Lưu trữ cho từ khóa: ngừa thủy đậu

Không cần tiêm ngừa Rubella nếu đã từng nhiễm

Tôi 33 tuổi. Cách đây 1 tháng, tôi bị sảy thai 10 tuần tuổi. Tôi vừa khám sức khoẻ và có kết quả như sau: Rubella- IgM (âm tính 0,28), Rubella- IgG (dương tính 35.9), Beta hCG 17.5. Xin bác sĩ cho biết: thời điểm này, tôi chích ngừa mũi kết hợp sởi- rubella-quai bị, thủy đậu và 3 tháng sau tôi để mang thai lại được hay không? (nguyenngocnga).

Trả lời:

Bạn Ngọc Nga thân mến!

Theo kết quả xét nghiệm trên thì trong quá khứ bạn đã từng phơi nhiễm với virut Rubella và đã có kháng thể phòng chống bệnh Rubella. Vì vậy, bạn không cần tiêm ngừa Rubella.

Nếu bạn đã từng bị thủy đậu thì cũng không cần tiêm ngừa thủy đậu nữa. Trong trường hợp không rõ mình đã bị thủy đậu chưa, bạn vẫn có thể tiêm ngừa nhưng phải chắc chắn mình chưa có thai lại. Khi tiêm ngừa bạn nên ngừa thai ít nhất một tháng sau tiêm.

Thạc sĩ- bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc

Meo.vn (Theo PN)

Đánh giá mới nhất về các tác dụng phụ của vắc-xin

Vắc-xin có thể gây ra các tác dụng phụ nhất định nhưng rất hiếm khi gây vấn đề nghiêm trọng và cũng không liên quan với tự kỷ hay tiểu đường týp 1, Viện Y học Mỹ tuyên bố trong một khảo sát toàn diện về tính an toàn của vắc-xin kéo dài 17 năm.

http://dantri4.vcmedia.vn/FaA3gEccccccccccccos/Image/2011/08/VC29811_4c0b8.jpg

Ảnh minh họa

Báo báo này được tiết lộ hôm thứ 5 không nhằm mục đích làm các bậc cha mẹ lo lắng. Thay vào đó, chương trình này sẽ thực hiện yêu cầu của Chương trình bồi thường các vấn đề do vắc-xin gây ra.

“Vắc-xin là những công cụ rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm có thể gặp trong suốt cả cuộc đời, từ khi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành. Tuy nhiên, dù là can thiệp chăm sóc sức khỏe nào cũng đều không thể tránh được những ngoại lệ”, TS Ellen Wright Clayton, Đại học Vanderbilt, và là bác sĩ nhi, nhà sinh vật học kiêm trưởng nhóm khảo sát, nói.

Báo cáo nhấn mạnh rằng vắc-xin nói chung là an toàn nhưng cũng có bằng chứng cho thấy các tác dụng phụ sau:

- Sốt gây co giật nhưng hiếm khi gây ra các hậu quả lâu dài, do tiêm vắc xin tam liên sởi - quai bị - rubella.

- Vắc-xin tam liên cũng gây ra viêm não hiếm gặp ở những người có vấn đề miễn dịch.

- Vắc-xin chủng ngừa thủy đậu đôi khi cũng gây ra các chứng như nhiễm vi-rút này, tức là cũng bị thủy đậu hoặc các đau nhức liên quan với zona thần kinh. Đôi khi nó có thể gây viêm gan, viêm phổi hoặc viêm màng não.

- 6 loại vắc-xin (gồm tam liên, bệnh thủy đậu, viêm gan B, viêm màng não, uốn ván) có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ.

- Các loại vắc-xin nói chung đôi khi có thể gây ngất hay 1 loại viêm vai.

Một số yếu tố khác hiện chưa chứng minh được như sốc phản vệ do tiêm vắc-xin HPV, vắc-xin và chứng đau khớp ở phụ nữ và trẻ em tiêm vắc-xin tam liên.

Điều này không có nghĩa là không có các tác dụng phụ khác - đánh giá không tìm đủ được các bằng chứng để quyết định hơn 100 trường hợp có thể là tác dụng phụ khác. Một số vắc-xin còn quá mới để liên quan với một số chứng thực sự hiếm gặp.

