Lưu trữ cho từ khóa: ngứa da

Bí quyết giảm ngứa da cho bà bầu

Mẹ bầu nên tránh tắm nước nóng, uống đầy đủ 2 lít nước một ngày, tăng cường chế độ ăn nhiều vitamin A… để giảm ngứa da.

Tin liên quan:

  • Bệnh ngứa ở các bà bầu
  • Nguyên nhân gây ngứa khi mang thai
  • Vì sao bà bầu bị ngứa chân?

Khổ như ngứa ngáy trong thai kỳ

Lượn một vòng quanh các diễn đàn dành riêng cho các mẹ bầu, có thể thấy không ít các topic than phiền về tình hình ngứa ngáy đến phát điên. Chị H.A (Hà Nam) chia sẻ: “Ôi các mẹ ạ. Mấy tuần nay em ngứa không chịu nổi. Đầu tiên là ngứa bụng rồi đến chân, nổi mẩn đỏ dầy đặc như bị lên mề đay ý. Gãi suốt ngày, trầy xước cả người,nhìn như ghẻ lở hắc lào, kinh lắm. Đêm ngứa quá không chịu nổi em đành dậy tắm. Có đêm tắm đến 3 lần các chị ạ. Có mẹ nào có kinh nghiệm đối phó với ngứa ngáy thì chỉ cho em với. Chứ cứ thế này em stress không ăn không ngủ được. Đêm nằm lại thút thít khóc, mẹ cứ thế này thì làm sao con lớn được. Em thương con em quá”.

Cũng cùng hoàn cảnh với chị H.A là chị M.L (Hà Nội). Chị kể: “Em thì bắt đầu ngứa từ tuần 18. Lúc đầu là bầu ngực, sau đó lan lên trên cổ rồi xuống lưng. Giờ đến bụng và chân tay rồi các mẹ ạ. Đi làm ai cũng hỏi han vì trông em khiếp quá, cứ như con ghẻ. Có lúc ngứa đến điên dại, gãi chảy cả máu. Sợ thật đấy cứ như có ai thả con sâu ngứa vào người mình vậy. Không biết có mẹ nào có kinh nghiệm gì hay không thì chia sẻ để mình thử nghiệm xem có đỡ không”.

bi-quyet-giam-ngua-da-cho-ba-bau

Ngứa trong thai kỳ hành hạ nhiều mẹ bầu

Vì đâu nên nỗi?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến chứng gãi sồn sột suốt ngay là do sự thay đổi hormone estrogen trong thời kỳ mang thai. Hơn nữa, thai nhi lớn lên đi kèm với việc cơ thể tăng cân khiến các vùng da bụng, đùi, ngực…bị rạn, gây ngứa ngáy khó chịu. Với những mẹ bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc dị ứng thức ăn thì tình trạng ngứa càng tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, ngứa ngáy trầm trọng trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba có thể là một dấu hiệu của bệnh ứ mật trong gan của thai kỳ. Mật chảy không bình thường trong ống dẫn nhỏ của gan và tích tụ trong cơ thể, gây ra hiện tượng ngứa quá mức. Đôi khi, ngứa nặng đến mức người bị ngứa sẽ gãi đến trầy xước và tổn thương da. Có thể kèm theo một số triệu chứng khác như chán ăn, vàng da, nôn mửa, buồn nôn….

Ngoài ra, bà bầu cũng nên lưu ý với những dấu hiệu ngứa kèm phát ban, sốt vì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh thủy đậu hay herpes…Nếu ngứa đi kèm với tổn thương da, rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy các mẹ đã mắc chứng chàm, vảy nến….Khi thấy các triệu chứng nói trên, chị em nên đi khám để được điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng lên sức khỏe của mẹ và bé.

Giải pháp nào cho chị em?

Để hạn chế ngứa ngáy trong thời kỳ bầu bì, các mẹ nên giữ cơ thể sạch sẽ, mặc trang phục thoáng mát bằng chất liệu cotton và tránh xa các loại quần áo bằng chất liệu tổng hợp vì chúng có xu hướng kìm hãm sự ẩm ướt. Đồng thời không nên ở những nơi quá nóng bức.

Tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm sẽ khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Do đó chị em cũng nên hạn chế điều này. Sử dụng xà phòng nhẹ, không mùi để tắm cũng là lời khuyên mà các bác sĩ dành cho mẹ bầu.

Sau khi tắm xong hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm lên vùng da bị ngứa ngay khi da còn ẩm. Điều này giúp da hấp thụ độ ẩm nhiều hơn. Các sản phẩm dưỡng ẩm chất lượng như kem dưỡng bơ, ca cao, chiết xuất nha đam… rất tốt và phù hợp cho làn da bị ngứa.

Lưu ý tránh cào, gãi vì da sẽ càng bị kích thích, không chỉ khiến bạn ngứa hơn mà có thể để lại di chứng về sau. Hãy dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa để cảm thấy dễ chịu hơn.

Ghi danh các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… vào thực đơn cho mẹ bầu và uống nước đủ 2 lít hàng ngày. Nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và các loại kem bôi da nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng sản phẩm gì, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.

