Lưu trữ cho từ khóa: ngà răng

Bí quyết dành cho răng ê buốt

Nếu bạn cảm thấy chân răng có cảm giác ê buốt khi ăn các thức ăn nóng lạnh, chua cay thì không may bạn đã mắc phải hiện tượng răng nhạy cảm.

Tuy hiện tượng này biến mất sau vài giây nhưng nó lại gây ra sự bất tiện trong ăn uống, làm giảm đi chất lượng cuộc sống. Nếu để lâu không xử lý, nó có thể gây ra những vấn đề răng miệng khác nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn cần phải hiểu rõ những cách làm giảm ê buốt hiệu quả để lấy lại niềm vui trong ăn uống và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

1. Chải răng bằng bàn chải lông mềm

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ê buốt răng là do chải răng quá mạnh, làm mài mòn răng, mất đi lớp men bảo vệ răng, từ đó làm lộ ngà. Do đó, bạn nên chọn bàn chải lông mềm dành riêng cho răng nhạy cảm, chẳng hạn như P/S Double Care và đánh răng nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của nha sĩ.

2. Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày

Nếu không thường xuyên làm sạch răng miệng thì bạn rất dễ bị sâu răng và viêm nướu, năng hơn là viêm nha chu. Sâu răng và nha chu khiến tuỷ răng dễ dàng bị kích thích bởi các thực phẩm nóng, lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí, gây ra hiện tượng ê buốt răng. Do đó, thường xuyên vệ sinh răng miệng và đi khám nha sĩ định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng.


3. Sử dụng đúng kem đánh răng dành cho răng ê buốt

Tuy nhiên, một trong những cách làm giảm hiện tượng răng ê buốt phổ biến, tiện lợi và nhanh nhất là sử dụng đúng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm như P/S Sensitive Expert, chứa khoáng chất HAP (Hydroxyapatite) - một khoáng chất chủ yếu trong men răng và ngà răng có tác dụng giúp lấp đầy các ống ngà hở, từ đó giảm triệu chứng ê buốt hiệu quả - và kẽm - ngăn chặn vi khuẩn mảng bám trên nướu răng....

4. Súc miệng bằng dung dịch chứa nhiều fluoride

Fluoride là một chất rất cần thiết để ngừa sâu răng, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng răng ê buốt. Bạn nên súc miệng bằng dung dịch này 1 lần/ngày.

Để có thể nhận định rõ tình trạng răng của mình, bạn nên đến nha sĩ để được kiểm tra và tư vấn cách giảm ê buốt răng phù hợp

Meo.vn (Theo Dantri)

“Kẻ thù” của bữa ăn ngon miệng

Được thưởng thức những món ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng mà mình yêu thích khiến bạn cảm thấy yêu đời và vui sống.

Tuy nhiên, có đôi lúc, bạn không thể thoải mái thưởng thức bữa ăn vì những thói quen không tốt mà ít khi bạn chú ý đến. Dưới đây là 4 “kẻ thù” mà bạn cần phải “diệt” để bữa ăn không còn những tiếng thở dài.

1. Gia vị không vừa miệng

Không nêm gia vị vừa miệng, hoặc nêm quá mức, hoặc vì sợ bệnh mà “ăn nhạt, uống nguội” thì không những bữa ăn thiếu dinh dưỡng, mà còn khiến bạn chán ngấy nó, vì món ăn không còn đậm đà như mong muốn. Vì thế, hãy mạnh dạn nêm gia vị đúng mức mà món ăn yêu cầu. Chỉ cần bạn không lạm dụng muối, đường vì chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa là được.

2. Không thay đổi thực đơn

Hãy tưởng tượng xem! Nếu bữa ăn của bạn chỉ có cơm, canh rau, thịt ram trong vòng một tuần thì chắc chắn dù đó là món khoái khẩu của bạn, bạn cũng sẽ cảm thấy ngán và không còn cảm giác thích thú khi ăn nữa. Do đó, hãy thay đổi thực đơn mỗi ngày để bạn nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn ở nhiều loại thực phẩm khác nhau, và để luôn cảm thấy ngon miệng.

3. Chế độ ăn không hề có rau quả


Các loại rau, hoa quả có nhiều nước, vitamin, khoáng chất, rất tốt cho cơ thể mà lại giúp trung hòa, giải nhiệt cho những món ăn “cứng”, “nóng” trong bữa ăn nữa. Do đó, nó sẽ khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn trong một bữa ăn chỉ có cơm và thịt, cá.