“Tôi hy vọng rằng kết quả này sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng của một số người”, Clayton nói.

Meo.vn (Theo AP)

Bị sốt và đau đầu trước khi hành kinh?

Kính chào bác sĩ,

Lúc chưa lấy chồng, kinh nguyệt em rất đều và đúng ngày. Sau khi lấy chồng thì lại không đều, mỗi tháng mỗi khác... mà 2 tháng nay em có biểu hiện là trước khi có kinh, cơ thể lại sốt và gây đau đầu kinh khủng.

Cho em hỏi thêm là tiêm ngừa rubella, ung thư cổ tử cung, cúm ... ở chị em phụ nữ có tác dụng phụ gì không? Em đang muốn có em bé mà kinh nguyệt không đều nên lo lắm. Chân thành cảm ơn BS! (Nhu Quynh - [email protected])

http://webphunu.net/sites/default/files/tin%20tuc/cam%20nang%20song/suc%20khoe/dau1.jpg

Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào Như Quỳnh,

Kinh nguyệt không đều có thể do các bệnh phụ khoa có liên quan đến buồng trứng, tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, lạm dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp hoặc sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày nhưng không đúng hướng dẫn…

Ngoài ra, môi trường sống, sinh hoạt và điều kiện làm việc, chuyện tình cảm… là những áp lực làm rối loạn nội tiết dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Bình thường ở một số phụ nữ, trước khi có kinh có thể có đau đầu, đau bụng dưới, căng vú… đó là hội chứng tiền kinh nguyệt.

Em lấy chồng rồi bị kinh nguyệt không đều trong thời gian bao lâu? Nếu trên 6 tháng thì em nên khám phụ khoa để loại trừ các bệnh lý nêu trên nhé.

Em chuẩn bị có con thì nên chích ngừa rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan siêu vi B… để an toàn cho hai mẹ con trong thời gian mang thai. Vắc xin nào cũng có thể gây tác dụng phụ như sưng đỏ ngứa tại chỗ tiêm, sốt nhẹ… nặng có thể là sốc phản vệ (hiếm gặp). Vắc xin chủng ngừa thủy đậu đôi khi cũng gây ra các chứng như nhiễm vi-rút này, tức là cũng bị thủy đậu hoặc các đau nhức liên quan với zona thần kinh, nhưng biểu hiện nhẹ và hiếm gặp lắm em ạ.

Chúc em sớm có tin vui!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Bệnh giời leo có tái phát

Thông thường, bệnh zona (herpes zoster, shingles, giời leo) rất hiếm khi tái phát. Tuy nhiên, một nghiên cứu sau tám năm theo dõi vừa được công bố trên tạp chí Journal Watch General Medicine ngày 17-2-2011 cho thấy có hơn 6% bệnh nhân có hệ miễn dịch hoàn chỉnh bị zona tái phát.


Zona là bệnh có biểu hiện ngoài da, gây ra bởi chủng virus thủy đậu Varicella-zoster virus (VZV). Sau khi gây bệnh thủy đậu, virus tồn tại dưới dạng ngủ đông ở các tế bào thần kinh tủy sống trong nhiều năm và bị ức chế bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian, khi bệnh nhân lớn tuổi và/hoặc hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, các virus ngủ đông này sẽ tái hoạt động. Chúng di chuyển dọc theo lộ trình của dây thần kinh tủy sống ra da, gây tình trạng viêm hoại tử xuất huyết, làm bệnh nhân có cảm giác đau đớn, nóng rát kèm theo sự xuất hiện của hồng ban - chùm mụn nước và các hạch ngoại biên vùng lân cận sưng to. Sang thương thường chỉ xuất hiện một bên cơ thể tạo nên hình ảnh đặc biệt của bệnh zona.

6,2% tái phát zona

Các nhà nghiên cứu của Mayo Clinic (Rochester, Minnesota, Hoa Kỳ) đã phân tích lại hồ sơ bệnh án của 1.669 bệnh nhân zona từ 22 tuổi ở Olmsted County, Minnesota từ năm 1996-2001. Kết quả ghi nhận có 95 bệnh nhân bị zona tái phát, trong đó 87 người tái phát một lần và tám người bị tái phát hơn một lần. Đa số trường hợp tái phát đều xảy ra ở những người có hệ miễn dịch hoàn chỉnh. Như vậy, tỉ lệ zona tái phát trong gần tám năm theo dõi là 6,2%.

