Lưu trữ cho từ khóa: ngưu tất

Vỏ dưa hấu trị bệnh

Tôi nghe nói có thể dùng vỏ dưa hấu trong việc chữa trị cho người bệnh huyết áp cao.

Vậy xin hướng dẫn giúp cách làm cụ thể. Luôn tiện, nếu loại trái này dùng được cho người bệnh tiểu đường thì cũng nhờ hướng dẫn giúp, vì nhà tôi có người lớn tuổi mắc bệnh này. Xin chân thành cám ơn. - (minhthanh@...)

Trả lời:

Theo Đông y, quả dưa hấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, giảm say nắng, lợi tiểu... Còn vỏ dưa hấu thì có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Loại quả này y học cổ truyền và dân gian áp dụng chữa một số bệnh. Theo yêu cầu của bạn, chúng tôi sẽ trình bày về cách dùng cho người cao huyết áp và người bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

Với người cao huyết áp thì làm như sau: dùng 30 g vỏ dưa hấu kết hợp với 40 g vỏ của trái bí đao và 15 g vị thuốc ngưu tất đem sắc (nấu) uống trong ngày. Còn với người đái tháo đường, áp dụng như sau: lấy 60 g vỏ dưa hấu, 15 g vị thuốc câu kỷ tử, 12 g vị thuốc thiên hoa phấn và 10 g ô mai đem nấu lấy nước dùng trong ngày.

Lương y Phạm Như Tá

Meo.vn (Theo Thanhnien)

Hoa lựu chữa bệnh phổi

Hoa lựu không chỉ có vẻ đẹp rực rỡ, quý phái mà còn là vị thuốc độc đáo trong y học cổ truyền.

Theo Đông y, hoa lựu vị chua sáp, tính bình có công năng chủ trị các chứng bệnh như tỵ huyết (chảy máu cam), thổ huyết (nôn ra máu), xuất huyết do trật đả, kinh nguyệt không đều, lỵ tật, bạch đới, viêm tai giữa, đau răng... đặc biệt rất tốt với các bệnh về phổi.

Hoa lựu đặc biệt tốt với các bệnh về phổi

Áp xe phổi (phế ung): Hoa lựu trắng 7 đóa, hạ khô thảo 9g, sắc uống. Hoặc hoa lựu 6g, ngưu tất 6g, dây kim ngân 15g, bách bộ 9g, bạch cập 30g, đường phèn 30g sắc uống.

Phế kết hạch (lao phổi): Hoa lựu trắng 30g, hạ khô thảo 30g sắc uống.

Ho và nôn ra máu: Hoa lựu trắng 24 đóa, đường phèn 9g sắc uống.

Chú ý: Hoa lựu nên thu hái khi mới nở, dùng tươi hoặc đem phơi trong bóng râm cho khô rồi cất giữ nơi khô ráo để dùng dần. Cũng như vỏ quả và vỏ rễ, hoa lựu không nên dùng cho người bị táo bón.

ThS.BS Hoàng Khánh

Meo.vn (Theo Bee)

Chữa rụng tóc do thận suy

Đông y gọi tóc là huyết dư, là phần thừa của huyết. Rụng tóc có nhiều nguyên nhân nhưng không ngoài tổn thương âm huyết của các tạng: Tâm, can, thận. Với chứng rụng tóc do thận suy, tinh huyết không đầy đủ có thể dùng bài thuốc sau.

Triệu chứng: Đầu choáng váng, hai ống chân đau mỏi, tinh thần ủy mị, hay quên, di tinh.

Điều trị: Ích thận khí, bổ sung tinh tủy.

Đông y gọi tóc là huyết dư, là phần thừa của huyết
Đông y gọi tóc là huyết dư, là phần thừa của huyết

Bài thuốc: Lưu thị ban thoát nghiệm phương với thục địa 60g, phục linh 20g, nhục thung dung 30g, thỏ ty tử 30g, hà thủ ô đỏ 30g, đương quy 30g, viễn chí 30g, tử hà sa 30g, hoài sơn 30g, đan bì 30g, câu kỳ tử 45g, hà thủ ô trắng 30g, hắc chi ma 30g, ngưu tất 30g, sơn thù 30g, nữ trình tử 25g.

