Lưu trữ cho từ khóa: nhiễm trùng máu

Tắm lá cho trẻ có thể gây nhiễm trùng máu

Thời tiết nắng nóng khiến trẻ hay bị ngứa ngáy, nổi rôm, mụn. Nhiều bà mẹ theo kinh nghiệm dân gian đã dùng các loại lá để tắm cho trẻ. Đã không ít trường hợp trẻ nhập viện do viêm da, nặng hơn là nhiễm trùng máu từ việc lắm nước lá.

Con viêm da vì mẹ cho tắm lá

Thường vào những ngày hè nắng nóng, trẻ hay mắc các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt… Rất nhiều bà mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm tắm các loại lá cho con vì “vừa tốt, vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không có hóa chất”.

Con mới được 9 tháng  tuổi, ngày nào chị Xuân (Thái Hà, Đống Đa) cũng đi chợ mua một bó lá thập cẩm như là bồ công anh, kinh giới, hương nhu, hạt mùi… về tắm cho con. Sau mấy hôm tắm nước lá, chị thấy con biểu hiện sốt nhẹ, một số vùng da ở đùi, mông, bụng … xuất hiện mẩn đỏ, các mụn nước bắt đầu xuất hiện trên da bé, chị mới vội vàng bế con vào viện. Sau khi khám lâm sàng, các bác sĩ phán con chị bị viêm da mẩn cảm. “Tưởng tắm nước lá cho con có thể trị sạch mụn nhọt, ai ngờ lại bị viêm da”, chị Xuân than thở.

Chị Hồng Thái (Khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ, con chị mới 5 tháng tuổi, mẹ chồng ở dưới quê  lên thăm cháu có hướng dẫn chị, vào hè thời tiết nắng nóng  nếu trẻ bị mụn kê thì dùng lá chè, kinh giới tắm cho bé. Nếu trẻ bị lở chốc, mụn nhọn thì dùng thêm nhọ nồi, cây hoa ngũ sắc, rau chận vịt, cây sài đất… tắm rất tốt. Thấy thế hàng ngày chị mua các loại lá trên về tắm cho bé phòng mụn nhọt rôm sảy… Tuy nhiên sau thời gian tắm trên người bé xuất hiện một số mụn tấy đỏ, nổi từng mảng ban như mề đay, bé có biểu hiện sốt, quấy khóc… Lo lắng, chị cho bé đi khám bác sĩ kết luận con chị viêm da dị ứng.

tam-la-cho-tre-co-the-gay-nhiem-trung-mau

Rất nhiều loại lá thường được các mẹ sử dụng để tắm cho con mà không hề biết không phải trẻ nào cũng phù hợp với việc tắm lá. (Ảnh minh họa)

Nguy cơ nhiễm trùng cao

Bác sĩ Minh Tân (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cho biết, hiện tượng viêm da do tắm lá vào mùa hè thường gặp nhất nhiều. Nhiều trẻ vào viện điều trị trong tình trạng da mẩn đỏ, cơ thể nổi đầy mụn nước, phải nằm viện điều trị dài ngày. Nguyên nhân thường thấy là các bậc cha mẹ dùng những thứ lá như: kinh giới, chân vịt, dẻ quạt… tắm cho trẻ theo kinh nghiệm truyền miệng. Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng các loại nước lá có khả năng chữa bệnh ngoài da.

Việc sử dụng các loại lá theo hình thức truyền miệng để tắm cho con mỗi khi thấy trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa có thể làm trẻ bị viêm da. Khi da trẻ bị trầy xước, nếu dùng lá để tắm sẽ càng làm cho làn da non nớt của trẻ bị ngứa, mẩn đỏ tăng lên. Đó là còn chưa kể đến nhiều loại lá cây mọc ở bờ bụi, ven đường, bờ ruộng bị nhiễm khuẩn, có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi vẫn không diệt hết mầm bệnh, sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao cho bé.

Bác sĩ Tân cho biết thêm, có những trẻ tắm nước lá nhưng không bị làm sao là do cơ địa của từng trẻ, không phải trẻ nào cũng có thể tắm được nước lá, tuyệt đối không tắm khi trẻ đang mắc các bệnh ngoài da.

Do vậy, nhiều phụ huynh không tìm hiểu kĩ đã vội vàng tắm nước lá cho con, dẫn đến hậu quả con bị viêm da do nhiễm khuẩn, trong trường hợp này, nếu không điều trị kịp thời sẽ dấn đến nguy cơ nhiễm trùng máu, thậm chí đe dọa tính mạng trẻ, bác sĩ Tân chia sẻ thêm.

