Lưu trữ cho từ khóa: ngồi thiền

Tác dụng tuyệt vời của việc hít thở đúng cách

Nếu mỗi ngày bạn tập luyện hít thở sâu từ 20 đến 30 phút thì sau 2-3 tháng, lượng serotonin – một chất được não sản xuất ra có ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao và chịu áp lực tốt.

Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, nhờ đó bạn vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp này rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ”thở ra, hít vào – hít vào, thở ra”.

Nếu bạn biết cách thở đúng, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe như: làm sạch cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa, tốt cho não, giảm sự căng thẳng, lo lắng…

Để biết cụ thể về tác dụng của việc hít thở đúng, bạn có thể tham khảo tranh dưới đây:

hittho

 

Theo ttvn.vn

Thiền có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể

 Đại học Quốc gia Singapore đã công bố nghiên cứu cho thấy, phương pháp thiền định tên là G-Tummo có khả năng kiểm soát nhiệt độ cốt lõi của cơ thể người.

ngoi thien

Nghiên cứu này rất hữu ích cho những người phải hoạt động ở môi trường lạnh, khắc nghiệt. Nhóm nghiên cứu đã tới một cơ sở chuyên thiền định ở Tây Tạng, tại đây, những người được nghiên cứu quấn quanh cơ thể một tấm ướt có nhiệt độ -250C.

Các nhà khoa học đã ghi lại điện não đồ và đo nhiệt độ cơ thể cốt lõi vẫn thấy họ có khả năng duy trì nhiệt độ ở 38,30C (người bình thường là 36,60C). Các nhà khoa học cho rằng, nhiệt độ cơ thể con người có thể được điều khiển bởi bộ não, thông qua quá trình luyện tập bằng phương pháp yoga của người Tây Tạng.

(Theo Alobacsi)

Những nguyên tắc khi ngồi thiền

Theo thuật ngữ của yoga, thiền là trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở. Muốn tiến bộ nhanh trong thiền, bạn nên tuân thủ những chỉ dẫn dưới đây.

nhung-nguyen-tac-khi-ngoi-thien

* Không gián đoạn: Hãy tắt điện thoại, nói với mọi người bạn không muốn bị xáo trộn. Đóng cửa lại và bỏ tất cả thế giới phía sau.

* Thực hành thiền 2 lần/ngày: Để đạt tới trạng thái tỉnh thức cao hơn, điều quan trọng là tạo nên thói quen thiền hằng ngày. Bạn phải thiền 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 5 phút.

* Thực hành thiền vào một giờ nhất định: Thời gian tốt nhất là lúc mặt trời mọc và lặn (trước bữa ăn sáng và trước bữa tối). Giữa đêm, trong sự yên bình của ban đêm, trước khi bạn đi ngủ là thời gian tốt nhất.

* Thiền khi bụng đói: Sau ăn, năng lượng cơ thể tập trung cho các cơ quan tiêu hóa, tâm trí trở lên thụ động và khó tập trung hơn, vì vậy luôn thiền vào lúc bụng đói.

* Sắp xếp một vị trí thuận lợi cho thiền: Giữ nơi đó sạch sẽ và thoáng mát bằng cây cảnh hoặc một số bức tranh tâm linh, thảm hay chăn thiền.

* Giữ cột sống thẳng: Khi thiền sâu, có dòng năng lượng đi từ cột sống tới não. Nếu ta gục xuống hay ủ rũ với lưng cong làm ngăn cản dòng năng lượng này, suy giảm hơi thở và giảm tỉnh thức của tâm trí. Chính vì vậy, phải ngồi thẳng trên mặt phẳng, cố định như mặt sàn, không ngồi trên giường mềm, hãy ngồi trên một gối nhỏ vì nó giúp lưng thẳng.

