Lưu trữ cho từ khóa: ngạt mũi

Có phải do ngạt mũi nên khiến tai bị ù?

Ngạt mũi gây ảnh hưởng đến vòi tai và khiến chúng ta bị ù tai đấy!

Chào bác sĩ,

Dạo gần đây mũi của em rất nhạy cảm, hơi bị mưa gió một chút là lại ngạt mũi và khó thở ngay. Mỗi lần như vậy cũng phải kéo dài tới 3 – 4 ngày. Thường thì em chỉ cần thuốc nhỏ mũi là có thể khỏi, nhưng có một điều khiến em rất lo là mỗi lần bị ngạt mũi như vậy thì thính giác của em hình như có vấn đề, tai lúc nào cũng như bị ù và rất khó nghe. Em không hiểu là có phải do ngạt mũi nên khiến tai bị như vậy không ạ? Nếu đúng thế thì có gì nguy hiểm không và em phải làm gì thưa bác sĩ? Mong bác sĩ cho em lời khuyên. Em cảm ơn.

(leng…@gmail.com)

co-phai-do-ngat-mui-nen-khien-tai-bi-u

Ảnh minh họa – Internet

Trả lời:

Chào em,

Hiện tượng ngạt mũi, khó thở rất dễ gặp trong thời gian chuyển mùa, nhất là giai đoạn chuyển sang mùa thu và mùa đông do thời tiết lạnh hơn. Bệnh có thể ở dạng nhẹ, có thể tự khỏi nhưng cũng có thể nặng hơn và kéo dài dai dẳng.

Những ảnh hưởng khi bị ngạt mũi

- Miệng khô rát, niêm mạc mũi họng tăng tiết nhầy (đờm) khiến chúng ta hay bị ho, khó chịu, phải khạc nhổ, rất bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

- Dễ bị viêm họng, viêm thanh quản, khí quản… hơn do không khí hít thở không được lọc sạch và làm ấm, ẩm…

- Ảnh hưởng đến giọng nói.

- Khứu giác bị ảnh hưởng, mất độ nhạy bén.

- Ảnh hưởng đến thính giác do ngạt mũi làm tắc vòi tai, dẫn đến sự mất cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài.

Trường hợp của em, nếu khi bệnh ngạt mũi đã khỏi mà ù tai cũng hết thì không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu ngạt mũi không được chữa trị triệt để mà kéo dài dai dẳng thì có thể trở thành mãn tính và nguy cơ thính giác bị ảnh hưởng là không thể tránh khỏi. Do đó, bác sĩ khuyên em nên điều trị dứt điểm tình trạng này ngay.

Em có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi nhóm co mạch như naphtazoline, xylometazoline… để điều trị. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn dưới 7 ngày. Nếu tình trạng bệnh kéo dài liên tục, cách tốt nhất, em nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để tìm ra nguyên nhân và nhận được chỉ định điều trị thích hợp.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Theo Kenh14.vn

Khô họng, ngạt mũi và bị ho có phải bị cảm cúm?

Chào bác sĩ,

Em đang có em thai ở tuần thứ 20. Hà Nội hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa nên thời tiết thường thay đổi. Buổi trưa sau khi ăn, em có biểu hiện rất khô họng, uống rất nhiều nước cũng không khá hơn. Hết bị khô họng thì chuyển sang bị ngạt mũi, rồi thêm triệu chứng ho. Em không bị sốt nhưng do thường xuyên ho và sổ mũi nên cảm thấy hơi đau đầu, chóng mặt.

Xin hỏi liệu bệnh của em có phải là cảm cúm không?(Hiện tại cúm H1N1 đang lây lan). Có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? - (Ngọc Linh, 25 tuổi – Hà Nội)

kho-hong-ngat-mui-va-bi-ho-co-phai-bi-cam-cum

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:

Chào em,

Những triệu chứng trên không phải là cúm em nhé, có thể là em đang có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên.

Nói chung tất cả các bệnh lý của thai phụ đều có ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi, vì vậy, em nên khám chuyên khoa tai mũi họng, kết hợp theo dõi thêm mạch, huyết áp có gì bất thường không.

Ngoài ra, để phòng chống bệnh cúm lây lan em cần hạn chế tiếp xúc nơi đông người, nếu có em phải đeo khẩu trang y tế, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể nha em.