Trên đây là một số điều bà bầu cần lưu ý để có một thai kì khỏe mạnh, đồng thời giảm bớt sự khó chịu vì ngứa ngáy, nhất là khi mùa đông sắp tới. Chúc các mẹ và bé khỏe mạnh.

Theo Kienthucgiadinh.com.vn

Bài thuốc điều trị bệnh ngứa da

Theo Đông y, chứng ngứa da là do phong thịnh, tuy nhiên tùy tuổi mà biểu hiện và thể bệnh khác nhau. Ở người lớn tuổi, da dẻ khô táo nên mùa đông hay phát ngứa, phần nhiều do huyết hư sinh phong. Ở tuổi tráng niên, mùa hạ da dẻ ngứa ngáy, đa số thuộc chứng trạng huyết nhiệt sinh phong.

Ngoài ra, ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều những thức ăn thủy sản, dầu mỡ cũng sẽ khiến thấp nhiệt ẩn nấp trong cơ thể không thể tuyên tiết ra ngoài, hóa nhiệt sinh phong, phát sinh ngứa. Thậm chí tinh thần căng thẳng, lo âu phiền muộn, khiến cơ năng tạng phủ mất thăng bằng, hỏa nhiệt động phong, cũng là nguyên nhân dẫn đến ngứa da. Trị phong có quan hệ mật thiết với trị huyết cho nên y gia cổ đại có câu: “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt”.

bai-thuoc-dieu-tri-benh-ngua-da

Ảnh minh họa – Internet

Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc trị ngứa da tùy thể bệnh:

Bài 1:

Quế chi ma hoàng các bán thang: quế chi 9g, bạch thược, gừng tươi, ma hoàng, cam thảo mỗi thứ 9g, táo đỏ 4 quả, hạnh nhân 12g. Quế chi bỏ vỏ, gừng cắt lát, cam thảo sao qua, ma hoàng bỏ mắt, hạnh nhân bỏ vỏ. Cho ma hoàng vào nấu trước, khi sôi vớt hết bọt, rồi cho các vị còn lại vào sắc chung, lấy nước thuốc bỏ bã. Uống ngày 3 lần, trước bữa cơm.

Phương này có tác dụng khu phong tán hàn, điều hòa dinh vệ.Thích hợp với chứng ngứa da mùa đông. Chú ý, sau khi uống thuốc nên tránh gió, để cơ thể ra mồ hôi nhẹ là tốt nhất

Bài 2:

Dưỡng huyết nhuận phu ẩm: sinh địa 12g, thục địa 12g, đương qui 12g, hoàng kỳ 15g, thiên môn đông 15g, mạch môn đông 15g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, thiên hoa phấn 12g, hoàng cầm 12g, thăng ma 6g. Dùng nước sạch sắc cô chung tất cả các vị thuốc trên, rồi bỏ bã lấy nước chia uống 3 lần/ ngày trước bữa ăn.

Phương thuốc này có tác dụng tư dưỡng âm huyết, thích hợp với người già hoặc người thể chất hơi yếu mà da dẻ khô táo, ngứa ngáy, ban đêm ngứa nhiều hơn ban ngày.

Bài 3:

Giảm ngứa tắt phong thang: sinh địa 12g, nhân sâm 15g, đương qui 6g, đơn sâm 30g, bạch tật lê 12g, cam thảo 3g, long cốt, mẫu lệ mỗi thứ 20g. Dùng nước sạch nấu cô tất cả các vị thuốc trên, rồi bỏ bã thuốc lấy nước uống ngày 3 lần trước bữa cơm.

Phương này có tác dụng lương huyết thanh nhiệt, tiêu phong giảm ngứa chữa chứng huyết nhiệt. Thích hợp với người trẻ có thể chất tương đối khá, mùa hạ bệnh nặng lên.

BS. Đỗ Minh Hiền

Theo Suckhoedoisong.vn

Cách phòng ngừa bệnh nấm da

Mùa nắng nóng, mồ hôi đổ nhiều, quần áo ẩm ướt là yếu tố gây ra các bệnh về da.

Nấm da là bệnh rất hay lây, trực tiếp hoặc gián tiếp, thường xuất hiện ở kẽ ngón tay – chân, lòng ngực, lưng, da đầu, những vùng da xếp, niêm mạc, móng tay hoặc hệ tiêu hóa. Nguyên nhân chính là do mồ hôi, ẩm thấm kéo dài, vệ sinh kém, sử dụng xà bông không phù hợp, vết thương da không được chăm sóc tốt hoặc sử dụng thuốc điều trị kháng sinh dẫn đến giảm kháng thể.

cach-phong-ngua-benh-nam-da

Vệ sinh cơ thể tốt giúp ngừa nấm da – Ảnh: Shutterstock

Biểu hiện thường thấy của nấm da là ngứa ngáy và tấy đỏ, đau nhức và bỏng rát, da có những đốm trở thành màu trắng và sau đó là bong tróc, nứt nẻ. Để ngăn ngừa nấm da hiệu quả, trước hết nên chọn những trang phục có độ hút ẩm và mồ hôi cao, làm thông thoáng giày và vớ mỗi ngày, làm khô cơ thể đúng cách sau khi tắm, hằng ngày vệ sinh da kỹ lưỡng với những sản phẩm dành cho da nhạy cảm. Những đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm cao là những người có vùng da viêm nhiễm, trầy xước lâu ngày, bệnh nhân tiểu đường, những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Đây là một bệnh da liễu dai dẳng nhưng dễ chữa lành và cần sự kiên trì. Ngoài các loại thuốc được chỉ định, bạn có thể thay đổi một chút về chế độ ăn. Theo tạp chí Santé thì chế độ ăn này phải kéo dài ít nhất từ 5-7 ngày và trong thời gian này nên tạm ngưng các loại thuốc kháng sinh, có chứa corticosteroid và viên ngừa thai.

