Lưu trữ cho từ khóa: ngộ độc rượu

Các bước cơ bản chăm sóc người say rượu

Say rượu bia là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng ở nước ta hiện nay. Nếu trong một buổi tiệc vui, người ngồi cạnh bạn bị say và không thể tự chăm sóc bản thân thì nguy cơ gặp tai nạn rất cao. Biết cách chăm sóc người say rượu là một kỹ năng cần thiết, có thể cứu sống được nhiều người.

cac-buoc-co-ban-cham-soc-nguoi-say-ruou

Ảnh: flickr.com

Dưới đây là các bước cơ bản trong vấn đề chăm sóc người say rượu do các chuyên gia y tế khuyến cáo.

Bước 1: Nhận biết dấu hiệu của người say rượu

Một người khi đã uống quá nhiều rượu bia thường có những biểu hiện như sau: nói líu lưỡi, giọng điệu kéo dài, nói to tiếng, không có khả năng ngồi và đứng vững, hay lăn lộn trên sàn, đi bộ nghiêng ngả, phản ứng cáu gắt dữ dội, mắt đỏ ngầu, người nóng ran…Trong trường hợp này, chúng ta nên làm các việc sau:

•    Khuyến khích người say rượu ngừng uống tiếp

•    Nhanh chóng đưa người bị say ra khỏi nơi có rượu rồi nhẹ nhàng nói chuyện với họ.

•    Nếu người say rượu muốn uống nữa thì hãy cho họ uống nước ngọt hoặc nước lọc. Họ sẽ không chú ý, đặc biệt là khi bạn nói chuyện hoặc xem TV cùng với họ.

•    Nếu một người có dấu hiệu say nhưng chưa uống nhiều, hãy cho họ uống thức uống có nồng độ cồn nhẹ hơn như bia. Điều này sẽ giúp cho mức độ nhiễm độc giảm đi, nhưng không phải là giải pháp tốt để chống say.

cac-buoc-co-ban-cham-soc-nguoi-say-ruou

Ảnh: flickr.com

•    Bạn cũng cần phải tránh nói những câu khiến người say nổi giận. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng với họ.

•    Không nên để cho người say rượu tự lái xe về nhà sẽ rất nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp gây  tai nạn giao thông hay rớt xuống sông, kênh rạch gây tử vong cho người say và cả người đi đường.

•    Nên dìu người say đi, không để họ tự đi nhằm tránh để họ bị té có thể gây tổn thương cho cơ thể.

•    Nếu người say rượu cần vào nhà tắm, hãy cùng vào với họ nhằm phòng ngừa trường hợp người say rượu bị mất kiểm soát, có thể bị té ngã.

Bước 2: Tránh để người say bị tổn thương cơ thể

Bằng cách:

•    Giúp người say rượu ngồi lên ghế hoặc sàn nhà, có thể tìm một nơi nào đó để người say nôn khi cần.

•    Nếu người say đang nằm, hãy cho nằm nghiêng khi nôn, không được để cho họ nằm ngửa để tránh sặc. Nếu họ đang nằm trên ghế sofa, không được để họ hướng mặt vào lưng ghế.

•    Nếu người say vừa bị ngã hoặc có dấu hiệu vừa bị ngã, bạn cần chăm sóc họ kỹ hoặc gọi cấp cứu ngay, bởi chấn thương đầu kết hợp với ngộ độc rượu có thể đe dọa đến tính mạng của họ.

Bước 3: Không để cho người say ngủ một mình

Các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với người say rượu khi ngủ nên bạn cần phải túc trực bên họ để xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra bất ngờ.

•    Hãy ở trong phòng cùng với người say rượu. Bạn có thể xem TV, đọc sách hoặc dọn phòng sau bữa tiệc nhưng nhớ là phải trông coi người say rượu thật cẩn thận.

Bước 4: Kiểm tra sự tỉnh táo ở người say

Hãy gọi tên người say rượu thật to, bảo họ mở mắt, cấu họ để chờ phản ứng… Theo dõi ngực để kiểm tra hơi thở, nếu bạn thấy họ hít thở đều khoảng 12-20 lần/phút là bình thường.

Bước 5: Kiểm tra dấu hiệu ngộ độc rượu

Nếu hơi thở chậm (thở 8 lần/phút hoặc 10 giây thở một lần) và người say không có phản ứng gì, có thể họ đã bị ngộ độc. Một số dấu hiệu khác là:

•    Ngất, bất tỉnh, hôn mê.

•    Mất nước.

•    Mạch đập nhanh.

•    Nôn trong khi ngủ và không thức dậy ngay cả khi nôn.

•    Lạnh tay/chân.

cac-buoc-co-ban-cham-soc-nguoi-say-ruou

Ảnh: flickr.com

Bước 6: Gọi xe cấp cứu (số 115) nếu người say có dấu hiệu bị ngộ độc rượu

Bước 7: Ở lại với người say cho đến khi có trợ giúp y tế

•    Hãy giữ ấm, liên tục theo dõi hơi thở và thực hành sơ cứu cho người say rượu nếu cần.

