất hiện, mang lại cải thiện bề mặt da cũng như độ săn chắc đầy đặn của da. Kết quả này sẽ còn tiếp tục duy trì trong nhiều tháng kế tiếp.

Những ai cần đến phương pháp trị liệu này ?

- Bất kỳ ai có làn da nhăn gẫy nặng nề hay tổn thương hư hại da muốn trẻ đẹp, trong độ tuổi từ 20 trở lên.

- Thích hợp thực hiện cho mọi tình trạng màu da

- Nếp nhăn chân chim vùng mắt nặng và lâu năm mà nhiều phương pháp khác không mang lại hiệu quả cao

- Những tình trạng lão hóa, hư hại da do môi trường sống, stress

- Các tình trạng sẹo lõm không quá nặng nề, không quá lớn.

- Da nám hay tăng sắc tố do nhiễm độc từ môi trường sống

- Có thể thực hiện được cho ngươì mang thai và cho con bú.

-Da nhạy cảm dễ bị dị ứng và kích ứng do các tác nhân khác nhau

Phương pháp này sẽ không mang lại kết quả nhiều cho các trường hợp

- Nhăn gãy quá nhiều, quá trầm trọng ở tuổi ngoài 65.

- Sẹo quá lớn quá nặng nề

- Người hút thuốc hay hít khói thuốc nhiều, uống rượu, nghiện ma tuý vì chất lượng máu kém ở những người này.

Vùng nào có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp này được ?

Bất kỳ vùng nào trên cơ thể đều có thể áp dụng điều trị được với PP này. Đối với da, vùng mắt, má, cố, cằm, ngực, vai, lưng bàn tay, ….

Cần bao nhiêu lần điều trị ?

Liệu trình được khuyên ít nhất là 5 lần, cách nhau 2-3 tuần. Tuy nhiên bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da và xác định điều trị tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Kết quả kéo dài trong bao lâu ?

Thời gian duy trì kết quả thay đổi tuỳ người và hoàn cảnh sống, trung bình 6-8 tháng và lâu nhất cho người có đời sống tốt và khỏe mạnh là 18 tháng.

Tác dụng ngoại ý của phương pháp là gì ?

- Không có dị ứng xảy ra vì là nguyên liệu của chính cơ thể mình.

- Sưng phù nhẹ, đỏ da nhẹ trong vòng 12-24 giờ.

- Bầm máu nhẹ thành những mảng nhỏ hay nốt nhỏ có thể xảy ra, và mất đi trong vòng 3 ngày cho đến 1 tuần.

- Có thể nhiễm trùng nếu không kỹ vô trùng khi thực hiện điều trị.

Những ai không thể áp dụng phương pháp điều trị này ?

- Người có lượng tiểu cầu đếm được trong máu thấp

- Hội chứng suy giảm tiểu cầu

- Bệnh giảm tiểu cầu

- Bệnh giảm fibrinogen trong máu

- Nhiễm trùng huyết

- Bệnh nhiễm trùng cấp tính hay mãn tính

- Bệnh gan mãn tính

Phương pháp điều trị này không áp dụng được cho người đang dùng thuốc chống đông máu như Warfarin, Aspirin.

Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, nhẹ nhàng, không có đường mổ, không cần thời gian nghỉ dưỡng, lại dùng chính chất liệu từ máu của bản thân nên an toàn, lành tính, nhưng mang lại kết quả bền vững. Phương pháp này có thay thế một số phương pháp khác như tiêm Botox, hay Restylane, nhưng chi phí rẻ hơn.

Mọi thông tin về điều trị cần biết, xin gọi về :

BS.Nguyễn Phúc Cẩm Anh – Hoàng Hạc Medical Beauty Care

Nguyên Giảng viên Trường Đại học Y Khoa TP.HCM trong 15 năm –Tu nghiệp tại Hoa Kỳ

Giám đốc Điều hành và Huấn luyện

E.mail: [email protected]

[email protected]

Tel: (08) 38422619 - 39913366

226/26 Lê Văn Sỹ - P.1 - Q.Tân Bình - TP.HCM

Website : www.hoanghac-beauty.com

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ  MỤN DO CORTICOID TẠI HOANGHAC MEDIBEAUTY :

-    Chương trình điều trị  tặng 20%

-    Tặng thêm 30% Sản phẩm Janssen Cosmetics đặc trị mụn corticoid dùng song song tại nhà

-    Chương trình áp dụng đến hết tháng 10/2011

Xem chi tiết vào đây: http://www.hoanghac-beauty.com/tarticles.aspx?mf=513

Meo.vn

Bà nội dùng dao lam cắt rốn bé sơ sinh nguy kịch

Hơn một tuần sau ngày chào đời, bé K. bỏ bú liên tục quấy khóc và lên cơn co giật, tại bệnh viện cháu được chẩn đoán nhiễm uốn ván. Mọi người thất kinh nhớ lại lúc đỡ đẻ, bà nội đã dùng dao lam để cắt rốn cho cháu.