Cách dùng: Tán bột mịn, làm viên mật. Mỗi viên 9 gam, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống một viên với nước đun sôi để ấm.

Thuốc bôi ngoài: Cốt toái 60g rượu 300ml. Ngâm cốt toái bổ vào rượu, sau 20 ngày bôi vào chỗ tóc rụng ngày 3 lần. Thời gian điều trị 90 ngày.

TTND Nguyễn Xuân Hướng (nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam)

Meo.vn (Theo Bee)

Thạch sùng làm thuốc

Thạch sùng sống khắp nơi ở nước ta và là loại sinh vật quen thuộc với mọi người. Tùy từng vùng mà có nơi gọi là con thằn lằn, hay thủ cung, thiên long, bích hổ, hát hổ. Thạch sùng dùng làm thuốc và được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo kinh tập chú. Có nhiều loại thạch sùng, có tên khoa học là Hemidactylus Frenatus Schleghel đều thuộc loại tắc kè (Gekkonnidae).

Đông y cũng cho rằng thạch sùng vị mặn, tính hàn, có ít độc, có tác dụng bổ phế thận, ích tinh huyết, chỉ khái định suyễn, khứ phong hoạt lạc, tán kết giải độc, chỉ thống, trấn tĩnh giản kính (an thần, chống co giật), khu phong, định kinh nên có thể chủ trị các chứng như phong tê liệt (liệt nửa người do tai biến mạch máu não), kinh phong ở trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ em, tràng nhạc (lao hạch) và hen suyễn...

Trên lâm sàng, các nhà y học Trung Quốc còn cho biết họ đã dùng thạch sùng để chữa suy nhược thần kinh, lao hạch, cốt tuỷ viêm, ung thư thực quản, ung thư dạ dày...

Để tham khảo, dưới đây xin nêu một số cách trị liệu từ con thạch sùng

Chữa lao hạch và hen suyễn: dùng thạch sùng cho vào chuối hoặc bọc trong lá khoai lang đã hơ nóng cho mềm để dễ nuốt hay dùng thạch sùng sấy khô, tán thành bột mỗi ngày uống nửa phân với rượu; cũng có thể dùng thạch sùng 2 con, hạ khô thảo 6g sấy khô tán bột chia uống 2 lần trong ngày với rượu vàng kết hợp với dùng thạch sùng sao tồn tính, tán lấy bột hoà với dầu vừng bôi lên hạch bị tổn thương.

Trị ung sang đau nhiều: Dùng bột thạch sùng trộn với dầu vừng bôi lên tổn thương.

Chữa co giật do tâm hư: Dùng thạch sùng sao vàng 1 con tán bột trộn với một chút chu sa và xạ hương uống với nước sắc lá bạc hà.

Chứng tay chân liệt bại, đau nhiều: dùng ngự mễ xác sao mật 1 tiền, trần bì 5 tiền, thạch sùng sao vàng, nhũ hương, một dược và cam thảo mỗi vị 2 tiền 5 phân, tất cả tán thành bột, uống mỗi ngày 3 tiền; hoặc dùng thạch sùng 2 con, địa long 15g, toàn yết (bọ cạp) 9g, ngưu tất 25g, tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.

Chữa co giật mạn tính do tâm hư (kinh phong): Dùng thạch sùng màu vàng 1 con sấy khô, tán bột uống với nước sắc bạc hà cùng một chút chu sa và xạ hương, kết hợp uống đơn sắc Nhị trần thang.

Chữa viêm đa khớp dạng thấp: Dùng thạch sùng 10g, ngô công 10g, bạch chỉ 20g, tất cả đem sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4g.