* Tắm sơ trước khi thiền: Nó làm tăng năng lượng và cũng giúp cho tâm trí bình tĩnh, chuẩn bị cho thiền sâu. Trước hết dùng nước lạnh tinh khiết vào vùng cơ quan sinh dục, dội 2 chân từ đầu gối trở xuống, rồi đến 2 cánh tay (từ khuỷu tay xuống). Ngậm một ít nước vào miệng rồi té nước lạnh lên mắt 12 lần khi mắt đang mở. Để nước ở lòng bàn tay, ngả đầu ra sau, nhỏ nước nhẹ nhàng vào mũi và cho nước chảy ra ngoài theo miệng, rửa sạch họng và miệng bằng ngón tay giữa, rửa tai và sau cổ (dùng nước lạnh không dùng xà phòng).

Khi dừng thiền nên hít thở 3 hơi thật sâu, sau đó xoa 2 tay cho ấm, khung lòng bàn tay úp lên mắt 3 lần, xoa mặt, cổ, gáy, vuốt thẳng lưng, 2 chân.

Ngoài ra, còn một số chú ý khi thiền là bạn không được nôn nóng, nên tập thiền tập thể thường xuyên 1 tuần/1 lần, đọc sách nâng cao…

(Theo Kienthuc)

Biện pháp phòng ngừa bệnh dị ứng

Chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi, uể oải... Những cơn dị ứng có thể khiến bạn trở nên thiếu sức sống, nhưng có thể tránh được nếu biết thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Tránh nơi gió mạnh và ẩm thấp.

Mọi người thường dễ bị dị ứng khi có gió mạnh và độ ẩm thấp. Điều này giúp phát tán phấn hoa với tốc độ nhanh hơn. Vì thế, bạn được khuyên tránh những nơi này, đặc biệt trong khoảng tầm từ 5-10 giờ sáng. Hoặc bạn có thể dùng một liều thuốc chống dị ứng nếu buộc phải ở trong những môi trường đó.

Đeo khẩu trang.

Che mũi là cách tốt nhất để lọc phấn hoa, nếu bạn đang làm vườn, hoặc bụi bặm nếu bạn lục lọi những đồ đạc cũ. Cũng có thể dùng khăn tay bịt kín mũi và miệng. Mũi của bạn giống như kiếng chắn gió của xe hơi và phấn hoa hay bụi bặm có thể bám vào đó. Hãy thử dùng một bộ rửa mũi dành cho người lớn, có bán tại bất kỳ hiệu thuốc nào.

Rửa tay và sớm giặt quần áo.

Rửa tay và giữ chúng cách xa mặt bạn có thể làm giảm nguy cơ hít phải vi trùng, bụi và bào tử. Giặt ngay quần áo vừa dơ sẽ giúp giảm nguy cơ bị dị ứng so với “ngâm” chúng lâu ngày.

Gội đầu.

Là một cách giúp giũ sạch bụi bặm, phấn hoa bám vào tóc, đặc biệt ở những người hay dùng gel hay mousse. Những sản phẩm này có thể “bắt dính” bụi rất nhanh, khiến bạn bị sụt sịt.

Giữ bình tĩnh.

Trong một cuộc nghiên cứu, những người bị dị ứng theo mùa có phản ứng quá khích hơn trong ngày sau khi phải thực hiện một nhiệm vụ căng thẳng, chẳng hạn như đọc bài phát biểu. Vì thế, một vài phút ngồi thiền hoặc ngâm mình trong bồn tắm sẽ có tác dụng rất tốt.

Trừ mốc.

Mốc phát triển mạnh trong thời tiết ẩm ướt. Đừng nghĩ rằng chúng không hiện diện chỉ vì bạn không nhìn thấy chúng. Mốc có thể có dưới thảm sàn, trên tường hay bất kỳ nơi đâu trong nhà. Dùng thuốc tẩy và giẻ lau hoặc bọt biển để trừ khử những “nhân khẩu” không được chào đón này.

Thay thảm sàn.

Hãy xem xét thay thảm sàn bằng sàn gỗ, gạch bông hoặc vải sơn lót sàn vì chúng không “bắt dính” vảy mốc từ những con vật nuôi, vốn có thể gây dị ứng. Nhưng để chắc ăn hơn, bạn nên tắm rửa cho vật cưng và áp dụng những hạn chế đi lại trong nhà đối với chúng.

Giữ khô ráo.

Gắn quạt hút ẩm trong phòng tắm là một cách hạn chế nguồn gốc phát sinh những tác nhân gây dị ứng.

