Lưu trữ cho từ khóa: ngứa dữ dội

Ghẻ – Bệnh hay gặp trong mùa xuân hè

Ghẻ là một bệnh do ký sinh trùng gây nên hay gặp vào mùa xuân hè. Ở những nước kém phát triển điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch địa phương. Ở nước ta bệnh vẫn còn lưu hành khắp các vùng trong cả nước. Ngay cả ở những thành phố lớn, bệnh ghẻ vẫn tồn tại.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Vì sao mắc bệnh ghẻ?

Bệnh ghẻ đôi khi cũng bị một số thầy thuốc chẩn đoán nhầm. Có những gia đình bị ghẻ cả nhà trong suốt 2 năm trời vẫn chưa được chẩn đoán và điều trị đúng. Căn nguyên gây bệnh là một loại ký sinh trùng có tên là Sarcoptes Scabiei, có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite). Con cái có kích thước từ 0,3-0,5mm. Cái ghẻ xâm nhập vào đường biểu bì da đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ từ 2-3 trứng/ngày và đẻ liên tục trong 4-6 tuần liền. Ghẻ đực chết ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3-4 ngày.

Ghẻ lây như thế nào?

Lây bệnh ghẻ là do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm. Chính vì vậy mà bệnh ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2-3 ngày.

Người bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa mặc dù ngứa ghẻ được so sánh với đau đẻ và đòn ghen. Nhưng do có thể mới bị ghẻ xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại (hay là sự nhạy cảm) nên chưa thấy ngứa, điều đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà hoàn toàn chưa thấy ngứa. Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.

Chẩn đoán ghẻ

Việc chẩn đoán ghẻ rất dễ, ai đó từng bị ghẻ đều có thể nhận ra được, nhưng đôi khi cũng bị nhầm lẫn tại các phòng khám chuyên khoa vì ghẻ lâu ngày tạo thành eczema hóa hoặc bội nhiễm hoặc ghẻ vảy. Cũng giống bệnh viêm ruột thừa, đôi khi cũng bị chẩn đoán nhầm bởi những nhà ngoại khoa. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng bệnh ngứa nhiều về ban đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn, đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị ghẻ toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da.

Ghẻ vảy còn gọi là ghẻ Nauy (Norwegian scabies). Khác với ghẻ thông thường, thương tổn ghẻ không phải là mụn nước mà là đám vảy tiết lẫn vảy da dày giống như bệnh vảy nến. Tổn thương cả ở dưới móng, mặt và đầu. Điều đặc biệt là triệu chứng ngứa rất nhẹ nhưng lại rất nhiều cái ghẻ nằm trong đám vảy tiết. Ghẻ vảy rất hiếm gặp, chỉ thấy ở những người có miễn dịch kém như: bệnh nhân AIDS, hội chứng Down, người bệnh tâm thần phân liệt, phạm nhân...

Điều trị ghẻ bằng cách nào?

Đông y thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ, tắm nước muối, tắm biển..

Tây y có thể dùng một trong những loại thuốc sau:

- D.E.P (dietyl phtalat) là thuốc chống muỗi, vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và rẻ tiền, ít độc tính. Bôi ngày 2-3 lần. Thuốc không nên dùng cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục.

- Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi, xịt ngày 2 lần cách nhau 15 phút. 24 giờ sau tắm gội và giặt quần áo.

- Eurax (crotamintan) 10%, thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6-10 giờ bôi 1 lần thuốc, an toàn, có thể bôi được ở bộ phận sinh dục và dùng được cho trẻ nhũ nhi.

- Permethrin cream 5% (elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất, có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.

- Lindane (gamma-benzen hexachlorid, kwell) xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8-12 giờ tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/tuần, thuốc chữa ghẻ nhanh nhưng độc với thần kinh nên không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Đối với ghẻ vảy, ngoài thuốc bôi tại chỗ còn phải uống thuốc ivermactin, là thuốc được dùng để điều trị giun chỉ nhưng lại rất hiệu quả và an toàn trong điều trị ghẻ, đặc biệt là ghẻ vảy. Liều lượng 20mg/kgcân nặng/1 lần, nhắc lại sau 1-2 tuần. Uống thuốc vào lúc đói.

Lưu ý, khi điều trị ghẻ phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối.

Theo SK&ĐS

9 dị ứng bất thường

Ai cũng có thể bị dị ứng với phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, lạc, lúa mỳ, tôm… Nhưng dị ứng với nước, với tập thể dục… thì có tin được không? Mới nghe qua tưởng chuyện đùa nhưng trên thực tế có nhiều người lại bị dị ứng với những thứ tưởng như vô hại.

Nước: Một số người “sợ” nước, vì khi cơ thể họ tiếp xúc với nước sẽ bị phát ban, ngứa dữ dội và đau đớn. Họ hầu như không thể tắm rửa nếu không có sự trợ giúp của các thuốc chống dị ứng.

Sex: Sau khi yêu, nhiều chị em thấy khó thở, cơ thể phát ban, vùng kín sưng tấy và ngứa ngáy. Đó là dấu hiệu của dị ứng với tinh dịch. Tuy nhiên, nếu không may nằm trong nhóm bị dị ứng đặc biệt này, chị em cũng đừng quá lo lắng vì đã có giải pháp an toàn, đó là dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Tập thể dục: Những người bị dị ứng thể dục, ngoài việc dùng thuốc như thuốc chống dị ứng và ổn định tế bào, cần hạn chế vận động mạnh và phải kiêng hoạt động thể chất.
Một số người bị dị ứng với ánh nắng mặt trời.

Mặt trời: Dị ứng mặt trời là một phản ứng hệ miễn dịch với ánh sáng mặt trời, thường có biểu hiện như nhức đầu, ngứa, phát ban và buồn nôn, nhưng cũng có thể gây ra các triệu chứng nặng như mụn nước và chảy máu dưới da. Một số trường hợp đặc biệt, chỉ cần một vài phút tiếp xúc với mặt trời là đã xảy ra các phản ứng kể trên. Chỉ cần ở trong bóng râm hay bịt kín cơ thể khi ra ngoài trời là mọi việc sẽ ổn.

Các thiết bị điện tử: Nhiều người không bao giờ muốn lại gần các thiết bị điện tử, đơn giản là do họ bị đau nửa đầu, đau ngực, phát ban khi đứng gần các thiết bị có trường điện từ.