Trị nấm da: dùng thạch sùng 5 con và ngô công (con rết) 5 con đem ngâm với rượu nặng lấy dịch chiết bôi lên tổn thương.

Trị cước khí (thấp chẩn): dùng thạch sùng 2 con đem ngâm với 200ml cồn 90%, sau 10 ngày thì dùng được, lấy dịch chiết bôi vào tổn thương...

BS. Hoàng Xuân Đại

Meo.vn (Theo SK & ĐS)

Công dụng của ba kích

Lương y Như Tá cho biết, ba kích có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng, những người đang bị táo bón, tiểu đỏ, miệng đắng, đau mắt, bứt rứt và bệnh tim thì không nên dùng.

Về y học cổ truyền, ba kích có vị cay, hơi ngọt, công dụng trợ dương bổ thận; trị dương nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung ích khí, dưỡng 2 kinh tỳ và thận... Sau đây là một số cách vận dụng. Lưu ý là cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn trước khi sắc thuốc và uống.

Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù: ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn đều 12g, tang ký sinh 10g, sơn thù nhục 8g, hoài sơn 16g. Đem sắc uống.


Ba kích

Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh: ba kích thiên, tiên mao, hoàng bá, dâm dương hoắc, tri mẫu, đương quy, mỗi loại từ 20g, đem sắc uống.

Trị sán khí do thận hư: Ba kích thiên, hoàng bá, quất hạch, lệ chi hạch, ngưu tất, tỳ giải, mộc qua, kim linh tử, hoài sơn, địa hoàng. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do thận dương hư: ba kích thiên, bổ cốt chỉ, phúc bồn tử. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: ba kích (bỏ lõi), nhục thung dung, sinh địa (mỗi loại đều 60g), tang phiêu tiêu, thố ty tử, sơn dược, tục đoạn (cùng 40g), sơn thù du, phụ tử (chế), long cốt, quan quế, ngũ vị tử (mỗi loại cùng 20g), viễn chí 16g, đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, lộc nhung 4g. Tán bột, làm viên hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.


Dâm dương hoắc - Ảnh: H.Mai

Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do thận hư: ba kích thiên, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn. Mỗi loại bằng nhau từ 8-12g, đem sắc uống.

Người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi, dùng: ba kích thiên, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thố ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm.

Để chữa lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn, thì dùng bài thuốc gồm: ba kích, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì, can khương (bào) - cùng 60g, đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, ngưu tất 120g. Đem tán bột, trộn mật làm (vò) thành viên hoàn để dành uống với rượu ấm.

Chữa tiểu nhiều thì dùng: ba kích thiên (bỏ lõi) và ích trí nhân, hai vị chưng với rượu và muối. Tang phiêu tiêu, thố ty tử (sao với rượu). Tất cả lượng bằng nhau. Rồi tán bột, làm viên hoàn to bằng hạt bắp, mỗi lần uống 10-15 viên với rượu pha ít muối hoặc sắc thành thang uống.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc như sau: nước nhất cho các vị thuốc vào nồi đất cùng 4 chén nước, sắc còn lại 1 chén, chiết ra; nước hai cho tiếp 3 chén nước vào nồi, sắc còn lại nửa chén. Hiệp hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

 

Meo.vn (Theo TNO)

Món ăn, bài thuốc phòng chống bạc tóc

Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần dư của huyết, thận tàng tinh, tinh sinh huyết, cho nên tóc là phần tươi tốt biểu hiện ra bên ngoài của thận.

Theo năm tháng và tuổi tác, mái tóc bạc dần là một quy luật khó tránh khỏi. Thông thường, ở vào tầm tuổi trên dưới 50, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện và tiệm tiến dần cho đến khi mái đầu trở nên bạc trắng hoàn toàn.

