Lưu trữ cho từ khóa: nhiễm trùng da

Tìm hiểu và xử lý một số bệnh ngoài da ở trẻ

Trẻ em thường mắc một số loại bệnh về da. Điều đáng nói là các bậc cha mẹ không phải ai cũng biết rõ từng loại bệnh và xử lý một cách khoa học.

Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) cho biết:

Qua khám bệnh hằng ngày tôi nhận thấy các bậc cha mẹ không phân biệt được các loại bệnh về da ở trẻ em nhưng thường tự tiện mua thuốc bôi cho trẻ, điều này có thể gây ra những hậu quả không tốt.

Vi trùng đi theo nụ hôn

Nhiều bậc cha mẹ có con mắc bệnh chốc hoặc chàm rất lấy làm lạ khi con đã gần khỏi bệnh hoặc khỏi nhưng tái phát. Khi bác sĩ hỏi: “Những người thân trong nhà có thường xuyên hôn cháu không?” thì câu trả lời là “có”. Theo các bác sĩ, chính vi trùng đã đi theo nụ hôn của người lớn làm tái phát bệnh ở trẻ. Hầu hết các bậc phụ huynh đều ngỡ ngàng trước thông tin này. Lời khuyên của bác sĩ là các bậc phụ huynh tạm dừng thể hiện tình thương qua những nụ hôn khi trẻ đang mắc bệnh.

benh-ngoai-da
Chốc lây, nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ em

Thực tế cho thấy những ông ba, bà mẹ khi bị lở miệng thường nghĩ do người mình nóng nhiệt. Lở miệng còn có nguyên nhân do bị nhiễm virút Herpes. Chính vì vậy, những người nhiễm virút Herpes hôn trẻ mắc bệnh chàm có thể làm bệnh chàm bị nhiễm thêm virút Herpes, gây bội nhiễm nặng. Với bệnh chốc, gây bệnh là vi trùng tụ cầu vàng, vi trùng này thường trú ở niêm mạc mũi những người bình thường. Với những trẻ mắc bệnh chốc đã khỏi bệnh mà được người lớn hôn, tụ cầu vàng sẽ đi theo nụ hôn nhiễm vào da, làm trẻ bị tái bệnh.

Chốc là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em và xảy ra ở lớp thượng bì của da. Bệnh rất dễ lây lan, thường lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác. Bệnh chốc có thương tổn căn bản là mụn nước, bóng nước, nhanh chóng thành mụn mủ, sau đó vỡ và khô đi, đóng mày có màu vàng mật ong. Khi trẻ mắc bệnh chốc sẽ có những vết lở hồng ban ở mặt, chân… Dù 20% số trẻ mắc bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2-6 tuần nhưng đa số trường hợp còn lại nếu không điều trị bệnh có thể lan rộng và có các biến chứng như viêm mô tế bào, viêm mạch bạch huyết. Nguy hiểm hơn là có 2-5% số bệnh nhân bị mắc bệnh chốc sẽ bị viêm cầu thận cấp. Khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh chốc, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để được tư vấn và điều trị sớm.

“Các bậc phụ huynh tạm dừng thể hiện tình thương qua những nụ hôn khi trẻ đang mắc bệnh”

Những bệnh da dễ nhầm

Nhiều bậc cha mẹ thường nhầm bệnh vảy phấn trắng với bệnh lang ben. Khi mắc bệnh vảy phấn trắng, trên da trẻ có những mảng giảm sắc tố. Vảy phấn trắng thường xảy ra ở vùng mặt, còn lang ben thường xảy ra ở vùng ngực và rất ít trẻ dưới 3 tuổi bị mắc bệnh lang ben.

Bệnh vảy phấn trắng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ có nước da sậm màu. Nhìn mảng giảm sắc tố (những đốm màu trắng) rất giống với bệnh lang ben, nên một số người tự mua thuốc có chứa corticoid bôi cho trẻ. Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng manh, bôi những loại thuốc này đều ảnh hưởng đến da của trẻ, đặc biệt là thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng mạnh sẽ làm teo da trẻ. Hầu hết trẻ mắc bệnh vảy phấn trắng đều hồi phục theo thời gian, nếu có điều kiện thì các bậc cha mẹ chỉ cần mua kem dưỡng ẩm bôi để trẻ dễ chịu và bệnh sẽ nhanh khỏi. Trong trường hợp lo lắng quá, bà mẹ có thể đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc.

Có nhiều trẻ em thường xuyên bị dính sữa hay thức ăn, hoặc bị lưỡi bản đồ (có thể lở và có ranh giới sang thương rõ ràng), nhưng các bà mẹ lại tưởng trẻ bị nấm miệng và cũng tự mua thuốc kháng nấm về rơ lưỡi cho trẻ. Rơ miệng hoài bằng thuốc kháng nấm làm tăng tình trạng khó chịu, tổn thương lưỡi, tổn thương các nụ vị giác trên lưỡi khiến trẻ biếng ăn. Trẻ bị nấm miệng cần điều trị bằng thuốc chống nấm, còn những trẻ mắc bệnh lưỡi bản đồ thường không cần điều trị đặc hiệu mà chỉ cần bổ sung vitamin và các khoáng chất.

Viêm da tiết bã cũng là một bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở trẻ, biểu hiện thường thấy nhất là nhiều vảy nhờn tập trung ở đỉnh đầu và có thể tạo thành một lớp dày lan tỏa khắp da đầu có hình giống như chiếc mũ mà dân gian thường gọi là “cứt trâu”. Khi đó, nhiều bà mẹ nghĩ rằng đầu trẻ bị dơ nên dùng đồ chà mạnh cố lấy vảy này ra… Da đầu trẻ mỏng nên cách kỳ cọ, chà xát mạnh dễ làm tổn thương đến da đầu, thậm chí gây nhiễm trùng. Bệnh này sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu cần, các bà mẹ chỉ nên sử dụng một số loại dầu gội dành cho trẻ bị viêm da tiết bã để làm mềm các vảy bám trên đầu trước khi gội đầu vài giờ, sau đó có thể dùng lược chải đầu có lông chải thật mềm dành riêng giúp loại bỏ bớt các vảy trên da đầu…

(Theo Thanhnien)

Tôi bị mụn mủ ở mông cả năm nay rồi, uống thuốc hoài không hết, làm sao trị dứt?

Người thì bảo tôi bị viêm mô tế bào, người thì kêu bị nhọt, nhọt cụm. Giờ tôi muốn điều trị dứt điểm thì phải làm như thế nào?

Chào bạn,

Với các triệu chứng như bạn mô tả thì bạn đang bị nhiễm trùng ở sâu trong da. Mụn mủ ở mông gần hậu môn lúc đầu nhỏ sau lan rộng, sưng, đau và bể mủ có màu đỏ, kéo dài gần 1 năm nay, uống thuốc không hết, điều này chứng tỏ tình trạng nhiễm trùng da nói trên chưa được không chế. Bạn xem lại các yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân kéo dài của bệnh :

- Bạn đã giữ gìn vệ sinh cơ thể và đặc biệt là vệ sinh da vùng mông đúng cách chưa ?