Chích ngừa dị ứng.

Liệu pháp miễn dịch có tỷ lệ hiệu quả khoảng 85% trong việc ngăn chặn những triệu chứng dị ứng, kể cả những triệu chứng do động vật gây ra.

(Theo Thanh niên)

101 thắc mắc khi ngồi tĩnh tâm

Ngồi thiền không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm tâm trạng mệt mỏi, mà còn có tác dụng làm đẹp.

Bạn có biết hiện nay hình thức tập để tăng cường sức khỏe được ưa chuộng nhất trên thế giới không phải yoga, chạy chậm, hay nhảy Latinh… chính là ngồi thiền! Chỉ đơn giản là ngồi khoanh chân, hoặc ngồi tự nhiên trên ghế và tĩnh tâm lại.

Ngồi tĩnh tâm được gì?

Ngồi thiền không chỉgiúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm tâm trạng mệt mỏi, mà còn mang lại tác dụng làm đẹp. Nếu bạn không có điều kiện chạy 1 tiếng mỗi ngày, có thể dành ra 10-20 phút tập ngồi thiền, tĩnh tâm để nhận được những hiệu quả dưới đây:

Giảm áp lực, tăng cảm giác hạnh phúc: Theo các chuyên gia ĐH Harvard, ngồi thiền có thể làm giảm mứcđộ căng thẳng của các cơ. Thực nghiệm đã chứng minh, mỗi ngày ngồi tĩnh tâm 20 phút, liên tục trong 1 tuần có thể cải thiện khả năng tập trung và khả năng khống chế cảm xúc; các cảm giác lo lắng, dễ cáu giận, xuống tinh thần…cũng theo đó giảm đáng kể.

Không chỉ vậy, ngồi tĩnh tâm còn thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, giúp não bộ chuyển từ trạng thái “phản ứng hoặc đối kháng” sang “tiếp nhận sự thật”, nhờ đó làm tăng cảm giác hạnh phúc của mỗi người.

Bảo vệ gan: Sau bữa trưa, tốt nhất bạn nên ngồi tĩnh tâm nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước khi làm những việc khác nhằm bảo vệ gan.

Sau khi ăn, lượng máu trong cơ thể sẽ tập trung về hệ tiêu hóa để tham gia vào quá trình tiêu hóa thực phẩm. Khi cơ thể thay đổi trạng thái liên tục từ ngồi sang đứng, rồi đi, hay nằm sẽ khiến lượng máu chuyển về gan bị giảm dần, từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động trao đổi chất.

Giảm huyết áp, tránh xa bệnh tim mạch: Một thực nghiệm của Mỹ với những người bị bệnh cao huyết ápđược áp dụng liệu pháp ngồi thiền đã cho kết quả: ngồi thiền giúp huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của người bệnh lần lượt giảm 4,7mmHg và 3,2mmHg. Từ đó có thể thấy ngồi tĩnh tâm rất có công hiệu trong việc giảm huyết áp, nhờ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các chứng bệnh tim mạch.

Giảm cảm giác đau đầu, tránh xa thuốc giảm đau: Nghiên cứu đã chỉra, ngồi tĩnh tâm không làm giảm được mức độ các cơn đau, nhưng lại có thể cải thiện tâm trạng phản ứng do cảm giác đau đớn khó chịu mang lại. Bởi thói quen ngồi tĩnh tâm sẽ rèn cho não bộ khả năng “tĩnh” lại trước mọi hiện trạng xung quanh, giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn.

Vậy ngồi tĩnh tâm càng lâu càng tốt?

Khi mới bắt đầu tập, mỗi lần bạn chỉnên ngồi khoảng 15-30 phút. Sau đó tăng dần thời gian lên 1 tiếng.

Tôi có nên dùng đồng hồ báo thức để nhắc nhở mình về thời gian?

Trong cả quá trình ngồi thiền, xem thời gian 1-2 lần không gây ảnh hưởng đến hiệu quả luyện tập. Khi số lần tập nhiều hơn, cơ thể bạn sẽ tự đặt ra cơ chế đồng hồ sinh học 20 phút.