Nghiên cứu này cho thấy ngay cả đối với những người có hệ miễn dịch hoàn chỉnh nhưng có tiền sử bệnh zona, nguy cơ tái phát bệnh này vẫn xảy ra với một tỉ lệ khá cao, tương đương tỉ lệ mắc bệnh zona lần đầu tiên. Do đó, các tác giả khuyến cáo nên chủng ngừa zona cho cả những người đã bị zona.

Bệnh chỉ xảy ra ở những người từng bị thủy đậu (trái rạ). Trên 10% bệnh nhân thủy đậu sẽ mắc phải zona sau này, đặc biệt đối với những nhóm có nguy cơ cao như: nguời trên 60 tuổi; người được ghép thận hay ghép tủy xương; người bị nhiễm HIV/AIDS hay bị ung thư các loại; người đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc các thuốc loại corticoids lâu ngày để điều trị suyễn, viêm khớp; người có tiền sử chấn thương, nhiễm trùng...

Zona là một bệnh không lây. Tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa được chủng ngừa thủy đậu có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân zona. Trẻ em được chủng ngừa thủy đậu đầy đủ lúc nhỏ sẽ không bị thủy đậu, do đó không lo bị zona về sau.

Năm 2006, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận cho lưu hành Zostavax, thuốc chủng ngừa zona dùng cho những người từ 60 tuổi trở lên.

Ngừa thủy đậu mùa đông xuân

Thủy đậu có nguyên nhân từ một loại virus gọi là varicella zoster. Nó là bệnh truyền nhiễm bé dễ mắc phải ở nhiều độ tuổi, thường phổ biến ở giai đoạn 2-8 tuổi. Đặc biệt có thể khiến nhiều bé cùng mắc bệnh trong một thời điểm.

Mùa của thủy đậu thường là mùa xuân hoặc mùa đông. Với phần lớn các bé, thủy đậu là một mối phiền toái chứ không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tỷ lệ nhỏ các bé có thể nguy hiểm tính mạng vì thủy đậu.

Dấu hiệu đầu tiên

Triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ, giảm cảm giác thèm ăn trong một vài ngày trước khi các nốt thủy đậu xuất hiện. Nốt ban lúc đầu nhìn giống như nhiều vết đỏ nhỏ hợp lại, luôn nổi ở mặt, da đầu trước khi lan tới các nơi khác trên người. Nốt ban sau đó chuyển thành như nốt phồng da chứa chất lỏng có màu hồng. Vết phồng này sẽ bị vỡ, trở lên khô và đóng vảy màu nâu. Bệnh kéo dài 7 tới 10 ngày.

Thời điểm cần lo lắng

Thủy đậu có thể gây nhiễm khuẩn da, viêm não và viêm phổi. Nếu bé bị sốt cao, ho và nổi ban, bạn cần đưa bé đi khám ngay lập tức. Những bé có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm virus và phát triển bệnh nặng hơn.

Điều cha mẹ nên làm

Để bé ở nhà nếu nghi mắc bệnh, nhằm ngăn ngừa lây bệnh sang những bé khác. Cần đưa bé đi khám để bác sĩ chỉ định thuốc bôi và thuốc uống cho bé (thường là kem như Calamine hay Eurax), có thể thêm dầu tắm (Pinetarsol) và thuốc kháng histamine uống. Bé cũng có thể được bác sĩ dùng paracetamol giúp hạ sốt.

Hiếm khi mắc lại

Nếu đã từng mắc thủy đậu, cơ thể bạn sẽ miễn dịch với nó và hiếm ai bị mắc lại lần 2. Tuy nhiên, virus có khả năng “nằm ngủ” trong hệ thần kinh, phục hồi rất lâu sau đó gây bệnh zona (xuất hiện các nốt ban ở một bên người hoặc mặt). Các nốt ban phát triển tương tự như bệnh thủy đậu nhưng gây đau. Triệu chứng gồm sốt, ho khan và đau họng.