Bạn phải vệ sinh vùng mông bằng cách rửa với xà bông hoặc dung dịch có tính kháng khuẩn như Betadin, thuốc tím pha loãng màu hồng, nước muối pha loãng và rửa mỗi ngày 2-3 lần: sáng, trưa, tối, sau đó lau bằng khăn khô hoặc khăn giấy sạch và bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như: Fucidine, Bactroban, Betadin, Eosine mỗi ngày 2-3 lần, đồng thời thay quần áo sạch hằng ngày

- Chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi của bạn đã phù hợp chưa?

Bạn phải hạn chế ăn chất ngọt, ăn nhiều rau, trái cây tươi, uống nhiều nước 2,5- 3lít/ ngày, tập thể dục hằng ngày, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress….

- Bạn kiểm tra xem có bệnh tiểu đường hay đang dùng thuốc làm giảm miễn dịch như Corticoide… không ?

Các yếu tố trên làm giảm sức đề kháng cơ thể, có thể là nguyên nhân khiến bệnh kéo dài. Nếu loại bỏ các yếu tố trên, bạn cần nghĩ đến 2 vấn đề sau:

- Thuốc kháng sinh bạn đang sử dụng chưa phù hợp với tác nhân gây bệnh. Bạn cần tái khám để làm xét nghiệm cấy dịch mủ và làm kháng sinh đồ nhằm chọn kháng sinh thích hợp.

- Nhiễm trùng sâu trong da vùng mông cạnh hậu môn của bạn chính là 1 áp-xe quanh hậu môn đã chuyển sang giai đoạn rò (dò) hậu môn.

Trường hợp này bạn cần đến chuyên khoa Ngoại để BS rạch da, phá hết các ngóc ngách, lấy hết tổ chức xơ, dẫn thoát lưu mủ, và dùng kháng sinh đặc hiệu.

Chúc bạn trị liệu thành công !

Meo.vn (Theo Alobacsi)

Hôi miệng dùng hỗn hợp mật ong và quế

Ngoài ra hỗn hợp này cũng có tác dụng trị nám da, ngừa lão hóa, giúp giảm cân, trị cúm… đã được người Ấn Độ cổ đại sử dụng làm thuốc qua nhiều thế hệ.

Các kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng cho thấy khả năng chữa bệnh tuyệt vời từ hỗn hợp mật ong và quế.

Mật ong ngọt hơn đường và có mùi vị đặc biệt. Tuy nhiên, lượng đường trong mật ong không ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân đái tháo đường nếu sử dụng đúng liều lượng. Từ lâu, mật ong cũng được sử dụng để làm thuốc.

Trong khi đó, quế là loại gia vị có mùi nồng, ấm, vị cay. Các kết quả nghiên cứu cho thấy quế có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm đường huyết.

Hỗn hợp mật ong và quế có thể giúp chữa trị một số bệnh sau đây:

1. Viêm khớp

Hòa 1 phần mật ong, 2 phần nước và 1 muỗng cà phê bột quế thành hỗn hợp nước sệt sệt. Thoa nước này lên vùng khớp xương đang bị đau kết hợp với việc xoa bóp nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp bạn giảm đau trong vòng 1 đến 2 phút.

Có thể dùng một tách nước ấm pha thêm 2 muỗng mật ong và 1 muỗng bột quế, uống đều đặn mỗi sáng giúp trị bệnh viêm khớp mãn tính.

2. Hôi miệng

Để giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày, hãy cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng.

3. Nhiễm trùng đường tiểu hay viêm bàng quang

Uống 1 ly nước ấm có pha thêm 2 muỗng canh bột quế và một muỗng cà phê mật ong.

4. Ung thư

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, để làm giảm những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày, ung thư xương, có thể dùng hỗn hợp 1 muỗng canh mật ong và 1 muỗng cà phê bột quế, dùng mỗi ngày 3 lần trong vòng 3 tháng.

Hôi miệng dùng hỗn hợp mật ong và quế, Sức khỏe đời sống, suc khoe, hoi mieng, y te, mat ong, quế, viem khop, ung thu, viem bang quang, nhiễm trùng đường tiểu

5. Giảm cholesterol

Muốn giảm mức cholesterol trong cơ thể xuống bớt 10% trong vòng 2 giờ, hãy uống hỗn hợp gồm 2 muỗng canh mật ong và 3 muỗng cà phê bột quế hòa chung với 450ml nước trà, uống mỗi ngày 3 lần.

6. Cảm thông thường

Hòa 1 muỗng canh mật ong và 1/4 muỗng cà phê bột quế vào ly nước ấm, dùng liên tục trong 3 ngày có thể giúp làm giảm chứng nghẹt mũi và các triệu chứng khác của bệnh cảm.

7. Bệnh tim mạch

Dùng hỗn hợp giữa mật ong và quế ăn chung với bánh mì thường xuyên có thể giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa các cơn đau tim. Một kết quả nghiên cứu ở Mỹ và Canada cho thấy động mạch và tĩnh mạch của những bệnh nhân cao tuổi được chăm sóc tại nhà đã phục hồi sau khi áp dụng cách điều trị này.

8. Tăng cường hệ miễn dịch

Các nhà khoa học nhận thấy mật ong có nhiều chất sắt và các loại vitamin khác. Việc sử dụng mật ong và bột quế hàng ngày sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.

9. Chứng khó tiêu

Trộn bột quế và 2 muỗng canh mật ong, dùng trước mỗi bữa ăn. Điều này có tác dụng làm giảm axít trong dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

10. Cúm

Một nhà khoa học ở Tây Ban Nha đã chứng minh được rằng trong mật ong có chứa những thành phần tự nhiên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cúm.

11. Ngăn ngừa lão hóa

Chế biến hỗn hợp này thành trà theo cách sau: 4 muỗng canh mật ong, 1 muỗng cà phê bột quế cùng với 3 ly nước. Uống từ 3 đến 4 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 1/4 ly để giúp giảm bớt quá trình lão hóa của cơ thể, giữ da luôn mềm mại và tăng tuổi thọ.

12. Mụn và vết nám ở da

Thoa hỗn hợp gồm 3 muỗng canh mật ong và 1 muỗng cà phê bột quế lên vùng da bị mụn hoặc sạm, nám trước khi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau.

13. Nhiễm trùng da

Lấy lượng mật ong và bột quế tương đương nhau, trộn đều và thoa lên da để trị bệnh chàm, lác và những căn bệnh nhiễm trùng da khác.

14. Đau răng

Muốn trị đau răng, hãy dùng 1 muỗng cà phê bột quế và 5 muỗng cà phê mật ong trộn đều rồi thoa lên vùng bị đau mỗi ngày 3 lần.

15. Đau dạ dày

Mật ong và bột quế còn giúp chữa được bệnh đau dạ dày cũng như các khối u, vết loét trong dạ dày. Các kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy chúng cũng có tác dụng làm giảm chứng đầy hơi.

16. Giảm cân

Uống một ly nước ấm có pha thêm mật ong và bột quế vào buổi sáng trước khi ăn và uống thêm 1 ly vào khoảng nửa giờ sau khi ăn. Làm tương tự vào buổi tối trước khi đi ngủ. Người bị béo phì nếu áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ rất hiệu quả. Loại nước uống này có tác dụng ngăn chặn chất béo tích tụ trong cơ thể.

