Lưu trữ cho từ khóa: ngừa bệnh

HCM: 9-12 Khám, tầm soát bệnh hẹp động mạch cảnh

 

PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết bệnh viện này sẽ tổ chức chương trình khám, tư vấn và tầm soát bệnh hẹp động mạch cảnh vào lúc 8 giờ ngày 9-12.

Đối tượng được khám là những người  trên 55 tuổi, có các dấu hiệu như thiếu máu não thoáng qua (yếu liệt nhẹ nửa người thoáng qua, mù một bên mắt thoáng qua, mất ngôn ngữ thoáng qua); tai biến mạch máu não nhẹ, gây yếu liệt nhưng có hồi phục một phần; bệnh nhân đã có cơn thiếu máu não thoáng qua hay nhồi máu não, có hồi phục.

100 bệnh nhân đăng ký đầu tiên (đăng ký qua điện thoại: (08) 54051010 – 3952 5353, trong giờ hành chính) sẽ được khám, tư vấn miễn phí và 50 bệnh nhân có chỉ định sẽ được siêu âm Doppler động mạch cảnh miễn phí. Tổ chức khám, tư vấn tại  địa chỉ 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5 – TPHCM.

 (Theo Thanhnien)

 

Biện pháp phòng ngừa bệnh dị ứng

Chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi, uể oải... Những cơn dị ứng có thể khiến bạn trở nên thiếu sức sống, nhưng có thể tránh được nếu biết thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Tránh nơi gió mạnh và ẩm thấp.

Mọi người thường dễ bị dị ứng khi có gió mạnh và độ ẩm thấp. Điều này giúp phát tán phấn hoa với tốc độ nhanh hơn. Vì thế, bạn được khuyên tránh những nơi này, đặc biệt trong khoảng tầm từ 5-10 giờ sáng. Hoặc bạn có thể dùng một liều thuốc chống dị ứng nếu buộc phải ở trong những môi trường đó.

Đeo khẩu trang.

Che mũi là cách tốt nhất để lọc phấn hoa, nếu bạn đang làm vườn, hoặc bụi bặm nếu bạn lục lọi những đồ đạc cũ. Cũng có thể dùng khăn tay bịt kín mũi và miệng. Mũi của bạn giống như kiếng chắn gió của xe hơi và phấn hoa hay bụi bặm có thể bám vào đó. Hãy thử dùng một bộ rửa mũi dành cho người lớn, có bán tại bất kỳ hiệu thuốc nào.

Rửa tay và sớm giặt quần áo.

Rửa tay và giữ chúng cách xa mặt bạn có thể làm giảm nguy cơ hít phải vi trùng, bụi và bào tử. Giặt ngay quần áo vừa dơ sẽ giúp giảm nguy cơ bị dị ứng so với “ngâm” chúng lâu ngày.

Gội đầu.

Là một cách giúp giũ sạch bụi bặm, phấn hoa bám vào tóc, đặc biệt ở những người hay dùng gel hay mousse. Những sản phẩm này có thể “bắt dính” bụi rất nhanh, khiến bạn bị sụt sịt.

Giữ bình tĩnh.

Trong một cuộc nghiên cứu, những người bị dị ứng theo mùa có phản ứng quá khích hơn trong ngày sau khi phải thực hiện một nhiệm vụ căng thẳng, chẳng hạn như đọc bài phát biểu. Vì thế, một vài phút ngồi thiền hoặc ngâm mình trong bồn tắm sẽ có tác dụng rất tốt.

Trừ mốc.

Mốc phát triển mạnh trong thời tiết ẩm ướt. Đừng nghĩ rằng chúng không hiện diện chỉ vì bạn không nhìn thấy chúng. Mốc có thể có dưới thảm sàn, trên tường hay bất kỳ nơi đâu trong nhà. Dùng thuốc tẩy và giẻ lau hoặc bọt biển để trừ khử những “nhân khẩu” không được chào đón này.

Thay thảm sàn.

Hãy xem xét thay thảm sàn bằng sàn gỗ, gạch bông hoặc vải sơn lót sàn vì chúng không “bắt dính” vảy mốc từ những con vật nuôi, vốn có thể gây dị ứng. Nhưng để chắc ăn hơn, bạn nên tắm rửa cho vật cưng và áp dụng những hạn chế đi lại trong nhà đối với chúng.

Giữ khô ráo.

Gắn quạt hút ẩm trong phòng tắm là một cách hạn chế nguồn gốc phát sinh những tác nhân gây dị ứng.

Chích ngừa dị ứng.

Liệu pháp miễn dịch có tỷ lệ hiệu quả khoảng 85% trong việc ngăn chặn những triệu chứng dị ứng, kể cả những triệu chứng do động vật gây ra.

(Theo Thanh niên)

Lượng bệnh nhi tăng “khủng” khi chuyển mùa

Số lượng bệnh nhi tại các bệnh viện bắt đầu tăng nhanh một cách chóng mặt, dẫn đến tình trạng quá tải ở tất cả các bệnh viện trong thành phố tại thời điểm này. Rất đông bệnh nhi được chuyển lên từ các vùng quê, còn các em ở thành phố thì đa phần thuộc các quận có nhiều kênh rạch, ao tù, nước đọng như quận 8, quận Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức và huyện Nhà Bè.