Bạn cần loại bỏ đường dưới mọi hình thức: trái cây khô, nước ép trái cây, rượu bia, bột, mật ong, mứt… Hạn chế các loại thịt nguội, cà phê, trà đen, thực phẩm có gluten, có giấm, chế phẩm từ sữa, thực phẩm lên men. Hãy tận hưởng tỏi và lô hội (nha đam), dưới mọi hình thức.

Theo Thanhnien

Da thường xuyên bị ngứa khi trời lạnh

Nếu càng gãi thì da bị mẩn đỏ và càng ngứa lan rộng ra khắp mọi nơi trên cơ thể. Do em ở Đà Lạt nên thời tiết quanh năm lạnh và em bị ngứa thường xuyên nên rất khó chịu. Em đã đi bác sĩ tư vấn nhiều thứ thuốc nhưng cứ uống vào thì đỡ, hết thuốc lại bị ngứa. Bác sĩ tư vấn giúp em.

(Hoàng Lê)

ngua
Nguyên tắc điều trị là xác định, loại trừ các nguyên nhân kể trên
và sử dụng các loại thuốc kháng dị ứng.

Trả lời:

Có thể nói thời tiết lạnh làm cho da trở nên khô, nhạy cảm hơn, là “kẻ thù” của những ai mắc các bệnh da dị ứng nói chung và bệnh mày đay nói riêng. Ngoài thời tiết ra, bạn cần chú ý các yếu tố khác như thức ăn (thịt bò, hải sản…), thuốc, nhiễm trùng, viêm dạ dày, viêm xoang… gây khởi phát hoặc làm nặng hơn các bệnh da dị ứng.

Nguyên tắc điều trị là xác định, loại trừ các nguyên nhân kể trên và sử dụng các loại thuốc kháng dị ứng. Trong trường hợp mày đay kéo dài, mạn tính, việc điều trị cần nhiều thời gian, sử dụng thuốc trong vài tháng kể cả khi đã kiểm soát được triệu chứng. Bác sĩ da liễu của bạn sẽ quyết định loại thuốc nào và điều trị trong bao lâu.

(Theo Afamily)

Bài thuốc điều trị chứng ngứa da mùa lạnh

Ngứa da thông thường xuất hiện vào mùa hè, nhưng cũng có một số người lại thấy bệnh xảy ra ở cả mùa đông. Bệnh biểu hiện lúc ban đầu chỉ ngứa ngáy ở một bộ phận nào đó, rồi dần lan rộng đến nhiều nơi trên cơ thể, ban đêm ngứa nhiều hơn ban ngày.

Theo Đông y, ngứa da là tình trạng huyết khí bất túc, dinh dưỡng đến nuôi da bị thiếu hụt, biểu hiện sự lão hóa của da mà sinh ngứa. Mặt khác, thể chất ở người lớn tuổi suy yếu khiến da dẻ khô táo nên vào mùa thu, đông hay phát ngứa, phần nhiều thuộc chứng trạng huyết nhiệt sinh phong. Để chữa trị nguyên nhân này cần chọn dùng những dược vật có công năng giảm ngứa tắt phong. Khi phong tà xâm nhập vào làm ảnh hưởng đến da dẻ, đó là nguyên nhân quan trọng của chứng ngứa da.

que-chi
Vị thuốc quế chi là cành quế con phơi khô, thích hợp trong
điều trị chứng ngứa da vào mùa lạnh.

Ngoài ra còn do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thủy sản, dầu mỡ… cũng khiến thấp nhiệt ẩn nấp trong cơ thể mà không thể tuyên tiết ra bên ngoài, hóa nhiệt sinh phong rồi phát sinh ngứa. Ngay cả khi tinh thần thấp kém hoặc căng thẳng, lo âu, phiền muộn làm cho cơ năng tạng phủ mất thăng bằng mà hóa nhiệt, động phong rồi trở thành nguyên nhân ngứa da. Bất luận là nội phong hay ngoại phong đều phải lấy trị phong làm chính. Song trị phong lại có quan hệ với trị huyết.

Dưới đây là phương thuốc chữa chứng ngứa da: Phương “Quế chi ma hoàng bán thang”: Đây là phương có công hiệu tiêu trừ phong hàn, thích hợp với những người da dẻ ngứa ngáy mùa đông, nhất là những bộ vị bộc lộ ra ngoài như vùng đầu mặt, cổ gáy và đôi bàn tay, khi gặp trời giá rét, bệnh tình lại tăng nặng, nhưng khi khí hậu hoãn hòa lại hoặc ra mồ hôi thì bệnh giảm nhẹ, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch tượng phù hoãn hoặc phù căng.