 

Meo.vn (Theo Afamily)

Chưa kịp thay đổi vận mệnh đã rước họa

Câu chuyện xoá nốt ruồi để thay đổi vận mệnh theo phong thuỷ và phun nốt ruồi son may mắn tưởng chừng chỉ đơn giản là chuyện làm đẹp, làm duyên. Nhưng, điều ít ai ngờ việc làm đẹp không đúng cách lại rước hoạ vào thân và tự vẽ cho mình một số mệnh không tốt...

Rước ung thư vì tẩy nốt ruồi

Tại khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn), các bác sĩ cho biết, trung bình một tháng, khoa tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đến thực hiện tiểu phẫu này. Nhiều trường hợp, quyết định xoá bỏ nốt ruồi vì mặc cảm. Nhưng cũng không ít trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên tẩy vì là nốt ruồi ác tính nhưng vì đã xem phong thuỷ nên họ cố tẩy bỏ để thay đổi số mệnh. Thậm chí, khi bệnh viện từ chối tẩy nốt ruồi thì họ tìm đến các cơ sở tư nhân.

Trường hợp chị Đinh Thu L. (Cửa Bắc, Hà Nội) là một ví dụ điển hình về việc tẩy xoá nốt ruồi phớt lờ sự căn ngăn của bác sĩ. Nhắc đến trường hợp này, bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn) đã dùng từ "ương ngạnh rước tai họa". Vị bác sĩ này cho biết, chị L có nốt ruồi ở giữa cằm rất to. Nốt ruồi có những lỗ nhỏ và có cả lông mọc ra. Nốt ruồi đó được chẩn đoán là u hắc tố (một dạng ung thư da ác tínhm). Dù bác sĩ đã khuyên không nên tẩy nhưng chị L vẫn tìm đến một cơ sở tư nhân để tẩy.

Ảnh minh họa

 

Khi bà chủ cửa hàng bôi một loại thuốc trực tiếp lên nốt ruồi, chị L đã có cảm giác đau rát, khó chịu. Nốt ruồi "bay" đi nhưng thay vào đó là vết sẹo to hơn gấp hai lần nốt ruồi cũ. Sau đó 9 ngày, chị bôi thuốc kháng sinh nhưng vết sẹo vẫn đau, rỉ máu. Sau khi nhập viện bác sĩ cho biết chị bị nhiễm trùng nặng do tẩy nốt ruồi không đúng cách. Bác sĩ còn khuyến cáo, vì là u hắc tố nên tế bào ung thư bắt đầu lan ra...

Ths Nguyễn Vũ Hoàng, khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn) chia sẻ, hiện nay giới trẻ, kể cả nam giới rất sính tẩy nốt ruồi để lấy lại vẻ duyên dáng cho khuôn mặt. Và nguy hiểm hơn là việc tẩy nốt ruồi theo phong thuỷ, xoá bỏ những nốt ruồi không tốt, có điềm dữ khiến họ chưa kịp làm đẹp, chưa kịp thay đổi vận mệnh đã rước hoạ vào thân. Ths Hoàng cho biết đã gặp nhiều trường hợp "hậu làm đẹp" kiểu này. Đa phần bệnh nhân thấy vết thương chảy nước cố dùng cồn hoặc ôxy già để lau sạch, mà không ngờ càng lau càng loét.

Ths Hoàng khẳng định, thuốc tẩy nốt ruồi được sử dụng tràn lan tại các cửa hàng mỹ phẩm, quán gội đầu, cơ sở tư nhân thực chất là một dạng axit loãng. Cơ chế của thuốc là bôi trực tiếp lên nốt ruồi cần tẩy để nốt ruồi bong ra và tan biến bởi nhiệt độ cao. Tuy nhiên, các loại thuốc tẩy nốt ruồi này rất nhiều khả năng chứa chì, kim loại nặng nguy hiểm đến sức khoẻ.

Dễ dãi, tùy tiện ắt gặp họa

Đem câu chuyện về việc tẩy nốt ruồi và phun nốt ruồi son may mắn đến chuyên gia thẩm mỹ, TS. Nguyễn Hữu Thọ chúng tôi nhận được câu trả lời: "Phun nốt ruồi son thực chất cũng là sử dụng hoá chất để tạo ra mà thôi. Cách làm như thế nào thì tôi chưa được biết nhưng chắc chắn là không tốt cho sức khoẻ".

Chị Cao Thu H. (ngõ 76, Đại Từ, Hà Nội) chia sẻ: "Trên mặt tôi rất nhiều nốt ruồi vì thế tôi không tự tin trong giao tiếp. Lúc nào cũng e ngại người này, người kia bàn tán về nốt ruồi to như con ruồi đậu trên mặt. Tôi đã rất mặc cảm về chuyện này. Đặc biệt, khi bạn bè nhắc đến chuyện nốt ruồi phong thuỷ, tôi càng bị ám ảnh hơn. Sau nhiều lần đắn đo, tôi đã tìm đến một cơ sở thẩm mỹ tẩy nốt ruồi. Nhưng nốt ruồi của tôi là nốt ruồi lồi (giống như mụn thịt) nên khi tẩy về rất rát. Cứ nghĩ vài hôm sẽ hết cảm giác đó, nhưng càng ngày lại đau rát hơn, chỗ nốt ruồi cũ thành một vết sẹo lồi to hơn mụn ruồi cũ, nổi mẩn đỏ, ngứa kinh khủng mà không dám gãi vì sợ nó lại loét rộng hơn. Sau 1 tuần, tôi vội đi khám ở Viện 108 mới té ngửa là vết thương đã bị nhiễm trùng. Đẹp đâu chả thấy, chỉ thấy đau nhức"...

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay tại các bệnh viện thường dùng phương pháp tẩy nốt ruồi bằng kỹ thuật laser hoặc đốt điện. Nguyên tắc cơ bản của các phương pháp này là đốt bỏ phần mụn ruồi và tạo ra một vết bỏng nhỏ ở nơi đốt. Trước khi đốt bệnh nhân sẽ được gây tê giảm đau, sau khi đốt phải sát trùng tại chỗ tránh nhiễm trùng da và uống kháng sinh tránh bội nhiễm. Nếu tế bào không được đốt triệt để rất dễ nốt ruồi sẽ mọc lại hoặc gây hư biến. Thế nhưng, giới trẻ hiện nay không mấy lưu tâm đến tính an toàn mà chỉ quan tâm đến việc sẽ phải tẩy xoá nó bằng mọi cách.

TS.Nguyễn Hữu Sáu, bộ môn Da liễu - Đại học Y Hà Nội cho biết: "Nốt ruồi là nơi tập trung các tế bào hắc tố thành đám có thể ở thượng bì hoặc trung bì của da. Bình thường, các tế bào hắc tố nằm xen kẽ, rải rác giữa các tế bào đáy và có vai trò sản xuất melanin tạo ra màu sắc của da. Vì vậy khi tẩy nốt ruồi cần lưu ý đến nốt ruồi lành tính hay ác tính. Khi một nốt ruồi đã trở thành ác tính, thường có những dấu hiệu to lên rất nhanh, dần chuyển sang màu sẫm, ngứa. Nếu thấy chỗ nốt ruồi loét ra thì càng chắc chắn nó đã biến thành ác tính.

Vì thế, những người có quá nhiều nốt ruồi trên cơ thể, đặc biệt nhiều nốt to nên đi khám định kỳ nhằm phát hiện sớm các u hắc tố". TS. Sáu khuyến cáo, giới trẻ không nên đi tẩy nốt ruồi theo trào lưu, sính theo phong thuỷ mà tự rước hoạ vào thân.