Chúc em sớm khỏi bệnh!

(Theo Alobacsi)

Ngạt mũi thường xuyên

Năm nay tôi 40 tuổi, mỗi khi thời tiết thay đổi là tôi hay bị ngạt mũi, chảy nước mũi, khó thở... Xin quý báo cho biết nguyên nhân và cách khắc phục. - Trần Thị Huyền  (Lào Cai)

Trả lời:


Bình thường, chúng ta thở đường mũi đều đặn, không có tiếng kêu và miệng ngậm lại; khi bịt một bên mũi, ta vẫn thở được dễ dàng. Khi ngạt mũi, ta thở khó khăn và có tiếng kêu; nếu bịt một bên mũi, ta sẽ ngạt và phải thở bằng miệng. Người bị ngạt mũi ban đêm hay ngáy và sáng dậy họng bị khô, có cảm giác vướng họng. Ngạt mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là thời tiết chuyển mùa, những người có cơ địa dị ứng với thời tiết thường dễ ngạt mũi.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngạt mũi như: Viêm nhiễm: viêm mũi họng, viêm mũi xoang, viêm mũi thời tiết...; Dị tật bẩm sinh;  Khối u có thể là u lành tính hoặc ác tính;  Rối loạn cảm giác ở mũi như đường thở thông nhưng bệnh nhân vẫn kêu ngạt mũi, thường xảy ra ở những người mất cảm giác tại mũi…

Để hạn chế chứng ngạt mũi,  phải giữ ấm chân và cổ, luôn mang dự phòng áo ấm vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, lúc nóng lúc lạnh. Khi có triệu chứng ngạt mũi, nên dùng nước muối sinh lý nhỏ để làm sạch đường thở. Với những trường hợp bị thường xuyên, nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Vũ Thị Thu

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Hành ta – Thuốc tự nhiên dễ kiếm

Chất alicine trong hành ta diệt khuẩn rất mạnh nhưng lại dễ mất tác dụng khi nấu. Vì vậy, hành nên là thứ gia vị cuối cùng được cho vào món ăn.


Hành ta có lá dài, củ nhỏ, thường được sử dụng trong nấu ăn như một gia vị quen thuộc. Thế nhưng cây hành ta nhỏ bé còn chứa đựng trong nó nhiều bí mật mà không phải bà nội trợ nào cũng biết.

Hành chứa một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó.

Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.

Hành cũng chứa chất kháng khuẩn fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng

Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ

Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta

Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi

Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6-8 củ, gừng sống 10 g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2-3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

Động thai: Hành ta tươi 60 g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi.

Tăng huyết áp: Hành tây 2-3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước uống thường xuyên. Uống 4-5 lần, huyết áp sẽ hạ.

Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30 g giã nát, trộn với 30 g dầu vừng (dầu mè). Uống ngày 2-3 lần Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.

Các củ hành nhỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát rồi trộn với đường phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê nước ép này để làm dịu đi chứng ho và đau họng.

 

Meo.vn (Theo Benh)

7 biểu hiện không đáng lo ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh có một số biểu hiện như: thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú… thì bạn cũng đừng vội cuống.

Cha mẹ không cần lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú...

1. Thở không đều trong khi ngủ

Lồng ngực của trẻ sơ sinh thường nhỏ, do vậy, quá trình trao đổi khí thường ít hơn. Số lần hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là 40-50 lần/phút. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của trẻ cũng không đều, đặc biệt là trong khi ngủ.



Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ có thể thờ không đều khi ngủ. (Ảnh minh họa).

 

2. Nôn trớ

Đối với trẻ mới sinh, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi mới sinh, dạ dày bé thường nằm ngang, gần với thực quản. Do vậy, sau mỗi lần bú mẹ hoặc uống sữa, chỉ cần một vài cử động mạnh là bé có thể bị nôn trớ.

Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên bế dựng bé ngay sau khi bú hoặc uống sữa từ 5-10 phút và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi ra ngoài.

3. Hắt hơi, ngạt mũi nhẹ

Đây không phải là biểu hiện của bệnh cảm cúm. Ở trẻ sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy không khí bên ngoài hoặc 1 vài cặn sữa có thể gây phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở trẻ. Đây chính là biểu hiện sinh lý tự vệ của trẻ, chứ không phải do bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm.

