Lưu trữ cho từ khóa: nghe kém

Người nghe kém dễ bị suy giảm trí nhớ

Một nghiên cứu mới cho thấy những người mất khả năng nghe thì suy giảm trí nhớ nhanh hơn những người có khả năng thính giác bình thường, theo Daily Mail.

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ Trường đại học Johns Hopkins (Mỹ). Đối tượng nghiên cứu là 2.000 người, từ 75 đến 84 tuổi.

nguoi-nghe-kem-de-bi-suy-giam-tri-nho

Nghe kém ảnh hưởng trí nhớ – (Ảnh: Shutterstock)

Tất cả họ được kiểm tra khả năng thính giác, bao gồm nghe các âm thanh êm dịu và âm thanh lớn trong phòng cách âm.

Những người mất khả năng thính giác là khi họ chỉ có thể nghe được âm thanh lớn hơn 25 decibel (đơn vị đo lường âm thanh).

Các đối tượng cũng được kiểm tra chức năng của não bằng cách thực hiện bài kiểm tra trí nhớ và khả năng tư duy.

Không có đối tượng nào bị suy giảm sức khỏe tâm thần vào thời điểm tiến hành cuộc nghiên cứu năm 2001.

Sau 6 năm, nhóm nghiên cứu phát hiện những đối tượng mất khả năng nghe thì bị suy giảm trí nhớ nhanh hơn 40% so với những người có khả năng thính giác bình thường.

Tiến sĩ Frank Lin, người đứng đầu cuộc nghiên cứu nói, nghe kém khiến não phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để xử lý âm thanh, làm ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tư duy.

Nghiên cứu được công bố trên chuyên san JAMA Internal Medicine.

(Theo Thanh Niên)

Đôi điều cần biết về suy giảm thính lực bẩm sinh

Tuy là suy giảm thính lực bẩm sinh ít hơn so với suy giảm thính lực mắc phải nhưng nếu suy giảm thính lực bẩm sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu đén sự phát triển ngôn ngữ. Từ đó,  sự phát triển trí tuệ, tính nết, nhân cách và khả năng giao tiếp của trẻ cũng bị hạn chế rất nhiều.

Suy giảm thính lực bẩm sinh thường do các nguyên nhân sau: Mẹ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virut trong thời kỳ mang thai như: cúm, sởi, giang mai… Thoái hoá tinh thần thần kinh (do di truyền, do cha mẹ nghiện rượu, do cha mẹ cùng huyết thống, không tương hợp yếu tố Rh giữa máu mẹ và thai nhi, do suy giáp… ), đột biến gen.

Bào thai bị nhiễm độc các thuốc như streptomycin, kanamycin, quinin, maxiton… hoặc bị nhiễm độc các hoá chất như asenic, monoxid carbon (CO), các chất phóng xạ… Thiếu các vitamin nhóm B, thiếu iod… Các nguyên nhân này thường gây dị tật cho cơ quan thính giác vào khoảng tháng thứ 3 và 4 của thai kỳ.

Trong suy giảm thính lực bẩm sinh, tổn thương có thể khu trú ở các vị trí sau: Ở tai ngoài (chít hẹp ống tai ngoài, tịt lỗ tai ngoài, không có ống tai ngoài). Ở tai giữa (không có tai giữa, hoặc khuyết tật ở các xương con). Ở tai trong (khuyết tật ở mê nhĩ, ở cơ quan corti). Ở dây thần kinh thính giác hoặc ở thần kinh trung ương. Tổn thương có thể phối hợp nhiều vị trí nêu trên.


Teo đét cơ quan ở tai trong dẫn đến suy giảm thính giác.

Phát hiện và can thiệp sớm suy giảm thính lực bẩm sinh sẽ giúp trẻ có thể nghe, nói được, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy và hoà nhập với cộng đồng. Vì thế nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai-mũi-họng càng sớm càng tốt. Can thiệp sớm suy giảm thính lực bẩm sinh cần được thực hiện ngay từ lúc trẻ được 1-2 tuổi, bao gồm 2 biện pháp chính:

Một là phục hồi chức năng nghe nhằm giải quyết các bệnh lý bẩm sinh của tai ngoài và tai giữa bằng cách: Đeo máy trợ thính cho những trẻ bị nghe kém, nhất là những trẻ nghe kém nặng. Đối với những trẻ nghe kém nhẹ hoặc trung bình, có thể tập cho trẻ nghe tiếng nói to và đọc môi để bắt chước nói theo. Cấy điện cực ốc tai cho những trẻ bị điếc hay điếc nặng. Giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi, trong khi chờ đợi các biện pháp phục hồi chức năng nghe, cần có kế hoạch cho trẻ tiếp xúc với tiếng động, âm thanh và ngôn ngữ có cường độ đủ lớn đến mức trẻ có thể nghe được.

Hai là giáo huấn nghe – nói. Đây là một chuyên ngành quan trọng, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên ngành như: giáo dục (sư phạm, tâm lý, ngôn ngữ), y tế (khoa tai-mũi-họng)… nhưng đặc biệt sự cộng tác của gia đình luôn luôn giữ vai trò chủ yếu. Nội dung giáo huấn nghe – nói bao gồm: Luyện nghe: theo các mức độ từ có lưu ý đến âm thanh, đến nhận ra âm thanh và cuối cùng là phân biệt được âm thanh để nghe được tiếng nói, tiến tới hiểu được tiếng nói để có thể nói lại được. Luyện nói: Luyện nói đi tiếp theo hoặc xen kẽ với luyện nghe. Cần phối hợp với huấn luyện tâm lý và nhất là yêu thương trẻ, khen ngợi trẻ để trẻ cộng tác tốt, ham muốn giao tiếp bằng lời nói. Trong hoàn cảnh, điều kiện không thực hiện được luyện nghe, luyện nói nêu trên, nhất là đối với những trẻ bị điếc hoặc điếc đặc, có thể huấn luyện cho trẻ thể hiện ngôn ngữ bằng các tín hiệu qua cử động của các ngón tay, tay và điệu bộ. Vẽ, đọc tranh, đọc chữ, viết, đánh vần bằng tay khi trẻ được 3-5 tuổi trở lên. Trong giáo huấn nghe – nói, nên phối hợp nhiều phương pháp và nên cho trẻ học cách giao tiếp bằng ra hiệu, điệu bộ và các cách khác trước sẽ làm cho việc học đọc môi để nói dễ dàng hơn.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Hậu quả từ thói quen ngoáy tai

Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch. Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai. Vậy ngoáy tai thường xuyên như thế có tốt không?

Hậu quả khi ngoáy tai nhiều

Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Khoa Cấp cứu Bệnh viện tai mũi họng Trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ngoáy tai bằng que sắt lấy từ một cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tổn thương nặng nề. 

Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.


Ngoáy tai có thể gây thủng màng nhĩ.

Viêm ống tai là hậu quả thường gặp

Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.

Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường. 

Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai

Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong vòng một tuần. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.

Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.

Nếu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.

Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.

Mỗi bộ phận của tai ngoài giữ chức năng riêng
Tai ngoài là bộ phận của tai (cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong). Tai ngoài – đúng như tên gọi của nó, nó nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai. Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da mỏng và lỏng lẻo. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn. Thần kinh chi phối chủ yếu là nhánh tách ra từ dây thần kinh sọ số IX, dây này vừa cảm giác tai, vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, bên cạnh đó khi ngoáy tai, người bệnh cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài làm nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt tùy từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài.

TS. Phạm Bích Đào

Meo.vn (Theo SKĐS)

Ngoáy tai thường xuyên có tốt?

Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch.

Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai. Vậy ngoáy tai thường xuyên như thế có tốt không?

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20110913-102145-1-thung-mang-nhi-vi-tam-bong.jpeg

Ảnh minh họa

Hậu quả khi ngoáy tai nhiều

Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Khoa Cấp cứu Bệnh viện tai mũi họng Trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ngoáy tai bằng que sắt lấy từ một cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tổn thương nặng nề.

Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.

Viêm ống tai là hậu quả thường gặp

Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.

Ngoáy tai thường xuyên có tốt?, Sức khỏe, ngoay tai thuong xuyen, ngoay tai, benh tai, benh o tai, suc khoe,

Ngoáy tai có thể gây thủng màng nhĩ. (Ảnh minh họa)

Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường.

Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai

Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong vòng một tuần. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.

Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.

Nếu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.

Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.

Mỗi bộ phận của tai ngoài giữ chức năng riêng

Tai ngoài là bộ phận của tai (cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong). Tai ngoài – đúng như tên gọi của nó, nó nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai. Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da mỏng và lỏng lẻo. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn.

Thần kinh chi phối chủ yếu là nhánh tách ra từ dây thần kinh sọ số IX, dây này vừa cảm giác tai, vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, bên cạnh đó khi ngoáy tai, người bệnh cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài làm nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt tùy từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài.

Meo.vn (Theo TS. Phạm Bích Đào/SK&ĐS)

Kiểm tra thính lực và gắn máy nghe cho trẻ em

Một đứa trẻ không bao giờ quá nhỏ để kiểm tra thính lực. Nếu khi trẻ cần mang máy nghe, hãy chọn loại máy có độ khuyếch đại thích hợp.

Gắn máy nghe cho trẻ em

Trẻ em mang máy nghe cần có độ khuyếch đại thích hợp để phát triển tối ưu các kỹ năng giao tiếp. Bước đầu của quy trình gắn máy nghe cho trẻ bằng test hành vi (behavioral audiogram). Kết quả này xác định ngưỡng nghe của bé là mức mà bé phát hiện âm thanh được tính bằng dB. Bạn cần biết ngưỡng nghe của bé và ngưỡng nghe cần có khi mang máy nghe. Sự khác nhau giữa 2 kết quả này ở mỗi tần số là mức khuyếch đại cần có. Máy nghe nhận và được chỉnh mức khuyếch đại phù hợp cho mỗi tần số. Vì vậy việc có được ngưỡng nghe chưa trợ thính và sau đó kiểm tra lại ngưỡng nghe có mang máy trợ thính là việc quan trọng. Quá trình này giúp cho bạn biết được mức khuyếch đại mà đứa trẻ cần.


Nên đưa bé đi kiểm tra thính lực nếu bé có dấu hiệu nghe kém

Nếu đứa trẻ đã có thể nhắc lại các từ, tốt nhất nên sử dụng test phân biệt lời (word discrimination test) không mang máy nghe và có mang máy nghe. Trong khi kiểm tra bằng test này, trẻ nhắc lại một danh sách các từ, những từ nhắc đúng sẽ được tổng hợp tính phần trăm. Nếu điểm số khi mang máy nghe không cải thiện rõ rệt thì máy nghe này không phù hợp với trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ quá nhỏ để làm test này thì test hành vi với có và không có mang máy nghe là test cơ bản để phục vụ việc gắn máy nghe cho trẻ nhỏ. Máy nghe sau tai thường được khuyên sử dụng cho trẻ em vì nó kín đáo và chắc chắn. Máy nghe sau tai gắn với tai của trẻ và nối với tai trẻ bằng núm tai. Thực tế hầu hết trẻ em sử dụng máy nghe sau tai vì nó không phụ thuộc vào kích thước ống tai của trẻ. Nhiều cha mẹ cũng thích máy nghe sau tai vì nó dễ theo dõi và kiểm soát.