Thế nhưng, vì nhiều lí do khác nhau, có người tóc bạc xuất hiện quá sớm hoặc quá nhanh khiến cho, dù muốn hay không, người ta cũng khó tránh khỏi tâm trạng buồn phiền. Đó là chưa nói đến hiện tượng bạc tóc có thể còn kèm theo các chứng trạng bệnh lí hoặc lão suy khác đang diễn ra âm thầm trong nhân thể...

Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần dư của huyết, thận tàng tinh, tinh sinh huyết, cho nên tóc là phần tươi tốt biểu hiện ra bên ngoài của thận. Khi thận hư, huyết thiếu thì tóc sớm bạc, khô gãy và dễ rụng. Để phòng chống hiện tượng bạc tóc, y học cổ truyền sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm mục đích bổ dưỡng tinh huyết, nhu nhuận lông tóc, trong đó có một liệu pháp khá độc đáo là dùng các món ăn, bài thuốc.

Bài 1: Mỗi ngày dùng 50g đậu đen hầm với xương lợn làm canh ăn. Hoặc dùng đậu đen 250g, vừng đen 100g, bạch quả 30 hạt, hà thủ ô 150g, tất cả sao chín, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 30g. Hoặc dùng đậu đen đồ chín, phơi khô, sao thơm, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 6g, nhai kĩ rồi chiêu với nước muối nhạt.

Bài 2: Hà thủ ô chế 300g, thỏ ti tử 400g, phá cố chỉ 250g. Các vị sấy khô tán vụn, mỗi ngày dùng 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Tư bổ can thận, cường thân kiện thể, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tinh thần mỏi mệt, ăn kém, đại tiện lỏng loãng.


Bài 3: Hà thủ ô chế 12g, nữ trinh tử 12g, tang tầm (quả dâu chín) 12g, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Dưỡng âm, tư bổ can thận, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, hay đau đầu chóng mặt, thị lực giảm sút, lưng gối đau mỏi, hay quên, ngủ kém...

Bài 4: Hà thủ ô 20g, gan lợn 250g, mộc nhĩ 30g, cải bắp 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Sắc kĩ hà thủ ô lấy nước bỏ bã; gan lợn rửa thật sạch, thái miếng, ướp gia vị rồi dùng lửa to rán qua; cải bắp và mộc nhĩ rửa sạch thái chỉ. Cho gan lợn vào đun với nước sắc hà thủ ô một lát, kế đó cho cải bắp và mộc nhĩ vào, tiếp tục đun sôi vài phút là được, chế đủ gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.

Bài 5: Mạch môn (bỏ lõi) 120g, thiên môn 30g, nhân sâm 15g, sinh địa 60g, thục địa 30g, kỉ tử 30g, hà thủ ô 60g, ngưu tất 15g, đương quy 30g. Tất cả sấy khô, thái vụn, đem ngâm với 5000 ml rượu trắng, sau 30 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml.

Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích thọ diên niên, dùng cho người bị bạc tóc sớm, rụng tóc nhiều kèm theo các triệu chứng như cơ thể suy nhược, da nhợt, chán ăn, mất ngủ, hay hồi hộp, dễ đổ mồ hôi, suy giảm khả năng tình dục...

Bài 6: Kỉ tử 120g, đương quy 60g, hà thủ ô 120g, đẳng sâm 20g, ngưu tất 90g, sinh địa 60g, thỏ ti tử 20g, thiên môn 60g, phá cố chỉ 20g, sơn thù 20g, mật ong 120g, rượu trắng 3000 ml. Các vị thuốc sấy khô, thái vụn, đem ngâm với rượu, sau 7 -10 ngày thì dùng được, uống đều đặn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml.

Công dụng : bổ can thận, dưỡng tinh huyết, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, ăn kém, tinh thần mỏi mệt, dương sự suy yếu, răng rụng, tai ù tai điếc.