Phòng bệnh viêm da ở trẻ nhỏ

Khi trẻ mắc các bệnh về da, nguyên nhân đầu tiên các mẹ nên nghĩ tới là do không giữ vệ sinh da cho con thật tốt. Ở trẻ em, do da mỏng, sức đề kháng yếu hơn, chưa thích ứng được với những thay đổi đột ngột của môi trường nên càng dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì thế, để phòng các bệnh mụn nhọt, viêm da, nhiễm trùng da ngày hè, cha mẹ cần giữ việc giữ vệ sinh da cho bé là vô cùng quan trọng.

tam-la-cho-tre-co-the-gay-nhiem-trung-mau

Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ mỗi ngày là cách tốt nhất để phòng tránh viêm da, rôm sẩy cho bé. (Ảnh minh họa)

Mẹ cần tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng xà phòng tắm, sữa tắm dành riêng cho trẻ. Mặc quần áo thoáng, sạch sẽ cho con.

Khi cơ thể bé xuất hiện các nốt mẩn ngứa, mụn nhọt mẹ cần cắt móng tay cho con để hạn chế việc trẻ gãi gây trầy xước dẫn đến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, dễ dẫn tới nhiễm trùng da.

Đối với những trường hợp da trẻ bị mụn nhọt, mẩn ngứa khi phải bôi thuốc cho con, cha mẹ cần vệ sinh tay trước khi bôi thuốc, để phòng vi khuẩn có trong tay có thể xâm nhập qua các vết xước.

Khi phát hiện da trẻ có các biểu hiện bất thường, viêm nhiễm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị phù hợp, tuyệt đối không nghe các kinh nghiệm truyền miệng để chữa bệnh cho con.

Theo Afamily.vn

Mụn nhọt có gây nhiễm trùng máu không?

Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt?

Haidang…@gmail.com

mun-nhot-co-gay-nhiem-trung-mau-khong

BS Huỳnh Huy Hoàng – BV Da liễu TP.HCM trả lời:

Nhọt do độc lực của vi trùng gây viêm, hoại tử tổ chức dưới da.

Đầu tiên là một cục cứng, đỏ, đường kính 1-2cm, đau, sau đó mềm dần trong khoảng 7-10 ngày và mềm nhũn, vỡ ra, chảy ra mủ đặc, trắng vàng, khi chảy ra hết mủ thì nhọt hình thành sẹo.

Khi mới nổi nhọt có thể gây đau, sốt, nổi hạch ở vùng kế cận.

Một số ít trường hợp, tụ cầu vàng có thể vào máu gây nhiễm trùng máu, làm tắc nghẽn xoang hang ở sau não, dẫn đến viêm màng não, rất nguy hiểm.

Cách xử trí nhiễm trùng da:

- Vệ sinh da sạch sẽ, giữ thoáng mát.

- Tắm thuốc tím pha loãng giúp hạn chế nhiễm trùng da.

- Bôi thuốc chống nhiễm trùng như Eosine, Milian, Fucidin, Bactroban.

- Dùng kháng sinh khi cần thiết. Tuy nhiên, không nên tự dùng thuốc mà phải có hướng dẫn của bác sĩ để tránh lờn thuốc về sau.

Theo Phunuonline.com.vn

Thai phụ mắc tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị nhiễm trùng

ANTĐ - Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị các nhiễm trùng nguy hiểm so với thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.

Dạng nhiễm trùng nguy hiểm có thể do MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin).

Nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ có liên quan với bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thuộc đại học California, Los Angeles thì nguy cơ không xảy ra ở thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Ảnh minh họa
Các kết quả này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu gồm hơn 3,5 triệu phụ nữ tại một bệnh viện. Họ phát hiện 5% số bà mẹ bị tiểu đường trong thời gian mang thai và 1% bị tiểu đường trước khi mang thai. Có 600 ca nhiễm MRSA ở các bà mẹ sau khi sinh. Nguồn nhiễm hay gặp nhất là qua da, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục, nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu.

Mặc dù nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan giữa nguy cơ nhiễm MRSA ở thai phụ mắc bệnh tiểu đường song không chứng minh mối quan hệ nhân quả.