Mặc dầu máy nghe sau tai tương đối nhỏ, chúng có vẻ lớn so với đầu của trẻ nhỏ. Nhiều khi tai của trẻ không đủ lớn để giữ máy nghe sau tai. Tuy nhiên, gắn thêm móc tai và núm tai cũng đủ để giữ máy nghe sau tai nằm đúng vị trí. Một ống được làm thêm để giữ máy nghe sau tai. Ống này được gắn với máy nghe sau tai và giữ nó nằm trên đầu trẻ.

Trẻ em mang máy nghe cần được kiểm tra ngưỡng nghe không mang máy và mang máy mỗi năm để biết sức nghe của trẻ có thay đổi không và máy nghe còn phù hợp với trẻ không.

Việc cho con bạn chịu mang máy nghe có thể gặp khó khăn. Một số trẻ em khi mang máy nghe không phàn nàn gì thậm chí còn rất sung sướng khi được mang nó lần đầu, trong khi một số trẻ khác không chịu và luôn luôn cố gắng tháo máy ra. Hãy nhớ bạn đang đặt một vật vào tai con bạn mà trước đây chưa từng có. Trẻ càng lớn càng dễ chống đối việc bị kéo tai và cho vật gì vào tai. Một số chỉ dẫn sau đây có thể giúp con bạn chịu mang máy nghe và quan trọng hơn nữa là giúp chúng nhận ra những ích lợi từ việc mang máy nghe:

- Hãy làm ấm núm tai trước khi đưa nó vào tai trẻ. Bằng cách này sẽ ít gây sốc cho con bạn. Núm tai ấm sẽ dễ chịu hơn, dễ uốn hơn và dễ đưa vào ống tai hơn.

- Hãy tăng từ từ thời gian mang máy nghe cho bé. Bắt đầu bằng việc cho trẻ mang máy nghe vài phút nhưng nhiều lần trong ngày. Sau đó thời gian mang máy nghe mỗi lần ngày càng kéo dài hơn.

- Hãy thu hút trẻ bằng đồ vật gì đó khi bạn mang máy nghe cho trẻ - ví dụ đồ chơi mà trẻ ưa thích. Có thể bạn sẽ mua đồ chơi trẻ đặc biệt thích và sử dụng mỗi khi gắn máy. Với cách này đứa trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và mong chờ được gắn máy.

- Không bao giờ được bắt trẻ phải mang máy. Quan trọng là phải cố gắng làm cho trẻ thích mang máy nghe và nhận ra ích lợi của việc mang máy.

- Nếu có thể hãy để bé nhìn thấy người lớn và trẻ em đã mang máy nghe. Điều làm cho trẻ cảm thấy không phải chỉ có mình mình mang máy nghe.

- Hãy làm cho máy nghe đẹp hơn thu hút hơn bằng màu sắc hoặc dấu ấn riêng. Bạn có thể có những phần thưởng nếu bé mang máy nghe lâu hơn.

- Cố gắng làm cho việc mang máy nghe như một phần việc của mặc quần áo hàng ngày. Buổi sáng mang máy nghe khi mặc quần áo và lấy máy nghe ra vào buổi tối khi thay quần áo đi ngủ.

- Hãy làm điều gì mà bạn chắc con bạn thấy dễ chịu. Ví dụ bạn có thể mua các dải băng gắn quanh máy và tai của trẻ để bảo vệ máy nghe.

Kiểm tra thính lực cho trẻ em

Một đứa trẻ không bao giờ quá nhỏ để kiểm tra thính lực.

Trẻ sơ sinh thường được tầm soát để phát hiện điếc trước khi rời khỏi bệnh viện, nhưng nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có vấn đề về nghe hãy cho bé được kiểm tra thính lực kỹ càng. Có nhiều phương pháp để kiểm tra thính lực cho trẻ nhỏ. Sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào chức năng nhận thức và tuổi của trẻ.

Trẻ nhỏ có 2 cách để kiểm tra thính lực: test hành vi và test sinh lý điện. Test đánh giá qua quan sát hành vi (Behavioral Observation Assesement = BOA) được thực hiện bởi một nhà thính học người được đào tạo đặc biệt để phát hiện những đáp ứng cơ thể của trẻ với âm thanh – như là ngừng hoạt động, chuyển động cơ thể, chớp mắt, mở mắt hoặc thay đổi tốc độ bú.

Đo điện thính giác thân não (ABR) là một test sinh lý điện được sử dụng thêm để đánh giá thính giác cũng như nghiệm pháp đo âm ốc tai (OAE). Hai nghiệm pháp này thường được thực hiện trong khi bé ngủ. Khi trẻ em lớn hơn, khả năng đáp ứng với âm thanh phát triển. Trẻ nghe bình thường 6 - 7 tháng tuổi thường quay về hướng âm thanh được phát ra. Vào độ tuổi này trẻ em được kiểm tra sử dụng chụp tai hoặc trong phòng cách âm sử dụng loa. Âm thanh sử dụng là những âm có âm sắc từ trầm đến cao nằm trong dãy tần tiếng nói bình thường. Quay về nguồn phát âm thanh được làm cho kích thích hơn bằng các đồ chơi phát sáng. Phương pháp này được gọi là phương pháp đo thính lực tăng cường nhờ nhìn (Visual Reinforcement Audiometry = VAR) và là phương pháp chính xác điển hình để xác định mức nghe của trẻ.