Phương thuốc gồm: quế chi, bạch thược dược, gừng tươi, ma hoàng, cam thảo (mỗi thứ 9g); táo đỏ 4 quả, hạnh nhân 12g. Quế chi bỏ vỏ, gừng tươi xắt lát, cam thảo sao qua, ma hoàng bỏ mắt, hạnh nhân bỏ vỏ. Sau đó dùng nước nấu ma hoàng trước, nấu sôi vớt bỏ bọt rồi cho các dược liệu còn lại vào sắc nhỏ lửa lấy nước thuốc uống, ngày 1 thang. Chia làm 3 lần, uống thuốc trước bữa ăn.

Trong phương này, ma hoàng, quế chi, gừng tươi đều là thuốc phát tán phong hàn, giỏi về khử trừ hàn tà ở giữa da dẻ, lông tơ và cơ bắp khiến cho phong hàn bệnh tà thông qua mồ hôi ra ngoài mà giải được. Trong đó, sức phát hãn của ma hoàng đặc biệt mạnh nên lúc dùng cần chú ý lượng sử dụng không thể quá lớn, thời gian dùng cũng không quá dài, nếu không sẽ khiến cho con người bị hư (Danh y biệt lục). Còn bạch thược liễm âm hòa dinh có thể phòng chống đổ mồ hôi thái quá khiến cho âm dịch cơ thể tổn thương, táo đỏ và cam thảo đều kiện tỳ hộ vị, trong đó cam thảo còn giúp điều hòa dược liệu trong phương. Hạnh nhân có tác dụng tuyên suốt phế khí và trị vong khí vãng lai. Toàn phương hợp dùng có tác dụng khu phong tán hàn, điều hòa dinh vệ nên có thể chữa lành chứng ngứa da do phong hàn gây ra.

Ngoài ra, khi uống phương thuốc này cần tránh gió để cơ thể ra mồ hôi nhẹ là tốt nhất.

(Theo SKĐS)

Khổ vì bệnh ngoài da khi trời lạnh

Trời lạnh, thời tiết hanh khô khiến những người viêm da cơ địa, như các bệnh chàm da, khô da, sẩn ngứa, mề đay... phát bực vì ngứa ngáy suốt ngày.

Những ngày lạnh trời, khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu T.Ư tiếp nhận 200-300 bệnh nhân/ngày có vấn đề về da, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết.

Khổ sở... vì ngứa

Chị N.T.H., 32 tuổi, ngụ Q. Hoàng Mai, Hà Nội, đang chờ khám cho biết da chị vốn thuộc loại khô, nhất là trong mùa lạnh thường có hiện tượng bong tróc, ngứa da, đặc biệt là ở vùng đùi, cẳng chân. Vì cho rằng ngứa là do... bẩn nên chị thường xuyên tắm nước nóng và sử dụng xà phòng sát khuẩn mạnh, nhưng càng tắm sạch hiện tượng ngứa càng nặng thêm.

Trong khi đó, con gái chị cũng có hiện tượng nẻ mặt, ngứa bề mặt da, nhất là các vùng đùi, cẳng chân, bụng, lưng... giống như mẹ. Ngứa ngáy nên bé gãi suốt ngày gây phồng rộp khắp chân bé khiến cả nhà thấy xót, nhưng mùa đông nào cũng như vậy, mẹ con chị cứ đến hẹn là lại... khô da. Tuy không phải chứng bệnh nặng, song việc phải gãi ngứa suốt ngày trong khi đóng bộ quần áo dày cộp quả là nỗi buồn khó nói.

Theo TS.BS Phạm Lan, khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu T.Ư, những bệnh về da hay gặp nhất trong mùa lạnh là chàm khô da, viêm da cơ địa, sẩn ngứa, mề đay do lạnh, cước do lạnh... Bệnh thường gặp nhất ở những người lớn tuổi có rối loạn nội tiết, người khô da cơ địa, viêm da cơ địa, trong đó những bệnh nhân có bệnh da mãn tính từ trước thường dễ mắc các bệnh về da và ở mức độ nghiêm trọng hơn so với người bình thường.

ngua

Cũng theo bác sĩ Lan, bên cạnh bệnh da do hanh khô, những người sinh sống và làm việc trong môi trường lạnh giá kèm độ ẩm cao thường bị cước hơn những đối tượng khác. Trường hợp bị cước do lạnh có biểu hiện như: đầu ngón chân ngón tay thường bị ngứa, bỏng rát, nhức buốt, nặng hơn có phỏng nước ở những vùng da này.

Một số bộ phận khác như đầu mũi, tai cũng có nhiều thương tổn do hiện tượng co mạch máu. Ngoài ra, theo bác sĩ Lan, trẻ em cũng chịu nhiều tác động của thời tiết lên sức khỏe nhất, trong đó có các bệnh về da trong mùa lạnh. “Mặc dù không có thống kê chính thức nhưng số trẻ em bị viêm da cơ địa do thời tiết lạnh đến khám tại khoa khám bệnh cũng tăng lên đáng kể trong những ngày đặc biệt giá rét như vừa rồi” - bác sĩ Lan cho biết.