4. Răng ê buốt

Rất nhiều người gặp phải hiện tượng chân răng “kêu” đau, ê buốt khi ăn nhiều thức ăn, nước uống nóng, lạnh, chua, cay…Hiện tượng này không hết mà cứ tái đi tái lại, khiến bạn cứ cắn một miếng kem lạnh là lại nhăn mặt vì buốt răng, lâu dần bạn sẽ không còn cảm giác thích thú khi ăn những món ăn này nữa, dù là món khoái khẩu của bạn đi chăng nữa. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là ngà răng bị lộ. Nếu để tình trạng này tiếp diễn, ngà răng càng lộ ra nhiều thì rất khó xử lý, khiến bạn không thể tận hưởng trọn vẹn các món ăn mình yêu thích, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Để giảm bớt hiện tượng này, bạn nên thay đổi thói quen đánh răng hằng ngày bằng cách đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm với kem đánh răng dành cho răng ê buốt. Với công nghệ đột phá của Anh, kem đánh răng P/S Sensitive Expert sẽ là lựa chọn thích hợp cho bạn. P/S Sensitive Expert chứa khoáng chất HAP (Hydroxyapatite) để trám kín các ống ngà hở. Do đó, cảm giác ê buốt răng sẽ giảm đi tức thì sau 30 giây và kéo dài đến tận 8 giờ. Bên cạnh đó, P/S Sensitive Expert cũng chứa kẽm để ngừa vi khuẩn mảng bám trên nướu răng, cải thiện sức khỏe răng miệng. Chỉ cần bạn chải răng 2-3 lần/ngày như lời khuyên của bác sĩ, cảm giác ê buốt sẽ giảm dần theo thời gian, giúp bạn lấy lại niềm vui ăn uống, tận hưởng những hương vị tuyệt vời của cuộc sống.

Meo.vn (Theo afamily)

Mẹ ơi, con bị răng sâu!

Hàm răng sữa trắng như ngọc của bé Bi, 3 tuổi, bỗng một hôm xuất hiện mấy vết đen trên bề mặt răng. Bé Bi có mách với mẹ nhưng vì bận bịu với công việc nên mẹ  quên mất mấy vết đen đó. Một buổi tối, mẹ thấy bé Bi khóc quá vì đau răng, vội cho bé đi khám thì răng bé đã bị sâu nghiêm trọng rồi, không còn cách nào khác, nha sĩ đành phải nhổ đi hai răng cửa của bé…

Không riêng trường hợp của bé Bi mà hiện nay, tình trạng sâu răng sớm ở trẻ em ngày càng nhiều hơn. Mới đây, một cuộc “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” của Viện Răng Hàm Mặt TPHCM thực hiện đã đưa ra những kết quả khiến các bà mẹ không thể xem nhẹ căn bệnh này. Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị sâu răng trong nhóm tuổi 6-8 là 25.4%, tỷ lệ này càng tăng lên theo từng nhóm tuổi như 54.6% trẻ ở độ tuổi 9-11, 64.1% của nhóm 12-14 tuổi và với 15-17 tuổi có 68.6% ca sâu răng.

Răng sữa có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó không chỉ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn mà còn giữ khoảng trên cung hàm giúp cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng vị trí. Khi thực hiện cử động nhai, răng sữa sẽ kích thích sự tăng trưởng của xương hàm, nhất là phát triển chiều cao cung răng. Mất sớm các răng sữa là một yếu tố gây sai lệch sự cắn khớp của răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm sau này. Trẻ bị mất răng sữa sớm còn bị ảnh hưởng lớn tới sự phát âm trong quá trình tập nói sau này.

Vì sao răng con bị sâu?

Ở trẻ nhỏ, răng sữa mọc ra vào khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh và đến 2-3 tuổi thì 20 chiếc răng sữa đã mọc đủ. Răng sữa có màu trắng, hơi ngả xanh, còn răng vĩnh viễn có màu ngà, bóng sáng hơn rõ rệt. Do mọc sớm nên răng sữa rất dễ bị bào mòn. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng. Đầu tiên là do lớp men răng và lớp ngà răng của răng sữa tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu răng và khi đã bị sâu răng sữa thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau răng thì răng đã sâu lan tới tận tủy răng rồi.

Một tác nhân nữa khiến răng sữa bị sâu là do trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Những loại thức ăn có hàm lượng đường cao, tính bám dính mạnh và dễ lên men sinh acid đó sẽ làm răng trẻ sâu rất nhanh. Sự thiếu hiểu biết, chủ quan và thiếu quan tâm của người lớn tới răng sữa của trẻ vì nghĩ răng này sẽ được thay thế khi lớn lên nên đã xem nhẹ bệnh sâu răng sữa, đến khi thấy các tổ chức chung quanh chân răng bị sưng đỏ mới đưa con đi khám bệnh... Ngoài ra còn do các nguyên nhân khách quan khác, như bị sâu răng do bú bình, do ăn uống thiếu chất...

Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các vết sâu nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường, nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng. Những lỗ thủng ở mặt nhai mà cha mẹ quan sát được là biểu hiện của những lỗ sâu lớn, khi những vết sâu này biểu hiện ở các bề mặt ngoài và mặt trong của răng có nghĩa là tình trạng sâu răng của bé đã rất nghiêm trọng.

Tốc độ phát triển sâu răng phụ thuộc nhiều yếu tố như: Độ cứng của tổ chức răng, số lượng chất tựa hữu cơ (matrixprotein), mảng bám vi khuẩn, chất lượng và tần suất ăn uống...

Để bé không “sợ” nha sĩ…

Mặc dù răng đau lắm nhưng mẹ bé Bi phải thuyết phục mãi bé mới chịu đi gặp nha sĩ. Đến phòng nha bé Bi nhất định không chịu lên ghế để bác sĩ khám, dù mọi người có “dụ” bằng cách nào đi nữa. Đó là vì bé sợ “môi trường” điều trị răng của người lớn với những tiếng máy khoan rin rít đầy ám ảnh. Một lần ám ảnh như vậy sẽ để lại ấn tượng xấu lâu dài cho bé trong quá trình điều trị răng miệng về sau này.

Các bậc cha mẹ nên tập cho bé tiếp xúc sớm với phòng khám nha khoa và nha sĩ. Và tốt nhất là đến khám, điều trị tại nha khoa dành riêng cho trẻ em. Ở đó sẽ có những câu chuyện về Thỏ đi chữa răng, trước khi nha sĩ thăm khám, bé sẽ được tập làm quen với cô y tá dịu dàng cùng câu chuyện của Thỏ. Lần khám đầu tiên tốt nhất là trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mới mọc và trể nhất là lúc bé 12 tháng tuổi.

Địa chỉ tham khảo: Nha Khoa Thẩm Mỹ 126 – ĐC: 126 Nguyễn Cư Trinh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1. ĐT: 38 38 9660 – 0982 365 000. www.nhakhoathammy126.com.vn

“Sâu răng được WHO xem là một trong ba mối nguy cho sức khỏe con người, sau bệnh tim và ung thư.”

Meo.vn

Sâu răng và những điều có thể bạn chưa biết

Sâu răng là tổn thương tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ sâu trên bề mặt răng và do vi khuẩn gây ra. Tổn thương dẫn đến viêm tủy răng, tủy răng bị chết, viêm hoặc áp-xe quanh cuống răng. Bệnh sâu răng có thể gây vỡ răng, hôi miệng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Lỗ sâu răng (trái) và sau khi điều trị hàn kín lỗ sâu (phải)

 

Do đâu răng bị sâu?

Sở dĩ bạn bị sâu răng là do sự phối hợp của các yếu tố sau đây: vi khuẩn, chất đường và thời gian, trong đó vi khuẩn luôn có sẵn ở trong miệng tạo thành vi khuẩn chí, đặc trưng ở mỗi người; chất đường có thể tồn tại khoảng 1 giờ ở miệng sau khi ăn các loại thức ăn chứa đường. Do trên bề mặt răng có các mảng bám nên vi khuẩn gây bệnh sâu răng trú ẩn ở đây và có thể gây bệnh sâu răng. Vi khuẩn có thể sử dụng đường có trong miệng để tạo ra các mảng bám răng. Chúng còn biến đường thành chất axit và chất axit này ăn mòn dần các chất vô cơ của men răng và ngà răng, quá trình này tạo ra các lỗ sâu răng. Nhóm người có nguy cơ cao bị bệnh sâu răng gồm: trẻ em có thói quen ăn uống các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt; trẻ có dị dạng về răng miệng; trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột bị sâu răng…

Làm sao biết được bạn bị sâu răng?

Khi bắt đầu bị tổn thương sâu răng, bệnh tiến triển nhưng không tạo lỗ sâu trên bề mặt răng, vì vậy, bạn hầu như không thể biết là mình đang bị sâu răng. Giai đoạn này, tổn thương có khi chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu xuất hiện trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Trường hợp bạn phát hiện được lỗ sâu nhưng lỗ sâu đó còn nông thì cũng không đau đớn gì. Chỉ đến khi tổn thương lỗ sâu đã ăn sâu vào đến lớp ngà răng thì bạn mới thấy hơi đau và có thể bạn vẫn cho qua mà chưa biết là bị sâu răng. Tuy nhiên, nếu bị kích thích bởi các yếu tố như ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, thức ăn chua, ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị sâu răng sẽ ê buốt, đau tủy răng từng cơn. Khi đó nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng nhanh chóng. Nếu đã bị viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng. Đối với trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị đúng thì nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn là khó tránh khỏi. Nguy hiểm nhất là các trường hợp nhiễm khuẩn răng sữa có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn lan ra mặt rất nguy hiểm.

Sâu răng có cần dùng kháng sinh?