Sau một tuần được chuyển đến bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM bé H.K. (sinh ngày 16/3/2012, ngụ tại Đắc Nông) vẫn chưa thể qua khỏi cơn nguy kịch. Anh Y.T. (29 tuổi) cha đẻ của bé cho biết: “Gia đình tôi sống cách xa trung tâm xã, hôm vợ tôi trở dạ sinh trời mưa đường trơn nên không thể chuyển đến bệnh xá được. Trong gia đình có mẹ tôi trước đây làm y tá nên bà đã đỡ đẻ cho tại nhà. Sau khi con bé ra đời, bà dùng dao lam để cắt rốn… ngờ đâu hậu quả lại nghiêm trọng thế này”.

Bà nội dùng dao lam cắt rốn bé sơ sinh nguy kịch
Sau một tuần điều trị bé H.K. vẫn chưa qua được cơn nguy kịch

Được biết, sau ngày sinh một tuần, bé H.K. bắt đầu quấy khóc bỏ bú, gia đình đã chủ quan nên không đưa đến bệnh viện. Sang ngày thứ 10 bé bắt đầu lên cơn co giật, gồng cứng người lúc này cháu mới được chuyển đến bệnh viện tỉnh Đắc Nông khám. Tại đây qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ kết luận cháu bị nhiễm uốn ván sơ sinh nên chuyển lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới trong tình trạng rốn của bé có dịch, mủ màu vàng cháu đã được cho dùng kháng sinh chống co giật và chích cơ hỗ trợ hô hấp. Tuy nhiên, do sức quá yếu nên bệnh đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng huyết, viêm phổi dẫn đến suy hô hấp. Hiện cháu đang phải hỗ trợ thở máy với tiên lượng rất nặng.

Cũng theo anh Y.T. bé H.K. là con đầu lòng của vợ chồng anh, cô vợ trẻ mới 18 tuổi lại sống ở vùng hẻo lánh nên trong thời gian mang bầu đã không được tiêm phòng đầy đủ.

(Theo Dantri)

Vệ sinh “núi đôi” khi nhiễm trùng

Sau đẻ, vú rất dễ bị nhiễm trùng nếu không vệ sinh tốt.

Vú nhiễm trùng không chỉ ảnh hưởng tới việc nuôi con mà còn có thể bị biến dạng, mất thẩm mỹ về sau.

Khi phụ nữ đang cho con bú, vú chứa đầy sữa là một môi trường vi khuẩn dễ phát triển. Đứa trẻ thường cắn và ngậm vú gây nứt nẻ dưới da và mở đường cho vi khuẩn xâm nhập.

Trong một số trường hợp tuyến vú bị tắc nghẽn, sữa đặc lại dẫn đến lưu thông tuyến sữa không tốt và nhiễm trùng. Biểu hiện đầu tiên thường là hiện tượng nứt núm vú (nứt cổ gà), khi con bú bà mẹ thấy rất đau. Ở mức độ nặng hơn, vú sẽ sưng nóng, có mảng đỏ trên da và đau mỗi ngày 1 tăng, kèm theo sốt.

Ở nách bên vú đau thường nổi hạch và do đau nên hạn chế cử động cánh tay. Nếu nhiễm trùng nặng hơn sẽ thành áp xe vú. Khi bị viêm vú không nên cho con bú mà dùng bơm hút sữa để vắt. Ở giai đoạn đầu mới nứt cổ gà có thể cho trẻ uống sữa vắt ra, giai đoạn sau không nên cho uống vì có thể sữa lẫn mủ.

Khi bị viêm vú cần dùng vải xô thấm nước lạnh hoặc nước đá đắp lên nơi sưng đau và người mẹ cần đi khám để bác sĩ kê đơn kháng sinh chữa trị nhiễm khuẩn.