Tuyệt đối không dùng đồng hồ báo thức, bởi khi ngồi thiền cơ thể bạn ở trạng thái trao đổi chất rất thấp, mà sự kích thích do âm thanh của đồng hồ báo thức lại quá lớn, không có lợi cho sức khỏe.

Nếu suy nghĩ quá nhiều, không thể tĩnh tâm nên làm thế nào?

Bạn có thể thử ngồi trong không gian có âm nhạc nhẹ nhàng, hoặc dùng loại nhạc dành riêng cho ngồi thiền, đồng thời chỉ tập trung vào sự hô hấp của cơ thể để dần giúp bản thân “tĩnh” lại.


Meo.vn (Theo Dân trí)

Thiền – “Thuốc” đa năng

Thiền là một phương pháp tập luyện có từ rất lâu đời ở phương Đông do Đức phật Thích ca thực hiện đầu tiên nhằm làm cho con người giải thoát được khổ đau, hài hòa được thân tâm, phát huy được trí tuệ của chính mình. Dưới góc độ khoa học, phương pháp thở của thiền có khả năng điều chỉnh lại được sự rối loạn, mất cân bằng của hệ thần kinh và não bộ.

Hiểu đúng về thiền

Việc thực hiện thiền từ hơn 2.500 năm nay theo Đức phật rất khó thực hiện vì những triết lý: hiểu sâu về chân tâm và vọng tưởng trong khi thiền nên nhiều người đã thực hiện theo cách hiểu của mình làm cho việc tu thiền có đến cả triệu phương pháp. Bản thân thiền sư Thích Thông Triệu (Thiền chủ Thiền viện Tánh không ở Hoa Kỳ) ngày xưa cũng đã thất bại khi áp dụng tu thiền theo truyền thống.

Muốn dập tắt vọng tưởng, tức là những ý nghĩ miên man khởi lên trong đầu, chính vọng tưởng được coi là sự tự nói thầm, khi dừng được nói thầm trong đầu thì vọng tưởng dừng và tâm được an tịnh (tâm được yên). Năm 1982, khi thiền sư cảm nhận được sự nói thầm (vọng tưởng) trong đầu đã làm chủ được vọng tưởng. Từ kinh nghiệm đó, thiền sư đã ngộ được mối liên hệ giữa hệ thống thần kinh và quá trình thiền. Mãi đến năm 2006, nhờ 2 nhà não học người Đức là Erb và Sitaran chụp hình não bộ mới biết được cụ thể của các vùng của não bộ. Theo kết quả nghiên cứu, người ta chia não bộ thành 2 vùng: vùng phía trước và vùng phía sau. Vùng phía sau đảm nhiệm tính “giác” (giác ngộ) của thiền. Cho nên khi thực hành thiền cần chú ý tập trung vào vùng có tính “giác” và để yên phần phía trước vì phần này hay gây ra vọng tưởng.

Từ phương pháp thở đó, do có liên quan mật thiết với hệ thần kinh (trung ương và hệ giao cảm) nên nó có khả năng điều chỉnh sự mất cân bằng của hệ thần kinh (theo y học cổ truyền, sự mất cân bằng này là sự mất cân bằng âm dương, mất cân bằng về hàn nhiệt gây ra các triệu chứng “hư thực” của các tạng phủ).

Thiền là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất được ưa chuộng hiện nay.

Cách thực hành tu thiền

Người ta ngồi xếp bằng (kiết già, bán kết hay ngồi bình thường cũng được, nhưng ngồi được theo 2 cách trước thì tốt hơn), toàn thân thư giãn, tâm tĩnh lặng (không nói thầm, không nói vọng tưởng) rồi thở chậm và sâu (hít vào thở ra sâu hơn bình thường) nhưng đừng cố gắng và thở càng chậm càng tốt.

Theo quy luật tự nhiên, người ta thở trung bình mỗi ngày là 21.600 lần/24 giờ (15 lần/phút x 60 phút x 24 giờ). Người ta nhận xét sinh vật nào thở chậm – đời sống kéo dài (rùa, hạc); sinh vật nào thở nhanh – đời sống ngắn lại (chim, khỉ). Sự hô hấp chậm rãi của thiền, có người đã đạt nhịp thở 6 lần/phút, có người đạt tới 1 lần/phút, đó là công phu tập chứ không phải do gắng sức.