Khi đã phát hiện bệnh sâu răng, bạn cần đến khám và điều trị tại chuyên khoa răng càng sớm càng tốt. Phương pháp chữa sâu răng thông dụng nhất hiện nay là hàn răng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khoan mở rộng lỗ sâu, nạo sạch ngà đã bị hủy hoại vụn nát, sát khuẩn lỗ sâu và sau đó hàn kín lại. Tuy nhiên đối với các trường hợp răng sâu nặng, không thể hàn bảo tồn được nữa thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng đó đi. Kháng sinh được chỉ định đối với các trường hợp bị viêm nhiễm.

ThS. Bùi Ánh Nguyệt

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Nguyên tắc ăn uống phòng bệnh sâu răng

Sâu răng là sự tiêu huỷ chất vôi của men răng và ngà răng do vi khuẩn gây ra. Bệnh gây tổn thương thành lỗ sâu, làm gãy răng, sứt mẻ răng, nhiễm khuẩn phần mềm quanh răng…

Sâu răng là sự tiêu huỷ chất vôi của men răng và ngà răng do vi khuẩn gây ra. Bệnh gây tổn thương thành lỗ sâu, làm gãy răng, sứt mẻ răng, nhiễm khuẩn phần mềm quanh răng…

Vì sao bị sâu răng?

Nhiều nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố gây bệnh sâu răng là: vi khuẩn, chất đường và thời gian mà vi khuẩn và chất đường bám dính ở răng. Vi khuẩn gây sâu răng trú ẩn ở lớp mảng bám răng. Đường có trong thức ăn uống. Thời gian vi khuẩn tồn tại trong miệng từ 20 phút - 1 giờ sau khi ăn. Vi khuẩn sử dụng đường để tạo thành các mảng bám răng, chúng làm lên men đường tạo ra acid, ăn mòn các chất vô cơ ở men răng và ngà răng gây ra sâu răng.

Răng còn bị ăn mòn bởi môi trường acid trong miệng, quá trình này không có mặt của vi khuẩn. Đây là quá trình mất mô cứng của răng (men răng, ngà răng) tiến triển không thể đảo ngược. Mô cứng của răng bị ăn mòn hoá học từ bề mặt răng do các acid tồn tại trong miệng. Các acid trong thức ăn gồm acid citric, phospholic, ascorbic, malic, tartaric, carbonic, có nhiều trong các loại hoa quả chín và nước ép hoa quả, giấm và nước uống có ga. Nhiều nghiên cứu cho thấy: Người thường xuyên uống nước ép hoa quả, nước uống có ga, ăn dưa chua, cà muối chua, các loại trái cây chua như khế, cam quýt, tầm duột, me, sấu… bị ăn mòn răng ngày càng nặng.

Thức ăn nào có thể gây sâu răng?

Đường ăn thông thường (saccarose) là loại gây sâu răng nhiều nhất, tiếp đến là đường glucose, fructose, maltose. Các loại đường này có trong đường ăn, bánh kẹo, mật ong, mật mía, trái cây chín, mía, thốt nốt, nước ngọt... Chất đường trong thức ăn uống dính lâu trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm lên men. Đối với chất tinh bột có trong lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn, đậu: nhiều nghiên cứu cho thấy chúng ít gây sâu răng. Do đó, những người ăn nhiều tinh bột, ăn ít các loại đường có mức sâu răng thấp. Trái lại những người ăn ít tinh bột, nhưng ăn nhiều đường bị sâu răng nhiều hơn. Tinh bột thô ít gây sâu răng, hỗn hợp tinh bột và saccarose gây sâu răng nhiều hơn. Các loại thuốc dùng cho trẻ em như kháng sinh, vitamin, xirô ho... chứa một lượng lớn đường, vì vậy chúng có thể gây tăng tốc độ sâu răng. Trẻ em còn bị sâu răng do bú bình: thói quen của một số gia đình cho con bú lúc đi ngủ, vào giường với bình sữa cho đến khi trẻ ngủ; nhiều bà mẹ quá chiều con hoặc cho trẻ ngậm bình trong khi ngủ để giải quyết tình trạng trẻ quấy khóc ban đêm.


Bánh ngọt, đồ uống có ga là loại thức ăn gây nguy cơ sâu răng cao.

Nên ăn uống thế nào để phòng bệnh sâu răng?

Để phòng ngừa sâu răng, chúng ta nên ăn uống theo những khuyến cáo sau đây: chỉ ăn đường dưới 500g/người/tháng sẽ giảm đáng kể nguy cơ sâu răng. Chất ngọt thay thế đường loại ngọt đậm và xylitol không gây sâu răng. Các loại ít ngọt tuy bị vi khuẩn trong miệng chuyển hoá nhưng với tốc độ rất chậm nên có thể xem là an toàn. Tương lai, thuốc dùng cho trẻ em cũng dùng các chất ngọt thay thế đường sẽ giảm tỷ lệ sâu răng cho trẻ.