Để tránh nhiễm trùng vú, hằng ngày, sản phụ cần lau rửa kỹ hai bầu vú và núm vú bằng nước đun sôi để ấm, không dùng xà phòng. Nên dùng khăn xô mềm, không nên lau rửa bằng khăn mặt. Không kỳ cọ mạnh vì có thể làm xước núm vú. Đầu tiên lau ở núm vú sau lau đến quầng vú và lan dần ra cả vú. Khăn đã lau ra ngoài thì không lau trở lại núm vú nữa.

BACSI.com (Theo Khoa học & Đời sống)

Rận có thể lây qua quan hệ tình dục

Gần đây, tôi đã điều trị cho khá nhiều nam giới bị ngứa ở khu vực xung quanh bộ phận sinh dục hoặc các vùng có lông trên cơ thể

Điều đáng nói là rất nhiều trường hợp trong số này trước đó đã nghĩ rằng mình bị nấm hoặc do nhiễm trùng mà không biết là bị rận nên điều trị tốn kém mà không khỏi bệnh.

Rận là sinh vật ký sinh nhiều chân, thân trắng, bám rất chắc vào da và các vùng có lông trên cơ thể để hút máu. Nếu để ý trên quần áo của bệnh nhân sẽ thấy những đốm vàng nhỏ ly ti.

Rận chết sau khoảng vài ngày nếu không tiếp xúc được với cơ thể người. Khi chúng hút máu, chất độc ở tuyến nước bọt xâm nhập vào da chúng ta gây ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi nhưng có khi không kèm theo triệu chứng nào cả.

Rận thường phát tán do tiếp xúc mà chủ yếu là qua hoạt động tình dục. Bên cạnh đó, giường chiếu, chăn đệm nếu có rận trú ngụ cũng là môi trường rất dễ lây nhiễm.

Để điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh nên đến gặp thầy thuốc để được khoanh vùng nhiễm bệnh và chỉ định dùng thuốc bôi hay thuốc uống. Nên cạo sạch lông ở vùng có rận và tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ nhiều lần trong ngày với xà phòng.

Nếu ở vùng xa không tiện gặp thầy thuốc thì có thể tự giải quyết bằng cách cạo sạch vùng lông bị rận đốt, sau đó bôi dầu hỏa (dầu hôi) lên vùng vừa cạo sạch lông, sau chừng 30 phút rận sẽ chết và rụng ra.

Lúc đó, dùng xà phòng hoặc dầu gội đầu để rửa sạch dầu hỏa; tạm ngừng quan hệ tình dục cho đến khi hết bệnh, đặc biệt là tình dục không an toàn; tránh tiếp xúc quá thân mật giữa người với người.

Quần áo, khăn, giường chiếu của người bệnh dùng trước đó cần được luộc bằng nước đun sôi rồi phơi dưới ánh nắng.

(Theo NLD)

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng âm đạo

Một số dấu hiệu dưới đây cho thấy dịch âm đạo bất thường, có thể bị nhiễm trùng.

- Dịch âm đạo thay đổi trong màu sắc, kết cấu (đặc, dính) hoặc số lượng.

- Dịch tiết liên tục tăng.

- Xuất hiện ngứa, khó chịu hoặc phát ban vùng kín.

- Âm đạo rát như có lửa cháy khi đi tiểu.

- Ra máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt.

- Dịch âm đạo tiết như phomát.

- Mùi hôi kèm nước dịch vàng, xanh lục, trắng hoặc xám.

Nếu bạn tiết dịch kèm theo một trong số những triệu chứng trên, bạn nên đi khám phụ khoa sớm để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Những bất thường ở dịch âm đạo là phổ biến và có thể, bạn đã bị nhiễm trùng, trong đó thường gặp nhất là viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nấm âm đạo.

Tuy nhiên, điều quan trọng là không bao giờ được tự chẩn đoán nấm âm đạo rồi dùng thuốc mà không được bác sĩ kê đơn.

(Theo M&B)

Coi chừng bỏ qua dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Một trong những yếu tố khiến bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ thêm nặng, phức tạp, có thể tử vong  nhanh là do tái sốc.

Ảnh minh họa.

Đặc điểm tái sốc bởi sốt xuất huyết ở trẻ

Một trong những yếu tố khiến bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ thêm nặng, phức tạp, có thể tử vong  nhanh là do tái sốc. Việc chữa trị cho một bệnh nhi tái sốc là rất khó khăn đối với bác sĩ.