•    Nếu người say rượu tỉnh táo hoặc có ý thức trở lại, bạn không nên chạm vào họ mà không giải thích những gì bạn đang làm; họ có thể phản ứng dữ dội.

•    Bạn cũng không nên cho say rượu uống nước trà hay cà phê vì chúng có thể gây mất nước hơn nữa.

Lưu ý

•    Đừng để người say rượu vào tắm nước lạnh để tỉnh tảo vì có thể gây ra sốc nhiệt độ có thể gây tử vong.

•    Nếu người say rượu nằm ngủ, hãy để họ nằm đúng tư thế, không được để họ nằm sấp.

Theo Phunuonline.com.vn

Cần làm gì để tránh tử vong sau khi say rượu?

Những cách chữa say rượu như bôi vôi, bôi dầu như bạn nói đều chưa được kiểm chứng; nước đường hoặc nước chanh chỉ có tác dụng khi có điều kiện….

Nghe nói, khi có trường hợp say rượu, người xung quanh nên xoa dầu nóng hoặc vôi tôi vào gan bàn chân người đó, hoặc cho uống nước đường hoặc nước chanh để giải rượu… Điều này có tác dụng thật không? Tôi thấy có những trường hợp tử vong sau khi say rượu mà sợ quá. Vậy cần làm gì để tránh có trường hợp tử vong sau khi say rượu?Vũ Huy Hoàng (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

can-lam-gi-de-tranh-tu-vong-sau-khi-say-ruou

Ảnh minh họa.

GS.TS Phạm Duệ

, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai:

Những cách chữa say rượu như bôi vôi, bôi dầu như bạn nói đều chưa được kiểm chứng. Nước đường hoặc nước chanh có đường thường chỉ có tác dụng khi người đó uống rượu mà không ăn gì. Nên nhớ, say rượu chính là ngộ độc rượu.

Thường ngộ độc rượu, nếu được cấp cứu kịp thời, chỉ vài ngày sau là bệnh nhân tỉnh và ra viện. Các trường hợp tử vong thường ở bệnh nhân ngộ độc nhưng bị “lãng quên”, tức người nhà không biết mà đưa đi cấp cứu.

Vì vậy, khi có người say rượu, cần để người đó nghỉ ngơi ở chỗ kín gió, yên tĩnh, nhưng vẫn phải theo dõi. Nếu thấy người đó có bất thường như khó thở, tụt lưỡi, cần đưa ngay đi cấp cứu.

Theo Kienthuc.net.vn

Bé sơ sinh nhập viện vì ngộ độc rượu

Một trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi ở Los Angeles, Mỹ đã phải đi cấp cứu vì ngộ độc rượu do người cha nhầm lẫn rượu là nước khi pha bột cho bé ăn.

ngo-doc-ruou

Em bé đã được đưa đến phòng cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Nam California sau khi người giữ trẻ phát hiện trẻ có biểu hiện thở gấp. Tại đây, các bác sĩ ngửi thấy cơ thể bé nồng nặc mùi rượu nên đã cho xét nghiệm.  Kết quả hoàn toàn bất ngờ khi nồng độ rượu trong máu em bé cao gấp 5 lần mức cho phép ở người lớn. Khi được hỏi, người cha cho biết có thể ông ta đã pha nhầm rượu với bột ăn dặm thay vì nước.

Tiến sĩ Taylor McCormick công tác tại trung tâm, cho biết em bé bị ngộ độc rượu và có thể đe dọa đến tính mạng.

Các trường hợp ngộ độc rượu ở trẻ sơ sinh là rất hiếm. Trung tâm Y tế Đại học Nam California mỗi năm cấp cứu hơn 22.000 trẻ em, trong đó, 6 trường hợp phải làm xét nghiệm nồng độ cồn trong máu và chỉ một trường hợp dương tính.

Cơ thể trẻ sơ sinh thường chuyển hóa rượu nhanh hơn người lớn. Các triệu chứng ngộ độc rượu thường bao gồm khó thở, ít hoạt động và lên cơn co giật. Các ảnh hưởng về lâu dài chưa được nghiên cứu rõ nhưng tình trạng khó thở có thể làm thiếu ôxy não gây tổn thương não bộ của trẻ, bà McCormick cho biết.

Em bé sẽ phải nằm viện nhiều tháng để chăm sóc đặc biệt vì các bác sĩ lo ngại ngộ độc rượu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

(Theo Người Lao Động)

Cảnh giác với “rượu cồn”

Năm 2012, ngành y tế ghi nhận 643 trường hợp ngộ độc rượu, tăng 308 người so với năm 2011, trong đó có 18 người tử vong, tăng 3 người. Các trường hợp ngộ độc rượu đều từ nguyên nhân sử dụng rượu nấu thủ công, rượu tự pha chế, đặc biệt là tình trạng pha rượu từ cồn công nghiệp.