4. Ra mồ hôi chân, tay

Nhiệt độ trong bụng mẹ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của trẻ. Ngay khi mới sinh, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có tác động rất lớn đến quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể trẻ.

Khi nhiệt độ môi trường cao, trẻ sẽ điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát m ồ hôi. Do vậy, các mẹ nên chú ý lau khô người cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng ổn định.

5. Nhiều tóc hoặc ít tóc

Số lượng và màu tóc của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố di truyền của gia đình. Do vậy, nếu khi sinh ra, trẻ ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng chớ nên lo lắng.

Nếu thấy tóc trẻ quá ít, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít, bỏ ăn… thì bạn nên cho trẻ đi khám bác sỹ để có được lời khuyên hợp lý. Vì khi đó, rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc thiếu máu.

 

 

Nếu trẻ sơ sinh ít tóc và màu tóc không đen thì bạn cũng chớ vội lo lắng. (Ảnh minh họa).

6. Sưng tuyến vú

Bất luận là trai hay gái, trẻ sau 3-5 ngày sinh thường xuất hiện nốt nhỏ như hạt đậu, sờ vào thấy mềm và bóp nhẹ có thể ra sữa. Điều này là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen của mẹ. Hiện tượng này sẽ mất sau 2-3 tuần.

Bạn không nên lo lắng và vệ sinh cho trẻ bằng cách bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ. Điều này có thể gây sưng hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển tuyến vú của trẻ trong tương lai.

7. Chảy máu âm đạo ở bé gái

Một số bé gái sau khi sinh 1 tuần, ở âm đạo có thể chảy một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng do thai nhi vẫn chịu ảnh hưởng nội tiết tố của người mẹ và nội mạc tử cung đã bắt đầu phát triển.

Trong giai đoạn này, cần giữ vệ sinh âm đạo cho trẻ thật sạch để tránh nhiễm trùng.

Meo.vn (Theo Mẹ yêu con)

7 biểu hiện không đáng lo ở bé sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh có một số biểu hiện như: thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú… thì bạn cũng đừng vội cuống.

Hãy đến với chuyên mục Làm mẹ của Eva để hiểu hơn những điều Người mẹ cần biết , cách Chăm sóc trẻ sơ sinh, Chọn đồ chơi cho bé, Kinh nghiệm của mẹ, cách Dạy con tuổi dậy thì hay mẹTây dạy con và chia sẻ cảm xúc trong Tâm sự người mẹ bạn nhé!

Cha mẹ không cần lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú...

1. Thở không đều trong khi ngủ

Lồng ngực của trẻ sơ sinh thường nhỏ, do vậy, quá trình trao đổi khí thường ít hơn. Số lần hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là 40-50 lần/phút. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của trẻ cũng không đều, đặc biệt là trong khi ngủ.


Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ có thể thờ không đều khi ngủ. (Ảnh minh họa).

2. Nôn trớ

Đối với trẻ mới sinh, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi mới sinh, dạ dày bé thường nằm ngang, gần với thực quản. Do vậy, sau mỗi lần bú mẹ hoặc uống sữa, chỉ cần một vài cử động mạnh là bé có thể bị nôn trớ.

Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên bế dựng bé ngay sau khi bú hoặc uống sữa từ 5-10 phút và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi ra ngoài.

3. Hắt hơi, ngạt mũi nhẹ

Đây không phải là biểu hiện của bệnh cảm cúm. Ở trẻ sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy không khí bên ngoài hoặc 1 vài cặn sữa có thể gây phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở trẻ. Đây chính là biểu hiện sinh lý tự vệ của trẻ, chứ không phải do bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm.

4. Ra mồ hôi chân, tay

Nhiệt độ trong bụng mẹ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của trẻ. Ngay khi mới sinh, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có tác động rất lớn đến quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể trẻ.

Khi nhiệt độ môi trường cao, trẻ sẽ điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Do vậy, các mẹ nên chú ý lau khô người cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng ổn định.

