Lưu trữ cho từ khóa: nha chu

Trị hơi thở có mùi bằng lá ngò gai, húng chanh

Khoảng 90% trường hợp hôi miệng do nguyên nhân nằm ngay trong miệng. Hôi miệng là do các vi khuẩn phân hủy protein bên trong hốc miệng tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.

Vi khuẩn gây hôi miệng là vi khuẩn kỵ khí, thường trú ẩn dưới mảng bám răng, trong khe nướu, trong túi nha chu và giữa những khe hở của niêm mạc lưng lưỡi. Nguồn protein đến từ mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn và tế bào mô chết tróc từ niêm mạc miệng.

hungchanh-1375148590_500x0.jpg
Lá húng chanh trị hôi miệng rất hiệu quả.

Bất cứ bệnh lý nào trong miệng khiến cho vi khuẩn và thức ăn hoặc tế bào chết tích tụ, nơi đó quá trình phân hủy xảy ra và mùi hôi hình thành. Thường gây hôi miệng nhất là vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bệnh nha chu, khô miệng. Còn lại, 10% trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng. Các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang mũi, viêm cuống họng, cuống phổi hay sinh mù trong phổi đều có thể làm hôi miệng.

Các bệnh lý toàn thân gây hôi miệng như bệnh tiểu đường (mùi Aceton), bệnh suy thận (mùi cá ươn), bệnh gan (mùi trứng ung pha với tỏi)… Một người tự nhiên sinh chứng hôi miệng nặng thì phải nghĩ một bệnh lý toàn thân nào đó.

Nhiều người cho rằng bệnh dạ dày (bao tử) gây hôi miệng nhưng thực sự bệnh này không ảnh hưởng đến tình trạng này, vì thực quản thường thì ép chặt lại, hơi không xông ngược lên được.

Một số thức ăn gây hôi miệng như hành, tỏi, trứng, cá… Do trong quá trình tiêu hóa các hợp chất sulfur được tạo ra và ngấm vào máu, đưa đến phổi và phóng thích ra hơi thở gây hôi miệng tạm thời trong nhiều giờ hoặc vài ngày.

Một số loại thuốc uống cũng tẩy hôi miệng như thuốc cảm, thuốc dị ứng, thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm…

Ở phái nữ thì các thay đổi về chất nội tiết vào thời gian trứng rụng như thời gian có kinh nguyệt có thể làm cho hơi thở có mùi đặc biệt.

Những liệu pháp trị hôi miệng

Để chữa trị hôi miệng, sau mỗi bữa ăn và nhất là trước khi đi ngủ cần làm 3 việc sau đây:

1. Chải sạch răng với bàn chải, chủ yếu là chải sạch khe nướu.

2. Làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa. Nếu sâu răng, vôi răng, túi nha chu, răng khôn mọc lệch… thì phải đi bác sĩ chữa trị và sửa chữa những bệnh lý, khiếm khuyết này. Khi bệnh nhân và bác sĩ làm tốt phần việc của mình thì có thể giải quyết được phần lớn các trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ở miệng.

Một số trường hợp dù vệ sinh răng miệng rất sạch, và trong miệng cũng không còn một bệnh lý, khiếm khuyết nào gây tích tụ vi khuẩn, thức ăn, tế bào chết nhưng miệng vẫn có mùi. Những nghiên cứu gần đây cho rằng lưng lưỡi (phần sau) là nguyên nhân gây ra hôi miệng trong những trường hợp này. Khi ấy, bệnh nhân cần:

1. Cải thiện vệ sinh lưỡi ở phần sau lưng lưỡi: Phần sau lưng lưỡi là nơi nhạy cảm, khó làm vệ sinh triệt để. Một mẹo để tránh phản xạ nôn ọe khi vệ sinh lưỡi, bạn hãy cố gắng lè lưỡi ra càng nhiều càng tốt và ngừng thở trong chốc lát khi chải sạch phần sau của lưỡi.

2. Sử dụng các loại thuốc súc miệng đặc trị hôi miệng: Không phải thuốc súc miệng nào cũng tốt trong điều trị hôi miệng. Phần lớn thuốc súc miệng trên thị trường có thành phần cồn, sẽ gây khô miệng và làm cho tình trạng hôi miệng trở nên nặng nề hơn. Thuốc súc miệng có chứa chlorine clioxide (CIO2) là một phát hiện mới nhất của thế giới để chống lại hôi miệng. CIO2 có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và có tính diệt khuẩn.

3. Tăng cường lưu lượng nước bọt: Bằng cách uống nhiều nước (2 lít nước mỗi ngày ) kiêng cữ rượu, thuốc lá, tránh sự căng thẳng… và sống một cuộc sống vui tươi thư thái.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số thảo dược từ thiên nhiên như:

1. Hương nhu

Hương nhu vị cay, hơi ấm, mùi thơm, không độc; chữa trị được nhiều bệnh, có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, giải cảm nắng. Lấy 10g hương nhu sắc với 200ml nước. Dùng nước sắc ngậm và súc miệng thường xuyên, không nuốt, nhổ ra ngoài.

2. Húng chanh

Húng chanh chua the, mùi thơm hăng, tính ấm, đi vào phế, giúp giải cảm, phong tà… chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp.

Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm, hết hôi miệng.

3. Lá ngò gai

Rau ngò gai còn gọi là mùi tàu, mùi tây, rau ngò tàu… Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.

Theo Webphunu

Ba mẹo để “đánh bật” chứng viêm nướu

Đã bao giờ trong lúc đánh răng, bạn giật mình khi thấy nướu bị chảy máu? Nếu câu trả lời là “Có”, bạn nằm trong số hơn 90% dân số Việt Nam mắc phải chứng viêm nướu, hay còn gọi là nha chu.