Nếu trẻ em 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi có thể dùng phương pháp vừa đo vừa chơi (play audiometry) để kiểm tra. Ở phương pháp này trẻ em được mang chụp tai và chơi các loại trò chơi xếp theo màu, theo hình… khi nghe thấy âm thanh thử. Trẻ lớn và người lớn sẽ kiểm tra bằng phương pháp đo thính lực thông thường (standard audiometry). Phương pháp này yêu cầu bệnh nhân giơ tay hay bấm nút báo hiệu khi nghe âm thử.

Dấu hiệu nghe kém ở trẻ em

Nếu bạn không biết con bạn có vấn đề về nghe thì không thể giúp gì cho bé. Có 2 loại điếc cơ bản ở trẻ em: điếc bẩm sinh và điếc mắc phải. Điếc bẩm sinh là điếc ngay khi mới sinh ra; trong khi điếc mắc phải là bị điếc sau khi đã sinh ra. Cả 2 loại điếc này đều có thể có 3 dạng điếc: điếc thần kinh, điếc dẫn truyền, điếc hỗn hợp.

Các dấu hiệu và triệu chứng nghe kém của trẻ này khác trẻ kia. Liệt kê dưới đây là những dấu hiệu thông thường giúp cho bạn biết con mình có nghe kém hay không:

- Trẻ 3 - 4 tháng tuổi vẫn không phản ứng với âm thanh.

- Con của bạn chú ý đến những rung động hơn là tiếng động.

- Con của bạn một tuổi mà vẫn không nói được những từ ngắn như “ba ba”, “ma ma”.

Con của bạn có vẻ như nghe được vài âm thanh, còn những âm thanh khác không nghe.

- Con của bạn không đáp ứng khi bạn nói.

- Con của bạn không lặp lại bất kỳ âm, từ nào bạn nói ra.

- Con của bạn không dùng giọng của mình để thu hút sự chú ý của người khác.

- Con của bạn không đáp ứng với âm nhạc, chuyện kể hoặc thơ ca.

- Con của bạn chưa bao giờ nói ghép 2 từ hoặc nhiều hơn.

Thậm chí con bạn không có dấu hiệu bị khiếm thính khi mới sinh ra, bé cũng có thể bị nghe kém tạm thời hay vĩnh viễn trong thời gian lớn lên. Những dấu hiệu trẻ lớn hơn bị nghe kém bao gồm :

- Trẻ nghe TV, đài ở cường độ lớn hơn bình thường.

- Trẻ không quay lại khi bạn gọi tên hay trả lời khi bạn hỏi điều gì đó.

- Trẻ có vấn đề về nói.

- Trẻ có vấn đề về học.

- Trẻ phàn nàn bị đau tai.

- Trẻ dường như nói chuyện khác với trẻ cùng độ tuổi.

Hãy nhớ nghe kém ở trẻ thường tạm thời do có ráy tai hay bị viêm tai. Nhiều trẻ nghe kém tạm thời có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nhỏ. Một vài trẻ bị điếc thần kinh giác quan cũng được gọi là điếc thần kinh bị nghe kém vĩnh viễn. Hầu hết các trẻ này có sức nghe còn lại có thể sử dụng với máy nghe và trẻ nhỏ khoảng 3 tháng tuổi có thể gắn máy nghe. Nếu con của bạn có các dấu hiệu nghe kém thì nên đưa con bạn đi kiểm tra thính lực.

BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

Meo.vn (Theo hearingaid101)

Phát hiện sớm điếc ở trẻ em

Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị điếc được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có khả năng phục hồi thính giác, nhất là đối với trẻ dưới 2 tuổi. Với những trẻ sinh non, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, mẹ bị bệnh trong khi mang thai… cần phải lưu ý hơn để tránh trường hợp trẻ bị câm do điếc sớm.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh điếc cho trẻ em, trong đó những nguyên nhân cơ bản sau:

Do di truyền: Gen câm điếc nằm trên nhiễm sắc thể thường, di truyền do gen trội hay gen lặn đều có thể dẫn đến điếc.

Do nguyên nhân mắc phải khi người mẹ khi mang thai đã dùng thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid hoặc do tai biến khi sinh đẻ như sinh non, nhẹ cân, vàng da, nhiễm trùng tai, viêm màng não…


Đo thính lực cho trẻ. Ảnh: TL

Phát hiện sớm khắc phục trẻ bị cẩm

Theo số liệu thông kê của Bệnh viện Nhi trung ương nước ta hiện có gần nửa triệu người bị điếc, trong đó trẻ em chiếm 0,1% - 0,5%. Số trẻ em bị điếc ngày một gia tăng, ước tính mỗi năm có thêm 50.000 trẻ bị điếc. Vậy làm thế nào để nhận biết và ngăn chặn tình trạng này?     

Khi được 5 tháng tuổi, thấy trẻ có các dấu hiệu như: Không phản ứng với tiếng động lớn đột ngột. Không bị đánh thức bởi tiếng ồn; Không xoay đầu theo hướng giọng nói của người thân; Không làm theo hoặc không hiểu các hướng dẫn của cha mẹ hay người thân thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện khoa tai mũi họng để kiểm tra mức ưđộ nghe.

- Trẻ dưới 8 tháng tuổi: Trẻ không giật mình khi nghe tiếng vỗ tay to từ khoảng cách 0,9 - 1,8m hoặc không có phản ứng gì trước tiếng nói của bạn.

- Từ 1 đến 1 tuổi rưỡi: Trẻ không sử dụng được một số từ đơn như bà, mẹ... hoặc không thể phân biệt các bộ phận khi được gợi ý.

- Với trẻ 2 tuổi: Trẻ không thể làm theo những yêu cầu đơn giản mà thiếu những gợi ý bằng hình ảnh, hành động hoặc không thể lặp lại các cụm từ.

- Với trẻ 3 tuổi: Trẻ không thể định hướng được nơi phát ra âm thanh hoặc không hiểu và không sử dụng được những từ như đơn giản.