Ngày nay, nhiều người, kể cả các nhà khoa học phương Tây không còn coi thiền là một phạm trù tôn giáo mà thiền là một phương pháp thực hiện một nếp sống lành mạnh, trong sáng cho mọi người. Quan trọng nhất là phải ngồi thiền thường xuyên hằng ngày, mỗi ngày 2 lần trong 30 – 45 phút (sáng sớm và trước khi đi ngủ), tốt nhất là 5 giờ sáng và sau 11 giờ đêm (giờ tý – đầu của ngày mới), nên ngồi quay mặt về hướng Nam (thuận theo từ trường của trái đất). Miệng ngậm, đầu lưỡi đặt vào chân răng hàm trên, 2 bàn tay đặt chồng lên nhau, chân bên nào để trên thì bàn tay bên đó cũng để trên, hai ngón cái chạm nhau (để khép kín mạch âm dương trong cơ thể) – đó là tư thế ngồi thiền.

Để tránh vọng tưởng (sự nói thầm), khi thiền cần tập trung tư tưởng vào phần não phía sau hay có thể niệm 6 từ: “Nam mô a di đà phật” dịch từ tiếng phạn của Ấn Độ: “Nam mô a mi ta ba”. Sáu âm thanh này có tần số và biên độ của các sóng âm trùng hợp với biên độ và tần số của các luân xa (trung tâm tiếp nhận năng lượng vũ trụ) nên có sự cộng hưởng ở các luân xa để tiếp nhận các năng lượng này và bổ sung cho cơ thể để lập lại sự cân bằng năng lượng ở các tạng phủ làm cho con người khỏe mạnh, bệnh giảm dần và hồi phục.

Theo bác sĩ Hasegawa ở Đại học Ossaka – Nhật Bản thì tọa thiền phát triển sự tập trung dưới vỏ não và tạm ngừng hoạt động của vỏ não. Theo viện Đại học Cologne – Đức, thiền có tác dụng điều hòa trạng thái hoạt động của các tuyến nội tiết và của hệ thần kinh giao cảm làm cho cơ thể khỏe mạnh. Thiền sư Taisen Deshimaru ở Thiền viện của Nhật đã nêu trong tài liệu “Chân thiên” của ông là: Ai cũng thấy tọa thiền giúp cho cơ thể gia tăng sự mềm dẻo, khỏe mạnh và tâm trí được an vui. Do vậy, thiền là một phương pháp chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe không cần dùng thuốc.

Meo.vn (Theo Suckhoegiadinh)

Chữa bệnh không cần thuốc

Thiền là một phương pháp tập luyện có từ rất lâu đời ở phương Đông do Đức phật Thích ca thực hiện đầu tiên nhằm làm cho con người giải thoát được khổ đau, hài hoà được thân tâm, phát huy được trí tuệ của chính mình. Dưới góc độ khoa học, phương pháp thở của thiền có khả năng điều chỉnh lại được sự rối loạn, mất cân bằng của hệ thần kinh và não bộ.

Hiểu đúng về thiền

Việc thực hiện thiền từ hơn 2.500 năm nay theo Đức phật rất khó thực hiện vì những triết lý: hiểu sâu về chân tâm và vọng tưởng trong khi thiền nên nhiều người đã thực hiện theo cách hiểu của mình làm cho việc tu thiền có đến cả triệu phương pháp. Bản thân thiền sư Thích Thông Triệu (Thiền chủ Thiền viện Tánh không ở Hoa Kỳ) ngày xưa cũng đã thất bại khi áp dụng tu thiền theo truyền thống.