Giày dép: Các chất keo, nhựa và các vật liệu khác tạo ra đôi giày, dép khiến cho nhiều người bị ngứa, da khô tróc, nứt nẻ và chảy máu. Nếu đi tất chân để giảm tiếp xúc trực tiếp thì mồ hôi lại làm trầm trọng thêm tình hình. Những người bị dị ứng loại này chỉ có thể được an toàn khi sử dụng những đôi giày, dép và tất chân làm từ vật liệu khác với loại đã gây dị ứng.

Đồ lót: Những người bị dị ứng với các hóa chất có trong đồ lót nói riêng và các loại vải tổng hợp nói chung sẽ bị mẩn ngứa, nóng rát khi tiếp xúc với dị vật. Giải pháp cho những trường hợp này là dùng các loại vải tự nhiên được sản xuất theo công nghệ sạch.

Sôcôla: Sôcôla có thể gây ra phản ứng dị ứng bao gồm đau đầu, phát ban hoặc khó thở với một số người.  
Lạnh: Bị nổi mẩn, cước, nứt nẻ khi trời quá lạnh là chuyện bình thường. Nhưng nếu cơ thể bị mẩn đỏ, ngứa và sưng, trong trường hợp nặng có thể ngất, thậm chí tử vong khi tiếp xúc với các đồ vật, không khí thấp hơn 360C thì cần phải lưu ý giữ ấm cơ thể và cẩn thận khi tiếp xúc với các đồ vật xung quanh.      

ThS. Hà Hùng Thủy

(suckhoe-doisong)

Thuốc điều trị bệnh phụ khoa thường gặp

Bộ phận sinh dục nữ có thể mắc rất nhiều bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo cũng chiếm tỷ lệ cao. Riêng bộ phận âm hộ, âm đạo, tử cung cũng có thể bị nhiễm bệnh như viêm do tiếp xúc, nấm, trùng roi (trichomonas vaginalis), chlamydia, virut, lichen, do dùng thuốc tránh thai, lây qua đường tình dục, ung thư, do tạp khuẩn... Viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung thường đi kèm với nhau, hãn hữu viêm riêng đơn thuần.

Trong các trường hợp bệnh phụ khoa thì có tới 1/3 trường hợp nhiễm nấm âm đạo candida hoặc trichomonas và có tới 50% trường hợp viêm do tạp khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn yếm khí gardnerellavaginalis.

Bệnh do nấm

Triệu chứng chính là ngứa và khí hư như phomat bám vào thành âm đạo, có thể thấy bỏng và rát. Dễ dàng xác định khi soi có kali hydroxyd thấy nhiều sợi nấm. Cũng có nhiều trường hợp có triệu chứng nhưng khi soi và nuôi cấy lại dương tính. Có trường hợp như nghi ngờ do nấm candida glabrata và thể bào tử cần nhuộm gram, trường hợp này phải điều trị khá lâu dài.

Hiện nay có nhiều thuốc trị nấm âm đạo: với nhiều dạng thuốc như kem, viên đặt, viên uống, thuốc mỡ, thuốc đạn.

Thuốc còn có nhiều dạng phối hợp với các corticoid như dexamethason hoặc với kháng sinh như metronidazol, chloramphenicol, neomycin... để tăng cường hiệu lực.

Thuốc có chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn, mang thai, một số thuốc có chống chỉ định với người suy thận, gan, nuôi con bú (tùy thuộc vào thuốc dùng tại chỗ hay đường toàn thân).

Tác dụng phụ: có thể thấy, nếu dùng tại chỗ như ban đỏ, ngứa, cảm giác rát bỏng, kim chích. Với thuốc uống có thể gây đau đầu, phản ứng thuốc, nhiễm độc đường tiêu hóa.

Bệnh do trichomonas vaginalis

Bệnh nhân ngứa dữ dội và đau, đái khó, đái nhiều lần, thường đi kèm với viêm bàng quang. âm đạo tấy đỏ, cổ tử cung nổi đốm đỏ như dâu tây, khí hư loãng màu xanh vàng (hoặc màu khác), có bọt. Khí hư ra nhiều làm ẩm ướt, mùi hôi.

Chẩn đoán xác định, lấy khí hư phết lên lam kính, soi tươi có nước muối sinh lý sẽ thấy trichomonas di động. Việc nuôi cấy có độ nhạy và đặc hiệu nhưng kỹ thuật này không thực tế.

Thuốc điều trị là những thuốc dẫn xuất imidazol.

Chống chỉ định: Uống rượu, vì gây hiệu ứng antabuse (rượu tạo nên một tỷ lệ bất thường antaldehyd tích lũy ở mô (ức chế enzym), tăng vận mạch, giãn mạch nặng, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, phát ban da, gây hạ huyết áp, có thể trụy tim mạch và tử vong) hoặc gây rối loạn tâm thần và cơn hoang tưởng cấp (với disulfiram), quá mẫn với thuốc.

Thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy. Thay đổi vị giác (mùi kim loại). Cơn đỏ bừng mặt, nhức đầu, chóng mặt. Có thể gây nặng thêm bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên nghiêm trọng. Dùng liều cao kéo dài có thể giảm bạch cầu. Nước tiểu nhuộm màu đỏ.

Điều cần lưu ý là phải điều trị cho cả hai hoặc là chồng (hoặc bạn tình) để tránh tái phát. Với người mang thai, chỉ được sử dụng từ quý 2 của thời kỳ thai nghén với bệnh nhân nặng. Việc đặt thuốc âm đạo ở thời kỳ này chỉ có tác dụng trên triệu chứng chứ không triệt để.

- Không nên dùng cho người nuôi con bú.

- Nếu thấy mất điều hòa, rối loạn tâm thần thì ngừng thuốc.

- Trong tất cả các trường hợp điều trị phụ khoa đều phải kiêng giao hợp cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Bệnh do tạp khuẩn

Có tới 50% trường hợp viêm do tạp khuẩn yếm khí được gọi là gardnerella vaginalis. Chúng ít gây triệu chứng ở âm hộ, âm đạo, ít ngứa, không đau nhưng khí hư nhiều làm ẩm ướt âm hộ. Vì không có triệu chứng cấp nên quen với hiện tượng khí hư nhiều. Khí hư không có mùi, nhưng nếu nhỏ kalihydroxyd thì bốc mùi tanh giống như mùi cá ươn.