Vì vậy, nghi ngờ trẻ bị điếc, nghe kém (nhất là trong dòng họ có nhiều người bị câm điếc), cha mẹ nên cho trẻ đi khám thính giác ở chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị sớm. Khi trẻ phải nghe được thì mới có khả năng nói.

Bác sĩ Hồng Hạnh

Meo.vn (Theo SKĐS)

Điếc khi về già

Giảm thính lực dần dần xảy ra khi bạn có tuổi (giảm thính lực tuổi già) là tình trạng hay gặp. Khoảng 1/3 số người Mỹ trên 60 tuổi và 1/2 số người Mỹ trên 75 tuổi bị nghe kém.
Theo thời gian, giảm thính lực do tiếng ồn góp phần gây điếc do làm tổn thương ốc tai, một phần của tai trong. Các bác sỹ tin rằng di truyền và tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn là những yếu tố chính góp phần gây điếc. Các yếu tố khác như nút ráy tai, có thể khiến tai bạn dẫn truyền âm thanh không được tốt.
Bạn không thể đẩy lùi những tổn thương ở tai trong. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải sống trong một thế giới câm lặng. Bạn và bác sỹ có thể thực hiện một số bước để cải thiện khả năng nghe.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của giảm thính lực có thể gồm:
* Tính chất của tiếng nói và những âm thanh khác bị bóp nghẹt.
* Khó hiểu từ ngữ, nhất là ở chỗ ồn ào hoặc đông người.
* Đòi người khác phải nói chậm, rõ và to hơn
* Cần vặn to âm thanh của ti vi hoặc đài
* Không muốn giao tiếp
* Lánh mặt khỏi một số dịp lễ tết
Nguyên nhân
Ta nghe được âm thanh là nhờ sóng âm va đập vào các cấu trúc trong tai, và tai biến đổi rung động của sóng âm thành những tín hiệu thần kinh được não nhận diện là âm thanh.
Tai gồm 3 vùng chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Sóng âm truyền qua tai ngoài và làm rung màng nhĩ. Màng nhĩ và 3 xương nhỏ ở tai giữa – xướng búa, xương đe và xương bàn đạp – khuyếch đại rung động khi chúng truyền vào tai trong. Ở đó, rung động truyền qua dịch ở ốc tai, một cấu trúc giống hình con ốc ở tai trong. Nối với các tế bào thần kinh ở ốc tai là hàng ngàn sợi lông rất nhỏ giúp chuyển rung động âm thanh thành các tín hiệu điện truyền tới não. Ðó là cách bạn phân biệt âm thanh này với âm thanh khác.
Ðối với một số người, điếc có thể là do ráy tai tích tụ dần làm tắc ống tai và ngăn cản sự dẫn truyền sóng âm. Nút ráy tai là một trong nhiều nguyên nhân hay gặp gây điếc ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây điếc hay gặp nhất là do tổn thương ốc tai. Những sợi lông chuyển trong ốc tai có thể bị đứt hoặc bị cong, và các tế bào thần kinh có thể bị thoái hóa. Khi các tế bào thần kinh hoặc lông chuyển bị tổn thương hoặc mất đi, các tín hiệu điện không được truyền một cách hiệu quả, và điếc xảy ra. Những âm thanh ở cường độ cao hơn có thể bị bóp nghẹt khi tới tai bạn. Bạn có thể khó nghe được lời nói ở nơi ồn ào.
Viêm tai và khối u ở tai ngoài và tai giữa, hoặc rách màng nhĩ cũng có thể gây điếc.
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố có thể làm tổn thương hoặc dẫn tới mất các sợi lông chuyển và các tế bào thần kinh ở tai trong gồm:
* Tuổi. Sự hao mòn bình thường do âm thanh qua năm tháng có thể làm tổn thương các tế bào của tai trong.
* Tiếng ồn lớn. Tiếng ồn nghề nghiệp, như nghề xây dựng hoặc nhà máy, và tiếng ồn giải trí, như nghe nhạc to, động cơ của xe trượt tuyến hoặc xe máy, hoặc tiếng nổ hỏa khí, có thể góp phần gây tổn thương tai trong.
* Di truyền. Cấu tạo gen có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương tai.
* Một số thuốc. Những thuốc như kháng sinh gentamicin có thể gây tổn thương tai trong. Ảnh hư
hưởng tạm thời tới thính lực – như ù tai hoặc điếc – có thể xảy ra nếu bạn dùng aspirin liều rất cao.
* Một số bệnh. Những bệnh có sốt cao, như viêm màng não, có thể làm tổn thương ốc tai.
Khi nào cần đi khám
Hãy nói với bác sỹ nếu bạn gặp khó khăn khi nghe. Nếu bạn phải vất vả mới hiểu những điều được nói trong cuộc trò chuyện, nhất là ở chỗ ồn ào, nếu âm thanh có vẻ bị bóp nghẹt, hoặc nếu bạn thấy phải chỉnh âm lượng to hơn khi nghe nhạc, đài hoặc ti vi, thì thính lực của bạn có lẽ đã bị giảm.
Sàng lọc và chẩn đoán
Ðể xác định khả năng nghe và mức độ giảm thính lực, bác sỹ có thể kiểm tra thính lực.
Đầu tiên, bác sỹ thực hiện một test sàng lọc chung để có được khái niệm chung về khả năng nghe của bạn. Bác sỹ có thể yêu cầu bạn lần lượt bịt từng tai để xem khả năng bạn nghe những từ được nói ở những cường độ khác nhau và đáp ứng của bạn với những âm thanh khác.