Muốn dập tắt vọng tưởng, tức là những ý nghĩ miên man khởi lên trong đầu, chính vọng tưởng được coi là sự tự nói thầm, khi dừng được nói thầm trong đầu thì vọng tưởng dừng và tâm được an tịnh (tâm được yên). Năm 1982, khi thiền sư cảm nhận được sự nói thầm (vọng tưởng) trong đầu đã làm chủ được vọng tưởng. Từ kinh nghiệm đó, thiền sư đã ngộ được mối liên hệ giữa hệ thống thần kinh và quá trình thiền. Mãi đến năm 2006, nhờ 2 nhà não học người Đức là Erb và Sitaran chụp hình não bộ mới biết được cụ thể của các vùng của não bộ. Theo kết quả nghiên cứu, người ta chia não bộ thành 2 vùng: vùng phía trước và vùng phía sau. Vùng phía sau đảm nhiệm tính “giác” (giác ngộ) của thiền. Cho nên khi thực hành thiền cần chú ý tập trung vào vùng có tính “giác” và để yên phần phía trước vì phần này hay gây ra vọng tưởng.

Từ phương pháp thở đó, do có liên quan mật thiết với hệ thần kinh (trung ương và hệ giao cảm) nên nó có khả năng điều chỉnh sự mất cân bằng của hệ thần kinh (theo y học cổ truyền, sự mất cân bằng này là sự mất cân bằng âm dương, mất cân bằng về hàn nhiệt gây ra các triệu chứng “hư thực” của các tạng phủ).


Thiền là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất được ưa chuộng hiện nay.

Cách thực hành tu thiền

Người ta ngồi xếp bằng (kiết già, bán kết hay ngồi bình thường cũng được, nhưng ngồi được theo 2 cách trước thì tốt hơn), toàn thân thư giãn, tâm tĩnh lặng (không nói thầm, không nói vọng tưởng) rồi thở chậm và sâu (hít vào thở ra sâu hơn bình thường) nhưng đừng cố gắng và thở càng chậm càng tốt.

Theo quy luật tự nhiên, người ta thở trung bình mỗi ngày là 21.600 lần/24 giờ (15 lần/phút x 60 phút x 24 giờ). Người ta nhận xét sinh vật nào thở chậm - đời sống kéo dài (rùa, hạc); sinh vật nào thở nhanh - đời sống ngắn lại (chim, khỉ). Sự hô hấp chậm rãi của thiền, có người đã đạt nhịp thở 6 lần/phút, có người đạt tới 1 lần/phút, đó là công phu tập chứ không phải do gắng sức.

Ngày nay, nhiều người, kể cả các nhà khoa học phương Tây không còn coi thiền là một phạm trù tôn giáo mà thiền là một phương pháp thực hiện một nếp sống lành mạnh, trong sáng cho mọi người. Quan trọng nhất là phải ngồi thiền thường xuyên hằng ngày, mỗi ngày 2 lần trong 30 - 45 phút (sáng sớm và trước khi đi ngủ), tốt nhất là 5 giờ sáng và sau 11 giờ đêm (giờ tý - đầu của ngày mới), nên ngồi quay mặt về hướng Nam (thuận theo từ trường của trái đất). Miệng ngậm, đầu lưỡi đặt vào chân răng hàm trên, 2 bàn tay đặt chồng lên nhau, chân bên nào để trên thì bàn tay bên đó cũng để trên, hai ngón cái chạm nhau (để khép kín mạch âm dương trong cơ thể) - đó là tư thế ngồi thiền.

Để tránh vọng tưởng (sự nói thầm), khi thiền cần tập trung tư tưởng vào phần não phía sau hay có thể niệm 6 từ: “Nam mô a di đà phật” dịch từ tiếng phạn của Ấn Độ: “Nam mô a mi ta ba”. Sáu âm thanh này có tần số và biên độ của các sóng âm trùng hợp với biên độ và tần số của các luân xa (trung tâm tiếp nhận năng lượng vũ trụ) nên có sự cộng hưởng ở các luân xa để tiếp nhận các năng lượng này và bổ sung cho cơ thể để lập lại sự cân bằng năng lượng ở các tạng phủ làm cho con người khoẻ mạnh, bệnh giảm dần và hồi phục.