Meo.vn (Theo ĐSPL)

7 loại thảo mộc dành “hô biến” mái tóc mỏng thành tóc dày

Những chị em hoàn toàn có thể sở hữu một mái tóc dày dặn hơn nếu chịu khó sử dụng những lọai thảo dược dưới đây!

1. Cây sen cạn

Bạn vẫn thường trồng cây sen cạn để trang trí sân, góc vườn và góc nhà bạn đang ở. Tuy nhiên, tác dụng của nó không dừng lại tại đó. Ngược lại, chúng rất có lợi cho mái tóc mỏng của bạn đấy.


Bạn có thể đun cây sen cạn thật sôi và để cho nguội nước trước khi thêm nó vào dầu gội dịu nhẹ để gội đầu cho mái tóc của bạn nhé. Tóc bạn sẽ dày dặn và bóng mượt hơn đấy.

2 Cây tầm ma

Bạn có thể sử dụng lá cây tầm ma ủ với nước và dấm tắng hoặc rượu vang trắng trong hai giờ với số lượng hỗn hợp bằng nhau.

Sau đó, bạn lọc lá ra và đổ vào một chiếc bình kín. Lắc đều trước khi áp dụng thoa nó lên da đầu của bạn 3 lần/ một tuần. Ngưng sử dụng nếu bạn thấy da đầu có hiện tượng kích ứng xảy ra.

3. Cây anh thảo

Dầu cây anh thảo có chứa nhiều vitamin E. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng vitamin E điều trị rất hữu hiệu cho chứng rụng tóc vì những vitamin này đã chứng minh hiệu quả trong việc khôi phục sức khỏe mái tóc.


Thiếu vitamin E sẽ làm tóc trở nên giòn và khô. Những khuyến cáo cho rằng, bạn nên dùng 15 mg vitamin E mỗi ngày bằng cách sử dụng dầu cây anh thảo thoa trực tiếp trên da đầu của bạn hoặc thêm vào dầu gội đầu của bạn nhé!

4. Cây kế sữa

Trường Đại học Maryland cũng đưa ra một biện pháp tự nhiên điều trị tóc mỏng. Đó là bạn có thể sử dụng hạt giống cây kế sữa chiết xuất như là một loại thuốc thảo dược bổ sung để giúp tóc mỏng vì tính độc của nó.


Để có kết quả tốt nhất, bạn nên dành 80-160 mg để thoa lên tóc 2-3 lần mỗi ngày.

5. Cây bạch quả

Cây bạch quả hay còn gọi là cây lá quạt thường được biết đến nhiều trong việc cải thiện bộ nhớ. Tuy nhiên loại cây này cũng được hỗ trợ chống oxy hóa và tăng lưu lượng máu đến não và da đầu.


Điều này kích thích lưu thông tự nhiên giúp ngăn chặn tình trạng rụng tóc do nang lông bị hư hỏng.

6. Dầu cọ

Nếu bạn là một người phụ nữ, hãy thử dùng dầu cọ một lần nhé. Bạn nên sử dụng khoảng 160 mg với tần suất 2 lần một ngày.


Dầu cọ sẽ giúp điều chỉnh hormone mà từ lâu các nhà nghiên cứu cho rằng nó là nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc ở phụ nữ.

7. Hỗn hợp thảo dược

Thêm 3-4 giọt bạc hà, cây hương thảo và cây xô thơm với một muỗng canh rau hoặc dầu ô liu làm thành một hỗn hợp rất tốt cho tóc mỏng. Bởi vì nó tạo ra một sự chà xát da đầu để chống nhiễm trùng da và khuyến khích sự phát triển của tóc.


Lưu ý:

Hãy chắc chắn để ý và thông báo cho bác sĩ của bạn bất kỳ những loại thảo dược bạn đang điều trị cho tóc mỏng nếu bạn đang phải uống một loại thuốc kháng sinh theo toa nào đó.


Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung thêm bất kỳ loại thảo dược nào cho mái tóc của bạn dù ở dưới dạng sử dụng nào. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các tương tác với các loại thuốc khác.

(Theo Ehow)

Các loại mụn

Các dạng mụn nặng

Có thể xuất hiện rất nhanh sau tuổi dậy thì, sau một đợt có dạng còi mụn hay mụn mủ.

- Mụn bọc to: Đây là dạng mụn nổi gò lên, trong chứa nang mủ, thường xảy ra ở phái nam. Các khối u hạt viêm có thể chuyển thành áp xe, rò mủ, về sau thành sẹo cứng, lõm da xuống rất xấu. Đây là dạng mụn của các em trai, thường ở lưng hay mặt trước ngực. Ở phái nữ, loại mụn này thường kết hợp với bệnh nam hóa.

- Mụn dạng conglobata: Theo sau mụn bọc to, các loại mụn to lên, đau nhiều, mụn tụ lại thành đám và rò mủ ra da. Bệnh kéo dài đến tuổi trưởng thành và gây nhiều sẹo xấu.

- Mụn thể nặng: Là loại mụn conglobata có đi kèm theo sốt, đau nhức các khớp xương và ảnh hưởng đến toàn trạng người bệnh. Nơi mụn bị loét, đóng vảy, chảy máu.

Mụn ở trẻ em

- Trẻ nhỏ: Xảy ra khoảng 3 đến 6 tháng sau khi sinh, mặt có còi mụn và mụn. Bệnh này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn do ảnh hưởng kích thích tố nam của người mẹ.

- Mụn ở trẻ lớn: Thường ít gặp, là mụn đa dạng của trẻ vị thành niên, xảy ra ở những đứa trẻ cha mẹ bị mụn nhiều.

Mụn ở người lớn

Bệnh tích viêm là chủ yếu

- Ở đàn ông: Bệnh tích chủ yếu ở cổ và lưng dạng conglobata hay dạng mụn nặng.

- Ở phái nữ: Chủ yếu là mụn do kích thích tố, thường xảy ra quanh miệng và vùng hàm dưới.

Các thuốc tránh thai có androgène và progestérone có thể gây ra và làm mụn nặng thêm.

Nếu người bệnh có triệu chứng nam hóa, phải tìm xem có u thượng thận hay u buồng trứng không. Đặc biệt, triệu chứng này ở phụ nữ có thể do yếu tố tâm lý.

Bệnh mụn thứ phát

Xảy ra do dùng mỹ phẩm, tiếp xúc với các tác nhân vật lý, hóa học hay do dùng thuốc.

- Mụn do dùng mỹ phẩm: Dạng còi mụn hoặc những nang nhỏ ở quanh miệng. Bệnh xảy ra do dùng mỹ phẩm có nhiều chất nhờn, không thích hợp với da.

- Mụn do tiếp xúc với các hóa chất.

- Mụn do nghề nghiệp: Do tiếp xúc với chất hydrocarbures (có trong dầu hỏa), tạo thành còi mụn hay nốt mụn ở da nơi tiếp xúc.

- Các tác nhân vật lý như tia X, tia Cobalt có thể gây mụn nhiều tuần sau khi xạ trị. Tia tử ngoại trong ánh mặt trời có tính chất diệt trùng nhưng cũng gây mụn.