Ngăn ngừa

Văcxin ngừa thủy đậu được dành cho bé trên 9 tháng tuổi. Văcxin này nhìn chung là an toàn với các bé. Các phản ứng có thể khi tiêm văcxin thủy đậu gồm đau, sưng quanh mũi tiêm, sốt nhẹ và rất hiếm trường hợp gây nổi ban nhẹ.

Đề phòng hiện tượng “nhiễm lại” của bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh có tính lây nhiễm rất cao do vi rút Varicella Zoster gây nên. Những nơi tập trung đông người như: trường học, cơ quan, xí nghiệp… là những môi trường rất dễ bùng phát thành dịch.

http://www.ktdt.com.vn/images_upload/small_125422.jpgHiện tượng 'Breakthrough' (nhiễm lại) trong bệnh thủy đậu xảy ra đối với một số trẻ sau chủng ngừa một liều vắc xin đang gây thắc mắc và lo lắng cho các bậc phụ huynh, nhất là tại thời điểm 'vào mùa' của bệnh như hiện nay.

Tại sao có hiện tượng nhiễm lại?

BS.Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, BV. Nhi Đồng I, TPHCM, cho biết: 'Mùa cao điểm của thủy đậu (còn gọi là phỏng rạ hay trái rạ) thường xảy ra vào tháng 3 - 4 hàng năm và trẻ từ 1-10 tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất.

Đáng lưu ý là có đến 80 - 90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh. Thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ. Do đó, việc chủ động phòng ngừa thủy đậu bằng cách tiêm vắc xin phòng ngừa và thời điểm tốt nhất để chủng ngừa là trước khi mùa dịch xảy ra'.

Tuy nhiên, thực tế là đã có một số trường hợp bị nhiễm lại mặc dù trước đó đã được chủng ngừa. Chẳng hạn tại bệnh viện Nhi đồng I, TPHCM đã có nhiều bệnh nhi đến khám và điều trị do rơi vào trường hợp này, điển hình như: bé V.L.M.T, 4 tuổi, ngụ ở Q5, TPHCM vừa bị thủy đậu, mặc dù bé đã được tiêm ngừa lúc 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, theo gia đình bé kể thì tình trạng bệnh của bé ở mức độ nhẹ, nốt rạ nổi ít, khoảng 1 tuần thì hết hẳn. Bé mắc bệnh do lây từ người bố vừa bị nhiễm trước đó. Hay như trường hợp một bé gái 23 tháng tuổi bị thủy đậu dù đã tiêm một liều vắc xin. Hoặc trường hợp 2 chị em bé N.H.A.T, 7 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, TPHCM đã tiêm ngừa thủy đậu nhưng cả 2 chị em đều mắc lại.

Lý giải về trường hợp này, BS. Khanh cho rằng: theo nghiên cứu, một số trẻ đã tiêm ngừa một liều vắc xin nhưng vẫn có thể bị nhiễm lại thủy đậu khi tiếp xúc với vi rút thủy đậu hoang dại. Hiện tượng này xảy ra là do nồng độ kháng thể bị giảm dần theo thời gian.

Theo một nghiên cứu cho kết luận: trẻ tiêm ngừa sau 5 năm mắc nhiều hơn trẻ trước 5 năm và tỷ lệ nhiễm lại tăng dần theo năm, từ 1,6/1.000 người/năm đầu; 9/1.000 người sau 5 năm và 58,2/1.000 người sau 9 năm.

Hiện tượng nhiễm lại thủy đậu rất dễ xảy ra khi có yếu tố tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường nhẹ, ít tổn thương và thời gian lành bệnh ngắn hơn. Đáng lưu ý là bệnh vẫn có khả năng lây lan tương tự trẻ không chủng ngừa. Bệnh thường gặp hơn nếu tiêm ngừa trước 14 tháng, trong vòng 28 ngày sau tiêm MMR và nếu trẻ dùng corticoide uống.

Đến lúc phải sử dụng 2 liều

Thủy đậu là một bệnh có tính lây nhiễm rất cao do vi rút Varicella Zoster gây nên. Những nơi tập trung đông người như: trường học, cơ quan, xí nghiệp… là những môi trường rất dễ bùng phát thành dịch. Các bác sĩ khuyến cáo thời điểm tiêm ngừa tốt nhất là trước khi mùa dịch xảy ra. Tuy nhiên, kể từ tháng 6/2007, Ủy ban thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ đã khuyến cáo chủng ngừa 2 liều vắc xin thủy đậu cho cả trẻ em từ 12 tháng - 12 tuổi. Việc này sẽ giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ chống lại căn bệnh này.