Viêm nướu là triệu chứng rất phổ biến và là giai đoạn khởi đầu của bệnh nha chu viêm. Nếu không được ngăn ngừa, điều trị, nha chu viêm tiến triển có thể làm tiêu xương ở răng, gây áp xe, sưng mủ, răng lung lay, cuối cùng là mất răng và có thể ảnh hưởng đến một số bệnh toàn thân nghiêm trọng khác. Nguyên nhân chính gây viêm nướu là mảng bám răng, thường xuất hiện ở kẽ và nướu răng, nơi bàn chải thông thường không chải tới.

Tuy nhiên, chỉ với vài lưu ý đơn giản sau đây là bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải chứng viêm nướu:

Thứ nhất: Cần chọn cho bạn một chiếc bàn chải phù hợp. Với rất nhiều kiểu dáng, kích cỡ và chủng loại trên thị trường thì việc lựa chọn loại bàn chải để mua là điều khiến cho nhiều người băn khoăn. Lời khuyên của các nha sĩ là bàn chải lông mềm giúp loại trừ mảng bám, chải sạch kẽ răng và không gây tổn thương nướu.

Thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, Colgate Palmolive giới thiệu bàn chải Colgate SlimSoft với lông chải siêu mềm và đầu lông siêu mảnh 0,01mm. Những lông chải này linh hoạt và mềm hơn so với lông chải bằng sợi nylon mềm thông thường, sẽ giúp chải sạch các mảng bám một cách nhẹ nhàng, cho miệng cảm giác thoải mái và không gây tổn thương nướu.

Thiết kế đặc biệt với cấu trúc đầu lông chải mảnh và dày đặc của Colgate SlimSoft tăng khả năng tiếp cận dưới nướu gấp 6 lần và đồng thời tiếp cận kẽ răng nhiều hơn để làm sạch mặt trước và mặt sau của răng hiệu quả hơn so với bàn chải thông thường. Ngoài ra, đầu bàn chải dễ dàng chuyển động linh hoạt để chải sạch những vị trí khó tiếp cận.

Thứ hai: Hãy chải răng đúng cách. Hầu hết chúng ta đều chưa chải răng đúng cách và điều này là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh về nha chu. Bạn hãy ghi nhớ 5 bước chải răng cơ bản sau đây để có một hàm răng khỏe mạnh nhé:

• Đặt bàn chải nghiêng một góc 450 so với đường viền nướu và chải mặt ngoài của răng, chải rung nhẹ lên xuống một cách nhẹ nhàng.

• Tiếp đó, chải mặt trong của răng

• Chải sạch mặt nhai

• Chải mặt trong của răng cửa ở hàm trên và hàm dưới

• Để có hơi thở thơm tho, hãy nhớ chải cả lưỡi của bạn nữa.

Thứ ba: Không dùng chung bàn chải với người khác và thay bàn chải định kỳ. Một lời khuyên của nha sĩ bạn nên biết đó là sau khi ốm dậy bạn nên lập tức thay bàn chải đánh răng, để các vi khuẩn gây bệnh không còn cơ hội “xâm nhập” vào cơ thể và gây tái phát bệnh. Ngoài ra, thay bàn chải đình kỳ mỗi ba tháng. Tuyệt đối tránh dùng chung bàn chải đánh răng với người khác bởi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao nếu dùng chung bàn chải đánh răng.

Chỉ với vài lưu ý đơn giản mà hữu ích, bạn đã có thể hoàn toàn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nướu. Giờ đây, việc chải răng hàng ngày sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết, và bạn sẽ luôn tận hưởng những giây phút nhẹ nhàng, sảng khoái trong cuộc sống khi bệnh viêm nướu không còn là mối lo.

Bàn chải Colgate Slim Soft

  • Lông chải siêu mềm mảnh 0,01mm cho phép chải sạch sâu từng kẽ răng, bờ nướu và nhẹ nhàng giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả;
  • Đầu bàn chải thon gọn dễ dàng chuyển động linh hoạt để chải sạch những vị trí khó tiếp cận;
  • Thân bàn chải được thiết kế cong độc đáo, dễ cầm nắm và nâng cao hiệu quả chải răng.

Ngăn ngừa bệnh nha chu không khó

Bệnh nha chu (bệnh nướu răng) xảy ra khi các mô bảo vệ và ổn định răng bị nhiễm trùng.

Theo healthday.com, Hiệp hội Nha khoa Mỹ đưa ra một số gợi ý sau giúp ngừa bệnh nha chu:

Đánh răng thật kỹ ít nhất 2 lần/ngày

Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch răng hằng ngày

Nếu nha sĩ đồng ý, bạn có thể dùng nước súc miệng có chứa fluoride

Có chế độ ăn uống bổ dưỡng, cân bằng và lành mạnh

Đi khám răng và làm sạch răng ít nhất hai lần mỗi năm.

 
Ảnh: Shutterstock

(Theo Thanhnien)

Triệu chứng của bệnh nướu răng (nha chu)

Bệnh nướu răng (bệnh nha chu) ảnh hưởng đến các kẽ hở giữa nướu và răng, dễ dẫn đến rụng răng.

Theo healthday.com dẫn nguồn từ các chuyên gia thuộc Hiệp hội Nha khoa Mỹ, các dấu hiệu Cảnh báo của bệnh nướu răng bao gồm:

Nướu dễ chảy máu khi bạn đánh răng hoặc xỉa răng

Nướu răng đau, sưng phồng hoặc tấy đỏ

Chân răng bị trống ra

Hơi thở hôi

Có mủ ở nướu răng

Răng bị lung lay hoặc có cảm giác như răng sắp rụng

Khớp cắn thay đổi, răng không ăn khớp khi cắn.

(Theo Thanhnien)