Có nhiều thuốc để điều trị tạp khuẩn như metronidazol, clindamycin uống và đặt hoặc bôi.

Thuốc có thể gây nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, mất ngủ, co giật, ban đỏ, ngứa, cảm quang. Thuốc gây cốt hóa sụn sớm vì vậy không dùng cho trẻ dưới 17 tuổi. Thuốc có thể gây đau gân cơ, có trường hợp đứt gân gót (achille) nhưng hiếm.

Lưu ý rằng với người mang thai, nếu viêm âm đạo do tạp khuẩn cần điều trị vì có thể vỡ ối non hoặc viêm nội mạc tử cung sau đẻ. Có thể dùng kem clindamycin bôi hoặc uống tùy chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Trên đây là ở bệnh thường gặp viêm âm hộ, âm đạo, tử cung nhưng cũng có thể mắc nhiều bệnh khác đồng hành gây nên viêm dai dẳng, tái phát làm nản lòng cả thầy thuốc và người bệnh. Trong trường hợp này phải xem lại bệnh sử, tuân thủ đúng phác đồ điều trị và chế độ ăn uống, quần áo mặc (không nên mặc bó, chật), sinh hoạt tình dục, kiểm soát mức đường dùng hằng ngày nếu tiểu đường...

Phải làm lại các xét nghiệm cơ bản, nuôi cấy chất nhầy, dịch tìm vi khuẩn, nấm và nếu cần phải sinh thiết dựa vào kháng sinh đồ để dùng đúng thuốc, nếu cần kể cả việc tăng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Nếu xét nghiệm đều âm tính nên nghĩ đến sự thay đổi pH của âm đạo như viêm âm đạo do trên tế bào thường lại là môi trường acid, càng xấu hơn nếu thụt rửa dung dịch acid khác hoặc xà phòng có pH acid, điều trị bằng thụt rửa âm đạo bằng dung dịch natri bicarbonat 1-1,5%, 3 lần/tuần sẽ cải thiện triệu chứng rõ rệt.

Nước ta là nước khí hậu nhiệt đới, ẩm độ cao, môi trường chưa sạch, đặc biệt là môi trường lao động của nhiều chị em phải ngâm mình dưới nước (nông nghiệp, ngư nghiệp), vệ sinh... Vì vậy, cần được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển thành mạn tính, đặc biệt là biến chứng tới các nơi khác của bộ phận sinh dục.

Theo Sức khoẻ 360

Món kiêng ăn khi… ngứa

Khi chưa xác định rõ là ngứa cấp tính hay mãn tính đều phải kiêng dùng một số thức ăn, nhất là các loại cá (trèn, mực, lươn), các loại có vỏ (tôm, cua, sò biển)
Ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể, báo động cho ta biết có một tác nhân có hại nào đó xâm nhập. Chỉ một hiện tượng ngứa mà có tới 1.001 nguyên nhân khác nhau.

Đôi khi, ở một nơi nào đó trên da có thứ cảm giác rất khó chịu, rất bức xúc nhưng cách “chữa” thì đơn giản đến mức chỉ việc đưa tay gãi một cái là giải quyết được.

[b]Gãi ngứa cũng gây ngứa[/b]

Nhưng ngứa có lúc lại là biểu hiện của những bệnh ngoài da hay những bệnh ảnh hưởng đến toàn cơ thể (bệnh hệ thống). Những bệnh về da có thể gây ngứa nhiều, bao gồm: nhiễm ký sinh trùng (như ghẻ ngứa, chấy rận, ve); bị côn trùng cắn, ong đốt; viêm da do dị ứng hoặc viêm da do tiếp xúc.

Người bị bệnh ngứa cần kiêng cữ một số thực phẩm,
trong đó có thịt bò.

Những tình trạng này thường gây phát ban ở da. Những bệnh hệ thống gây ngứa, gồm: bệnh gan, suy thận, lymphoma, bệnh bạch cầu và một số bệnh về máu và đôi khi còn có các bệnh của tuyến giáp, đái tháo đường, ung thư.

Một số loại thuốc cũng có thể gây ngứa nếu người sử dụng có cơ địa bị dị ứng với loại thuốc đó. Ngứa cũng thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Tiếp xúc thường xuyên với vải len hoặc các chất gây kích ứng da (mỹ phẩm hay những hóa chất hòa tan) cũng có thể gây ngứa.

Lưu ý: Hành vi gãi khi ngứa cũng gây kích ứng da và làm cho ngứa nhiều hơn, do đó tạo thành vòng luẩn quẩn: ngứa – gãi - ngứa. Ở một số người, ngay việc gãi nhẹ nhàng cũng có thể làm nổi những vệt đỏ trên da và làm ngứa dữ dội hơn.
[b]
Làm gì khi bị ngứa?[/b]

Do phong hàn hoặc phong nhiệt
Đông y cho rằng mẩn ngứa ngoài da chủ yếu là do phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập cơ thể, lưu lại ở bì phi (gọi là cơ phu thể biểu) hoặc cũng có thể do huyết hư mà sinh phong hóa táo rồi gây nên chứng ngứa.

Việc điều trị thường hướng vào mục đích làm tăng lưu thông huyết mạch, ra mồ hôi, theo đó mà tà khí thoát ra. Mặt khác, tăng cường nuôi dưỡng da, làm cho da được nhu nhuận, kích thích các huyết đạo tại chỗ hoặc toàn thân khiến đạt được mục đích dưỡng huyết, bổ âm và nhuận táo.
Cho dù bị ngứa bởi bất kỳ nguyên nhân gì thì khi tắm cũng nên tắm nhanh và tắm nước lạnh hoặc ấm với rất ít hoặc không cần xà bông. Lau người nhẹ nhàng, không  chà xát mạnh.

Nhiều người bị ngứa có thể cảm thấy thích thú với một số loại kem dưỡng ẩm bôi ngay sau khi tắm. Những loại kem này nếu thuộc loại có những chất thêm vào để tạo mùi hoặc màu thì có lúc lại kích ứng da và gây ngứa. Ngón tay nên được cắt ngắn, đặc biệt là ở trẻ em, để làm giảm nguy cơ trầy da do gãi...
 
Nhưng các biện pháp nói trên cũng chỉ bớt ngứa, nếu muốn giải quyết tận gốc thì phải khám chuyên khoa da liễu để xác định nguyên nhân, từ đó mới có giải pháp triệt để.