Linh Linh
Theo MM

Làm sao để trẻ sơ sinh không bị nhiễm trùng máu?

Chào bác sĩ,

Em mới sanh 6 tháng rưỡi nhưng con em sanh ra được 9 ngày thì cháu đã mất do nhiễm trùng máu. Nay em mới có thai được 4 tuần nhưng em sợ đứa sau có nguy cơ mang bệnh giống như đứa trước. BS cho em hỏi cách phòng tránh để con em ra đời được khỏe mạnh?

Em cám ơn BS nhiều!(Mỹ Hằng – Hậu Giang)

lam-sao-de-tre-so-sinh-khong-bi-nhiem-trung-mau

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:

Em Mỹ Hằng thân mến!

Trường hợp của bé được gọi là nhiễm trùng sơ sinh (NTSS), nhiễm trùng này có thể mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh, tác nhân gây bệnh có thể do virus hoặc vi trùng.

Bé có thể bị nhiễm trùng từ các bệnh lý của mẹ (lây lan qua đường máu như bệnh  Rubella, giang mai bẩm sinh, HIV…), nhiễm trùng ối, trong lúc chuyển dạ hoặc do bé có bệnh lý mắc phải sau sanh.

Do đó, AloBacsi cần biết bé của em bị nhiễm trùng máu là do nguyên nhân nào, bệnh lây qua đường nào… AloBacsi mới tư vấn cụ thể hơn cho em được.

Thân mến!

(Theo Alobacsi)

Chữa loét da người già: chớ qua loa

Người cao tuổi thường mắc nhiều chứng bệnh phải nằm lâu, cùng với tình trạng tiêu tiểu không tự chủ rất dễ gây loét da nhất là vùng xương cụt. Trường hợp nặng có thể loét tới xương và nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. Do vậy, sự quan tâm của gia đình giúp người già phòng ngừa loét là rất quan trọng.

Như chúng ta đều biết, cơ thể được một lớp da bao bọc bên ngoài để bảo vệ, giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, nếu không được chăm sóc ngay từ đầu thì từ một vết loét nhỏ sẽ dẫn đến một vết thương có mủ, rất lâu lành gây thêm đau đớn cho bệnh nhân, nhất là đối với người cao tuổi khi sức đề kháng đã giảm khiến việc điều trị càng khó hơn.

Những dấu hiệu khi xuất hiện loét

Loét dễ xuất hiện vào mùa nóng, do tiết mồ hôi nhiều, sự ẩm ướt của việc tiểu tiện đối với những bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ, hoặc nằm lâu trên một mặt phẳng cứng, hoặc không thể tự xoay trở được thường xuyên như bệnh nhân bị liệt, nhất là liệt hai chân, bệnh nhân hôn mê do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não…

Vùng da thường tiếp xúc với mặt giường nhiều lúc đầu sẽ không đau hoặc đau ít, sau đó dần dần đỏ lên, vài ngày sau sẽ giống như một vết phỏng, có những mụn nước bao bọc, nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ bị vỡ, có màu đỏ bầm và sau đó đen lại do hoại tử tổ chức phần mềm, khi sờ sẽ thấy lạnh. Do đó khi xuất hiện vết loét cần phải được chăm sóc để ngăn chặn sự lan rộng, vết loét càng sâu thì càng dễ nhiễm trùng dẫn đến việc điều trị lâu hơn, gây thêm đau đớn cho bệnh nhân.

Vùng da nào dễ loét nhất?

Bệnh nhân nằm bất cứ tư thế nào cũng rất dễ gây ra loét ở những nơi mà xương nhô lên, có lớp cơ và da bao bọc quá ít.

Tư thế nằm ngửa: dễ loét là vùng sau ót, vùng xương cùng, hai bên xương bả vai, hai cùi chỏ, hai gót chân.

Tư thế nằm nghiêng: nghiêng về phía nào thì bên đó trực tiếp bị ảnh hưởng: vùng thái dương, phía ngoài và trong đầu gối, mắt cá ngoài.

Tư thế ngồi: ảnh hưởng đến phần xương nhô ra khi ngồi mà y học gọi là ụ ngồi xương chẩm.