Bài 7: Hà thủ ô 180g, ngưu tất 240g, kỉ tử 120g, thục địa 60g, sinh địa 60g, thiên môn 60g, mạch môn 60g, đương quy 60g, nhân sâm 60g, nhục quế 30g, bạch khúc (men rượu) 500g, gạo nếp 7000g. Các vị thuốc sấy khô, thái vụn; bạch khúc tán mịn; gạo nếp đồ thành xôi rồi trộn đều với bột thuốc và bạch khúc, cho vào hũ, bịt kín miệng, ủ ở nơi ấm áp, sau 14 ngày thì bỏ bã lấy nước, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10 -30 ml.

Công dụng: Bổ can thận, dưỡng khí huyết, tăng tinh, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng phiền táo mất ngủ, lưng đau gối mỏi, ăn kem, hay hoa mắt chóng mặt...

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn

Meo.vn (Theo Báo Người cao  tuổi)

Y học cổ truyền trị đau lưng

Đau cột sống thắt lưng là một triệu chứng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng ngang đốt sống thắt lưng.

Đau cột sống thắt lưng là một triệu chứng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng ngang đốt sống thắt lưng L1 - L5 và S1 bao gồm cột sống thắt lưng và các tổ chức xung quanh do nhiều nguyên nhân gây ra (bệnh lý đĩa đệm, cột sống, thần kinh, nội tạng...).

Y học cổ truyền phân dạng và bài thuốc dưới đây.

Đau lưng cấp do co cứng cơ

Triệu chứng: Đau đột ngột sau khi bị lạnh, đau nhiều không cúi được, đau thường khu trú ở một bên cột sống, các cơ lưng co cứng, ấn đau, mạch trầm huyền.

Bài thuốc: Quế chi 8g, rễ lá lốt 8g, thiên niên kiện 8g, ý dĩ 16g, ngưu tất 16g, tỳ giải 16g, kê huyết đằng 16g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đau lưng do thay đổi tư thế, mang vác nặng

Triệu chứng: Sau khi mang vác nặng hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị đau, thường là đau một bên, đau dữ dội, vận động hạn chế, không cúi được.

Thuốc: Muối rang đắp nóng; Chườm ngải cứu nóng; Cồn xoa bóp: Ô đầu sống, quế, đại hồi (không được uống vì ô đầu độc).

Đau lưng do thoái hóa cột sống

Triệu chứng: Đau lưng âm ỉ, hay tái phát, ăn ngủ kém, mạch nhu hoãn, trầm nhược.
Bài thuốc: Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 12g, tế tân 4g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, đại táo 12g. Sắc uống.

Meo.vn (Theo 123suckhoe)

Bài thuốc đẩy lui bệnh đau lưng

Đau cột sống thắt lưng là một triệu chứng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng ngang đốt sống thắt lưng L1 - L5 và S1 bao gồm cột sống thắt lưng và các tổ chức xung quanh do nhiều nguyên nhân gây ra (bệnh lý đĩa đệm, cột sống, thần kinh, nội tạng...). Y học cổ truyền phân dạng và đưa ra bài thuốc:

Đau lưng cấp do co cứng cơ

Triệu chứng: Đau đột ngột sau khi bị lạnh, đau nhiều không cúi được, đau thường khu trú ở một bên cột sống, các cơ lưng co cứng, ấn đau, mạch trầm huyền.

Bài thuốc: Quế chi  8g, rễ lá lốt  8g, thiên niên kiện 8g, ý dĩ 16g, ngưu tất 16g, tỳ giải 16g, kê huyết đằng 16g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đau lưng do thay đổi tư thế, mang vác nặng

Triệu chứng: Sau khi mang vác nặng hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị đau, thường là đau một bên, đau dữ dội, vận động hạn chế, không cúi được.

Thuốc: Muối rang đắp nóng; Chườm ngải cứu nóng; Cồn xoa bóp: Ô đầu sống, quế, đại hồi (không được uống vì ô đầu độc).

Đau lưng do thoái hoá cột sống

Triệu chứng: Đau lưng âm ỉ, hay tái phát, ăn ngủ kém, mạch nhu hoãn, trầm nhược.