- Mụn do dùng thuốc trị bệnh: Thường ở dạng viêm nhiều hơn là tạo thành còi mụn.

Các loại thuốc gây nổi mụn thường gặp là loại Corticoides dùng bôi mặt hay uống; các loại thuốc có chất Halogène như Brome (Calcibronat), iốt (thuốc trị bướu tuyến giáp trạng ở cổ), Cobalt (có trong sinh tố B12), Flour (có trong kem đánh răng).

Các thuốc trị động kinh như Gardénal, Diphénylhydantoine, Trimetadoine nếu được dùng một thời gian dài cũng có thể gây nổi mụn ở người lớn.

Một số loại thuốc khác cũng có thể gây mụn như: Muối của Lithium, Rifampicine, các loại thuốc chứa chất Progestérone tổng hợp.

Cách điều trị mụn

Việc điều trị mụn nhằm ba mục đích: giảm bớt chất nhờn, làm tan còi mụn và làm giảm phản ứng viêm.

1. Làm giảm chất nhờn

- Dùng thuốc ức chế men 5 alpha-réductase, gồm Progestérone tự nhiên (Progestosol), Promestriène (Delipoderme), kết hợp kẽm với vitamin B6 (Alphane). Các chất này trên lý thuyết rất tốt, nhưng thực tế không cho kết quả nhiều lắm. Đối với phụ nữ, dùng chất kháng Androgène. Ở cả hai phái, có thể dùng Isorétinoine.

- Các kích tố nữ tác dụng trên ba cách:

 + Tăng SHBG (globulin mang kích thích tố sinh dục), làm giảm testotérone tự do hoạt động.

 + Ức chế các điểm tiếp nhận kích thích tố nam ở tuyến bã.

 + Giảm sự sản xuất Androgène ở buồng trứng.

Các thuốc này kết hợp với acétate cyprotérone hay một loại thuốc progesté rone không có tác dụng của kích tố nam.

Thuốc được dùng cho phụ nữ lớn tuổi. Đối với phụ nữ trẻ, có thể dùng oestrogen với liều 30 đến 50 mcg (Ovanon 50, Varnoline 30). Ngày nay, Diane là loại thuốc được nhiều người dùng hơn. Thường đến tháng thứ tư mới có kết quả. Cần dùng thuốc một thời gian dài, nhiều khi hơn một năm.

- Thuốc Isotretinoine hay Roaccutane: Dùng để điều trị mụn nặng. Cơ chế tác dụng là làm giảm nhanh chóng sự bài tiết của tuyến bã không do cơ chế nội tiết. Tác dụng ức chế tuyến bã này tồn tại ngay cả khi ngưng dùng thuốc. Tiếp theo, thuốc còn làm còi mụn được đẩy ra ngoài, giảm số lượng vi trùng Pa, giảm phản ứng kích thích tế bào viêm của cơ thể. Liều dùng là 0,5 mg/kg/ngày trong 300 ngày.

Thuốc này làm khô da và có thể gây một số tác dụng phụ như nhức đầu, đau nhức khớp xương, không dùng được cho phụ nữ mang thai.... Nó chỉ được dùng khi bị mụn nhiều, điều trị thuốc khác không kết quả.

2. Làm tan còi mụn

Các thuốc này làm sạch da, đẩy còi mụn ra (hai hoặc ba tháng sau khi bắt đầu điều trị nội khoa).

- Các loại thuốc thoa ngoài da như Isotrétinoine loại dung dịch (gel) kết hợp với kháng sinh tại chỗ cho kết quả tương đối tốt và ít bị phản ứng phụ.

- Điều trị tổng quát với các thuốc kháng viêm, kháng sinh tại chỗ và toàn thân

3. Điều trị sẹo mụn

Sau khi hết hẳn mụn từ 6 tháng đến 1 năm, có thể điều trị mụn bằng phương pháp lột, cà da mặt hoặc phẫu thuật cắt bỏ sẹo và ghép da.

Trên thực tế, việc điều trị mụn thường ít kết quả vì các nguyên nhân gây mụn ít được chú ý và giải quyết triệt để. Các sẹo này tuy vậy vẫn điều trị được bằng phẫu thuật thẩm mỹ.

Đề phòng và điều trị các loại mụn mặt mà không để lại sẹo thâm

'Cháu rất sợ bị mụn. Có một số bạn gái cùng tuổi bị mụn, sau đó da mặt có nhiều sẹo thâm đen rất xấu. Có cách nào khỏi bị mụn không, và khi lỡ bị mụn rồi thì nên điều trị như thế nào để khỏi bị sẹo xấu?'.

Câu hỏi của cháu khá dài, gồm hai chuyện: Đề phòng và điều trị mụn. Chúng ta đã biết mụn do nguyên nhân bên ngoài và bên trong cơ thể gây ra. Các nguyên nhân bên ngoài là: dị ứng với mỹ phẩm, hóa chất, một số loại thuốc điều trị bệnh; nhiễm trùng da mặt do vi trùng Propionibacterum Acnes... Nguyên nhân bên trong cơ thể là: da tiết nhiều chất nhờn (do ảnh hưởng của kích thích tố nam), da bị sừng hóa nhiều nơi các lỗ chân lông mặt và viêm nhiễm tại chỗ da mặt. Do có nhiều nguyên nhân như vậy nên đối với từng trường hợp cụ thể, phải xem đâu là nguyên nhân chính gây mụn và điều trị tập trung vào đó.

Nói chung, việc giữ da mặt được sạch tốt, chỉ dùng mỹ phẩm khi cần thiết, hạn chế tiếp xúc với hóa chất, có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ có thể giúp cháu tránh được một số trường hợp về mụn.

Khi bị mụn, nên điều trị sớm và đúng cách để tránh sẹo xấu. Khi bị sẹo rồi, dù có điều trị thật tích cực với đủ các phương tiện cần thiết, da cũng khó trở lại hoàn toàn như trước.

Điều trị sẹo mụn

'Khi bị sẹo thâm do mụn để lại thì nên làm gì để trị hết?'.

Cách điều trị khác nhau tùy theo sẹo sâu hay cạn.

- Đối với các lỗ sẹo mụn sâu, phải cắt bỏ và ghép da. Mỗi lỗ sẹo được ghép một mảnh da tròn nhỏ. Một thời gian sau, khi da mọc đều và phẳng lại sẽ không thấy lỗ.

- Vết thâm hoặc sẹo cạn: Có thể cà da cho bằng phẳng lại. Phương pháp cà da mặt còn được dùng để điều trị các trường hợp mụn do da sừng hóa nhiều ở các lỗ chân lông (thường gọi là da mặt dày). Đây là một cách điều trị mới. Cà da mặt được áp dụng khi điều trị mụn bằng phương pháp thông thường kéo dài mà kết quả ít. Dùng cách này phải hết sức cẩn thận, tránh nhiễm trùng lan rộng và sau khi cà da phải tránh nắng nhiều tháng.

- Đối với người bị kết hợp cả hai bệnh tích, vừa bị sẹo sâu, vừa bị vết thâm, việc điều trị phức tạp hơn. Có thể phải lột hoặc cà da mặt trước để làm giảm tầng ngoài cùng, cho da mỏng lại. Sau khi ổn định, cắt bỏ sẹo và ghép da.