Theo bác sĩ Hasegawa ở Đại học Ossaka - Nhật Bản thì toạ thiền phát triển sự tập trung dưới vỏ não và tạm ngừng hoạt động của vỏ não. Theo viện Đại học Cologne - Đức, thiền có tác dụng điều hoà trạng thái hoạt động của các tuyến nội tiết và của hệ thần kinh giao cảm làm cho cơ thể khoẻ mạnh. Thiền sư Taisen Deshimaru ở Thiền viện của Nhật đã nêu trong tài liệu “Chân thiên” của ông là: Ai cũng thấy toạ thiền giúp cho cơ thể gia tăng sự mềm dẻo, khoẻ mạnh và tâm trí được an vui. Do vậy, thiền là một phương pháp chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ không cần dùng thuốc.  

DS.Nguyễn Viết Thọ

Meo.vn (Theo SKĐS)

Trị mùi cơ thể hiệu quả trong ngày hè

Để thoát khỏi mùi cơ thể trong những ngày nắng nóng, bạn nên áp dụng những cách đơn giản và khá tự nhiên dưới đây:

 

Tắm rửa sạch sẽ

Mùi cơ thể “nặng” hay không tùy thuộc vào sự sản xuất của các tuyến mồ hôi tiết ra cũng như lượng vi khuẩn trên da.

Những người có mùi hôi đặc biệt nên tắm rửa sạch sẽ ngày 2-3 lần so với những người khác. Theo đó, hãy làm sạch vùng nách, bẹn bằng nước và xà phòng khử mùi ít nhất 1 lần/ ngày và tắm thường xuyên hơn nếu thấy cần thiết.

Giặt rũ quần áo hàng ngày

Mồ hôi thấm vào quần áo sẽ bốc mùi khó chịu nếu không được giặt giũ thường xuyên.

Nên mặc quần áo từ chất liệu tự nhiên để giúp hấp thụ mồ hôi, thoáng khí và nên thay, giặt quần áo ngay trong ngày.

Thoa chất khử mùi, chống mồ hôi

Đối với những trường hợp có mùi cơ thể nhẹ, có thể áp dụng thoa chất khử mùi có tác dụng diệt khuẩn và tỏa hương.

Ngoài ra có thể làm giảm lượng mồ hôi bằng thuốc.

Xà phòng kháng khuẩn hoặc thuốc mỡ kháng sinh

Nếu bạn đã thử dùng chất chống mồ hôi, chất khử mùi và thấy rằng chúng gây kích ứng da thì có thể thử thay thế bằng dùng xà phòng kháng khuẩn khi tắm hoặc bôi mỡ kháng sinh theo tư vấn của bác sĩ.

Giảm thực phẩm cay nóng

Có một số thực phẩm như ớt, các loại gia vị như hành, tỏi, rượu… có thể ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiết mồ hôi. Vì thế, bạn nên tránh ăn những gia vị và các thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày để giảm tiết mồ hôi nhé.

Thoát khỏi căng thẳng

Tức giận, lo lắng và quá hưng phấn cũng có thể là thủ phạm làm tăng tiết mồ hôi. Vì vậy, quản lý căng thẳng bằng cách ngồi thiền hay kiềm chế trong những tình huống căng thẳng sẽ giúp giảm mùi cơ thể hiệu quả.

 

Ngồi thiền giảm cao huyết áp

Các nhà khoa học thuộc Đại học Kentucky (Mỹ) phát hiện ngồi thiền có thể giúp giảm tình trạng cao huyết áp ở bệnh nhân.

Các chuyên gia đã rút ra kết luận trên sau khi quan sát và phân tích tình trạng sức khỏe của một nhóm bệnh nhân tham gia 9 cuộc thí nghiệm. Theo Hãng tin Reuters, kết quả cho thấy những người thường xuyên thực hành phương pháp thiền trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần, có thể giảm từ 12 - 15% nguy cơ chết vì các chứng bệnh liên quan đến tim mạch, và giảm 15 - 20% nguy cơ đột quỵ. Phương pháp thiền được các chuyên gia đề cập ở trên là người tập ngồi trên một chiếc ghế trong tư thế thoải mái và thư giãn đầu óc

Theo TNO

Thiền – liệu pháp tăng cường sức khỏe

Nhiều người có vẻ miễn cưỡng khi chấp nhận phương pháp thiền vì cho rằng, nó là một cách luyện tập về tôn giáo. Tuy nhiên, vài năm gần đây, các cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc luyện tập thiền có thể giúp tăng cường sức khỏe, chống lại chứng trầm cảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nếu bạn là một trong số những người thường bị căng thẳng trong công việc, dưới đây là vài lợi ích về sức khỏe mà khi luyện tập thiền đúng đắn sẽ mang lại cho bạn.