5. Nhiều tóc hoặc ít tóc

Số lượng và màu tóc của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố di truyền của gia đình. Do vậy, nếu khi sinh ra, trẻ ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng chớ nên lo lắng.

Nếu thấy tóc trẻ quá ít, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít, bỏ ăn… thì bạn nên cho trẻ đi khám bác sỹ để có được lời khuyên hợp lý. Vì khi đó, rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc thiếu máu.


Nếu trẻ sơ sinh ít tóc và màu tóc không đen thì bạn cũng chớ vội lo lắng. (Ảnh minh họa).

6. Sưng tuyến vú

Bất luận là trai hay gái, trẻ sau 3-5 ngày sinh thường xuất hiện nốt nhỏ như hạt đậu, sờ vào thấy mềm và bóp nhẹ có thể ra sữa. Điều này là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen của mẹ. Hiện tượng này sẽ mất sau 2-3 tuần.

Bạn không nên lo lắng và vệ sinh cho trẻ bằng cách bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ. Điều này có thể gây sưng hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển tuyến vú của trẻ trong tương lai.

7. Chảy máu âm đạo ở bé gái

Một số bé gái sau khi sinh 1 tuần, ở âm đạo có thể chảy một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng do thai nhi vẫn chịu ảnh hưởng nội tiết tố của người mẹ và nội mạc tử cung đã bắt đầu phát triển.

Trong giai đoạn này, cần giữ vệ sinh âm đạo cho trẻ thật sạch để tránh nhiễm trùng.

Meo.vn (Theo MYC)

Trẻ sổ mũi: Phòng hơn chữa

Chỉ cần một chút kích thích nóng lạnh, hoặc thay đổi sinh lý cũng có thể khiến trẻ sổ mũi, ngạt mũi... gây khó thở và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa.

Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bé phòng tránh ngạt mũi, sổ mũi

1.   Dùng tăm bông lau mũi

Dùng bông tăm lau sạch mũi bé 1 – 2 lần/ngày. Mẹ phải lưu ý, trước khi dùng bông tăm lau sạch mũi bé, cần phải nhúng đầu bông tăm vào một chén nước ấm rồi mới lau cho bé. Nếu mẹ không nhúng bông tăm trước khi lau cho bé, những mảnh bụi li ti trong bông tăm sẽ bám vào mũi bé, làm bé khó chịu và có thể sẽ khó thở hơn.

2. Dùng gói lá xông mũi

Mẹ có thể mua gói lá xông mũi ở hiệu thuốc bắc về cho bé. Lúc bé thức: mẹ cho gói lá xông vào một túi nhỏ, đeo trên ngực áo cho bé. Khi bé ngủ: mẹ có thể đặt 2 gói lá xông vào hai cái túi vải nhỏ, đặt ở hai bên gối của bé.

Sổ mũi, ngạt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa. (Ảnh minh họa).

3. Dùng nước muối sinh lý

Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.

Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ.

4. Day hai bên cánh mũi

Khi bé ngủ, mẹ kê cao gối cho bé hơn ngày thường cho bé dễ thở. Mẹ dùng tay, day vào phần 2 cánh mũi (nơi giao nhau của gốc mũi và má), bé sẽ không còn ngạt mũi.

Lưu ý

-  Mẹ không nên dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ, chỉ sử dụng dụng cụ hút mũi và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần dùng.

-  Một số loại thuốc ngạt mũi chỉ có người lớn mới dùng được, nếu sử dụng cho trẻ tuy có thể giúp bé dễ chịu ngay sau khi nhỏ hay xịt nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kể cả tính mạng của trẻ. Những thuốc có thể dùng cho trẻ em là:

* Natriclorid (efticol): là dung dịch nhỏ mũi chứa 0,9% natriclorid. Cơ chế tác dụng rất đơn giản là nước muối gây co niêm mạc mũi, co mạch, làm thông thoáng mũi. Vì là dung dịch có nồng độ natriclorid bằng với nồng độ sinh lý (0,9%) nên không gây rát niêm mạc. Có thể dùng cho trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Mỗi ngày có thể dùng 3- 4 lần, mỗi lần 2-3 giọt cho mỗi bên mũi .