Cơ thể của người cao tuổi do tiêu hoá kém, hấp thu dinh dưỡng chậm, sức đề kháng kém nên vết loét rất lâu lành. Vì vậy cho dù chỉ là một vết loét thật nhỏ, chúng ta cũng cần phải chăm sóc chu đáo, vì nếu để vết loét càng sâu rộng, sự xâm nhập của vi trùng ngày càng phát triển, sẽ xuất hiện nhiều tế bào hoại tử dẫn đến bội nhiễm phải cắt lọc loại bỏ tế bào chết, bệnh nhân càng đau đớn.

Chăm sóc và xử trí bệnh nhân bị loét

Ngay khi có sự xuất hiện một vùng da nào đó bị đỏ, nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó để kích thích sự tuần hoàn máu, giữ vùng da đó luôn khô thoáng sạch sẽ. Phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bệnh nhân tiểu tiện, nếu bệnh nhân là nam nên gắn bịch nilông ở bộ phận sinh dục, nếu là nữ nên lót giấy thấm hoặc dùng quần lót bằng giấy. Ngoài ra vấn đề dinh dưỡng cũng rất quan trọng, cần dùng nhiều chất đạm, vitamin để tái tạo tế bào đã hoại tử, nâng thể trạng chống đỡ được bệnh tật đang mắc phải cùng với vết loét.

Điều trị vết loét cũng giống như điều trị một vết thương, cần thay băng và chăm sóc mỗi ngày, thường xuyên quan sát vết loét để tránh được hiện tượng lan rộng. Nếu muốn chăm sóc thay băng tại nhà, nên có một nhân viên y tế đến với dụng cụ đã được vô khuẩn; những vết loét có bề mặt lớn cần phải được bác sĩ thăm khám để có được các y lệnh điều trị đúng, giúp vết thương mau lành hơn trên một cơ thể đã suy nhược.

Ngoài ra, phơi nắng vùng da bị hoại tử vào buổi sáng có thể giúp vết thương mau lành.

Vài lưu ý để tránh bị loét da

Khi chăm sóc cho người bệnh phải nằm lâu trên giường, nên thường xuyên thay đổi tư thế cách hai giờ/lần, tốt nhất nên làm thời khoá biểu để trên bàn hoặc nơi dễ chú ý, tự chia sẵn giờ trong ngày, tránh sự trùng hợp mà người sau không biết. Những vùng da bị đỏ không được để bị đè cấn thêm lên, nếu da vùng xương cùng bị đỏ thì phải thay đổi tư thế để bệnh nhân nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Tuy nhiên, tư thế nằm nghiêng dễ làm cho bệnh nhân khó chịu, không nên nằm quá hai giờ. Tư thế nằm sấp nên chú ý dễ tắc nghẽn đường hô hấp của bệnh nhân, tư thế nằm phải được thông khí tốt, có thể cho đầu nằm nghiêng.

Những vùng dễ bị đè cấn phải được chêm lót thêm: nếu nằm ngửa, chêm lót dưới mông, dùng gối kê cao chân không cọ xát vào giường để tránh bị đè cấn vùng gót; nằm nghiêng bên nào thì chêm lót vùng khuỷu tay, mắt cá chân bên đó; nếu nằm sấp thì chêm lót phần trước ngực, mắt cá chân phía trong nơi tiếp xúc trực tiếp drap giường.

Nên thường xuyên giữ cho bệnh nhân được khô ráo, sạch sẽ nhất là sau khi ra nhiều mồ hôi, hay sau khi bệnh nhân tiểu tiện. Thường xuyên xoa bóp ở những nơi dễ bị đè cấn để giúp các mạch máu dễ dàng lưu thông.

ThS.BS Phan Hữu Phước

Meo.vn (Theo SGTT)

Bị nhiễm trùng máu có trị được?

“Con tôi được sáu tháng tuổi. Khám bệnh, bác sĩ nói bé bị nhiễm trùng máu, gây sốt, kêu phải nhập viện. Tôi rất lo vì có người nói bệnh này y học chưa có cách điều trị, có đúng không?”

Trần Diệu (TP.HCM)

ThS.BS Nguyễn Thị Mai Lan, khoa huyết học lâm sàng, bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM: Theo trình bày của chị, có thể cháu đã được làm xét nghiệm cơ bản công thức máu và kết quả có tình trạng phản ứng đối với viêm nhiễm, nên chẩn đoán ban đầu của bác sĩ là nhiễm trùng máu. Bệnh có phương pháp điều trị. Thông thường thời gian điều trị là 7 – 14 ngày, một số ít bé phải được tầm soát thêm một số xét nghiệm chuyên sâu thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Đối với con của chị, nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị để biết tình hình bệnh và tiên lượng của cháu.