Qua khảo sát của các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 trên 280 bệnh nhi sốt xuất huyết vào chữa trị tại bệnh viện cho thấy, thời điểm trẻ mắc sốt xuất huyết bị sốc thường rơi vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của bệnh (tính từ lúc trẻ có triệu chứng sốt). Bình quân trẻ sốt xuất huyết có thể rơi vào tái sốc trở lại ở giờ thứ 12 kể từ khi bị sốc lần đầu.

Vì thế, buộc bác sĩ và nhân viên y tế của ca trực phải theo dõi sát bệnh nhi, theo dõi thật kỹ càng để phát hiện sớm, kịp thời xử trí khi trẻ sốt xuất huyết bị tái sốc. Nhất là phải theo dõi dấu sinh hiệu (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở), đặc biệt nhất là mạch; theo dõi chức năng đông máu… Nếu không theo dõi sát dễ bỏ qua, trẻ có thể bị nguy kịch.

Dễ nhầm tưởng

Trong phần báo cáo “Thách thức trong chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết hiện nay”, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) lưu ý các đồng nghiệp, rất dễ chẩn đoán nhầm bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhũ nhi với nhiễm trùng sơ sinh; và lưu ý việc truyền dịch (nước biển) quá nhiều ở trẻ sốt xuất huyết nhũ nhi cũng dễ dẫn đến tử vong. Cần phải khám, theo dõi kỹ nếu không dễ bỏ qua bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.

Tương tự, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng lưu ý, sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh khó phân biệt với nhiễm trùng sơ sinh trong những ngày đầu của bệnh. Nên nghi ngờ sốt xuất huyết sơ sinh ở những trẻ có sốt liên tục 3-4 ngày, trong khi tổng trạng tốt, các xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng khác đều bình thường.

95% các trường hợp sốt xuất huyết Dengue xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi, trong đó bệnh xảy ra ở trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi chiếm khoảng 5%. Các trường hợp sốc do sốt xuất huyết ở trẻ dưới 2 tuổi có biểu hiện lâm sàng đa dạng, phức tạp, dễ bỏ sót chẩn đoán, bệnh diễn biến nhanh đưa đến các biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa… Vì thế, trẻ có thể tử vong nếu không được theo dõi sát từ phía bác sĩ.

BACSI.com (Theo Khoemoingay)

Những điểm bất lợi của ‘ti giả’

Các chuyên gia cho rằng, dùng núm vú cao su (ti giả) trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm trùng tai.

Lý do là vì:

- Lực hút sẽ khiến vi khuẩn từ miệng của bé vào các kênh hẹp giữa hai tai và cổ họng (ống eustachian) gây nhiễm trùng tai.

- Nếu em bé mút ti giả nhiều, nó có thể ảnh hưởng tới cấu trúc của miệng. Điều này khiến các chất nhầy không thoát ra khỏi ống eustachian, dễ gây nhiễm trùng tai.

Nhưng nếu bạn phải nhờ đến “trợ thủ đắc lực” là “ti giả” thì bé mới ngủ ngon thì bạn nên hạn chế thời gian cho bé mút ti giả (chỉ cho phép lúc đi ngủ).

Ngoài ra, ti giả còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé theo những cách khác. Bé mút ti giả thường dễ bị nhiễm trùng ngực và rối loạn tiêu hóa hơn. Nguyên nhân chính xác chưa được các chuyên gia làm sáng tỏ nhưng sử dụng ti giả có liên quan tới sự gia tăng: nôn mửa, sốt, tiêu chảy, đau bụng.

Ảnh minh họa

Những bé nghiện ti giả cũng ảnh hưởng tới phát triển răng. Điều này khiến các răng ở hàm trên và hàm dưới không khớp, đặc biệt nếu bé dùng ti giả cho đến khi 3 tuổi hoặc lâu hơn. Ti giả còn ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ ở bé. Bởi những bé nghiện mút ti sẽ lười nói hoặc ngại tạo ra âm thanh.

Mút ti giả cũng ảnh hưởng tới mút ‘ti thật’

Không nên cho bé mút ti giả trước 6-8 tuần tuổi. Bởi vì, nếu cho bé làm quen với ti giả quá sớm thì bé sẽ quen với núm vú cao su của ti giả mà “e ngại” với ti mẹ thật. Bé sẽ khó khăn để chuyển đổi “chất liệu” từ ti giả sang ti mẹ. Đó là lý do khiến bé lười mút ti mẹ hơn.