Những sai lầm trong chăm sóc da

Theo ThS.BS Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm Dị ứng và miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, nguyên nhân gây sẩn ngứa, nổi mề đay trong mùa lạnh chủ yếu là do việc vệ sinh, chăm sóc da không đúng cách. Bác sĩ Trường giải thích tiết trời lạnh, hanh khô làm gia tăng tình trạng mất nước ở da, trong khi cơ thể lại không được bổ sung nước kịp thời vì thói quen ngại uống nước khi trời quá lạnh.

Tình trạng mất nước kéo dài gây ra hiện tượng khô da, ngứa da. Nhiều người “chữa” bằng cách tắm thường xuyên bằng xà phòng có tính sát khuẩn cao và nước quá nóng, chính điều này càng làm tăng mức độ mất nước cho da, làm ngứa da hơn trước. Nhưng càng ngứa và gãi nhiều, tổn thương da càng nghiêm trọng, càng khó điều trị hơn trước.

Bác sĩ Nguyễn Minh Quang, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho biết người mắc chứng khô da cơ địa, ngứa ngáy khó chịu trong những ngày trời lạnh có thể hạn chế tình trạng này bằng cách bôi kem làm ẩm da thường xuyên, nhất là sau khi tắm tại các vùng da khô, ngứa. Khi tắm nên sử dụng loại sữa tắm ít bọt, tránh loại sữa tắm nhiều bọt, có thành phần xút cao càng gây ngứa nhiều hơn. Bác sĩ Quang hướng dẫn người khô da nên chọn loại sữa tắm để lại cảm giác trơn và ẩm trên da sau tắm.

Cũng theo bác sĩ Quang, người bình thường cũng có cảm giác da khô nẻ, ít đàn hồi hơn trong những ngày hanh và lạnh. Người bệnh chàm da, viêm da cơ địa, khô da... thì hiện tượng này xuất hiện ngay từ khi thời tiết bắt đầu hanh khô và biểu hiện nặng khi thời tiết trở lạnh hơn.

Ngoài yếu tố môi trường, việc mặc trực tiếp đồ len, dạ - những vật tích điện, sử dụng lò sưởi nóng hay tắm nước nóng quá nhiều... cũng gây mất nước cho da, từ đó gây ra hiện tượng ngứa, nổi mề đay. Ngoài việc giữ ấm cơ thể trong những ngày trời lạnh, nên tránh mặc trực tiếp đồ len, dạ mà mặc một lớp quần áo chất liệu cotton ở trong cùng, hạn chế tắm nhiều bằng nước quá nóng.

Trong môi trường khô nóng vì sử dụng lò sưởi, điều hòa nhiệt độ, cần bổ sung độ ẩm bằng cách để chậu nước trong phòng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng da khô, mất nước. Với các trường hợp bị cước da do lạnh, mỗi tối nên ngâm vùng da đó trong nước ấm có chút muối hoặc gừng trong khoảng 5-10 phút, sau đó lau khô và ủ ấm. Bên cạnh đó, cần chú trọng việc chăm sóc da bằng các sản phẩm kem giữ ẩm, dưỡng da và bổ sung nước, vitamin cho cơ thể.

(Theo Afamily)

Cô gái hóa bà lão có thể trẻ lại

Các chuyên gia da liễu tại Hà Nội cho rằng bệnh già lão gương mặt của chị Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi ở Bến Tre, có thể chữa trẻ lại được. Song da sẽ không được mịn màng như cũ, có thể tái phát và phải chăm sóc kỹ.

Hiện chị Phượng chỉ mới được bác sĩ Hoàng Văn Minh, trưởng phòng khám da liễu bệnh viện Đại học y dược TP HCM thăm khám, chẩn đoán ban đầu mắc bệnh tế bào vón. Dự kiến chị Phượng chiều nay hoặc sáng mai sẽ từ quê nhà lên TP HCM để chữa trị tại bệnh viện Đại học y dược.

Năm 2007, chị Phượng thấy ngứa da mặt và tay. Vốn hay bị dị ứng khi ăn hải sản, chị mua thuốc chống dị ứng về uống nhưng không khỏi. Hai tháng sau, gương mặt và hai cánh tay bỗng ngày càng đỏ, nổi sẩn. Đến nay, cô gái 26 tuổi này trông như bà lão 80 bởi da mặt chảy xệ, nhăn nheo.

Xung quanh ca bệnh khiến nhiều người tò mò này, các bác sĩ cũng có thêm những nhận định khác.

Hình ảnh chị Nguyễn Thị Phượng năm 21 tuổi. Ảnh: Nguyễn Hoàng
àds
Chị Phượng hiện tại (26 tuổi) với làn da mặt và cổ nhăn nheo như bà già. Ảnh: Nguyễn Hoàng.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng - miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết trường hợp của chị Phượng rất lạ và hiếm gặp. Tuy nhiên, ông từng khám và chữa cho một số bệnh nhân có hiện tượng bị lão hóa một vùng da (chủ yếu là da tay, chân hay vùng khác trên cơ thể chứ không phải mặt) với biểu hiện như: trông qua thì da nhăn nheo, già nua, khi sờ thấy da vùng này không mềm mại mà cứng, dày sừng, có vết lõm sâu (như da xác ướp). Đây thường được gọi là hiện tượng lằn cổ trâu, là hậu quả của bệnh dị ứng mãn tính và việc bệnh nhân chà xát, gãi quá nhiều.