Bài thuốc: Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 12g, tế tân 4g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thục địa 12g,  đại táo 12g. Sắc uống.

Meo.vn (Theo Bee)

Hai thể bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là rối loạn khả năng cảm nhận thăng bằng, biểu hiện thông thường là chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu. Nặng thì chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy được và vẫn buồn nôn hoặc nôn dữ dội.

Theo Đông y, bệnh thường biểu hiện bởi hai thể loại là "thực chứng" và "hư chứng".

Thực chứng: Đột nhiên ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa cảm thấy như đảo lộn, nghiêng ngửa buộc người bệnh phải luôn nhắm nghiền mắt và nằm xuống không sẽ bị ngã. Kèm theo buồn nôn hay nôn thốc tháo nhiều lần, mặt nhợt nhạt, mồ hôi toát ra toàn thân. Cơn choáng chóng mặt quay cuồng này có khi xảy ra chốc lát hay kéo dài vài tiếng hoặc vài ba ngày. Người bệnh thấy nóng, khát nước, táo bón, tiểu nước vàng, mạch thực.

http://suckhoe365.net/wp-content/uploads/2010/09/chong-mat.jpg
Rối loạn tiền đình là rối loạn khả năng cảm nhận thăng bằng, biểu hiện thông thường là chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu.
Điều trị: Câu đằng 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, phục thần 12g, sơn chi 12g, tang ký sinh 12g, dạ giao đằng 10g, đỗ trọng 10g, hoàng cầm 10g, thạch quyết minh sống 20g, thiên ma 8g, hà thủ ô trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần trong ngày. Uống 3 - 5 thang liền.

Hư chứng: Triệu chứng cũng xảy ra đột ngột bị ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa quay cuồng nên người bệnh cũng phải nằm nhắm mắt không sẽ bị ngã và kèm buồn nôn hay nôn mửa nhiều lần, toàn thân vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt. Cơn chóng mặt cũng có thể xảy ra trong chốc lát hay mấy tiếng đồng hồ hoặc vài ngày. Kết hợp có nóng, khát nước và táo bón, tiểu vàng, đặc biệt khi làm việc lại hoa mắt, chóng mặt càng tăng, ăn ngủ kém, sắc mặt xanh, mạch hư, không lực.

Điều trị: Bạch cúc hoa 120g, câu kỷ tử 120g, đơn bì 120g, phục linh 120g, trạch tả 120g, sơn dược 160g, sơn thù 160g, thục địa 320g. Tất cả tán bột làm hoàn. Ngày uống 8 - 16g, chiêu với nước muối nhạt.

Meo.vn (Theo Bee)

Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa

Đau vùng thắt lưng là chứng bệnh thường gặp trong cuộc đời, những người trên 50 tuổi ít nhất cũng bị đau thắt lưng một đôi lần. Đau vùng thắt lưng nếu đau lan xuống mông, mặt sau đùi có thể xuống tới cổ bàn chân thì gọi là đau thần kinh tọa. Thần kinh tọa là dây thần kinh dài và to nhất trong cơ thể.

Mỗi đốt sống chứa phần tủy ở trong cho ra một đôi dây thần kinh – một dây tiếp nhận cảm giác, một dây chỉ huy vận động cân cơ ở vùng tương ứng. Để dễ hình dung ta tưởng tượng: 7 đốt sống cổ sẽ có dây chi phối vùng cổ và tay, đốt sống vùng lưng ngực và bụng sẽ chi phối vùng lưng ngực và bụng, 5 đốt sống vùng thắt lưng chi phối vùng thắt lưng, mông và chân, hoạt động của các tạng vùng hố chậu. Như vậy dây thần kinh tọa do tủy sống thắt lưng tạo nên.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa có nhiều nhưng trên 80% là do trật đĩa đệm. Đĩa đệm là đĩa nằm giữa 2 đốt sống, để giúp đốt sống vận động dễ dàng (quay, cúi, ngửa), đĩa đệm có cấu tạo bên ngoài là tổ chức sụn bên trong chứa dịch nhầy. Các nguyên nhân khác như: thoái hóa cột sống, xẹp đốt sống, viêm đốt sống, u đốt sống, lao đốt sống, loãng xương, thủy tinh hóa xương. Một số tổn thương bên ngoài đốt sống gây chèn ép dây thần kinh cạnh đốt sống mà gây đau, kể cả người có thai tử cung lớn dần gây tăng áp tiểu khung, càng về các tháng cuối của thai kỳ lưng càng đau.