Thức ăn giàu canxi, vitamin D có trong sữa, rau quả xanh, cá, phomat... giúp chống mòn răng, rụng răng và loãng xương ở người cao tuổi. Phomat rất giàu chất canxi, khi ăn phomat chất canxi bám vào bề mặt răng có tác dụng phục hồi bề mặt răng chống lại sự tấn công của acid rất hiệu quả. Vấn đề là cần tuyên truyền cho nhân dân ta có thói quen ăn phomat. Các loại rau quả không gây hại cho răng gồm: rau xanh các loại, dưa chuột, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, củ cải, cà rốt, mướp, dưa gang… giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bám. Nên ăn 200g/bữa và ăn đều đặn hàng ngày. Tuy nhiên có những rau quả gây hại cho răng như: chuối, chà là, nho, cà chua, đậu hà lan, quả sung, táo ngọt, lựu, cam, quýt, quất, me chua, sấu, tầm duột... do chứa nhiều carbohydrat hoặc acid ăn mòn răng. Vì vậy, chúng ta nên dùng xen kẽ loại rau quả gây sâu răng với loại không gây sâu răng thì vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa phòng ngừa được sâu răng. Để hạn chế tối đa quá trình ăn mòn răng, cần hạn chế số lượng và số lần uống nước có ga.

Giữ vệ sinh răng miệng

Nên súc miệng ngay sau khi ăn hay uống đồ ngọt. Chải răng mỗi ngày 2 – 3 lần, tốt nhất là buổi sáng khi thức dậy, sau các bữa và trước khi đi ngủ. Nên dùng kem đánh răng có fluor. Lưu ý không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây, vì khi đó lớp men răng đang mềm hơn do tác dụng của acid hữu cơ trái cây, bàn chải sẽ mài mòn men răng. Đợi khoảng 30 phút sau để nước bọt có thời gian phục hồi và cân bằng chất khoáng của răng rồi hãy chải răng. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả bằng bình vì sẽ kéo dài thời gian răng của bé tiếp xúc với đường và các acid từ hoa quả. Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt.

ThS. Bùi Ánh Nguyệt

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Vấn đề “răng nhạy cảm” được đặc biệt quan tâm

Đầu tháng 10 vừa qua, Hội nghị Khoa học và Đào tạo Răng Hàm Mặt lần thứ hai được tổ chức với chủ đề “Xu hướng mới trong Nha khoa” đã diễn ra với sự tham gia của hàng trăm giáo sư, chuyên gia, giảng viên các Viện, Bệnh viện, trường Đại học chuyên ngành Răng Hàm Mặt trong nước. Tham dự Hội nghị còn có nhiều chuyên gia đến từ Pháp, Nhật Bản, Đức, Malaysia…

Mục đích và nội dung của Hội nghị Khoa học và Đào tạo Răng Hàm Mặt lần thứ hai nhằm kết nối giữa giáo dục đào tạo chuyên sâu, cập nhật các kiến thức răng hàm mặt với ứng dụng trong thực tiễn; sự liên kết giữa những lý thuyết mới và ứng dụng thiết thực trong cuộc sống thường nhật; sự khác biệt giữa đào tạo và việc ứng dụng các kiến thức kỹ năng được đào tạo trên thực tế.

Đã có 10 báo cáo khoa học được trình bày tại Hội nghị, một trong những nội dung được quan tâm và đánh giá cao là đề tài báo cáo của Tiến sĩ Tống Minh Sơn về “Tình trạng nhạy cảm ngà răng ở Công ty Bảo hiểm Việt Nam”. Theo báo cáo của Tiến sĩ, tỷ lệ nhạy cảm ngà răng ở các nhân viên trong độ tuổi từ 22 – 58 chiếm tới 47,74 % với biểu hiện ê buốt răng lặp lại thường xuyên, gây ảnh hưởng đến công việc cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nhạy cảm ngà răng hay còn gọi răng nhạy cảm là một hiện tượng thường gặp ở người trưởng thành. Những người có răng nhạy cảm thường xuyên phải chịu đựng những cơn ê buốt lặp lại nhiều lần trong ngày mỗi khi ăn, uống thức ăn, thức uống lạnh, nóng, chua, ngọt… hoặc khi đánh răng. Những cơn ê buốt “đến” rồi “đi”,tuy nhiên tình trạng răng nhạy cảm không mất đi mà tồn tại lâu dài, gây ra cảm giác khó chịu. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của răng nhạy cảm bắt nguồn từ việc chải răng không đúng cách, cọ xát quá mạnh khi chải răng, dùng bản chải có lông cứng, thường xuyên tẩy trắng răng, đặc biệt là do thói quen sử dụng đồ ăn, thức uống có hàm lượng axit cao làm mòn men răng dẫn đến lộ ngà khiến răng bị ê buốt khi gặp các kích thích tố như lạnh, nóng, chua, ngọt… Trên thực tế, dù răng nhạy cảm chưa phải là bệnh lý nhưng về lâu dài thì đây chính là một trong số các tác nhân gây ra những bệnh khác về răng miệng. Hơn nữa, sự hạn chế trong thưởng thức những món ăn mà mình yêu thích sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta.