[b]Lưu ý khi ngứa mãn tính
[/b]
Trước hết, phải biết những thực phẩm nào dễ nhạy cảm đối với bệnh ngứa. Đó là các loại protein ở cá, tôm, cua, sữa bò, bơ; những đồ chế biến bằng bơ, trứng các loại; loại thực vật như măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam, quýt, mận, thảo quả; những quả rắn như hạt dẻ, ngân hạnh, hồ đào; tương đậu phộng và các loại gia vị thơm.

Những thức ăn uống nói trên phần nhiều sinh phong, động huyết, hóa nhiệt, nhất là hải sản; nếu xét thấy bệnh thuộc chứng dương, chứng nhiệt, càng cần kiêng kỵ nghiêm ngặt. Khi kiêng kỵ trong ăn uống, người bệnh còn phải lưu ý là có 2 dạng ngứa: cấp tính và ngứa mãn tính.

Khi chưa xác định rõ là ngứa cấp tính thì an toàn nhất là kiêng dùng một số thức ăn, nhất là các loại cá (trèn, mực, lươn), các loại có vỏ (tôm, cua, sò biển), một số loại thịt (ngan, dê, bò, đầu heo) cùng các loại nấm, rau trộn giấm, rượu, các thứ gia vị (giấm, hạt tiêu, hoa tiêu, hồi hương)...

Đối với trường hợp ngứa mãn tính thì rất khó xác định những thức ăn nào dẫn tới dị ứng vì có một số thức ăn thường phản ứng chậm, sau khi ăn 24 giờ mới phát ra, chẳng hạn như: thịt bò, sữa bò, đại mạch, kiều mạch, bắp, khoai tây, nhộng tằm.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung
NLĐ

Ngứa khi trời lạnh, vì sao?

Rất nhiều người bị ngứa toàn thân mỗi khi trời lạnh, đặc biệt trời càng lạnh càng ngứa dữ dội. Nguyên nhân là khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các axít hữu cơ khiến da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.

[b]Da bị khô gây ngứa[/b]

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, ngoài các nguyên nhân gây ngứa do viêm da như mày đay, vẩy nến, á sừng, mụn nhọt,... thì hiện tượng ngứa khi trời lạnh là do chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế nên làm cho da bị khô. Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ như axít organic cùng với mồ hôi. Các axít hữu cơ có tác dụng giữ cho da nhờn, đàn hồi chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn... Khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các axít hữu cơ khiến da bị khô, và nứt nẻ sinh ngứa.

Biểu hiện của tình trạng ngứa do thời tiết lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Nhiều người do ngứa không chịu được gãi làm trầy xước da, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

Vệ sinh da để hạn chế ngứa
Bôi kem dưỡng ẩm phù hợp sau khi tắm.

Các bác sĩ da liễu cho biết, ngứa do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Nhưng thường khi thời tiết ấm lên thì hiện tượng ngứa cũng giảm hoặc chấm dứt.

Để hạn chế bị ngứa điều quan trọng là cần vệ sinh da sạch sẽ. Vào mùa đông, cơ thể ít tiết mồ hôi, ít bụi bặm nhưng vẫn cần tắm rửa thường xuyên, nhất là cần vệ sinh vùng kín, nách, bẹn,... để da sạch, thông thoáng. Khi tắm chỉ nên dùng nước đủ ấm, không chà xát da mạnh khi tắm. Đặc biệt những người bị ngứa thường rất hay ngâm mình trong nước nóng rất lâu để cho bớt ngứa nhưng càng dùng nước nóng lâu càng làm cho da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ, càng ngứa hơn. Khi tắm xong cần lau khô nước bằng khăn bông mềm, sau đó bôi kem dưỡng ẩm phù hợp lên da.

Khi bị ngứa dữ dội kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Không được tự ý sử dụng thuốc hoặc gãi mạnh gây trầy xước gây nhiễm trùng, viêm da.          

Hà Anh

(suckhoe-doisong)

Viêm nhiễm ‘vùng kín’ ở phụ nữ

Phần dưới của cơ quan sinh dục nữ (bao gồm cả đoạn cổ tử cung nối với âm đạo) có đặc điểm chung là: tiếp xúc với ngoại cảnh nên dễ bị nhiễm trùng, được cấu tạo bằng da niêm mạc, có nhiều dây thần kinh nên khi lâm bệnh thuwofng có những triệu chứng đau rõ rệt.

Do bệnh xảy ra ở 'chỗ kín' nên người bệnh không muốn tiết lộ, tìm cách chữa trị lấy, vì thế nhiều người khi tới khám bác sĩ khi bệnh đã quá nặng.

Ngứa ngáy, đau khi quan hệ, da mẩn đỏ, mùi hôi… là mấy triệu chứng thường gặp nhất báo hiệu có nhiễm trùng.

Ngứa

Những cơn ngứa dữ dội bên ngoài hoặc bên trong cơ quan sinh dục.

Ngứa bên ngoài: (vùng mu, vùng kín) thường do các loại nấm như candida, các loại men, do dị ứng, bệnh ngoài da hoặc mụn rộp. Cũng có khi chỉ vì da khô do rửa quá nhiều và dùng những loại xà phòng kích ứng quá mạnh.

Ngứa trong vùng kín: do hậu quả của chứng viêm nhiễm, hoặc do dị ứng với chất cao su của bao cao su, thuốc diệt tinh trùng, chất tẩy rửa…

Chảy nước

Bình thường 'vùng kín' tiết ra chất dịch quánh trong. Đây là dịch nhờn trong âm đạo, không nặng mùi, ra nhiều hay ít cũng tùy vào từng người, tùy vào chu kỳ kinh, có mang thai hay không, có uống viên tránh thai không. Nhưng nếu chất dịch này thay đổi màu sắc, độ đặc, có mùi lạ thì có thể do âm đạo bị nhiễm trùng, thường gặp nhất là nấm candida.

Mùi lạ

Cơ quan sinh dục dưới không bao giờ vô trùng nên thường có mùi đặc biệt. Xét về mặt đảm bảo sức khỏe thì những cố gắng nhằm khử mùi bằng hàng loạt các 'vệ sinh phẩm' đều vô bổ, thậm chí có hại. Chúng có thể gây dị ứng.

Tuy nhiên khi thấy mùi thay đổi, trở nên nồng nặc hơn thì cũng nên nghĩ tới khả năng viêm nhiễm. Lúc này không nên vội đi mua chất khử mùi mà nên đi đến gặp bác sĩ.