Ông Trường cho rằng, chắc chắn trường hợp của chị Phượng không phải là lão hóa sớm hay tác dụng phụ của việc lạm dụng corticoit. "Lão hóa sớm sẽ phải kèm nhiều triệu chứng khác. Còn nếu do dùng nhiều corticoit thì sẽ phải có biểu hiện toàn thân chứ không chỉ một vùng cơ thể", ông nói. Tuy nhiên, theo ông, việc lạm dụng thuốc chứa corticorit trong trường hợp này có thể là một nguyên nhân khiến bệnh cảnh nặng thêm.

Bác sĩ cho biết thêm, trong trường hợp nếu đúng việc lão hóa da mặt, cổ của chị Phượng là do chị bị dị ứng mãn tính; thì bệnh nhân có thể hồi phục nếu được điều trị đúng phác đồ, loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng.

"Tất nhiên, khi không được thăm khám trực tiếp thì chưa thể đưa ra bất cứ kết luận gì về trường hợp hiếm gặp này", ông Trường nói.

Nói về hiện tượng lão hóa bất thường, tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng quốc gia tại Hà Nội cho biết, về y văn có 2 dạng. Một là lão hóa sớm, già trước tuổi do gene di truyền. Ở dạng này, người bệnh có biểu hiện ngay từ khi còn nhỏ, 5 tuổi nhưng trông như người 20-30 tuổi, đến khi họ thực sự bước vào tuổi 20-30 thì đã trông như người già. Thường những người này không sống quá 30 tuổi vì tuổi thọ bị rút ngắn.

Dạng thứ 2 như trường hợp của chị Phượng ở Bến Tre là do bệnh lý. Từ bé bệnh nhân hoàn toàn bình thường, gần đây da mặt mới nhăn nheo chảy xệ.

"Chưa được khám trực tiếp nên tôi chỉ có thể phỏng đoán, khả năng lớn là bệnh nhân bị bệnh lý tế bào vón. Có thể cơ thể tăng tiết histamin quá nhiều để chống lại dị ứng mới gây phù nề, cộng thêm có sẵn bệnh dị ứng khi ăn hải sản. Ngoài ra cũng không loại trừ đó có thể là hậu quả do loại thuốc mà bệnh nhân đã uống", tiến sĩ Lượng nói.

Cũng theo ông, bệnh này chẩn đoán bệnh không khó, dựa vào biểu hiện lâm sàng, cộng thêm làm một vài xét nghiệm. Bệnh có thể chữa được. Tuy nhiên để có thể trở lại hoàn toàn bình thường như trước đây là điều rất khó, vì kể cả khi chữa cho hết phù thì da cũng không được mịn màng. Như vậy sẽ phải mất thời gian để chăm sóc da về sau.

Theo tiến sĩ Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), với trường hợp này, các bác sĩ có thể can thiệp được về mặt thẩm mỹ, căng da mặt toàn bộ giúp bệnh nhân loại bỏ các vết nhăn, chảy xệ. Tuy nhiên, việc này chỉ hiệu quả khoảng 60% và tình trạng "lão hóa" da của bệnh nhân có thể tái phát sớm bởi chưa chữa được tận gốc bệnh.

"Việc phẫu thuật tạo hình chỉ là giải quyết cái ngọn, điều cần làm là tìm căn nguyên gây ra tình trạng trên để tìm cách hữu hiệu và lâu dài hơn", bác sĩ Sơn nói.

Meo.vn (Theo Vne)

Ăn ít, ngủ ít, ngứa khắp người, có phải do men gan tăng?

Kính chào bác sĩ.

Mặc dù biết BS bận nhiều công việc nhưng tôi cũng xin mạnh dạn nhờ BS tư vấn.

Tôi năm nay 39 tuổi (nam), quê Hà Tĩnh, là giáo viên tiểu học. Tôi ăn không ngon, ngủ ít, thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, thỉnh thoảng ngứa khắp người. Đặc biệt ngứa nhiều ở phía sau thắt lưng trở xuống mông, phía trước là xung quanh rốn trở xuống. Khi vui vẻ với bạn bè chỉ cần nhấp một tí rượu hoặc bia là toàn người ngứa, tim đập mạnh, da đỏ lên.

Tôi chỉ hút thuốc lá nhưng cũng thưa, đi khám ở bệnh viện tuyến huyện qua xét nghiệm BS kết luận do men gan tăng, nhưng BS bảo bên ngoài không có biểu hiện về gan. Thế là tôi nhận thuốc gan và thuốc bổ về uống nhưng vẫn không đỡ. Khi mệt mỏi phải đi truyền dịch mỗi năm khoảng 2 lần là khỏe, cứ thế đã khoảng hơn 2 năm nay.