Bạn cũng không biết khi nào bé khóc do đói hoặc khóc do đòi ti giả. Vì thế, bạn có thể bỏ lỡ các cữ bú cho bé vì tưởng bé muốn ngậm ti giả.

Ngực mẹ có thể không nhận đủ kích thích (do bé lười mút). Điều này khiến người mẹ tin là mình không đủ sữa nên không cho con bú đủ trong 6 tháng đầu đời.

Lưu ý nếu bé đang mút ti giả: Chỉ nên cho bé ngậm ti giả khi muốn dỗ bé ngủ. Bằng cách này, bé sẽ không bỏ lỡ thời gian và cơ hội để mút ti thật.

Khoảng 6-12 tháng là thời điểm để bạn cai ti giả cho con. Càng cai sớm thì càng dễ.

Cần giữ ti giả luôn sạch sẽ (có thể khử trùng như cách bạn khử trùng bình sữa cho con). Kiểm tra ti giả thường xuyên để phát hiện những vết lõm, rách, hỏng có thể chứa vi trùng. Không nhúng ti giả vào đồ ăn ngọt như mật ong hay nước quả vì nó có thể làm bé sâu răng.

Meo.vn (Theo Mevabe)

Thiếu tinh trùng có nguy hại gì cho phe XY?

Phe con trai mau mau nghía vô xem nào!

XY thiếu tinh trùng có thể dẫn tới vô sinh. Người bị mắc chứng tinh trùng thấp, tinh dịch có tính kiềm, lượng tinh dịch ít, không đủ trung hòa tính axit trong “cô bé”, từ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và sức sống của tinh trùng.

Cụ thể, thiếu tinh trùng sẽ dẫn đến những nguy hại dưới đây:


1. Hệ thống miễn dịch của chính cánh XY dẫn đến thiếu tinh trùng

Khả năng tự miễn dịch của phe XY có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chính họ. Kháng thể chống tinh trùng có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sự vận chuyển và sản xuất tinh trùng.

2. Nội tiết của bất thường

Gò não dưới, tuyến yên, trục tuyến sinh sản hoạt động bình thường sẽ quyết định chức năng sinh tinh. Bất cứ "mắt xích" nào phát sinh gây trở ngại đều có thể trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh của XY, dẫn đến chất lượng tinh trùng ít.

3. Bệnh thiếu tinh trùng có thể dẫn tới “tinh hoàn ẩn”

Tinh hoàn ẩn là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch. Khoảng 60% người bị tinh hoàn ẩn một bên dẫn đến vô sinh. Do vậy nếu XY nào có mật độ tinh trùng thấp, lại bị tinh hoàn ẩn nên điều trị kịp thời.

4. Nhiễm trùng đường sinh sản

XY bị bệnh thiếu tinh trùng sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường sinh sản, có thể ảnh hưởng đến các tiêu chí hóa nghiệm trong tinh dịch.

5. Nhiễm sắc thể bất thường

Sự biến đổi khác thường của nhiễm sắc thể đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến mật độ, tỉ lệ hoạt động và hình dạng tinh trùng.

6. Một số nguy hại khác

Nhiệt độ của bìu quá cao, tổn thương phóng xạ, ảnh hưởng của các sản phẩm hóa học và thuốc đều có khả năng dẫn đến bệnh thiếu tinh trùng.

Meo.vn (Theo iOne)

“Đọc bệnh” qua móng tay

Những căn bệnh trầm trọng hơn như bệnh gan, bệnh phổi, bệnh tim… có thể xuất hiện tín hiệu trên móng tay của bạn.

Bạn nên biết móng tay của bạn có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn. Móng tay có sọc trắng, móng tay có màu hồng pha loãng, móng tay có bề mặt gợn sóng hoặc móng tay bị va đập …có thể cho biết dấu hiệu bệnh tật trong cơ thể. Những căn bệnh trầm trọng hơn như bệnh gan, bệnh phổi, bệnh tim… có thể xuất hiện tín hiệu trên móng tay của bạn. Hãy đọc các dấu hiệu sau trên móng tay để biết về tình trạng sức khỏe của bạn nhé.