Meo.vn (Theo SGTT)

Xử lý nhanh khi bị bỏng

Xử lý nhanh khi bị bỏng

Trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần một sơ suất nhỏ hay một phút bất cẩn cũng có thể gây ra bỏng. Có nhiều cấp độ gây bỏng. Tùy từng mức độ nặng nhẹ. Để có cách xử trí kịp thời, tránh làm thương tổn nặng cho người bệnh.

Các cấp độ bỏng

Theo TS. Nguyễn Như Lâm - Viện Bỏng Quốc gia thì, có nhiều cấp độ bỏng khác nhau nhưng dù ở mức độ nào cũng nên ngâm ngay vết thương vào nước lạnh sạch vì nước lạnh có tác dụng làm mát vết thương và làm loãng các chất độc nếu như bạn bị bỏng vôi, dầu...

Bỏng được chia làm 3 cấp độ:

Cấp độ 1: Vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo.

Cấp độ 2: Cao hơn, xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:

- Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

- Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.

Cấp độ 3: Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời.

Phương pháp sơ cứu khẩn cấp

Cũng theo bác sĩ Lâm, khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để lại những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cũng không được làm bừa, mà cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.

Những trường hợp bỏng nhẹ có thể sơ cứu tại nhà, theo kinh nghiệm dân gian thường bôi nước mắm, xát muối, kem đánh răng, trườm đá... Nhưng, trên thực tế đây lại là phương pháp hoàn toàn phản khoa học vì làm bệnh nhân đau đớn hơn.

Khi bị bỏng, bạn nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch, nếu để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ. Nó làm sạch, mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân.

Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi... thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.

Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ thương tổn lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà  như phích nước nóng, ổ điện, bếp... do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.

Mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc xử lý ban đầu, nếu xử lý sớm và đúng cách sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho người bệnh.

Theo 24H

Loét do nằm lâu một chỗ

Loét do đè ép là một tình trạng hay gặp ở những bệnh nhân nằm viện hay ngoại trú. Loét có thể xảy ra trong vài ngày đầu ở những bệnh nhân hôn mê, chấn thương, nằm bất động một chỗ...

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Các vị trí hay gặp của loét do đè ép

Bà T.T.Đ., 70 tuổi, nhà ở Tân Bình, TP.HCM, nhập viện vì đột nhiên hôn mê liệt nửa người. Các bác sĩ chẩn đoán xuất huyết não, sau thời gian nằm viện hai tuần người bệnh tỉnh lại nhưng vẫn liệt nửa người, tiêu tiểu tại chỗ. Sau khi xuất viện một tuần, bệnh nhân tái khám xuất hiện thêm vết loét ở vùng dưới thắt lưng rất nặng. Đây là một trường hợp loét vì đè ép vì người nhà chăm sóc bệnh nhân quá kém.

Loét do đè ép là một loại tổn thương hoại tử da và mô giữa vùng xương và vật có nền cứng, xảy ra khi nằm hoặc ngồi một tư thế quá lâu khiến mạch máu nuôi dưỡng bị ép nên không cung cấp đủ máu. Nếu tổn thương nhẹ chỉ gây thay đổi màu sắc da thâm đen so với vùng xung quanh và loét chưa hình thành. Loét nông nếu không can thiệp kịp thời có thể trở thành loét sâu, lan đến cơ, xương và nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng lan rộng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nguy hiểm tính mạng.

Nguyên nhân chính của loét do đè ép là do tì đè, gặp ở bất kỳ ai nằm hoặc ngồi một chỗ thời gian dài. Một số yếu tố khác góp phần hình thành loét do đè ép là mất cảm giác, tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, tiêu tiểu không tự chủ, mất khả năng vận động, tổn thương tổ chức che phủ.

Người nhà quyết định

Vai trò của người thân trong nhà với việc phòng bệnh rất quan trọng, nhất là đối với những bệnh nhân già yếu, liệt, hôn mê... Để tránh loét do đè ép nên hạn chế người bệnh bị đè ép kéo dài, nhất là ở những vùng cơ thể hay loét. Xoay trở người bệnh thường xuyên. Giữ cho da khỏe mạnh, khô sạch. Vệ sinh da bằng xà bông có độ pH trung tính và nước máy. Kiểm tra da hằng ngày xem có thay đổi màu sắc hay vết loét hay không. Có thể thoa dung dịch chống loét Sanyrene lên những vùng đè ép mỗi ngày.