Đông y quy vùng thắt lưng là phủ của thận, đau thắt lưng là thận yếu. Thận chủ cốt, nghĩa là các loại đau xương khớp đều liên quan đến thận. Thận tàng tinh, tinh yếu thì cũng đau thắt lưng.

Thận liên quan đến bàng quang, là mối quan hệ tạng phủ – quan hệ âm dương. Kinh bàng quang chạy từ trên mắt qua đầu ra sau gáy rồi chạy 2 đường cách cột sống khoảng 2cm, xuống mông xuống mặt sau đùi, tới gót bàn chân. Như vậy đoạn từ thắt lưng xuống gót chân, bàn ngón chân trùng với đường đi của thần kinh tọa. Thần kinh tọa có nhánh thần kinh cơ bì chạy ở mặt ngoài đùi và cẳng chân.

Trên cơ thể còn có kinh đởm, đường kinh đởm chạy từ trên đuôi mắt lên đầu vòng qua tai ra mạng sườn xuống mông, mặt ngoài đùi và cẳng chân. Như vậy đoạn dưới từ thắt lưng xuống mặt ngoài cẳng chân của kinh đởm gần giống đường đi của thần kinh cơ bì của thần kinh hông.

Nên khi phòng bệnh đau thắt lưng, đau thần kinh hông cần chú ý đến phòng bệnh ở thận và phòng bệnh ở đởm. Chữa bệnh đau vùng thắt lưng, đau thần kinh hông cũng có nghĩa là chữa bệnh ở thận và chữa bệnh ở đởm nếu tính chất đau như đã tả trên.

Phòng bệnh ở thận: Từ tuổi nhỏ khi ngồi học cần nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, lưng thẳng.

Không khiêng vác nặng kéo dài, không xách nặng lệch tư thế.

Nên tập bơi và tập thể thao phù hợp.

Hạn chế các đè nén nặng đột ngột lên cột sống.

Không nên quan hệ tình dục quá mức vì “đa dâm bại thận”.

Khi đã đau vùng thắt lưng: Nên tăng cường bơi, hằng ngày tập đứng gập người cúi đầu và chạm 2 tay xuống đất. Hoặc nằm ngửa, duỗi thẳng chân, gấp 2 chân lên bụng, thời gian tập đều và nhẹ nhàng chậm rãi, nên tập ngày 2 lần mỗi lần 30 phút.

Dùng một trong các lá sau rang nóng trải xuống giường rồi nằm đè vùng thắt lưng lên: lá ngải cứu, lá lốt, lá cúc tần, lá náng… cũng có thể rang nóng một trong các lá trên trải lên trên tờ báo, ngồi ngay ngắn đặt hai bàn chân lên, lá nguội rang lại để làm tiếp lần 2, ngày làm 1-2 lần tùy điều kiện.

Thuốc uống có thể dùng một trong các bài sau:

Bài 1: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, cẩu tích 20g, ba kích 12g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g, ngưu tất 12g, thổ phục linh 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 8g, kê huyết đằng 12g, xích thược 12g, hồng hoa 10g, độc hoạt 12g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Sài hồ 12g, bạch thược 12g, độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cố gắng phòng bệnh đừng để bệnh xảy ra là tốt nhất. Khi đã bị bệnh cũng cần kiêng kỵ điều trị mới kết quả.

Sức khoẻ và Đời sống