Những cơn đau khi quan hệ

- Đau ở cửa mình: thường do nguyên nhân cơ học, có thể còn sót lại đôi chút màng trinh. Nhưng nói chung nên nghĩ tới nhiễm trùng. Đau trong âm đạo có cảm giác như chà bằng giấy ráp là triệu chứng rõ rệt bị nấm.

- Đau vùng sâu hơn: khả năng bị viêm nhiễm nặng hơn: ở bàng quang, tử cung, buồng trứng…

- Tìm hiểu thêm về chứng đau 'vùng kín': nhiều người thường gộp chung tất cả những triệu chứng bệnh ở âm đạo như: sưng tấy, ngứa, chảy dịch, có mùi hôi, đau khi quan hệ… vào một thuật ngữ là 'viêm vùng kín'. Nhưng không phải các triệu chứng bệnh ở âm hộ và âm đạo đều do viêm mà do nhiều nguyên nhân khác.

Mất cân đối về vi khuẩn:

- Do nấm hoặc men: âm hộ tấy đỏ, ngứa, chảy nước quánh và dính, đôi khi có mùi hôi. Thường thấy ở những người dùng kháng sinh, những người đái tháo đường điều trị không đúng cách. Ở số đông thì nguyên nhân không rõ rệt. Chứng này không thuộc loại bệnh lây qua đường 'quan hệ' nên không lây.

-Do nhiễm trùng: đặc điểm là 'vùng kín' bốc mùi tanh, khi quan hệ đau rát, sau khi quan hệ thì mùi tanh càng nồng nặc. Đây cũng không phải bệnh lây qua đường quan hệ nên không lây.

Những nguyên nhân khác:

- Âm đạo không được bôi trơn khi quan hệ.

- Tổn thương tại chỗ do bệnh mụn rộp, ung thư và một số bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ, do có mụn lồi lành tính trên da.

Viêm đau âm hộ không rõ nguyên nhân, có lẽ do một gốc dây thần kinh bị tổn thương gây đau đớn khi quan hệ, thậm chí là không thực hiện được quá trình quan hệ. Đôi khi đau buốt khi tiểu tiện.

- Viêm cửa mình: có thể do trong âm đạo chứa quá nhiều acid oxalic. Cửa mình bị bỏng rát khi sờ vào.

Những lời khuyên

- Chẩn đoán đúng bệnh: âm hộ và âm đạo có thể mắc rất nhiều bệnh khác nhau, có những triệu chứng na ná như nhau nhưng cách điều trị khác nhau. Vì thế cần được bác sĩ xác định đúng nguyên nhân để có phương pháp chữa trị hiệu quả. Bác sĩ phải nội soi 'vùng kín', đo độ pH, nuôi cấy vi trùng, có khi phải xét nghiệm máu, nước tiểu và xét nghiệm khác nữa. Vì thế trước khi đi khám bệnh không nên súc rửa, thụt vùng kín sạch sẽ dễ làm mất những yếu tố chẩn đoán bệnh và cũng đừng dùng nước khử mùi, vì mùi cũng là một triệu chứng quan trọng. Càng không nên sử dụng những thứ thuốc còn sót lại, vì 'thủ phạm' gây bệnh lần này có thể khác lần trước.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

- Trong khi chờ đợi bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, có thể giảm bớt những cơn ngứa bằng cách chườm nước lạnh.

- Không ngại dùng viên tránh thai, trước kia một vài công trình nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ giữa viên tránh thai và bệnh viêm nhiễm vùng kín. Thực ra viên tránh thai không ảnh hưởng gì.

- Thuốc diệt tinh trùng: có lợi mặt này nhưng cũng có hại mặt khác. Nhiều cặp vợ chồng thường kết hợp dùng bao cao su với thuốc diệt tinh trùng, rất tốt để tránh thai. Nhưng dùng thuốc diệt tinh trùng lâu dài sẽ làm giảm mức cân đối vi khuẩn trong vùng kín, gây ngứa, viêm.

- Bao cao su: giúp phòng tránh các bệnh lây qua đường quan hệ nhưng không có tác dụng với bệnh viêm âm đạo. Trái hẳn lại, bao cao su làm tăng cảm giác đau khi quan hệ. Mũ tử cung ít cảm giác đau hơn.

- Dùng chất bôi trơn nếu âm đạo không đủ dịch nhờn khi quan hệ.

Theo BS. NGỌC LAN (suckhoedoisong)

Bệnh da khi trời trở lạnh

Khi trời chuyển lạnh thường có một số bệnh về da xảy ra. Những bệnh này không gây thương tổn quá nặng nề nhưng ảnh hưởng tới sinh hoạt và nếu biết phòng ngừa thì sẽ tránh được Khi thời tiết chuyển lạnh, chúng ta thường gặp nhất là 5 loại bệnh da sau đây:

- Mày đay do lạnh: Có 2 dạng, gồm: Mày  đay di truyền (familial form) và mày đay mắc phải (acquired form). Mày  đay di truyền ít gặp hơn mày đay mắc phải. Tuổi khởi phát của mày đay mắc phải thường là 18 đến 25. Triệu chứng thường xảy ra sau khi tiếp xúc với không khí lạnh thì bị nổi các sẩn, mảng màu đỏ, sưng phù, ngứa dữ dội ở mọt hay nhiều vùng (thường gặp nhất là những vùng da hở như mặt, tay, chân); nặng hơn thì sẩn và mảng phát khắp toàn thân, kích thước có thể nhỏ hoặc cũng có thể lớn như cái đĩa.

Mày đay kéo dài vài phút đến vài giờ khi ngừng tiếp xúc với lạnh và có thể tái phát nhiều lần trong ngày. Một số trường hợp nặng sẽ xuất hiện mày đay lan tỏa, hạ áp, sốc, bất tỉnh, thậm chí tử vong.

Về phòng ngừa, tốt nhất là phải tự học cách bảo vệ giúp cơ thể chống lạnh. Cụ thể, nên tránh ra ngoài nhà lúc trời lạnh, nếu ra ngoài thì mặc quần áo ấm đầy đủ.