Điều trị mụn kéo dài

'Cháu năm nay 22 tuổi, da mặt tương đối nhiều chất nhờn, đặc biệt khoảng một năm nay cháu bị rất nhiều mụn. Cháu đã dùng rất nhiều loại thuốc, kiêng cữ ăn uống rất cẩn thận nhưng mụn cũng không hết được. Tại sao vậy?'.

Mụn do nhiều nguyên nhân gây ra. Đa số trường hợp khó tìm nguyên nhân. Một số trường hợp tìm đúng nguyên nhân rồi nhưng việc điều trị cũng mất rất nhiều thời gian, có khi phải mất nhiều tháng. Do đó, cháu không nên quá lo lắng, cứ từ từ chắc bệnh sẽ khỏi thôi. Trong trường hợp cần thiết lắm, bị mụn kéo dài, điều trị thuốc không kết quả, có thể dùng phương pháp cà da mặt.

Dùng sữa bò tươi trị sẹo mụn trứng cá

'Năm nay tôi 25 tuổi, trước đây có nhiều mụn trứng cá. Hiện nay mụn đã giảm nhưng để lại nhiều sẹo lõm, khiến da khô và sần. Tôi có thể dùng sữa bò tươi để bôi lên da mặt vào mỗi buổi sáng được không? Khi làm như vậy có cải thiện được gì không và tôi có phải kiêng nắng không?'.

Rất tiếc là tôi chưa đọc được tài liệu nào nói về việc dùng sữa bò tươi cho da mặt bị sẹo và khô do mụn. Tuy nhiên, sữa bò có thể làm da đỡ khô (nhờ chất béo trong sữa). Ngoài ra, các chất đạm, vitamin, kháng thể có trong sữa có thể cũng giúp nuôi dưỡng trực tiếp da và làm giảm nhiễm trùng da do mụn. Tuy nhiên, cô chỉ nên dùng sữa ở con bò hoàn toàn khỏe mạnh và sữa mới được lấy từ bò ra. Tránh dùng sữa để lâu (vì nó có thể chứa vi trùng gây bệnh) và chỉ nên bôi sữa lên da mặt ngày vài lần, sau đó nên rửa sạch. Nếu kết quả tốt, cô cứ tiếp tục, nếu xấu đi thì ngừng, chắc không có gì hại.

Điều trị sẹo mụn ở mặt

'Trước đây, tôi có rất nhiều mụn hai bên má. Sau khi lập gia đình và sinh cháu bé vài năm thì hoàn toàn hết hẳn mụn, nhưng da mặt hiện còn rất nhiều sẹo mụn nhỏ. Nếu làm mất các sẹo mụn này thì hay biết mấy! Xin bác sĩ cho biết có cách nào làm hết sẹo mụn không?'.

Trường hợp này có thể dùng phương pháp lột da mặt trước để lấy bớt các tổ chức da dày, xấu chung quanh nơi sẹo mụn, làm cho da mỏng lại và mềm hơn. Sau đó vài tuần, tiến hành cà da mặt, cà da độ vài lần, mỗi lần cách nhau độ vài tháng. Sau khi cà da, nếu còn một vài chỗ sẹo mụn sâu quá, có thể cắt bỏ sẹo và ghép da. Nói chung việc điều trị tốn nhiều thời gian và khá phức tạp. Trong suốt thời gian điều trị, cô cần tránh nắng.

Theo YKhoa

Chữa bệnh từ hỗn hợp mật ong và quế

Sự kết hợp giữa mật ong và quế tạo ra một hỗn hợp rất có ích cho sức khỏe, giúp chữa trị được nhiều bệnh. Hỗn hợp này đã được người Ấn Độ cổ đại sử dụng làm thuốc qua nhiều thế hệ.Các kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng cho thấy khả năng chữa bệnh tuyệt vời từ hỗn hợp mật ong và quế.

Mật ong ngọt hơn đường và có mùi vị đặc biệt. Tuy nhiên, lượng đường trong mật ong không ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân đái tháo đường nếu sử dụng đúng liều lượng. Từ lâu, mật ong cũng được sử dụng để làm thuốc.

Trong khi đó, quế là loại gia vị có mùi nồng, ấm, vị cay. Các kết quả nghiên cứu cho thấy quế có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm đường huyết.

Hỗn hợp mật ong và quế có thể giúp chữa trị một số bệnh sau đây:

1. Viêm khớp

Hòa 1 phần mật ong, 2 phần nước và 1 muỗng cà phê bột quế thành hỗn hợp nước sệt sệt. Thoa nước này lên vùng khớp xương đang bị đau kết hợp với việc xoa bóp nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp bạn giảm đau trong vòng 1 đến 2 phút.

Có thể dùng một tách nước ấm pha thêm 2 muỗng mật ong và 1 muỗng bột quế, uống đều đặn mỗi sáng giúp trị bệnh viêm khớp mãn tính.

2. Hôi miệng

Để giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày, hãy cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng.

3. Nhiễm trùng đường tiểu hay viêm bàng quang

Uống 1 ly nước ấm có pha thêm 2 muỗng canh bột quế và một muỗng cà phê mật ong.

4. Ung thư

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, để làm giảm những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày, ung thư xương, có thể dùng hỗn hợp 1 muỗng canh mật ong và 1 muỗng cà phê bột quế, dùng mỗi ngày 3 lần trong vòng 3 tháng.

5. Giảm cholesterol

Muốn giảm mức cholesterol trong cơ thể xuống bớt 10% trong vòng 2 giờ, hãy uống hỗn hợp gồm 2 muỗng canh mật ong và 3 muỗng cà phê bột quế hòa chung với 450ml nước trà, uống mỗi ngày 3 lần.

6. Cảm thông thường

Hòa 1 muỗng canh mật ong và 1/4 muỗng cà phê bột quế vào ly nước ấm, dùng liên tục trong 3 ngày có thể giúp làm giảm chứng nghẹt mũi và các triệu chứng khác của bệnh cảm.

7. Bệnh tim mạch

Dùng hỗn hợp giữa mật ong và quế ăn chung với bánh mì thường xuyên có thể giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa các cơn đau tim. Một kết quả nghiên cứu ở Mỹ và Canada cho thấy động mạch và tĩnh mạch của những bệnh nhân cao tuổi được chăm sóc tại nhà đã phục hồi sau khi áp dụng cách điều trị này.

8. Tăng cường hệ miễn dịch

Các nhà khoa học nhận thấy mật ong có nhiều chất sắt và các loại vitamin khác. Việc sử dụng mật ong và bột quế hàng ngày sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.

9. Chứng khó tiêu

Trộn bột quế và 2 muỗng canh mật ong, dùng trước mỗi bữa ăn. Điều này có tác dụng làm giảm axít trong dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

10. Cúm

Một nhà khoa học ở Tây Ban Nha đã chứng minh được rằng trong mật ong có chứa những thành phần tự nhiên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cúm.

11. Ngăn ngừa lão hóa

Chế biến hỗn hợp này thành trà theo cách sau: 4 muỗng canh mật ong, 1 muỗng cà phê bột quế cùng với 3 ly nước. Uống từ 3 đến 4 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 1/4 ly để giúp giảm bớt quá trình lão hóa của cơ thể, giữ da luôn mềm mại và tăng tuổi thọ.