Móng tay có nhiều sọc trắng


Móng tay có nhiều sọc trắng nhạt có thể là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng như: bệnh thiếu máu; bệnh suy tim sung huyết; bệnh gan; suy dinh dưỡng

Móng tay trắng dã


Nếu móng tay chủ yếu là màu trắng có vành xung quanh màu tối, điều này có thể báo hiệu các bệnh lý về gan như viêm gan. Trong ảnh này, bạn có thể thấy các ngón tay cũng bị vàng da, một dấu hiệu của bệnh lý về gan.

Móng tay có màu vàng


Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của móng tay màu vàng là do bị nhiễm nấm. Các trường hợp nhiễm trùng nặng hơn, các móng tay có thể bị co lại và dày lên. Trong trường hợp hiếm gặp, móng tay màu vàng có thể chỉ ra một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như bệnh tuyến giáp nặng, bệnh phổi, bệnh tiểu đường, hoặc bệnh vẩy nến.

Móng tay có màu xanh nhạt


Móng tay với một màu xanh nhạt có nghĩa là cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Điều này có thể chỉ ra một thủ phạm là nhiễm trùng ở phổi như viêm phổi. Một số vấn đề về tim có thể được kết hợp với móng tay màu hơi xanh.

Móng tay có bề mặt gợn sóng


Nếu bề mặt móng tay bị gợn sóng, điều này có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh vẩy nến hay viêm khớp. Sự đổi màu của móng tay là phổ biến, da dưới móng tay có thể được nhìn thấy dưới màu nâu đỏ.

Móng tay bị nứt nẻ


Móng tay khô, giòn, nứt nẻ thường xuyên liên quan với bệnh tuyến giáp. Nứt nẻ kết hợp với một sắc màu vàng có nhiều khả năng do nhiễm nấm.

Móng tay bị phồng húp


Nếu da xung quanh móng tay xuất hiện màu đỏ và sưng phồng, điều này được gọi là viêm nếp gấp móng tay. Nó có thể là kết quả của lupus hoặc một rối loạn mô liên kết. Nhiễm trùng cũng có thể gây tấy đỏ và viêm nếp gấp móng tay.

Viền móng tay bị đen hay sậm màu


Viền móng tay bị đen hay sậm màu nên được điều trị càng sớm càng tốt. Chúng đôi khi gây ra bởi khối u ác tính, loại nguy hiểm nhất của ung thư da.

Móng tay bị mòn


Móng tay bị mòn (xem ảnh dưới) do thói quen cắn móng tay ở một số người. Cắn móng tay là một dấu hiệu của sự lo lắng dai dẳng, liên quan đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nếu bạn không thể dừng lại thói quen cắn (mút) móng tay, thì bạn hãy nên đến gặp bác sĩ để điều trị móng tay bị mòn của bạn nhé .

Mặc dù những thay đổi của móng tay đi kèm với nhiều điều kiện, những thay đổi này không hẳn là dấu hiệu đầu tiên của một căn bệnh. Có vài trường hợp bất thường ở móng tay là vô hại. Nếu bạn đang quan tâm đến những bất thường xảy ra với móng tay của bạn, hãy đến một bác sĩ da liễu để được khám kỹ càng hơn.

Meo.vn (Theo VTC)

Khi trẻ bị nổi hạch ở cổ

Hạch có ở nhiều nơi trong cơ thể, thường không sờ được. Chúng thực ra là các tổ chức lympho có chức năng sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh: vi trùng, vi sinh vật, virut…

Vì sao trẻ bị hạch ở cổ?

Hạch lympho đóng vai trò quan trọng đối với khả năng đề kháng của cơ thể. Hạch thường sưng lên khi cơ thể chống chọi với sự viêm nhiễm gây ra do vi trùng gây bệnh tại chỗ hoặc bệnh toàn thân.

Các hạch sau tai bị sưng thường là kết quả của cảm cúm, viêm họng, viêm da đầu, hoặc một số bệnh nhiễm như Rubella, tăng đơn nhân nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp nhất định, sưng hạch là dấu hiệu của những nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn. Những vị trí hạch dễ bị sưng sờ được là vùng 2 bên cổ, sau tai, nách và bẹn. Trong đó, hạch sưng thường làm các bậc phụ huynh lo lắng khi sờ thấy là ở vùng cổ, sau tai.