* Ephedrin: Trên thị trường có loại thuốc nhỏ mũi 3% dùng cho người lớn và loại nhỏ mũi 1% dùng cho trẻ em. Khi dùng cần phân biệt để tránh nhầm lẫn. Tuy nhiên khi dùng cho trẻ em loại ephedrin 1% cũng chỉ dùng khi thật cần thiết và không dùng quá 8 ngày. Nếu dùng kéo dài thuốc gây độc toàn thân (làm nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ).

Meo.vn (Theo Eva)

Khỏe đẹp với bạc hà

Bạc hà là một loại thảo dược được biết đến rộng rãi nhờ những lợi ích đặc biệt của nó đối với sức khoẻ của con người. Bên cạnh đó, loài cây này còn tỏ ra rất hữu ích trong việc chăm sóc sắc đẹp.

Giải toả stress

Tinh dầu bạc hà rất tốt cho những người hay lâm vào trạng thái chán nản, căng thẳng. Nó kích thích tinh thần và chống viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn kích thích sự lưu thông máu và giảm đau rất nhanh, chữa bệnh đau bụng.

Tinh dầu nguyên chất bạc hà có thể giúp bạn tiêu hoá rất tốt bằng cách: cho 2 giọt dầu bạc hà vào 60g dầu nến rồi xoa lên bụng sau bữa ăn hàng ngày. Bạc hà còn giúp chữa bệnh ngạt mũi bằng cách xông. Tinh dầu cay của bạc hà sẽ giúp mũi bạn được thông thoáng hơn.

Một cốc trà hoặc cooktail bạc hà có thể có tác dụng như một liều thuốc giảm đau nhẹ trong trường hợp bạn đang bị stress trầm trọng. Đặc biệt, trà bạc hà còn giúp giải độc tố ra khỏi cơ thể do có tác dụng lợi tiểu và chống khuẩn.

Bạc hà còn giúp cải thiện quá trình tuần hoàn máu. Bạn trộn một chút dầu bạc hà vào sữa tắm rồi nhẹ nhàng nuôi dưỡng làn da với hỗn hợp. Cảm giác thư thái và dễ chịu sẽ được bạn cảm nhận tức thì, giải toả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Trị mụn

Cây bạc hà có tính kháng khuẩn rất cao giúp tiêu diệt những vi trùng gây bệnh trên da một cách nhẹ nhàng khỏi những vết thương do mụn gây ra. Với bạn gái sở hữu làn da nhờn, thì việc dùng bông gòn thấm nước bạc hà vào mỗi buổi tối trong vòng 45 phút sẽ mang lại một hiệu quả bất ngờ.

Bởi nước bạc hà không chỉ làm làn da bớt bóng nhờn mà còn trị mụn, ngăn ngừa da khô. Nước bạc hà được làm từ những lá bạc hà tươi, nghiền nhỏ, vắt lấy nước.

Những vùng da khác có nhiều chất nhờn như lưng cũng thường bị mụn. Bạn hãy bỏ một nắm lá bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà vào bồn tắm nước nóng và massage nhẹ nhàng. Bạn sẽ tẩy được chất nhờn đồng thời giúp lưu thông máu tốt hơn.

Trị gàu

Chiết xuất dầu bạc hà tự nhiên được sử dụng để trị gàu và đem lại cho mái tóc của bạn hương thơm rất tuyệt. Khoa học đã chứng minh: bạc hà rất tốt cho tóc của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng dầu bạc hà bôi trực tiếp lên tóc. Thay vào đó, bạn nên trộn 2 giọt dầu bạc hà với thìa nước. Đổ vào một bình xịt và sử dụng nó như thuốc xả.

(Theo ANTD)

‘Hỏng’ mũi do thuốc

Cứ thay đổi thời tiết là cái mũi của anh Hiếu lại ngạt, tắc không thở được. Nhỏ mấy loại thuốc Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớitrong nhà sẵn có mà chẳng ăn thua gì, đến cơ quan, anh than phiền với đồng nghiệp và được mách: thuốc naphazolin tốt lắm, nhỏ chỉ vài phút là mũi thông thoáng ngay cứ y như là thần dược vậy

Như có được bí quyết trong tay, anh phóng thẳng xe ra hiệu thuốc gần đó để mua. Thuốc không đắt nhưng hiệu nghiệm thật, nhỏ vào chỉ loáng cái là hết ngạt. Anh mua luôn 3 lọ. Tìm ra thuốc công hiệu rồi, lúc nào trong túi anh cũng mang theo trong người. Anh còn phổ biến thuốc này cho cả nhà và mấy người bạn nữa.