- Chàm khô: Xuất hiện sau khi da rơi vào tình trạng khô quá mức, đặc biệt trong suốt những tháng lạnh và hay xảy ra ở người già. Sang thương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào nhưng thường gặp nhất là vùng mặt duỗi của chân. Hai chân trở nên khô, tróc vảy và khi cào gãi nhiều sẽ tạo nên những mảng da dày, những mảng đỏ với các vết nứt nông, ngang, dài xuất hiện kèm theo khô và ngứa dữ dội.

Nếu thời tiết tiếp tục lạnh thì sẽ lan lên tay và toàn thân. Các sang thương có thể nặng lên thành đợt cấp có hình ảnh vết nứt ngang, sâu, rộng có tiết dịch và tạo mủ. Người bệnh thường than đau nhiều hơn là ngứa và có thể chuyển sang chàm bội nhiễm vi trùng.

Để phòng ngừa, nên tránh tắm với xà phòng thơm mà dùng các loại sữa tắm hoặc xà phòng nhẹ có chất làm ẩm da và không có chất tạo mùi; bôi kem làm ẩm da ngay sau khi tắm. Mỗi tối trước khi đi ngủ cần bôi thêm để tạo độ ẩm liên tục cho da.

- Khô da: Da bị mất nước sẽ dẫn đến tình trạng khô, ẩm mốc, dễ bị kích thích gây ngứa. Khi gãi, trên da xuất hiện những vệt trắng. Nếu không can thiệp kịp thời hoặc người bệnh lại sử dụng thuốc bôi và xà phòng không thích hợp thì da sẽ có thể bị chàm hóa, chảy nước, có mụn nước.

- Nứt môi: Cũng do tình trạng mất nước gây ra. Đầu tiên là môi bị khô, bong vảy, từ từ dẫn đến nứt, gây đau, chảy máu. Nếu không được điều trị đúng, môi sẽ bị chàm hóa, nhiễm trùng, gây ăn uống khó khăn và mất thẩm mỹ.

- Nứt gót chân: Thường gặp ở nữ. Vị trí thường bị là gót và đầu ngón chân cái, ngón út với biểu hiện da dày lên, có những đường nứt dọc xung quanh gót chân, ở ngón cái thì bị nứt cả đường dọc và ngang.

Lâu ngày, những vết nứt dài ra và sâu hơn, gây đau đớn, chảy máu, đi lại khó khăn. Hiện tượng này cũng có thể gặp ở phần da tay nhưng ít hơn ở chân. Trời càng lạnh nhiều và kéo dài thì mức độ nứt da chân cũng tăng theo, thậm chí còn rịn máu và gây ra triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu.

Phòng ngừa không quá khó

Thực ra việc phòng ngừa các bệnh da do thời tiết lạnh là không quá  khó. Cung cấp độ ẩm cho da sẽ lập ra hàng rào cản bảo vệ chống lại da khô và kích ứng.

Cụ thể: Nếu da nhạy cảm thì nên chọn những loại sữa tắm hay xà phòng không gây dị ứng, có độ pH trung tính, các sản phẩm không mùi, không  màu, có chất dưỡng ẩm; ăn nhiều thức ăn có chứa acid béo không no bảo vệ da, như acid béo omega-3 có nhiều trong cá;

Uống nhiều nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da; giữ không khí trong nhà ẩm bằng cách đặt một thau nước hay khăn ẩm trong nhà và thay 2-3 lần/ngày; tắm nước ấm và chỉ tắm 1-2 lần/ngày khi thời tiết lạnh, tốt nhất bằng vòi sen và không tắm quá lâu, tắm xong thì thoa lên da lớp kem giữ ẩm trong khi da còn ướt để giúp thuốc thấm vào da tốt hơn.

Một số dung dịch và kem có sẵn trên thị trường có thể giúp làm ẩm da. Chẳng hạn như vaseline rất hiệu quả và rẻ tiền, dùng tốt ở môi; các loại kem dưỡng ẩm có chứa glycerin, urea 10%, vitamin E, petrolatum, este...

(Theo LĐ)

Bệnh da khi trời lạnh

Khi trời chuyển lạnh thường có một số bệnh về da xảy ra. Những bệnh này không gây thương tổn quá nặng nề nhưng ảnh hưởng tới sinh hoạt và nếu biết cách phòng ngừa thì sẽ tránh được phiền toái.

Các bệnh về da hay gặp

Mày đay do lạnh: Có 2 dạng, gồm: Mày đay di truyền và mày đay mắc phải. Mày đay di truyền ít gặp hơn mày đay mắc phải. Thường xảy ra sau khi tiếp xúc với không khí lạnh thì bị nổi các sẩn, mảng màu đỏ, sưng phù, ngứa dữ dội ở một hay nhiều vùng (thường gặp nhất là những vùng da hở như mặt, tay, chân); nặng hơn thì sẩn và mảng phát khắp toàn thân, kích thước có thể nhỏ hoặc cũng có thể lớn như cái đĩa.

Mày đay kéo dài vài phút đến vài giờ khi ngừng tiếp xúc với lạnh và có thể tái phát nhiều lần trong ngày. Một số trường hợp nặng sẽ xuất hiện mày đay lan tỏa, hạ áp, sốc, bất tỉnh, thậm chí tử vong.

Chàm khô: Xuất hiện sau khi da rơi vào tình trạng khô quá mức, hay xảy ra ở người già. Mảng chàm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào nhưng thường gặp nhất là vùng mặt duỗi của chân. Hai chân trở nên khô, tróc vảy và khi cào gãi nhiều sẽ tạo nên những mảng da dày, những mảng đỏ với các vết nứt nông, ngang, dài xuất hiện kèm theo khô và ngứa dữ dội.

Các mảng chàm có thể nặng lên thành đợt cấp có hình ảnh vết nứt ngang, sâu, rộng có tiết dịch và tạo mủ. Người bệnh thường kêu đau nhiều hơn là ngứa và có thể chuyển sang chàm bội nhiễm vi khuẩn.

Khô da:

Da bị mất nước sẽ dẫn đến tình trạng khô, ẩm mốc, dễ bị kích thích gây ngứa. Khi gãi, trên da xuất hiện những vệt trắng. Nếu không can thiệp kịp thời hoặc người bệnh sử dụng thuốc bôi và xà phòng không thích hợp thì da sẽ có thể bị chàm hóa, chảy nước, có mụn nước.

 

Nứt môi: Cũng do tình trạng mất nước gây ra. Đầu tiên là môi bị khô, bong vảy, từ từ dẫn đến nứt, gây đau, chảy máu. Nếu không được điều trị đúng, môi sẽ bị chàm hóa, nhiễm trùng, gây ăn uống khó khăn và mất thẩm mỹ.