Qua thư làm phiền BS tư vấn giúp. Xin chúc BS mạnh khỏe, công tác tốt. (Huy Hoàng - Hà Tĩnh)

http://chothuoctay.vn/UserUpload/Articles/Medium/634279381395876635_Gan.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Huy Hoàng mến,

Trước tiên, AloBacsi rất vui và cám ơn lời chúc của bạn. Bạn đừng ngại, các bác sĩ luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe của tất cả bạn đọc.

Trong những vấn đề bạn đang gặp phải thì ngứa da do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nấm, giun  sán, bệnh gan, thận, tiểu đường… Ngứa da gây nhiều khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.

Trường hợp của bạn, nhiều khả năng có dị ứng với rượu bia vì uống vào bị ngứa toàn thân. Ngoài ra, thỉnh thoảng ngứa nhiều ở vùng thắt lưng và quanh rốn trở xuống, bạn có để ý mặc cái quần nào gây ngứa nhiều ở những vị trí này không? Có thể bạn bị dị ứng da do tiếp xúc với chất liệu vải quần nào đó. Nếu đúng, bạn chỉ cần không mặc cái quần đó nữa thì sẽ hết ngứa.

Ngứa do gan thường có kèm vàng da tắc mật, bạn đã khám thì không phải bệnh lý này. Tuy nhiên, bạn đã xét nghiệm men gan tăng, lại không uống nhiều bia rượu thì nên xét nghiệm tiếp có nhiễm siêu vi viêm gan A, B, C… không?

Nếu vẫn chưa tìm được nguyên nhân nào nữa, bạn nên đi khám để xét nghiệm phân, xét nghiệm máu xem có bị nhiễm giun sán hay không. Ngứa toàn thân kèm các biểu hiện ăn ngủ ít, mệt mỏi, suy nhược… thì cũng không loại trừ nguyên nhân này.

Chúc bạn sớm tìm được nguyên nhân và điều trị dứt bệnh, để chứng ngứa này không làm ảnh hưởng đến những bài giảng hay của bạn nhé!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Nước ép làm đẹp da

Muốn da đẹp hãy bắt đầu từ việc uống…, và thứ nước uống tuyệt vời nhất cho da là nước ép trái cây, ở mọi thể loại, tổng hợp, hoặc dạng đơn.

Dù có thường xuyên hay chẳng bao giờ đi spa để chăm sóc da thì đây vẫn là loại “Mỹ phẩm thiên nhiên” nên được dùng hàng ngày.

Thức uống hỗn hợp

- Xuân đào, cam, chanh: Chứa nhiều vitamin B1, B3, B5, C, Beta caroten, axit folic, canxi, photpho, kali, biof lavonoid và limonin, thức uống này giúp ngừa lão hóa da và giữ ẩm cho da. Cam chứa nhiều vitamin C giúp ngừa thoái hóa collagen và lão hóa sớm. Xuân đào chứa kali có lợi cho việc hoạt hóa các enzyme. Flavonoid của chanh giúp bảo vệ da trước các tia UV. Pha chế: Gọt vỏ và bỏ hạt 01 trái cam, 01 trái chanh và 03 trái xuân đào, cắt nhỏ các loại và cho vào máy xay sinh tố. Uống ngay sau khi chế biến.

Nước ép làm đẹp da, Làm đẹp, nuoc ep lam dep da, nuoc ep lam trang da, nuoc ep giam can, cham soc da, cham soc da tu nhien

Chăm sóc da với các loại vitamin, nước ép.

- Cam, đu đủ, mận: Chứa nhiều B1, B2, B3, C, E, Beta caroten, axit folic, canxi, sắt, photpho, silicon, papain và natri, thức uống này giúp thanh tẩy da, ngừa lão hóa, giảm nếp nhăn, loại bỏ những nếp chân chim và túi mọng quanh mắt. Vitamin C trong cam và đu đủ giúp tăng cường độ đàn hồi cho da, ngăn chặn các nếp nhăn, còn chất papain trong đu đủ giúp chữa khỏi các bệnh rối loạn về da, đồng thời tái tạo sự cân bằng. Mận giúp da luôn chắc khỏe và láng bóng. Pha chế: Gọt vỏ và bỏ hạt 01 trái cam, 01 miếng đu đủ và 03 trái mận, cắt nhỏ và cho vào máy xay sinh tố. Uống ngay sau chế biến.

Ngoài ra, nước ép cà rốt và dưa chuột giúp làm mềm da; thức uống gồm cam, dưa tây, dâu tây và quýt giúp ngăn ngừa khô da và bảo vệ da trước các tia UV. Để tăng cường độ đàn hồi cho da, có thể chọn thức uống như Yagourt và nước ép trái sơ ri.

Thức uống dạng đơn

Nước ép cam: Một ly nước ép cam cung cấp 50% vitamin C cần thiết cho cơ thể. Nước ép này còn giúp bảo vệ các mao mạch máu.

Nước ép làm đẹp da, Làm đẹp, nuoc ep lam dep da, nuoc ep lam trang da, nuoc ep giam can, cham soc da, cham soc da tu nhien

Nước ép cà chua chứa nhiều vitamin C giúp da khỏe mạnh.