Đầu tiên, hiện tượng giãn mạch xuất hiện ở vùng xung quanh tổn thương. Hiện tượng này có thể hồi phục khi loại bỏ nguyên nhân chèn ép, tì đè. Nếu nguyên nhân tì đè không bị loại bỏ, tổn thương tổ chức sẽ không hồi phục.

Các vị trí loét do đè ép hay gặp là vùng xương cùng, gót chân, khuỷu, bả vai, sau ót, tai, mặt ngoài đùi... (xem hình).

Lành sau bốn tuần

Ba điều kiện để một vết loét do đè ép mau lành là giảm áp lực đè ép gây ra loét giúp tái tưới máu tốt vùng bị đè ép, chăm sóc vết loét làm sạch mô chết, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp vết loét chóng khỏi.

Để giảm áp lực đè ép, không nên nằm lên vết loét, dùng nệm hơi hay nệm nước chống loét, gối chêm, thay đổi tư thế thường xuyên mỗi 1-2 giờ.

Chăm sóc vết loét luôn giữ khô sạch, rửa ít nhất một lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý, băng hoặc đắp gạc có tẩm dầu mù u trên vết loét. Vì mô chết làm vết loét lâu lành và dễ bị nhiễm trùng nên chúng cần được làm sạch và cắt lọc khi cần thiết.

Nếu không cung cấp đầy đủ đạm và chất dinh dưỡng thì vết loét sẽ khó lành.

Vết loét khi bị nhiễm trùng sẽ lâu lành và lan rộng, nguy hiểm tính mạng. Cần nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm trùng. Đó là: mủ nhiều, hôi, sưng nóng đỏ đau vùng xung quanh vết loét. Nếu nhiễm trùng lan rộng: sốt lạnh run, lú lẫn kém tập trung, yếu mệt, tim đập nhanh. Có những trường hợp vết loét xì ra bên ngoài với một lỗ rất nhỏ nhưng mô chết ăn luồn sâu bên trong, nếu không chú ý để nhiễm trùng lan rộng sẽ rất nguy hiểm. Cần đi khám ngay khi vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu được chăm sóc tốt, vết loét nhỏ lại từ từ, bề mặt khô sạch, lên mô non. Nếu diễn tiến tốt vết loét sẽ lành sau 2-4 tuần.

Theo TT

Coi chừng việc nặn mụn!

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiĐinh râu là một loại nhọt độc, rất độc, có thể gây tử vong khi không được điều trị kịp thời.

Bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y Lâm Đồng, cho biết: Đinh râu thường xuất hiện ở vùng miệng (môi, mép, cằm) và mũi (kể cả trong lỗ mũi). Bà con thường có kinh nghiệm để 'khoanh vùng' khu vực dễ bị đinh râu bằng cách dùng bàn tay úp lên vùng miệng, theo chiều dọc, vị trí nào nằm trong lòng bàn tay đều là vị trí dễ bị đinh râu. Tất nhiên cách khoanh vùng này chỉ mang tính tương đối, nhưng dù sao cũng được coi là 'vùng cấm' không được đụng vào khi bị mụn nhọt, kể cả mụn trứng cá. Tại vùng này có một hệ thống tĩnh mạch đi vào tĩnh mạch nền của não bộ. Khi vi khuẩn từ các mụn nhọt ở đây lọt vào hệ thống tĩnh mạch sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu - một loại nhiễm trùng toàn thân, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì rất dễ tử vong, ngay cả khi được điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong cũng cao.

Nguyên nhân gây nên đinh râu thường xuất phát từ những việc như nặn mụn trứng cá, mụn nhọt, nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay (nhất là khi để móng tay dài, sắc) gây nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn làm cho đinh râu dễ xuất hiện. Để phòng bệnh, cần lưu ý một số việc sau: Tuyệt đối không được dùng tay (nhất là tay bẩn) để nặn các loại mụn ở khu vực quanh miệng, mũi. Nếu có mụn nhọt chỉ nên dùng thuốc sát trùng (cồn 90 độ hay cồn Idole đậm đặc) chấm lên mụn chờ khi mụn 'chín' thì nhờ cán bộ y tế can thiệp.