Tăng cường sức khỏe: Một trong những lợi ích về sức khỏe thể chất của phương pháp thiền mang lại cho bạn là giúp cải thiện giấc ngủ và tăng cường khả năng miễn dịch. Tình trạng thiếu ngủ mạn tính có thể là kết quả của nhiều chứng bệnh nghiêm trọng ở hệ tuần hoàn và bệnh đái tháo đường. Nếu thường xuyên luyện tập thiền sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn các biểu hiện cảm xúc. Trên thực tế, các chuyên gia cho biết, việc luyện tập thiền còn mang lại cho bạn cả sự bình thản bên trong cơ thể. Khi bạn cảm thấy tâm trí bình yên và lắng dịu, chẳng có lý do gì khiến bạn bị chứng mất ngủ hoặc khó ngủ hành hạ. Thông thường, những người đang bị những vấn đề lo lắng khuấy động tâm trí thường không thể duy trì giấc ngủ tốt.

Cải thiện cảm giác hạnh phúc: Khi đối diện với nỗi buồn như mất người thân, không đạt được ước mơ, yêu đơn phương hoặc luôn dằn vặt về thất bại của mình, nhiều người thường cảm thấy buồn bã và bất mãn với cuộc sống. Trong thời gian dài, nếu bạn không thể kiểm soát được tâm trạng phiền muộn, nỗi bất hạnh và tư tưởng bất mãn ấy, sẽ có nhiều khả năng tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất của bạn. Theo các chuyên gia, nhiều căn bệnh, ốm đau bắt đầu xuất hiện chỉ do bạn không cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình. Căn cứ vào kết quả các cuộc nghiên cứu, một phương pháp giúp bạn hạn chế những nỗi bất hạnh đó là luyện tập thiền. Luyện tập thiền có vẻ cho phép con người khám phá chính bản thân họ, phân tích các vấn đề và phát triển sức mạnh tiềm ẩn bên trong cơ thể - những điều này rất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe thể chất tuyệt vời và mang lại hạnh phúc.

Giúp kiểm soát trầm cảm và trạng thái giận dữ: Trầm cảm và giận dữ là những cảm giác có thể tước đoạt đi năng lượng và niềm vui ra khỏi cuộc sống của bạn. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi biết những người mắc chứng trầm cảm mạn tính và giận dữ thường thể hiện sức khỏe thể chất không tốt. Các cuộc nghiên cứu chứng minh rằng, việc luyện tập thiền thường xuyên có thể giúp bạn giảm trầm cảm và kiềm chế cơn giận dữ. Hãy rời xa những tiếng ồn ào, sự bon chen, hối hả của cuộc sống bên ngoài trong vòng vài phút mỗi ngày, có thể giúp bạn lắng dịu tâm trí và thần kinh.

Cách luyện tập thiền: Theo các chuyên gia, để luyện tập thiền, bạn nên bắt đầu với tư thế ngồi thẳng, hai chân xếp bằng (giống như các vị sư ngồi thiền trên phim ảnh) trên một cái ghế, hoặc trên một chiếc gối đặt trên sàn nhà. Khi ngồi, bạn cần giữ đầu, cổ và lưng thẳng nhưng không cứng nhắc với hai vai thư giãn, hai bàn tay đặt thoải mái trên hai đầu gối. Sau đó bạn nhẹ nhàng đưa cằm ra phía trước và hơi ngước mặt hướng lên trần nhà. Khép kín mi mắt, hoặc cũng có thể khép hờ hai mắt và nhìn xuống sàn nhà. Trong lúc ngồi tập, nhớ tập trung sự chú ý cao độ vào quá trình hô hấp của bạn khi hít vào và thở ra.