Răng nhạy cảm khiến nhiều người không thể thưởng thức những món ăn yêu thích hoặc bổ ích cho sức khỏe. Tại hội nghị, Tiến sĩ Tống Minh Sơn đã đưa ra giải pháp chăm sóc và bảo vệ răng nhạy cảm đúng cách. Trước tiên, hạn chế dùng các thức ăn có hàm lượng axít cao, đánh răng đúng kỹ thuật, và đặc biệt hàng ngày nên đánh răng bằng kem đánh răng có chứa hoạt chất Potassium Nitrate, điển hình là kem đánh răng Sensodyne được sử dụng rộng rãi giúp bảo vệ răng nhạy cảm hết ê buốt. Được phát minh từ năm 1961, trải qua 50 năm, Sensodyne là nhãn hiệu kem đánh răng được các chuyên gia khuyên dùng tại nhiều quốc gia tiên tiến và hàng triệu người trên thế giới tin dùng trong việc chăm sóc và bảo vệ răng nhạy cảm.

Đặc biệt, kem đánh răng Sensodyne Mới với công thức cải tiến giúp bảo vệ răng nhạy cảm hết ê buốt suốt 24 giờ vừa được ra mắt trên thị trường vào tháng 10. Giải pháp này rất có ý nghĩa thực tiễn, giúp những người đang gặp vấn đề răng nhạy cảm khắc phục cảm giác ê buốt khó chịu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.


Kem đánh răng Sensodyne Mới với công thức cải tiến giúp bảo vệ răng nhạy cảm hết ê buốt suốt 24 giờ

Meo.vn (Theo VnMedia)

Răng cấm mọc lệch chật chỗ, có nên niềng răng?

Bác sĩ ơi,

Xin BS tư vấn giúp em. Cái răng cấm giờ nó đang mọc (em nhổ hơi trễ - lớp 10). Em đi khám răng thì BS nói nên đến chuyên khoa để niềng răng kéo cho cái răng đó có khoảng trống để mọc.

Em hỏi nếu không niềng, để tự mọc chen vào các răng khác 1 tí thì có sao không, BS trả lời là hên xui. Hiện giờ em hơi buốt mỗi khi súc miệng bằng nước.

Xin Bacsi tư vấn giúp, em có nên đi niềng không? Em thật sự không muốn tí nào... Nếu để em sẽ bị gì sau này ạ? Em hơi lo. (Huỳnh Thái Hòa - Q. Bình Thạnh, TPHCM)

http://rangkhoe.com/wp-content/uploads/2011/02/rangkhon1.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời

Chào Thái Hòa,

Răng ê buốt thường xảy ra bởi ngà răng ở vùng chân răng bị lộ do tụt nướu hoặc do bệnh nha chu. Tình trạng của em có thể do răng mọc lệch làm tụt nướu gây buốt. Răng mọc lệch, nhất là răng hàm (răng cấm) sẽ làm lệch hàm, làm việc nhai sẽ khó khăn sau này.

Em nên khám lại và tuân thủ theo chỉ định của BS nha khoa nhé. Ngày nay có những cách niềng răng rất thẩm mỹ giúp em không mất đi sự tự tin, BS sẽ tư vấn cho em cụ thể hơn về vấn đề này, em nhé!

Chúc em sẽ có hàm răng đều như bắp.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Tôi không đau răng sao nha sĩ bảo răng tôi bị sâu?”

Sau khi răng có dấu hiệu đau nhức khoảng một ngày, tôi đã đi khám và được bác sĩ nha khoa cho biết bị viêm răng và nướu khá nặng. Việc điều trị tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc vì bác sĩ nói tôi đến khám răng quá trễ. Tuy nhiên trước đó, tôi hầu như không biết mình bị sâu răng. Vậy liệu có những dấu hiệu nào để nhận biết răng miệng đang gặp vấn đề? Nguyễn Như Thành (quận Bình Tân, TP.HCM)

Chào anh,


Cho đến nay, nhiều người chỉ biết mình bị sâu răng khi phát hiện răng có các lỗ hổng, chấm đen hay các cơn đau nhức. Nhưng tiếc là khi các dấu hiệu này xuất hiện thì bệnh sâu răng cũng đã tiến triển được một thời gian dài.