13. Mụn và vết nám ở da

Thoa hỗn hợp gồm 3 muỗng canh mật ong và 1 muỗng cà phê bột quế lên vùng da bị mụn hoặc sạm, nám trước khi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau.

14. Nhiễm trùng da

Lấy lượng mật ong và bột quế tương đương nhau, trộn đều và thoa lên da để trị bệnh chàm, lác và những căn bệnh nhiễm trùng da khác.

15. Đau răng

Muốn trị đau răng, hãy dùng 1 muỗng cà phê bột quế và 5 muỗng cà phê mật ong trộn đều rồi thoa lên vùng bị đau mỗi ngày 3 lần.

16. Đau dạ dày

Mật ong và bột quế còn giúp chữa được bệnh đau dạ dày cũng như các khối u, vết loét trong dạ dày. Các kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy chúng cũng có tác dụng làm giảm chứng đầy hơi.

17. Giảm cân

Uống một ly nước ấm có pha thêm mật ong và bột quế vào buổi sáng trước khi ăn và uống thêm 1 ly vào khoảng nửa giờ sau khi ăn. Làm tương tự vào buổi tối trước khi đi ngủ. Người bị béo phì nếu áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ rất hiệu quả. Loại nước uống này có tác dụng ngăn chặn chất béo tích tụ trong cơ thể.

PNO

Massage coi chừng gây bệnh

Massage là quá trình xoa bóp giúp máu lưu thông tốt, cơ thể thư giãn, tăng cường sức khỏe, sảng khoái tinh thần. Tuy nhiên, BS Hồ Hoài Nam, Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ - Bệnh viện Saigon ITO cho biết, đôi khi massage lại gây ra những tác dụng ngoại ý như viêm da, phỏng, xước, trầy, lở loét da, trật khớp.

Do kỹ thuật viên chà xát quá mạnh, day ấn quá lâu khiến da sưng tấy, dẫn đến viêm da. Ngoài ra, ấn sai huyệt, day xát quá mạnh cũng gây đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên massage quá “nhiệt tình” muốn giúp khách hàng thư giãn gân cốt bằng các thao tác kéo tay, kéo chân, nhưng với cường độ mạnh cũng có thể gây trật khớp.

Đối với quý ông khi đi massage cần lưu ý, việc giác hơi nếu thực hiện không cẩn thận cũng dễ làm cho da bị phỏng.

Một nguyên nhân ít ai quan tâm nhưng có thể “thầm lặng” gây bệnh, đó là trang thiết bị như drap phủ giường massage, khăn mặt, dụng cụ giác hơi, không được tiệt trùng kỹ. Tình trạng này có thể dẫn đến gây nhiễm trùng da hoặc lây truyền những bệnh ngoài da.

Ảnh: Internet

Có ý kiến cho rằng, phụ nữ khi mang thai massage xoa bóp làm lưu thông máu, tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra trong quá trình massage, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để quyết định chế độ massage phù hợp với thể trạng.

Bệnh nhân cao huyết áp nên tránh xông hơi hoặc xông quá lâu, vì việc xông này tác động rất nhiều đến huyết áp, có thể gây đột tử.

Bệnh nhân viêm khớp thường có tâm lý là xoa bóp sẽ giảm đau nhức, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để chọn chế độ tập vật lý trị liệu hay massage phù hợp.

Nên lựa chọn những trung tâm massage có kỹ thuật viên được đào tạo bài bản. Bởi vì tay nghề của kỹ thuật viên đóng vai trò quan trọng, nếu được đào tạo kỹ lưỡng, họ sẽ không ấn sai huyệt, không xoa bóp quá mạnh gây đau đớn, viêm da.

Cần quan sát tình hình vệ sinh dụng cụ massage và mạnh dạn yêu cầu thay đổi trang thiết bị. Cũng cần có lời đề nghị tế nhị nếu vệ sinh tay chân của kỹ thuật viên trước khi thực hiện massage không đảm bảo yêu cầu. Nếu cơ địa nhạy cảm hoặc đã dùng quen loại gel, kem dưỡng da thì tốt nhất mang theo cho phù hợp với bạn hoặc yêu cầu loại kem bạn muốn dùng. Không gian phòng massage phải yên tĩnh, sạch sẽ, dễ chịu. Căn phòng massage chật hẹp, ngột ngạt, có mùi hôi sẽ gây tâm lý khó chịu cho bạn.

Chích lể có thể gây tàn phế

Chích lể có thể gây ra chảy máu nhiều, rất dễ gây nhiễm trùng da và nguy cơ nhiễm trùng huyết

Theo một thống kê nghiên cứu do Trường Đại học Y Dược TPHCM thực hiện, đa số bệnh nhân mắc bệnh về tĩnh mạch không hề biết về bệnh này trước đó. Hầu hết bệnh nhân có tâm lý ngại đi khám, thầy thuốc coi nhẹ và bỏ sót các triệu chứng.

Trong đó, có hơn 91% bệnh nhân không được điều trị. Đặc biệt có gần 9% bệnh nhân điều trị không đúng phương pháp, chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng  như Aspirin, thuốc lợi tiểu hoặc các loại đông y. Nhiều trường hợp còn có thói quen cắt lể vào chỗ máu bầm dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Hoại tử chân vì chích lể

Một cụ già đột nhiên đau nhức một bên chân nhưng gia đình nghĩ rằng do đau xương khớp thông thường nên mua vài viên thuốc giảm đau cho cụ uống. Sang hôm sau, bệnh vẫn không đỡ nhưng ở chân xuất hiện thêm các vết bầm tím.

Gia đình đưa đến thầy lang, được chẩn đoán là 'ứ máu độc' và cần phải chích lể để lấy máu độc ra. Sang ngày kế tiếp, chân bệnh nhân này đã tím hoàn toàn. Khi gia đình đưa cụ đến bệnh viện thì đã muộn vì chân bị hoại tử do tắc động mạch cấp tính. Các bác sĩ buộc lòng phải cắt bỏ chân để cứu người bệnh.

Một trường hợp khác, bệnh nhân vào cấp cứu với một bên chân sưng phù căng cứng từ đùi xuống đến bàn chân, nhức nhối, các tĩnh mạch chân viêm hằn đỏ và rất đau khi chạm vào. Sau khi được thăm khám và làm một số xét nghiệm, siêu âm, bệnh nhân được chẩn đoán là tắc tĩnh mạch sâu cấp tính do huyết khối kèm viêm tắc tĩnh mạch nông.

Nhiều bệnh liên quan đến mạch máu

Các triệu chứng đau nhức do căn nguyên mạch máu thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp hay thần kinh, dẫn đến tình trạng điều trị muộn, kéo dài, hiệu quả kém. Do đó, các đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh mạch máu như người lớn tuổi, hút thuốc lá nhiều, rối loạn mỡ máu, tiểu đường... cần chú ý để được khám và tầm soát về bệnh mạch máu, tránh để xảy ra những tình trạng đáng tiếc do thiếu hiểu biết.

Trên da vùng cẳng chân của bệnh nhân có rất nhiều vết rạch nhỏ. Khi bác sĩ hỏi ra mới biết bệnh nhân này vốn trước đó đã được bác sĩ chẩn đoán là dãn tĩnh mạch chân và có chỉ định phẫu thuật. Nhưng bệnh nhân bỏ về nhà, tin theo lời của thầy lang vườn chích lể để lấy máu bầm ra.