Thời gian đầu, anh nhỏ hai đến ba lần một ngày, anh dễ thở cả ngày lẫn đêm. Nhưng rồi chừng hơn tuần sau anh bị ngạt nhiều hơn và anh phải dùng thuốc tới 4-5 lần/ngày. Số lần dùng thuốc cứ tăng dần tỷ lệ thuận theo số lần ngạt mũi. Thế rồi tiện lọ thuốc sẵn trong túi, thỉnh thoảng anh lại lấy ra nhỏ cho mỗi bên mũi mấy giọt, đến nỗi chỉ trong vòng có hơn... một ngày anh dùng hết một lọ thuốc. Mũi anh gần như không còn ngửi thấy gì nữa.

Thấy bất bình thường anh mới chịu bớt chút thời gian đi khám bệnh. Anh kể lại quá trình sử dụng thuốc của mình cho bác sĩ nghe.

Bác sĩ ôn tồn giải thích: Mũi của anh có vấn đề do anh sử dụng thuốc không đúng. Naphazolin là thuốc co mạch, khi nhỏ hoặc xịt vào mũi, thuốc có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm xung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở nên rất nhiều người đã tự ý tìm đến loại thuốc này.

Tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên, kéo dài naphazolin và các chế phẩm của nó sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Tình trạng ngạt mũi sẽ tăng lên đồng thời cũng phải tăng số lần dùng thuốc trong ngày như anh thấy và vô tình anh đã gây nên căn bệnh viêm mũi do thuốc cho mình.

Hiện nay do anh dùng quá nhiều thuốc gây co mạch nên đã dẫn tới hiện tượng thiếu máu 'chai lỳ' niêm mạc khiến anh có cảm giác như mũi mình bị cứng lại. Lúc này niêm mạc mũi đã bị xơ hóa, mất tính mềm mại, mất khả năng đàn hồi và làm mất khả năng đề kháng chống lại các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi. Việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp, có thể phải phẫu thuật.

Nghe đến phải mổ anh Hiếu rất sợ, vì từ trước tới nay anh có phải đi viện bao giờ đâu. Anh không ngờ rằng chỉ là lọ thuốc nhỏ mũi tưởng chừng như đơn giản lại gây ra tác hại không lường. Đã thế anh lại còn phổ biến cho mọi người nữa chứ.

Theo Minh Cường (SK&ĐS)

Viêm V.A ở trẻ em có nguy hiểm?

Các bậc cha mẹ khi đưa con đi khám bệnh thường hay nghe bác sĩ nói con mình bị viêm V.A. Vậy khi trẻ bị viêm V.A thì có những biểu hiện gì, có thể gây biến chứng không, điều trị viêm V.A thế nào và nhất là có nên nạo V.A cho trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải tỏa những thắc mắc đó.

Triệu chứng của viêm V.A

VA được viết tắt từ chữ vegetation adenoide, có hai dạng viêm V.A:

Viêm V.A cấp:  Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Trẻ bị sốt 38-30o, cũng có thể sốt cao hơn, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi, dấu hiệu này được thấy rõ hơn khi trẻ ngủ, ở những trẻ còn bú mẹ, dấu hiệu ngạt mũi còn thấy khi trẻ muốn bú mẹ nhưng ngậm vú thì không thở được nên trẻ lại phải nhả vú mẹ ra để thở, và tất nhiên là trẻ sẽ khóc. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi .

Viêm V.A mạn tính

Hai dấu hiệu chủ yếu là chảy mũi và ngạt mũi mạn tính, nước mũi trong hoặc nhày hoặc mũi mủ (bội nhiễm), chảy mũi kéo dài. Ngạt mũi có nhiều mức độ, ít thì chỉ ngạt về đêm, nhiều thì ngạt suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn, trẻ phải thở bằng miệng, trẻ thường ngáy to khi ngủ với những cơn ngừng thở khi ngủ hết sức nguy hiểm. Nếu viêm V.A mạn tính kéo dài không được điều trị, trẻ bị thiếu ôxy mạn tính có thể gây nên những biến đổi đặc trưng trên khuôn mặt của trẻ (bộ mặt V.A).