Nhiều người bệnh thường ngạc nhiên hỏi: “Tôi không đau răng sao nha sĩ bảo răng tôi bị sâu?” Trên thực tế, một chiếc răng sâu giai đoạn đầu hoàn toàn không có triệu chứng biểu hiện. Lỗ sâu có thể ăn dần bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng nhưng không hề gây đau đớn gì, thậm chí không tạo lỗ trên bề mặt răng. Răng sâu chỉ gây đau khi vết sâu đụng vào tuỷ răng. Lúc này, răng dễ bị kích thích khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, ngọt (tạo cơn đau) hoặc xuất hiện vết rạn nứt, lỗ thủng. Nếu không điều trị kịp thời, vết sâu sẽ ăn lan vào tuỷ, gây ra những cơn đau nhức dữ dội, khiến việc chữa trị mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Nguy hiểm nhất là khi đó chiếc răng đã không còn sự sống.

Vì vậy, đừng chủ quan cho rằng răng không đau nghĩa là răng hoàn toàn ổn. Mọi người nên duy trì việc khám răng định kỳ khoảng sáu tháng/lần. Đây cũng là cơ hội để răng được vệ sinh đúng cách như lấy cao răng, đánh bóng, sát trùng… và quan trọng hơn hết, khám răng định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm sâu răng, tránh những trường hợp đáng tiếc và nguy hiểm về răng miệng.

Thân mến

Bác sĩ CK2 Huỳnh Đại Hải
giám đốc bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM,
phó chủ tịch hội Răng hàm mặt TP.HCM

Meo.vn (Theo SGTT)

Bí quyết cho hàm răng sáng bóng

Các chuyên gia cho biết bạn nên thay bàn chải đánh răng sau mỗi 2 tháng hoặc khi lông bàn chải bị cong, tùy điều kiện nào đến trước.

Đánh răng với bàn chải tốt nhất

Bạn nên đánh răng trong ít nhất 2 phút, giữ cho đầu nghiêng một góc 45 độ so với lợi. Dùng bàn chải lông mềm (lông bàn chải cứng sẽ làm xước lợi). Bàn chải tốt là bàn chải sạch, chạm nhẹ vào lên nướu và khiến bạn thoải mái trong suốt 2 phút. Bạn nên thay bàn chải cứ mỗi 60 ngày, hoặc khi lông bàn chải bị cong, tùy điều kiện nào đến trước.


Sử dụng thuốc tẩy trắng đúng cách

Những người sử dụng thuốc tẩy trắng lần đầu thường có cảm giác răng nhạy cảm. Điều quan trọng là phải biết khi nào thì nên ngừng quá trình làm trắng, chẳng hạn như khi bộ nhai của bạn bắt đầu có màu xanh ở chân răng, bởi đó là dấu hiệu lớp ngà răng bị phá vỡ lớp (ngà răng nằm dưới lớp men răng).

Giữ cho răng sáng bóng

Khi tẩy trắng răng ở nhà, bạn nên tin theo cảm nhận của mình, đừng mù quáng tin vào các quảng cáo. Hãy nhớ nguyên tắc là nếu nồng độ chất làm trắng đậm hơn, thì tẩy sẽ nhanh hơn. Nếu muốn có sự thay đổi "cách mạng", hãy chọn loại có nồng độ carbamide peroxide ít nhất 10%.

Sau khi đã trắng rồi, bạn đừng quên bảo dưỡng nó. Luôn sử dụng kem đánh răng làm trắng để ngăn ngừa răng bị xỉn màu lại, và dùng chỉ tơ nha khoa để lách giữa các khe vì vùng này dễ đổi màu. Cuối cùng, hãy hạn chế dùng cà phê, nước quả và rượu, chúng đều dễ khiến răng đổi màu.

Xua đuổi hơi thở hôi

Nếu bàn chải và chỉ tơ nha khoa không ăn thua, hãy dùng dụng cụ chà lưỡi. Lưỡi của bạn là nơi trú ngụ của vi khuẩn, lắng đọng các chất bẩn. Hãy mua dụng cụ chà lưỡi, làm kỹ từ trong ra ngoài, sau đó dùng thuốc sát trùng lại miệng.

Meo.vn (Theo Vne)

90% người mắc bệnh răng miệng

Đó là con số được công bố tại hội nghị khoa học quốc gia ngành răng hàm mặt và triển lãm nha khoa quốc tế lần thứ tư diễn ra mới đây.