Bà lang này dùng dao lam rạch vào các búi tĩnh mạch dãn dưới chân và nặn ra rất nhiều máu đen, các búi tĩnh mạch này xẹp đi làm bệnh nhân tưởng lầm là bệnh đã khỏi. Nhưng chỉ vài ngày sau, chân của bệnh nhân này lại sưng, căng, đau nhức nên phải đi cấp cứu. Phải trải qua quá trình điều trị hết sức khó khăn và kéo dài, bệnh tình của bệnh nhân này mới thuyên giảm dần.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Thạc sĩ – bác sĩ Lê Phi Long, Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM, cho biết hiện nay có một số người ít hiểu biết và quan tâm đến các bệnh lý mạch máu. Thực ra, đây không phải là bệnh lý hiếm gặp, ngược lại, nó chiếm tỉ lệ khá cao trong dân số và rất nguy hiểm do để lại di chứng cũng như tàn phế nặng nề. Có rất nhiều trường hợp bị biến chứng hoặc điều trị chậm trễ đáng tiếc gây ra do chích lể.

Tại các vùng nông thôn, chích lể vẫn được nhiều người xem là một phương thức chữa bệnh dân gian. Đây là cách thức chữa trị chưa được chứng minh rõ ràng về hiệu quả, mà ngược lại có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chích lể có thể gây ra chảy máu nhiều, nhất là nếu rạch phạm vào các mạch máu nông hay các tĩnh mạch nông dãn to hoặc gây chảy máu không thể cầm được ở những người bị rối loạn đông máu hay đang dùng thuốc chống đông máu. Tĩnh mạch nông bị rạch sẽ tạo cục máu đông và gây viêm, đau. Cục máu đông này có nguy cơ phát triển tiếp tục, lan rộng đến các tĩnh mạch sâu gây tắc mạch hoặc sẽ di chuyển theo dòng máu về phổi, gây ra  thuyên tắc tĩnh mạch phổi và tử vong.

Ngoài ra, chích lể không vô trùng rất dễ dẫn tới nhiễm trùng da và nguy cơ nhiễm trùng huyết. Theo thạc sĩ – bác sĩ Lê Phi Long, việc dùng chung các vật dụng chích lể mà không được tiệt trùng đúng quy cách sẽ làm lây lan nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm gan siêu vi B, C... hay bệnh AIDS.

Theo Nhất Phương / NLĐ

Đừng coi thường ngứa da

Ngứa da không chỉ đơn thuần là biểu hiện của bệnh ngoài da mà còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Ngứa là tình trạng kích thích ở da đưa đến hành động gãi. Mặc dù đa số trường hợp gây ra ngứa là lành tính, người bệnh vẫn cần phải đi khám để loại trừ một số bệnh nguy hiểm. Tần suất ngứa gia tăng theo tuổi. Ngứa do bệnh hệ thống chiếm đến 30% trường hợp và chiếm 10-50% ở người lớn tuổi.

Vị trí ngứa có thể ở tại chỗ hoặc toàn thân. So với ngứa tại chỗ, ngứa toàn thân dễ chẩn đoán nguyên nhân nhưng khó điều trị hơn. Các vị trí ngứa đặc biệt như ở cơ quan sinh dục, hậu môn thường do những nguyên nhân chuyên biệt cần phải đi khám bệnh sớm.

Bà T.P.D., 42 tuổi, trước đây không bị bệnh gì. Khoảng hai tuần trước khi nhập viện bà D. bị ngứa nhiều ở cẳng chân trái. Ban đầu bà D. không để ý và đã gãi rất nhiều. Sau đó da bị tổn thương làm loét không lành, xung quanh nổi nhiều đốm bầm. Kết quả khám bệnh phát hiện bà bị bệnh đái tháo đường tiềm ẩn và nhiễm trùng da cẳng chân.

Mặc dù ngứa có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, nhưng hay gặp nhất là ở cổ tay và cổ chân vì nơi đây tập trung nhiều đầu tận cùng dây thần kinh cảm giác ngứa. Tổn thương của da có thể xuất hiện kèm với ngứa hoặc không.

Nguyên nhân gây ra ngứa

Ngứa là một vấn đề của da do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là bệnh tại da hoặc do bệnh hệ thống.

* Nguyên nhân bệnh ở da: nổi mề đay, dị ứng, viêm da tiếp xúc, chàm, vảy nến, vảy phấn hồng, bệnh gây sang thương da do ghẻ, chấy rận, muỗi và côn trùng đốt...Da khô là nguyên nhân thường gặp nhất gây ngứa ở người lớn tuổi, nhất là vào mùa đông.

* Nguyên nhân bệnh hệ thống: nội tiết (đái tháo đường, cường giáp, suy giáp, cường tuyến cận giáp), có thai, suy thận mãn, bệnh gan (xơ gan, sỏi mật), bệnh máu (ung thư bạch cầu, đa tiểu cầu, thiếu sắt, rối loạn sinh tủy), do thuốc (dị ứng thuốc, tác dụng bất lợi của thuốc giảm đau, hạ mỡ), bệnh ung thư (phổi, dạ dày, tiền liệt tuyến), bệnh Hodgkin, nhiễm HIV...

Khi bị ngứa có nên gãi?

Gãi thường làm bớt ngứa ngay nên khi bị ngứa người ta hay có thói quen gãi. Tuy nhiên, cách tốt nhất để mau khỏi ngứa là không gãi nhưng điều này khó thuyết phục người bệnh.

Gãi khi ngứa sẽ tạo nên vòng luẩn quẩn 'ngứa gãi - gãi ngứa'. Gãi ban đầu sẽ làm dễ chịu và đã ngứa nhưng về lâu dài sẽ để lại kích thích ở da. Vì vậy, ngứa có thể còn hoài mặc dù nguyên nhân gây ngứa có thể đã biến mất từ lâu.

Gãi chỉ làm giảm ngứa nhất thời chứ không giải quyết được nguyên nhân, vì thế tốt nhất là tránh gãi nếu có thể.

Biến chứng của ngứa

Ngứa có thể làm ảnh hưởng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Nếu người bệnh gãi nhiều có thể đưa đến tổn thương da và nhiễm trùng. Lâu ngày làm da bị dày lên (lichen hóa) hoặc đổi màu (da sậm). Tiên lượng của ngứa còn phụ thuộc nguyên nhân gây ra chúng.

Làm gì khi bị ngứa?

Khi bị ngứa, nếu thấy có sang thương ở da thì nên đi khám bệnh ngay.

Cảm giác lạnh và cảm giác ngứa có cùng một dây thần kinh dẫn truyền, cho nên nếu không có tổn thương da có thể dùng kích thích lạnh (chườm lạnh hoặc tắm nước lạnh) để làm giảm bớt ngứa.

Nên cắt ngắn móng tay và mang vớ tay khi đi ngủ để hạn chế tối đa tác hại do gãi. Thoa kem chống ngứa đối với trường hợp bị ngứa tại chỗ. Uống thuốc kháng histamine trong trường hợp ngứa toàn thân.

Nếu ngứa vẫn không bớt với những cách xử lý thông thường như trên, nên đi khám bệnh để được điều trị đúng nguyên nhân

Theo BS NGUYỄN THANH HẢI (BV Cấp cứu Trưng Vương) - Tuoitre.com