Theo Thanh Niên

Chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của tim có từ lúc trẻ còn trong bào thai. Các dị tật này có thể ở các vị trí sau: van tim (hẹp van, hở van, không có lỗ van), buồng tim (tim chỉ có một tâm nhĩ, hay một tâm thất, hay 3 buồng tâm nhĩ), vách ngăn tim hay các động mạch lớn gần tim.Nguyên nhân

Rất khó xác định nguyên nhân gây ra tim bẩm sinh (TBS). Một số ít bệnh TBS là do di truyền, phần lớn còn lại do sự tác động của nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài lên bà mẹ lúc mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên như: bị cảm cúm, sốt phát ban, nhiễm trùng, bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, uống rượu, uống thuốc bừa bãi, sống trong môi trường có nhiều tia X, tia phóng xạ, hóa chất độc hại. Ngoài ra, các bà mẹ trên 40 tuổi sinh con có tỷ lệ bị TBS cao hơn.

Chăm sóc Trẻ bị TBS

Tất cả trẻ bị TBS vẫn phải tiêm phòng như mọi trẻ bình thường khác. Đối với những trẻ còn đang bú sữa, để tránh bị sặc sữa, không được cho trẻ bú khi nằm, phải bế trẻ lên và để đầu trẻ cao khi bú. Nếu trẻ không bú được nhiều, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn bình thường và mỗi lần bú số lượng sữa có thể giảm đi. Đối với trẻ lớn đã ăn cơm, gia đình nên cho trẻ ăn nhạt nhưng vẫn đầy đủ chất bổ dưỡng. Nên cho trẻ ăn chế độ ăn có nhiều rau, trái cây để tránh táo bón. Ngoài ra những trẻ lớn bị suy tim chỉ nên uống nước khi khát. Ngược lại những trẻ bị TBS tím, máu bị cô đặc nhiều, nên uống nhiều nước. Trẻ đang độ tuổi đi học vẫn có thể tiếp tục đến trường; gia đình cần kết hợp với nhà trường để miễn cho trẻ những hoạt động nặng cần phải gắng sức như chơi những môn thể thao đòi hỏi sự gắng sức cao độ, hoặc lao động nặng. Khi trẻ đã bị suy tim nên cho trẻ nằm đầu cao khi ngủ.

Trẻ bị TBS rất dễ bị viêm phổi, để tránh biến chứng này gia đình nên giữ trẻ ấm khi trời lạnh, không cho trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi, không nên hút thuốc lá ở những chỗ trẻ ở. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh ho, cảm cúm thì nên tránh xa trẻ, không nên tiếp xúc với trẻ. Ngoài ra trẻ TBS cũng dễ bị nhiễm trùng vùng răng miệng, từ đó sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim, rất nguy hiểm. Chính vì thế gia đình nên hướng dẫn trẻ cách đánh răng sau mỗi bữa ăn, khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Nếu cần nhổ răng hay làm các thủ thuật, phẫu thuật có gây chảy máu phải báo cho bác sĩ biết trẻ bị TBS để được uống hoặc tiêm kháng sinh dự phòng trước và sau thủ thuật, phẫu thuật.

Có phải tất cả đều phải dùng thuốc?

Về điều trị, không phải tất cả các trẻ bị TBS đều cần dùng thuốc, bác sĩ sẽ cho các loại thuốc khác nhau tùy theo loại bệnh tim và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Có rất nhiều loại thuốc để điều trị TBS, các loại này đều dùng không đúng chỉ định có thể có hại cho trẻ. Chính vì thế gia đình chỉ cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự động ngưng thuốc khiến bệnh sẽ nặng hơn, không tự động tăng hoặc giảm liều thuốc vì sẽ nguy hiểm cho trẻ. Trong khi dùng thuốc nếu trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác thường, gia đình nên báo ngay cho bác sĩ biết.

Trẻ bị TBS nên tái khám định kỳ mỗi tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 6 tháng tùy theo chỉ định của bác sĩ. Dù trẻ có bình thường cũng nên đi tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá diễn tiến của bệnh, phát hiện các biến chứng cũng như điều chỉnh lại liều lượng thuốc cho phù hợp với cân nặng tăng dần của trẻ. Nên cho trẻ khám lại ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác thường như: sốt, ho, tiêu chảy, nôn mửa, phù, tiểu ít, bỏ bú, quấy khóc, thở mệt, rên rỉ, lừ đừ hay bứt rứt lên cơn tím tái, co giật, hôn mê.


suckhoe&doisong