Nứt gót chân: Thường gặp ở nữ. Vị trí thường bị là gót và đầu ngón chân cái, ngón út với biểu hiện da dày lên, có những đường nứt dọc xung quanh gót chân, ở ngón cái thì bị nứt cả đường dọc và ngang. Lâu ngày, những vết nứt dài ra và sâu hơn, gây đau đớn, chảy máu, đi lại khó khăn. Hiện tượng này cũng có thể gặp ở phần da tay nhưng ít hơn ở chân.

Phòng ngừa không quá  khó

Việc phòng ngừa các bệnh da do thời tiết lạnh không quá  khó. Thường xuyên cung cấp độ ẩm cho da sẽ lập ra hàng rào cản bảo vệ chống lại da khô và kích ứng.

Cần uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho da.

Nếu da nhạy cảm thì nên chọn những loại sữa tắm hay xà phòng không gây dị ứng, có độ pH trung tính, các sản phẩm không mùi, không  màu, có chất dưỡng ẩm; uống nhiều nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da; giữ không khí trong nhà ẩm bằng cách đặt một chậu nước hay khăn ẩm trong nhà và thay 2-3 lần/ngày; tắm nước ấm, tốt nhất bằng vòi sen và không tắm quá lâu, tắm xong bôi lớp kem giữ ẩm trong khi da còn ướt để giúp thấm vào da tốt hơn.

Một số dung dịch và kem có sẵn trên thị trường có thể giúp làm ẩm da. Chẳng hạn như vaseline rất hiệu quả và rẻ tiền, dùng tốt ở môi; các loại kem dưỡng ẩm có chứa glycerin, urea 10%, vitamin E, petrolatum, este...

Nếu mắc bệnh kéo dài cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.  BS. Đoàn Văn Hải

(Theo SKDS)

Mạt gà, mạt chuột có khả năng truyền bệnh không?

Gà và chuột là các loại động vật sống gần người. Trên cơ thể của chúng thường có loại mạt ký sinh. Ở nước ta có khoảng 36 loài mạt khác nhau, phổ biến nhất là loại mạt gà và mạt chuột. Vậy những loại mạt này có khả năng truyền bệnh cho người không?

Mạt thuộc họ Gamasidae là loại động vật chân đốt nhỏ, sống tự do ở mùn đất hoặc sống ký sinh ở các động vật máu nóng, đôi khi ký sinh ngay cả ở người

Mạt gà

Mạt gà có tên khoa học là Dermanyssus gallinae, con đực có kích thước khoảng 0,60mm x 0,20mm và con cái có kích thước khoảng 0,75mm x 0,40mm. Thân có hình trứng, đầu nhỏ, bụng có lông ngắn, thưa. Mạt có chân ngắn nhưng rất khỏe, hai chân trước gần bằng chiều dài của thân; ống thở dài tời gốc đôi chân thứ hai. Cơ thể mạt gà có màu trắng, đỏ hoặc tím tùy theo lúc chúng đói hay no.

Mạt gà thường hoạt động vào ban đêm. Ban ngày chúng trú ẩn ở các tổ chim, ổ gà, khe vách chuồng gà... chờ đêm đến bò ra đốt máu chim, gà, đôi khi chích đốt máu cả người. Mạt có khả năng nhịn đói nhiều tuần. Khi bị đói lâu, chúng không đốt máu được người nhưng bò trên người gây nhiều cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Về vai trò gây bệnh và truyền bệnh, mạt gà cũng có khả năng đảm nhận trong một số trường hợp. Nước bọt của mạt gà rất độc đối với gà, nếu mật độ hoạt động của mạt nhiều ở các ổ gà, chuồng gà nó có thể làm cho gà chết trong vòng 24 giờ, nhất là vào cuối mùa hạ. Khi mạt chích đốt người có thể gây ngứa dữ dội và tạo nên những đám nổi mẩn mọng nước.

Theo một số nghiên cứu đã thông báo, mạt gà có khả năng truyền bệnh viêm não-màng não cho người. Ở Việt Nam, loại mạt gà xuất hiện và hoạt động khá nhiều nhưng vai trò truyền bệnh của nó chưa được xác định.

Mạt chuột

Mạt chuột có tên khoa học là Dermanyssus sanguineus. Con đực nhỏ hơn con cái, thân có hình trái xoan, màu nâu vàng. Chúng thường ký sinh trên loại chuột đen (Rattus rattus), chuột cống (Rattus norvegicus) khá phổ biến tại nước ta.

Mạt chuột có khả năng truyền bệnh đậu do Rickettsia giống bệnh thủy đậu và bệnh sốt phát ban chuột.

Một số nhà khoa học đã nghiên cứu và phân lập được mầm bệnh sốt phát ban chuột do loại virus Liponyssus bacoti, một bệnh có khả năng lây truyền từ chuột sang người.

Biện pháp phòng chống mạt

Muốn phòng, chống mạt gà, mạt chuột có hiệu quả để chủ động phòng bệnh; cần vệ sinh chuồng chim, chuồng gà, lấp các hang chuột và tổ chức diệt chuột thường xuyên. Khi lao động, làm việc gần chuồng gà, chuồng chim cần sử dụng các loại hóa chất xua, diệt côn trùng để phòng bị mạt chích đốt máu. Nếu có điều kiện, có thể dùng hóa chất diệt côn trùng bảo đảm an toàn cho gia cầm phun tồn lưu hoặc xông hơi chất diêm sinh vào các chuồng gà, chuồng chim để diệt loài mạt hoạt động.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

Bệnh da mùa lạnh

Khi trời trở lạnh, ngoài một số bệnh lý phát sinh từ bên trong, còn có những biểu hiện bệnh lý ngoài da gây khó chịu

Da tiếp xúc với không khí lạnh sẽ bị nổi sẩn, mảng màu đỏ, sưng phù, gây ngứa dữ dội ở một hay nhiều vùng, thường gặp nhất là những vùng da hở như mặt, tay, chân. Đây là biểu hiện của bệnh mày đay vào mùa lạnh.