Từ phương Nam: Hàm lượng methanol cao gấp hàng trăm lần

Theo báo cáo từ Chi cục ATVSTP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cuối năm 2012, tại xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) đã xảy ra 2 vụ ngộ độc rượu khiến 2 người tử vong. Cả 2 bệnh nhân được nhập viện cùng một ngày trong tình trạng hôn mê sâu, được chẩn đoán do ngộ độc rượu. Bệnh nhân đầu tiên ở thôn 10, xã Long Sơn đã tử vong. Bệnh nhân còn lại tạm trú tại thôn 3, xã Long Sơn, tử vong sau đó 1 ngày. Qua điều tra cho thấy, cả 2 trường hợp trên đều đã uống rượu tại nhà trước khi có biểu hiện ngộ độc. Các cơ quan chức năng đã phối hợp với chính quyền địa phương tìm nguyên nhân gây ngộ độc và gửi các mẫu rượu lấy được tại nhà bệnh nhân đi xét nghiệm tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Hai trường hợp đều mua rượu từ quán ngay tại địa phương do lò rượu trên địa bàn cung cấp. Kết quả xét nghiệm nhanh cho thấy, số rượu 2 nạn nhân uống đều có hàm lượng methanol vượt gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Trong số 7 mẫu rượu được xét nghiệm, mẫu có hàm lượng methanol thấp nhất cũng cao gấp 350 lần tiêu chuẩn cho phép và mẫu có hàm lượng methanol cao nhất gấp đến 668 lần tiêu chuẩn cho phép. Kết luận điều tra của Chi cục ATVSTP Bà Rịa – Vũng Tàu khẳng định, cả 2 trường hợp trên đều tử vong do nhiễm độc methanol.

ruou

Không lâu sau, trên địa bàn TP. Vũng Tàu lại xảy ra vụ ngộ độc rượu dẫn đến 1 trường hợp tử vong. Theo điều tra của cơ quan chức năng, bệnh nhân trước đó có uống rượu được mua tại một cơ sở bán hàng tạp hóa trên cùng địa bàn. Rượu được cung cấp bởi một lò sản xuất tại TP. Bà Rịa (cơ sở sản xuất rượu ông Lê Duy Đại, tổ 7, ấp Phước Tân, xã Tân Hưng, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh cho thấy, các mẫu rượu đều có hàm lượng methanol vượt ngưỡng cho phép lên đến 930 lần. Điều đáng báo động là trước đó, năm 2011, tại huyện Tân Thành cũng đã xảy ra 1 vụ ngộ độc rượu có chứa methanol khiến 2 người cùng gia đình (cha, con) tử vong.

Ra ngoài Bắc: Rượu cồn lên bàn tiệc

Như một loại bệnh dễ lây, rượu cồn công nghiệp đã xuất hiện cả ở làng Vân (Việt Yên, Bắc Giang), làng Trương Xá (Kim Động, Hưng Yên) – những làng chuyên nấu rượu nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc cũng đã xuất hiện rượu giả, pha bằng cồn công nghiệp rồi thêm hương liệu cho giống với mùi vị rượu truyền thống. Tại Trương Xá, theo khảo sát của chúng tôi, có tới hơn 10 hộ gia đình pha chế rượu bằng cồn công nghiệp. Rồi đến làng Vân, ông Nguyễn Trung Ca, chủ một cơ sở nấu rượu có tiếng cũng thừa nhận “giờ rượu làng Vân ít người còn giữ được nghề truyền thống, đã có một vài nhà làm rượu bằng cồn công nghiệp rồi. Do đơn giản, giá rẻ lại có “thương hiệu” nên dễ bán và thu lợi nhanh”. Không chỉ có cồn công nghiệp mà tình trạng mua bán, sử dụng nhiều loại men rượu không rõ nguồn gốc, không được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng cũng góp phần đưa rượu độc đến các bàn tiệc.

Không chỉ có cồn công nghiệp mà tình trạng mua bán, sử dụng nhiều loại men rượu không rõ nguồn gốc, không được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng cũng góp phần đưa rượu độc đến các bàn tiệc. Để kiểm soát nguồn gốc, chất lượng rượu, nhất là rượu nấu thủ công, Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2012/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013) quy định sản xuất kinh doanh rượu. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình nấu rượu thủ công phải đăng ký sản xuất với UBND xã và chỉ được bán rượu cho doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh pha chế lại rượu. Theo ghi nhận của phóng viên, tuy còn băn khoăn về cách thức triển khai nhưng nhiều người dân bày tỏ đồng tình với những nội dung mà Nghị định 94 hướng tới. Bởi nếu lỡ có “chuyện” thì còn biết nơi mà… bắt đền, nhưng trên hết là vì sức khỏe của người tiêu dùng.

(Theo SKĐS)