Trong một test kỹ càng hơn gọi là đo thính lực, bạn đeo tai nghe và nghe những âm thanh trự tiếp vào từng tai. Bác sĩ sẽ đưa ra một loại những âm thanh với âm sắc khác nhau và yêu cầu bạn báo hiệu mỗi khi nghe thấy âm thanh. Mỗi âm thanh được lặp lại ở mức độ yếu để xem khi nào thì bạn còn nghe thấy. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra những từ khác nhau để xác định khả năng nghe của bạn.
Ðiều trị
Nếu bạn bị điếc do tổn thương tai trong, máy trợ thính có thể có ích. Nếu bạn không thể nghe tốt như bình thường do nút ráy tai, bác sỹ có thể lấy ráy tai và cải thiện sức nghe của bạn. Nếu bạn bị điếc nặng, cấy ốc tai có thể là một lựa chọn.
Lấy nút ráy tai
Bác sỹ lấy ráy tai bằng cách:
* Làm mềm ráy tai. Bác sỹ sẽ dùng ống nhỏ vài giọt dầu nhờn hoặc glycerin vào tai của bạn để làm mềm ráy tai, sau đó bơm một ít nước ấm vào tai bạn. Khi bạn nghiêng tai, nước sẽ chảy ra ngoài. Bác sỹ có thể làm lại vài lần để cuối cùng ráy tai trôi ra ngoài.
* Cạo ráy tai. Bác sỹ của bạn có thể làm mềm ráy tai, và sau đó lấy ra bằng một dụng cụ gọi là thìa nạo.
* Hút ráy tai. Bác sỹ dùng một dụng cụ hút để láy ráy tai đã mềm.
Máy trợ thính
Bác sĩ có thể thảo luận với bạn về những lợi ích của việc dùng máy trợ thính, giới thiệu một thiết bị và lắp nó cho bạn.
Máy trợ thính không thể giúp cho tất cả những người bị điếc, nhưng chúng có thể cải thiện sức nghe cho nhiều người. Khoảng 1/5 số người bị điếc dùng máy trợ thính. Cấu hình của máy trợ thính gồm:
* Một tai nghe để tập hợp những âm thanh quanh bạn
* Một bộ khuyếch để làm âm thanh to hơn
* Một ống nghe để truyền âm thanh tới tai
* Pin để cung cấp điện cho thiết bị
Âm thanh lớn hơn giúp kích thích tế bào thần kinh trong ốc tai để bạn có thể nghe tốt hơn. Cần có thời gian để quen với máy trợ thính. Âm thanh bạn nghe thấy là khác vì đã được phóng đại. Bạn có thể cần thử nhiều thiết bị để tìm ra loại phù hợp với bạn.
Máy trợ thính có nhiều kích cỡ, hình dạng và kiểu dáng khác nhau. Một số máy trợ thính đặt sau tai với một ống nhỏ đưa âm thanh khuyếch đại vào ống tai. Một số loại khác đeo ở ngoài tai hoặc trong ống tai.
Cấy ốc tai
Nếu bạn bị điếc nặng, thường do tổn thương tai trong, một thiết bị điện tử gọi là ốc tai cấy ghép có thể là một lựa chọn. Không giống máy trợ thính khuyếch đại âm thanh và hướng nó vào ống tai, ốc tai cấy ghép bù đắp cho những bộ phận bị tổn thương hoặc không làm việc ở tai trong. Nếu bạn đang xem xét việc cấy ốc tai, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về những nguy cơ và lợi ích.
Phòng ngừa
Những bước sau có thể giúp bạn phòng ngừa điếc do tiếng ồn:
* Bảo vệ tai ở nơi làm việc. Loại nút tai được thiết kế đặc biệt giống như tai nghe có thể bảo vệ tai của bạn bằng cách giảm những âm thanh lớn xuống mức độ có thể chấp nhận được. Loại nút tai làm sẵn hoặc theo đơn đặt hàng làm bằng chất dẻo hoặc cao su cũng có thể bảo vệ hiệu quả tai bạn khỏi tiếng ồn.
* Đo thính lực. Đo thính lực thường xuyên nếu bạn làm việc trong môi trường ồn ào. Kiểm tra tai thường xuyên có thể phát hiện sớm điếc. Biết mình nghe kém nghĩa là bạn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa nghe kém thêm.
* Tránh các nguy cơ khi giải trí. Các hoạt động như bắn súng và nghe nhạc to có thể làm tổn thương tai. Mang nút tai khi tham gia hoạt động giải trí ồn ào có thể bảo vệ tai của bạn. Vặn nhỏ âm lượng khi nghe nhạc có thể giúp bạn tránh được tổn thương thính lực.
Các kỹ năng đối phó
Hãy thử các gợi ý sau để giao tiếp dễ dàng hơn cho dù bạn nghe kém:
* Ðối diện với người mà bạn đang trò chuyện
* Tắt các tiếng ồn có thể gây trở ngại cho cuộc trò chuyện, như ti vi
* Yêu cầu những người khác nói rõ ràng. Hầu hết mọi người sẽ giúp nếu họ biết bạn khó nghe thấy họ nói.
* Ở nơi công cộng, như nhà hàng hoặc nơi tụ tập đông người, hãy chọn chỗ nói chuyện xa nơi ồn ào.
* Cân nhắc dùng máy trợ thính. Những thiết bị nghe khác, như hệ thống nghe TV hoặc thiết bị khuyếch đại điện thoại, có thể giúp bạn nghe tốt hơn trong khi giảm các tiếng ồn khác xung quanh.

Điếc đột ngột gia tăng

bác sĩ Lương Hồng Châu – Trưởng khoa Tai thần kinh (Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư) cho biết, bệnh điếc đột ngột (ĐĐN) đang có chiều hướng gia tăng. Một nghiên cứu của BV cho thấy hơn 40% người bị ĐĐN  là thanh niên.