Các bệnh về răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm lợi và viêm quanh răng, nha chu, lệch lạc răng ở trẻ em…

98% người trung niên có chuyện về răng

Trong đó, lứa tuổi từ 35 đến 44 có tỉ lệ mắc bệnh lên tới 98% và bệnh sâu răng chiếm tỉ lệ cao. Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc của răng và gây ảnh hưởng lên cả men răng (lớp rất cứng bao bọc bên ngoài răng) và ngà răng (lớp mềm hơn nằm ngay bên dưới men răng). Bệnh gây tổn thương thành lỗ sâu, làm gãy răng, sứt mẻ răng, nhiễm khuẩn phần mềm quanh răng…

Nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố gây bệnh sâu răng là: vi khuẩn, chất đường và thời gian mà vi khuẩn và chất đường bám dính ở răng. Vi khuẩn gây sâu răng trú ẩn ở lớp mảng bám răng. Đường có trong thức ăn uống. Thời gian vi khuẩn tồn tại trong miệng từ 20 phút đến 1 giờ sau khi ăn. Vi khuẩn sử dụng đường để tạo thành các mảng bám răng, chúng làm lên men đường tạo ra acid, ăn mòn các chất vô cơ ở men răng và ngà răng gây ra sâu răng. Răng còn bị ăn mòn bởi môi trường acid trong miệng, quá trình này không có mặt của vi khuẩn. Các acid trong thức ăn gồm acid citric, phospholic, ascorbic, malic, tartaric, carbonic, có nhiều trong các loại hoa quả chín và nước ép hoa quả, giấm và nước uống có gas.


Phòng bệnh sâu răng

Để phòng ngừa sâu răng, trước tiên cần giữ vệ sinh răng miệng. Nên súc miệng ngay sau khi ăn hay uống đồ ngọt.

Đánh răng mỗi ngày 2-3 lần, tốt nhất là buổi sáng khi thức dậy, sau các bữa và trước khi đi ngủ. Nên dùng kem đánh răng có fluor. Lưu ý không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây, vì khi đó lớp men răng đang mềm hơn do tác dụng của acid hữu cơ trái cây, bàn chải sẽ mài mòn men răng. Đợi khoảng 30 phút sau để nước bọt có thời gian phục hồi và cân bằng chất khoáng của răng rồi hãy đánh răng.

Cách đánh răng tốt nhất là: Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng về phía đường viên nướu. Rung nhẹ bàn chải với biên độ ngắn rồi chải từ nướu cho đến bờ cắn. Chải mặt trong của các răng với động tác tương tự như trên. Chải mặt nhai của các răng. Đồng thời, dùng đầu bàn chải để chải mặt trong của các răng phía trước, cả răng trên và răng dưới.

Không nên cho trẻ uống nước hoa quả bằng bình vì sẽ kéo dài thời gian răng của bé tiếp xúc với đường và các acid từ hoa quả. Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt và cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng cách ngay từ nhỏ.

Song song với việc chăm sóc răng miệng, cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Chỉ ăn đường dưới 500 g/người/tháng sẽ giảm đáng kể nguy cơ sâu răng. Chất ngọt thay thế đường loại ngọt đậm và xylitol không gây sâu răng. Thức ăn giàu canxi, vitamin D có trong sữa, rau quả xanh, cá, phomat... giúp chống mòn răng, rụng răng và loãng xương ở người cao tuổi. Phomat rất giàu chất canxi, khi ăn phomat chất canxi bám vào bề mặt răng có tác dụng phục hồi bề mặt răng chống lại sự tấn công của acid rất hiệu quả. Các loại rau quả không gây hại, giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bám gồm: rau xanh các loại, dưa chuột, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, củ cải, cà rốt, mướp, dưa gang… Nên ăn 200 g/bữa và ăn đều đặn hằng ngày.

Một số loại rau quả chứa nhiều carbohydrat hoặc acid ăn mòn răng, gây hại cho răng như chuối, chà là, nho, cà chua, đậu Hà Lan, quả sung, táo ngọt, lựu, cam, quýt, quất, me chua, sấu, tầm duột... Mặc dù vậy, chúng lại có tác dụng khác đối với cơ thể, nên cần dùng xen kẽ loại rau quả gây sâu răng với loại không gây sâu răng thì vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa phòng ngừa được sâu răng.

Để hạn chế tối đa quá trình ăn mòn răng, cần hạn chế số lượng và số lần uống nước có gas.

Các hoạt động chính tại Tháng sức khỏe răng miệng (từ ngày 15-8 đến 15-9) do nhãn hàng Colgate phối hợp cùng Hội Răng hàm mặt Việt Nam gồm: khám, tư vấn chăm sóc răng miệng miễn phí và gửi tặng sản phẩm chăm sóc răng miệng Colgate cho người dân tại hàng trăm phòng khám nha khoa và bệnh viện ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Cần Thơ, Hải Phòng. Chương trình còn mở rộng đến các trường tiểu học trên cả nước cũng như các khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phía Nam. Đường dây nóng của chương trình: 1800.599.969 (miễn phí cuộc gọi) nhằm cung cấp cho người dân địa chỉ phòng nha khám răng miễn phí gần nhất.

Meo.vn (Theo PLTPHCM)