BS. Khanh đã đưa ra một câu chuyện phòng ngừa thủy đậu tại Hoa Kỳ qua nghiên cứu từ 545 học sinh (96% trẻ có tiêm ngừa) thì có 49 ca bị thủy đậu, trong đó có 43 ca đã chủng ngừa. Thời gian trung bình mắc bệnh sau tiêm ngừa khoảng 59 tháng. Như vậy, một liều vắc xin ngừa được khoảng 80 85%. Số ca giảm nhưng dịch vẫn xảy ra trong trường học, ngay cả các trường có tỷ lệ tiêm ngừa cao.

Do đó, trẻ từ 12 tháng - 12 tuổi: tiêm 1 liều và nên chủng ngừa thêm liều thứ 2 cách liều thứ 1 tốt nhất sau 6 tuần hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi, để gia tăng hiệu quả bảo vệ bệnh và giảm sự nhiễm lại thủy đậu cho trẻ. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh thiếu niên và người lớn nên tiêm 2 liều cách nhau 6 tuần

Theo Sức khỏe & Đời sống

Ngăn ngừa thủy đậu cho con

Thủy đậu có nguyên nhân từ một loại virus gọi là varicella zoster. Nó là bệnh truyền nhiễm bé dễ mắc phải ở nhiều độ tuổi, thường phổ biến ở giai đoạn 2-8 tuổi. Đặc biệt có thể khiến nhiều bé cùng mắc bệnh trong một thời điểm.

 

Mùa của thủy đậu thường là mùa xuân hoặc mùa đông. Với phần lớn các bé, thủy đậu là một mối phiền toái chứ không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tỷ lệ nhỏ các bé có thể nguy hiểm tính mạng vì thủy đậu.

Dấu hiệu đầu tiên

Triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ, giảm cảm giác thèm ăn trong một vài ngày trước khi các nốt thủy đậu xuất hiện. Nốt ban lúc đầu nhìn giống như nhiều vết đỏ nhỏ hợp lại, luôn nổi ở mặt, da đầu trước khi lan tới các nơi khác trên người. Nốt ban sau đó chuyển thành như nốt phồng da chứa chất lỏng có màu hồng. Vết phồng này sẽ bị vỡ, trở lên khô và đóng vảy màu nâu. Bệnh kéo dài 7 tới 10 ngày.

Thời điểm cần lo lắng

Thủy đậu có thể gây nhiễm khuẩn da, viêm não và viêm phổi. Nếu bé bị sốt cao, ho và nổi ban, bạn cần đưa bé đi khám ngay lập tức. Những bé có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm virus và phát triển bệnh nặng hơn.

Điều cha mẹ nên làm

Để bé ở nhà nếu nghi mắc bệnh, nhằm ngăn ngừa lây bệnh sang những bé khác. Cần đưa bé đi khám để bác sĩ chỉ định thuốc bôi và thuốc uống cho bé (thường là kem như Calamine hay Eurax), có thể thêm dầu tắm (Pinetarsol) và thuốc kháng histamine uống. Bé cũng có thể được bác sĩ dùng paracetamol giúp hạ sốt.

Hiếm khi mắc lại

Nếu đã từng mắc thủy đậu, cơ thể bạn sẽ miễn dịch với nó và hiếm ai bị mắc lại lần 2. Tuy nhiên, virus có khả năng “nằm ngủ” trong hệ thần kinh, phục hồi rất lâu sau đó gây bệnh zona (xuất hiện các nốt ban ở một bên người hoặc mặt). Các nốt ban phát triển tương tự như bệnh thủy đậu nhưng gây đau. Triệu chứng gồm sốt, ho khan và đau họng.

Ngăn ngừa

Văcxin ngừa thủy đậu được dành cho bé trên 9 tháng tuổi. Văcxin này nhìn chung là an toàn với các bé. Các phản ứng có thể khi tiêm văcxin thủy đậu gồm đau, sưng quanh mũi tiêm, sốt nhẹ và rất hiếm trường hợp gây nổi ban nhẹ.