Bệnh  có thể khiến người bệnh điếc vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chưa được quan tâm

Một nghiên cứu mới đây trên 158 bệnh nhân mắc chứng ĐĐN của Khoa Tai thần kinh thực hiện do TS Châu là chủ đề tài cho kết quả:

Bệnh ĐĐN tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi từ 31-55 với 43,67%. Tiếp đó là lứa tuổi thanh niên (16-30) chiếm 41,14%.

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh ĐĐN ít được quan tâm là do bệnh không gây suy yếu thể lực hoặc đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh có thể diễn biến trong vòng vài giờ đến vài ngày.

Mức độ điếc và tính chất rất khác nhau, điếc có thể xảy ra ở một bên tai hoặc cả hai tai theo mức độ từ nghe kém đến điếc nặng hoàn toàn không nghe thấy gì.

TS Châu cho hay, siêu vi trùng cũng là nguyên nhân gây ĐĐN. Trong đó phải kể đến đầu tiên là virus gây quai bị, zona, sởi, cúm. Thống kê của ngành y tế cho thấy trong những vụ dịch quai bị, nhiều bệnh nhân bị ĐĐN, tiếng ồn cũng là thủ phạm gây ĐĐN.

Khi gặp tiếng ồn quá to trong một khoảnh khắc hoặc một khoảng thời gian dài nhất định, người bệnh sẽ bị mất khả năng nghe.

Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khiến con người bị cách âm với thế giới bên ngoài một cách đột ngột như bệnh tai biến mạch máu não, thay đổi áp lực, các nguyên nhân mạch máu (co thắt mạch máu, huyết khối, xuất huyết tai trong, lắng cặn...).

Bác sĩ Châu cho biết, bệnh này không loại trừ ai. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư cũng có nhiều bác sĩ, y tá bị mắc căn bệnh này.

70 – 80 bệnh nhân ĐĐN có biểu hiện ù tai

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai khi phát hiện bị điếc đột ngột, bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Trong nghiên cứu nói trên của TS Châu cho thấy, có tới 85,19% người bị ĐĐN phục hồi được chức năng nghe khi đến viện trước 7 ngày. Còn những bệnh nhân đến sau 20 ngày, tỷ lệ thành công chỉ còn 7,14%.

TS Châu cho biết, khi bị ĐĐN bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa ngay ngày đầu tiên khả năng chữa khỏi là 70-80%, đến sau một tuần khỏi là 20-30% và đến sau một tháng không hồi phục sức nghe được nữa.

Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo khi thấy có biểu hiện ù tai như ve kêu, như tiếng xay lúa hoặc còi tàu cần đi khám sớm vì đây là biểu hiện ban đầu của bệnh. Ù tai có thể kéo dài một tháng.

Tuy nhiên ở một số trường hợp triệu chứng này tồn tại lâu dài, kể cả khi sức nghe đã được hồi phục.70-90% bệnh nhân ĐĐN có biểu hiện ù tai.

Triệu chứng chóng mặt cũng là một biểu hiện của bệnh ĐĐN với 20-40% bệnh nhân bị cảm giác này, 10% bị chóng mặt thoáng qua, chếnh choáng. Triệu chứng chóng mặt thường gặp ở bệnh nhân bị cảm cúm, cao huyết áp. Đây là một triệu chứng tiên lượng bệnh khó hồi phục.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp những triệu chứng khác như cảm giác nặng đầu, không phải cơn đau rõ rệt. Sốt thường gặp ở những bệnh nhân bị cảm cúm, viêm đường hô hấp trên cấp tính...

Nghe nhạc bằng máy MP3 liên tục trong thời gian dài có thể bị điếc

TS Châu khuyến cáo,  các bạn trẻ không nên lạm dụng việc nghe nhạc bằng máy MP3 quá mức trong thời gian dài sẽ dẫn tới giảm thính lực, nặng hơn nữa là điếc vĩnh viễn.

TS Châu lý giải, tai của con người có thể chịu đựng được cường độ âm thanh tối đa 90 đê-xin-ben trong 8 giờ/ngày (thời gian này có thể lên tới 6 tháng).

Vậy nhưng những chiếc máy MP3 đang lưu thông trên thị trường lại có công suất tới 120 đê-xin-ben. Đa phần bạn trẻ muốn tìm cảm giác mạnh nên sử dụng âm thanh rất lớn. Việc nghe nhạc bằng máy MP3 không gây điếc đột ngột nên người nghe nhạc thường chủ quan.

TS. Châu cho biết muốn tránh nguy cơ bị điếc vì máy nghe nhạc, người nghe không nên nghe quá 50-60% mức tối đa của tần số âm thanh trong máy.

Tốt nhất nên đeo headphone chụp ngoài vành tai để tránh âm thanh tác động trực tiếp vào màng nhĩ như loại phone nhét vào trong tai. Thời gian nghe không quá 1 tiếng/ngày. Đặc biệt, không nên ngủ trong khi vẫn đeo headphone.

Thái Hà (Theo TienPhong)

Ngộ độc tai

Đột nhiên bạn bị ù tai, nghe kém, chóng mặt rồi dần dần nặng tai… Bác sĩ chẩn đoán bạn bị ngộ độc tai. Vậy ngộ độc tai là gì và vì sao bị bệnh?

Nguyên nhân
Tác nhân gây ngộ độc tai là một số thuốc điều trị bệnh hoặc hoá chất gây suy kém chức năng và tổn thương tế bào tai trong, đặc biệt sau ốc tai và các tế bào thần kinh thính giác. Kháng sinh nhóm Aminoglycoside và thuốc lợi tiểu là hai trong số thuốc thường gây ngộ độc tai nhiều nhất.