Sốt xuất huyết, tay chân miệng hoành hành

Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2012, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có khoảng 1.400 bệnh nhi nằm viện với hơn 400 trẻ bị các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy có khoảng trên dưới 10 ca trẻ bệnh sốt xuất huyết nhập viện mỗi ngày tại bệnh viện. Khoa nhiễm của bệnh viện hiện đang tiến hành điều trị cho hơn 40 bệnh nhi nội trú, tăng gấp đôi so với cùng kỳ tháng 6, với ¼ ca được chẩn đoán tình trạng sốt xuất huyết nặng.

Khoa nhiễm sốt xuất huyết của bệnh viện Nhi Đồng 1 bình quân có từ 40 – 50 bệnh nhi nhập viện điều trị. So với năm ngoái, số lượng bệnh không tăng nhưng lượng bệnh nặng thì đáng báo động; bệnh nhi nặng chiếm hơn 10% thậm chí gần 20% số bệnh nhi nhập viện. Trung bình mỗi ngày bệnh viện cũng nhận trên 30 ca bệnh nhi mắc tay chân miệng, tăng đến 50% cùng kỳ tháng trước.

Nguyên nhân chính dẫn đến số lượng bệnh nhi gia tăng mạnh trong thời điểm này là vì sự thay đổi thất thường của thời tiết, lúc mưa, lúc nắng kết hợp với những ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, làm cho cơ thể trẻ khó thích nghi và sức đề kháng giảm mạnh. Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng và duy trì thể trạng của trẻ trước các căn bệnh mùa mưa?

Lượng bệnh nhi tăng cao khi thời tiết thay đổi thất thường (Ảnh được cung cấp bởi Abbott)

Giải pháp giúp ngăn ngừa bệnh ở trẻ

Mỗi gia đình cần lên kế hoạch vệ sinh nhà cửa thông thoáng để tối thiểu hóa “đất sống” của muỗi – nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết. Cần kêu gọi các thành viên trong nhà, kể cả các bé, cùng tham gia để các bé có ý thức về nguyên nhân và tác hại của bệnh. Điều này sẽ giúp bé có thể tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh và tránh những nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng.

Phụ huynh cần có kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc con mình đối với các bệnh mùa mưa, nhất là bệnh sốt xuất huyết để phát hiện và giải quyết bệnh kịp thời. Khi thấy trẻ có triệu chứng sốt cao khó hạ, thở nặng, chảy máu cam, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời.

Dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ (Ảnh được cung cấp bởi Abbott)

Theo tiến sĩ – bác sĩ Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam), cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để bé không rơi vào tình trạng mất sức độ nặng khi mắc phải bệnh. Các bé bị biếng ăn, thường dễ mắc bệnh và khả năng chống đỡ bệnh tật kém hơn so với những bé khác. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần chăm sóc đúng cách và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa bệnh. Hiện nay, sữa Pediasure BA của Abbott Hoa Kỳ là sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu khoa học dành riêng cho các bé biếng ăn với hệ bột đường kép tiên tiến và hệ chất béo độc đáo giàu MCT hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu ở trẻ, giúp duy trì thể trạng và trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn trong giai đoạn đang bệnh và cả sau khi bệnh. Bên cạnh đó, Pediasure BA với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

 Nghiên cứu lâm sàng cho thấy trẻ sử dụng Pediasure BA sau 90 ngày:

- Giảm 45% nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp

- Tăng cân nặng tốt hơn 168%

- Tăng chiều cao tốt hơn 55%

Nguồn: Alaroon PA, Lin LH, Noche Jr, Hernandez VC, Cimatranca L, Lam W, Comer GM. Effect of oral supplementation on catch-up growth in picky eaters. Cth Pediatr (Phila). 2003 Apr; 42 (3): 209-17

 

Đánh răng ngừa được nhiều bệnh

Việc đánh răng hai lần/ngày không chỉ giúp ngừa sâu răng mà còn giúp phòng được các bệnh tim, tiểu đường và sinh non, Dailymaildẫn lời các chuyên gia nha khoa cho biết.

Bệnh viện Nha khoa Sydney (Úc) đã thu thập răng sâu của hơn 70 bệnh nhân và phát hiện ra rằng sâu răng và nguy cơ bệnh tim mạch có liên quan với nhau.

Các nhà nghiên cứu tiết lộ vi khuẩn gây sâu răng làm tăng nguy cơ nghẽn mạch máu và đột quỵ.

 
Ảnh minh họa – Ảnh: Shutterstock

Còn nghiên cứu của Viện Tiểu đường và bệnh thận quốc gia (Mỹ) cho thấy, tỷ lệ bệnh sâu răng cao gấp ba lần ở những người bệnh tiểu đường.

Đối với cuộc nghiên cứu được tiến hành tại Trường đại học Alabama (Mỹ), tỷ lệ sinh non ở thai phụ bị sâu răng cao hơn thai phụ có sức khỏe bình thường.

Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo mọi người nên đánh răng hai lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride, cũng như hạn chế thực phẩm ngọt để ngăn ngừa những căn bệnh khác.

(Theo Thanhnien)