Nước ép cà chua

: Chứa vitamin C và nhiều loại vitamin khác có lợi cho da. Thành phần Beta caroten giúp làm dịu da trước những tác nhân như ô nhiễm và khói bụi. Mỗi tuần, bạn nên uống từ 2 đến 3 ly nước ép cà chua.

Nước ép cà rốt: Chứa nhiều Beta caroten, canxi và kali, nước ép cà rốt giúp thanh tẩy cơ thể, đặc biệt có lợi cho hệ miễn dịch và các bệnh về da. Các chất khoáng ôxy hóa giúp loại trừ các gốc tự do gây hại cơ thể.

Nước ép nho: Rất tốt để ngừa lão hóa cho da, đồng thời giúp cân bằng độ ẩm cho da, giảm béo và ngừa tích nước trong cơ thể.

Nước rau má: Có thể khử trùng nhờ chứa nhiều chất khoáng, giúp giữ ẩm cho da, trì hoãn lão hóa da, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường trí nhớ…

Nước ép mơ: Nước ép mơ tươi có tác dụng chữa bệnh chàm hoặc ngứa da và khi da bị bỏng nắng.

Nước ép thơm (dứa): Có tác dụng làm mềm và tái tạo sức sống cho da, nhất là với da khô và mờ xỉn. Đặc biệt nước ép này giúp giảm những vết sần sùi trên khuỷu tay, đầu gối và gót chân.

Nước ép táo
: Giúp loại trừ những nếp nhăn nhỏ trên da, ngứa da, da nứt nẻ, viêm da nhẹ và tăng cường sức sống cho da.

Meo.vn (Theo Sành Điệu)

Xử trí khi bé bị muỗi đốt

Dù đã tích cực bảo vệ bé yêu từng ly từng tí một nhưng đôi khi bạn vẫn phải xót xa nhìn trên cánh tay, chân con có những nốt mẩn đỏ, sưng và ngứa vì muỗi đốt.

 

Nếu bé nhà bạn đang trong tình trạng khó chịu vì hay bị muỗi đốt trong mùa hè này, cha mẹ trẻ hãy áp dụng theo cách đơn giản mà tự nhiên sau nhé!


- Biện pháp khắc phục tại nhà dễ nhất cho bé khi bị muỗi đốt là áp dụng thoa xà phòng khô vào khu vực bị ảnh hưởng. Điều này sẽ làm giảm ngứa cho bé trong một vài phút. Mặt khác xà phòng cũng sẽ giúp tiêu diệt các vi trùng khác.

- Một cục đá lạnh cũng có thể cứu trợ và giúp giảm sưng, tấy đỏ. Nó cũng giúp các vết bị muỗi cắn không bị thâm.

- Nếu có sẵn bột nở (baking soda) trong nhà, cha mẹ trẻ có thể cho thêm chút nước vào hỗn hợp này và thoa chúng lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ. Phương pháp này vừa giúp trẻ giảm ngứa ngáy vừa giúp làm sạch vết côn trùng cắn.

- Khi trẻ bị muỗi đốt quá nhiều, bạn có thể cho bột yến mạch nghiền nhỏ vào bồn tắm để tắm cho trẻ. Điều này sẽ giúp giảm viêm và ngứa da cho bé yêu.

- Nếu nhà bạn có sẵn lọ giấm táo, bạn cũng nên sử dụng thoa giấm táo lên các nốt muỗi đốt bằng cách nhúng một chút bông sao cho nước giấm táo thấm lên bông và thoa chúng lên các nốt muỗi đốt. Giấm táo sẽ giúp làm giảm ngứa và phát ban da trong vòng vài phút vì chúng có chất chống ngứa.

- Hầu như trong nhà bạn đều luôn có sẵn những viên thuốc Aspirin đúng không? Vậy thì hãy nhanh chóng hòa tan 1 viên thuốc này trong nước và thoa lên các vết muỗi đốt của trẻ. Hành động này cũng làm giảm đỏ và sự kích ứng của nốt muỗi đốt khi bị sưng. Ngoài ra, aspirin cũng được biết đến với tác dụng chống viêm cho làn da.

- Các mẹ có thể hãm một tách trà nóng, sau đó đợi ấm trà này mát trở lại và áp dụng chườm nước trà và bã trà lên trên diện tích da bị cắn trực tiếp. Điều này sẽ giúp làm giảm sưng ngứa.

- Xoa nước cốt chanh lên khi vực bị muỗi cắn cũng có thể làm giảm sự phát ban và ngứa ngáy cho trẻ. Chưa kể, chanh cũng được coi là loại thuốc tẩy an toàn cho những vết thương của bé.

- Có một cách đơn giản hơn là bạn có thể áp dụng thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi cho đến khi kem đánh răng tự khô vì nó rất hiệu quả trong điều trị muỗi đốt.

- Thoa chút nước ép tỏi hoặc nước ép hành tây cũng có thể giúp trẻ thoát khỏi những kích thích khó chịu khi bị muỗi cắn.

- Áp dụng thoa mật ong vào các phần da bị muỗi cắn vì mật ong cũng được coi là một kháng sinh chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da bé.