Ngộ độc tai do kháng sinh

10% trường hợp bị ngộ độc tai do dùng nhóm kháng sinh Aminoglycoside. Nguy cơ bị ngộ độc tai do Aminoglycoside tăng nếu bệnh nhân có trước một trong những yếu tố sau: suy yếu chức năng thận, tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn, tuổi già, trước đã điều trị Aminoglycoside, điếc nhẹ trước đó, hoặc đồng thời sử dụng thuốc khác cũng gây ngộ độc tai.

Các kháng sinh khác cũng tuỳ người bệnh sử dụng loại nào như Erythromycin, Vancomycin, Viomycin, Ampicillin… mà bị nghe kém, ù tai tiếng thổi, thỉnh thoảng chóng mặt, nếu dùng quá liều lâu ngày có thể gây điếc thần kinh giác quan không phục hồi, gây hư hại cả ốc tai và tiền đình.

Ngộ độc tai do các loại thuốc khác

Ngộ độc tai do các loại thuốc khác như thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm, thuốc chống sốt rét Quinine, thuốc điều trị ung thư (buồng trứng, tinh hoàn, phổi), thuốc dùng tại chỗ (cá loại thuốc dạng nước hoặc bột nhỏ, thoa trực tiếp vào tai).

Ngộ độc tai do các chất hỗn hợp

Kim loại nặng: Ô nhiễm asen là nguyên nhân gây điếc ở trẻ em. Thuỷ ngân gây điếc ở người lớn và súc vật. Trimethyltin gây những thay đổi về cấu trúc cũng như chức năng của hệ thính giác. Ngoài ra còn một số kim loại như chì, manganese gây giảm nghe và giảm chức năng tiền đình ở người có triệu chứng ngộ độc mangan.

Chất hoà tan hữu cơ:

Tiếp xúc với Trichloroethylene gây suy giảm thần kinh thính giác và tiền đình. Toluene cộng thêm tiếng ồn hoặc các chất hoà tan khác khác làm tăng sự hư hại của ốc tai. Ngoài ra còn một số chất hoà tan hữu cơ khác cũng gây ngộ độc tai như Ttyrene, Xylene, Hexane…
Điếc do ngộ độc tai là điếc thần kinh giác quan. Tuỳ theo liều dùng và một số yếu tố khác mà bệnh nhân có thể bị điếc một hoặc hai tai. Bệnh có thể khỏi, giảm, dừng lại hoặc nặng hơn sau khi đã ngừng tiếp xúc với các tác nhân.

Cánh phòng tránh

Không nên tự dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Trong và sau thời gian dùng thuốc nếu thấy biểu hiện ù tai, nghe kém nên đến ngay bác sĩ kiểm tra.

Theo TT

Trị chứng tai ù

Tai ù làm giảm thính giác, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, chữa trị không đơn giản. Đông y gọi chứng tai ù là “nhĩ minh” .


Những chứng trạng điển hình

Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), chứng tai ù có thể do bệnh cục bộ ở tai nhưng chủ yếu thường do các bệnh toàn thân gây nên. Nhĩ minh có liên quan trực tiếp tới sự thịnh suy của âm dương khí huyết và có những chứng trạng điển hình  dễ nhận biết.

+ Thể Can hỏa thượng viêm với những biểu hiện: Khả năng nghe đột ngột giảm, tai ù khi nặng khi nhẹ, nhiều lúc cảm giác như có gió rít trong tai, bực bội thì tai ù nặng thêm, đau đầu, choáng váng, hoa mắt, mặt đỏ, họng khô, miệng đắng, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện táo kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

+ Thể Thận tinh suy tổn với những biểu hiện: Tai như có tiếng ve kêu, về đêm to hơn gây khó ngủ, tai nghe kém dần. Chứng bệnh này hay gặp ở người già, người cơ thể suy nhược. Cùng với tai ù, bệnh nhân thấy lưng mỏi, gối yếu, mắt mờ, có thể bị di tinh, mạch tế nhược.

+ Thể Đàm trọc ung kết với những biểu hiện: Tai ù nhiều khi như bị nghẽn trong tai, bụng đầy trướng có khi nôn mửa, đầu choáng váng, miệng khô đắng, đại tiện khó khăn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Bài thuốc theo chứng trạng

+ Nếu ở thể Can hỏa thượng viêm dùng một trong những bài thuốc sau: Bài 1: Cúc hoa 30g, xa tiền thảo 30g, xương bồ 15g. Cho vào sắc dùng uống thay trà liên tục 7-8 ngày. Bài 2: Chỉ tử 9g, sài hồ 9g, thiên hoa phấn 18g, xa tiền thảo 30g. Sắc lấy nước. Cho thêm chút đường trắng, uống nhiều lần trong ngày, liên tục 7-8 ngày.

+ Nếu ở thể Thận tinh suy tổn dùng một trong những bài thuốc sau: Bài 1: Bầu dục lợn 2 quả, đậu đen 60g, đỗ trọng 15g, sinh khương 9g, xương bồ 10g. Hầm chín ăn trong ngày, ăn liên tục nhiều ngày. Bài 2: Thịt chó 250g, đậu đen 60g. Hầm kỹ, ăn hết trong ngày, chia 2 lần sáng và tối.

+ Nếu ở thể Đàm trọc ung kết dùng một trong những bài thuốc sau: Bài 1: Hạnh nhân 20g, trần bì 10g, sinh khương 10g. Sắc uống thay trà trong ngày; uống liên tục 7-8 ngày. Bài 2: Rau cần cả rễ 120g, gạo tẻ 250g, nấu cháo ăn nhiều bữa trong ngày, liên tục trong nhiều ngày.

Theo Thanh Niên