Hạch cũng sưng lên trong trường hợp do vết côn trùng cắn hay vết thương rách da. Chúng có thể sưng kể cả đối với những bệnh truyền nhiễm thông thường mà trẻ em thường hay mắc phải.

Khi hạch sưng to, kéo dài, trẻ sốt cao thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi hạch bị viêm

Viêm hạch có thể do siêu vi trùng gây ra, cũng có thể do vi trùng lao. Một số trường hợp trẻ có viêm amiđan, viêm tai, viêm xoang, các hạch vùng quanh tai, dưới cằm và quanh cổ cũng to ra và hơi đau, nhưng sau khi điều trị các bệnh lý trên, hạch vùng lân cận sẽ nhỏ lại, hết đau.

Trường hợp viêm hạch nhiễm trùng, trẻ sẽ có sốt cao, hạch sưng to, đỏ, nóng đau, có thể bị áp xe do có mủ bên trong hạch hay bị rò mủ ra ngoài. Trẻ cần được trị liệu với kháng sinh thích hợp, khoảng 7-10 ngày sẽ khỏi bệnh và không để lại di chứng gì. Nếu có tụ mủ, trẻ sẽ được rạch và dẫn lưu mủ.

Hạch mới phát hiện thường chỉ to bằng hạt đậu, di động dưới da, không đau hoặc chỉ đau ít. Viêm nhiễm nặng có thể làm các hạch sưng lên thành những khối u to chắc và rất đau. Các hạch lympho có thể tiếp tục sưng lên khá lâu kể cả khi hết bị viêm nhiễm.

Cảm giác đau ở hạch sưng là do sự phồng lên nhanh chóng của hạch trong thời kỳ đầu chống chọi với bệnh truyền nhiễm và sẽ biến mất sau vài ngày. Thời gian hạch nhỏ lại thường lâu hơn thời gian chúng bị sưng lên.

Bệnh không nguy hiểm nếu trẻ được khám và chữa trị kịp thời. Ngược lại, nếu trẻ không được điều trị, vi trùng sẽ lan vào máu gây nhiễm trùng toàn thân, nguy hiểm cho tính mạng.

Chăm sóc và điều trị

Nếu hạch sưng nhỏ đi kèm với cảm lạnh, viêm họng, viêm tai hay viêm nhiễm nhẹ, và các hạch không có dấu hiệu đỏ đau không cần điều trị cụ thể. Bạn có thể tiếp tục theo dõi tại nhà dưới sự hướng dẫn của y tế.

Kháng sinh đường uống có thể dùng để điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn. Nếu trẻ có sốt hoặc sưng đau nhiều ngay vị trí hạch viêm, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen, với liều 10 – 15 mg cho mỗi kilogram cân nặng. Tuy nhiên, trẻ cần uống thuốc theo toa bác sĩ chỉ định và tiếp tục uống cho đủ liều ngay cả khi triệu chứng bệnh có giảm bớt hoặc hết triệu chứng.

Thời gian này, bạn nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp chất bổ dưỡng chủ yếu là chất đạm (thịt, cá, tôm cua, đậu đỗ), các vitamin và chất khoáng có nhiều trong hoa quả, rau xanh.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát kích thước hạch. Ba mẹ có thể dùng bút vẽ lại đường kính của hạch và so sánh với những lần sau xem hạch có tăng kích thước hay không. Khi bệnh đã hết nhưng hạch chưa nhỏ lại. Với những hạch này thì bạn không phải lo lắng và không cần điều trị hạch cũng tự mất đi.

Nên cho trẻ tái khám theo hẹn của bác sĩ điều trị.

Lưu ý

Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khi trẻ có những dấu hiệu sau:

- Trẻ sốt trên 38oC mà không tìm thấy nguyên nhân khác.

- Hạch sưng to, có màu đỏ, sờ thấy rất chắc và đau.

- Sưng hạch có liên quan đến những dấu hiệu nhiễm trùng khác ở các vết thương.

- Da có những vết thương bị chảy máu, bị sưng và đau.

- Các hạch tiếp tục sưng to hoặc xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo dài trên 2 tuần.

Khi thấy trẻ bị rất nhiều hạch ở nhiều nơi như gáy, chẩm, sau tai, góc hàm, sau cơ ức đòn chũm… thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa lao để xem trẻ có bị bệnh lao sơ nhiễm, hay lao hạch, bệnh về máu…

Meo.vn (Theo Meyeucon)