Ngứa và đau ngoài da

Nặng hơn thì bệnh phát khắp toàn thân.  Kích thước có thể nhỏ, đường kính từ 5 mm hoặc lớn như dĩa ăn. Mày đay gây ngứa dữ dội. Mày đay kéo dài vài phút đến vài giờ khi ngừng tiếp xúc với lạnh và có thể tái phát nhiều lần trong ngày. Một số trường hợp nặng sẽ xuất hiện mày đay lan tỏa, hạ áp, sốc, bất tỉnh hay thậm chí tử vong.

Có hai dạng mày đay là mày đay di truyền và mày đay mắc phải. Mày đay do di truyền thì hiếm gặp hơn mày đay mắc phải, tuổi khởi phát của mày đay mắc phải là 18 – 25. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân phải tự học cách bảo vệ cơ thể chống lạnh, nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và mặc quần áo ấm đầy đủ.

http://nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/12/01/13-chot%20benh.jpg

Khi trời trở lạnh, ngoài một số bệnh lý phát sinh từ bên trong, còn có những biểu hiện bệnh lý ngoài da gây khó chịu

Da tiếp xúc với không khí lạnh sẽ bị nổi sẩn, mảng màu đỏ, sưng phù, gây ngứa dữ dội ở một hay nhiều vùng, thường gặp nhất là những vùng da hở như mặt, tay, chân. Đây là biểu hiện của bệnh mày đay vào mùa lạnh.

Ngứa và đau ngoài da

Nặng hơn thì bệnh phát khắp toàn thân.  Kích thước có thể nhỏ, đường kính từ 5 mm hoặc lớn như dĩa ăn. Mày đay gây ngứa dữ dội. Mày đay kéo dài vài phút đến vài giờ khi ngừng tiếp xúc với lạnh và có thể tái phát nhiều lần trong ngày. Một số trường hợp nặng sẽ xuất hiện mày đay lan tỏa, hạ áp, sốc, bất tỉnh hay thậm chí tử vong.

Có hai dạng mày đay là mày đay di truyền và mày đay mắc phải. Mày đay do di truyền thì hiếm gặp hơn mày đay mắc phải, tuổi khởi phát của mày đay mắc phải là 18 – 25. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân phải tự học cách bảo vệ cơ thể chống lạnh, nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và mặc quần áo ấm đầy đủ.

Bệnh nhân đang điều trị chàm da do dị ứng thời tiết lạnh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM. Ảnh: C.T.V

Còn chàm khô ở da xuất hiện sau khi da khô quá mức, đặc biệt trong suốt những tháng mùa đông hay ở người già. Sang thương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào nhưng thường gặp nhất là ở vùng trước ngoài của chân. Hai chân trở nên khô,  tróc vảy và tạo nên những lằn da, những mảng đỏ với các vết nứt nằm nông, ngang, dài và mỏng xuất hiện kèm theo khô và ngứa dữ dội.

Nếu thời tiết tiếp tục lạnh, sang thương sẽ lan lên tay và toàn thân. Các sang thương nặng sẽ có hình ảnh vết nứt ngang, sâu, rộng có tiết dịch và tạo mủ. Người bệnh thường than đau nhiều hơn là ngứa. Nếu bệnh nhân gãi nhiều hay điều trị với các thuốc làm khô da sẽ làm nặng thêm tình trạng chàm gây nhiễm trùng.

Để điều trị chàm khô, nên giữ ẩm và dùng kháng sinh để loại bỏ mày và nhiễm trùng trước khi dùng steroid hay chất bôi trơn, ép nước lên sang thương chỉ dùng trong thời gian ngắn vì dùng kéo dài sẽ làm khô da hơn.

Tránh tắm với xà phòng thơm, nên dùng loại sữa tắm hoặc xà phòng nhẹ có chất làm ẩm da và không có chất làm thơm. Bôi kem làm ẩm da ngay sau khi tắm, mỗi tối trước khi đi ngủ cần bôi thêm để tạo độ ẩm liên tục cho da. Uống thuốc chống dị ứng hằng ngày.

Nứt da vì trời lạnh

Vào mùa lạnh, da bị mất nước sẽ dẫn đến tình trạng khô, ẩm mốc, dễ bị kích thích gây ngứa. Khi gãi, trên da xuất hiện những vệt trắng. Nếu không can thiệp kịp thời hoặc người bệnh lại sử dụng thuốc bôi và xà phòng không thích hợp, da sẽ có thể bị chàm hóa, chảy nước, có mụn nước. Nếu bệnh nặng hơn, da sẽ bong ra như vẩy cá (gọi là da vảy cá).

Nứt môi cũng do tình trạng mất nước gây ra. Đầu tiên môi khô, bong vảy, từ từ dẫn đến nứt, gây đau, chảy máu. Nếu không được điều trị đúng, môi sẽ bị chàm hóa, nhiễm trùng, gây ăn uống khó khăn và mất thẩm mỹ.

Nứt gót chân thường gặp ở phụ nữ. Vị trí thường gặp là gót và đầu ngón chân cái, út. Da dày lên, có những đường nứt dọc xung quanh gót chân, ở ngón cái thì bị nứt cả đường dọc và ngang. Lâu ngày, những vết nứt này sẽ kéo dài ra và sâu hơn, gây đau đớn, chảy máu, đi lại khó khăn.

Bình thường, vào những ngày nóng, hiện tượng nứt da chân ít gặp, đến những ngày lạnh thì nứt da chân tăng rõ rệt. Hiện tượng này cũng có thể gặp ở phần da tay nhưng ít hơn ở phần chân. Trời càng lạnh nhiều và kéo dài thì mức độ nứt da chân cũng tăng theo, thậm chí còn rịn máu và gây ra triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu.

Tăng cường độ ẩm cho da

Trong mùa lạnh, da bình thường cũng trở nên nhạy cảm. Nếu da nhạy cảm quá mức, chọn những loại sữa tắm hay xà phòng không gây dị ứng, các sản phẩm không mùi, không  màu, không khô.

Ăn nhiều thức ăn có chứa axít béo không no bảo vệ da như axít béo omega-3 có nhiều trong cá. Uống nhiều nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da.

Giữ không khí trong nhà ẩm bằng cách đặt một thau nước hay khăn ẩm trong nhà và thay 2-3 lần/ngày.

Tắm nước ấm 1-2 lần/ngày khi thời tiết lạnh, tốt nhất bằng vòi sen và không tắm quá lâu. Tắm xong, thoa lên da lớp kem giữ ẩm trong khi da còn ướt sẽ giúp thuốc thấm vào da tốt hơn.

Theo NLĐ