Các biến chứng của viêm V.A

Viêm phế quản: Là biến chứng thường gặp nhất của viêm V.A, sau vài ngày sốt, chảy mũi và ho, trẻ sốt cao hơn, ho nhiều dữ dội, thở khò khè và nhanh, nếu nặng trẻ có thể khó thở, tím tái, gặp trường hợp này cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Viêm tai giữa: Cũng là một biến chứng thường gặp của V.A, có hai loại:

Viêm tai giữa cấp mủ là biến chứng của viêm V.A cấp. Viêm tai giữa thanh dịch hoặc mủ nhầy là biến chứng của viêm V.A mạn tính, loại viêm tai này ít nguy hiểm hơn loại viêm tai giữa mủ.

Ngoài hai biến chứng thường găp này, viêm V.A còn có một số biến chứng khác như viêm thanh quản hạ thanh môn, áp-xe thành sau họng..., trong đó loại sau tuy hiện nay hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.

Điều trị viêm V.A

Các đợt viêm V.A cấp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến vài ba tuổi ở một tần suất vừa phải dường như là một sự tất yếu, tuy nhiên mỗi khi trẻ bị một đợt viêm V.A cấp thì vẫn cần được điều trị, viêm V.A không biến chứng sẽ được điều trị bằng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 38oC, các thuốc làm loãng đờm giảm ho, các thuốc nhỏ mũi (nước muối sinh lý hoặc argyrol 1% hoặc 2% có tác dụng sát khuẩn và làm khô). Ngoài ra, việc làm sạch mũi thường xuyên là rất quan trọng. Dùng kháng sinh chỉ được thầy thuốc chỉ định trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng. Các trường hợp đã có biến chứng như viêm phế quản, viêm tai giữa... nhất thiết phải đưa trẻ đến khám ở các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để được xử lý triệt để.

Có nên nạo V.A cho trẻ không?

Nhiệm vụ của V.A là nhận biết và định dạng các yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể và giúp cơ thể sản xuất ra các kháng nguyên bảo vệ cơ thể, nhưng nó cũng thường xuyên bị tấn công. Một số người cho rằng V.A cũng có chức năng bảo vệ cơ thể và không nên nạo đi ngay cả khi nó bị viêm nặng. Đó thực sự là những quan niệm hết sức sai lầm.

Tuy V.A có chức năng như đã nói ở trên nhưng không phải là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng này. Mặt khác, khi V.A đã bị bệnh, viêm đi viêm lại nhiều lần thì nó cũng không còn khả năng để thực thi chức năng của mình nữa, V.A bị quá phát sẽ làm bít tắc lỗ mũi sau, cản trở đường thở bằng mũi, làm ứ đọng dịch và mủ ở mũi. Những hiện tượng này gây ra rất nhiều hậu quả tai hại cho trẻ: thiếu ôxy não, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Bản thân một V.A bị viêm nhiễm nhiều còn là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh, để rồi từ đó gây ra các viêm nhiễm ở các khu vực lân cận như mũi, xoang, họng, tai giữa, phế quản...

Các chỉ định  nạo V.A bao gồm:

- Viêm V.A tái đi tái lại nhiều lần trong năm: nhiều hơn 5 lần/ 1năm.

- V.A bị quá phát gây bít tắc cửa mũi sau (phát hiện qua nội soi).

- Viêm V.A đã gây biến chứng.

Nạo V.A là một thủ thuật khá đơn giản, có thể được thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê tại chỗ, thủ thuật chỉ diễn ra trong vòng vài phút và bệnh nhi có thể về nhà sau đó chừng nửa giờ đồng hồ. Trẻ sau nạo V.A có thể ăn uống bình thường, không cần kiêng nói.

Tóm lại: Viêm V.A có những biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh có thể phòng ngừa được nếu như chúng ta biết giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ, thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh mũi họng tốt. Mùa đông cần cho trẻ mặc đủ ấm, nhà ở thoáng đãng khô ráo về mùa hè. Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm mũi họng hay viêm V.A.

Theo Suckhoe&Doisong