Lưu trữ cho từ khóa: nem chua

Cách làm nem chua siêu nhanh đón khách

Với cách làm siêu nhanh này, sau một ngày bạn đã có nem chua đãi bạn bè nhân dịp Tết đến.

Nguyên liệu:

- 450g thịt thăn bò

- 200g thịt thăn lợn

- 200g bì lợn

- 1 gói gia vị làm nem của Thái (Nam powder seasoning mix), bạn có thể tìm mua tại các siêu thị

-  Muối, đường, hạt tiêu, tỏi, ớt quả.

cach-lam-nem-chua-sieu-nhanh-don-khach

Cách làm:

Bước 1:

- Bì rửa sạch, đun nồi nước sôi, thả bì vào luộc khoảng 7 – 12 phút, đậy kín nắp nồi, để khoảng 5 phút sau đó thả bì vào âu nước đá lạnh để phần bì được dai, vớt ra để ráo nước thái sợi mỏng.

Bước 2:

- Thịt bò bạn nên lựa miếng thịt có màu đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò. Thịt lợn nên chọn miếng thịt săn chắc, không nhũn. Dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.

- Thịt bò và thịt lợn đem rửa sạch với nước đun sôi để nguội có pha ít muối, sau đó thái miếng nhỏ. Cho thịt vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 3 – 4 tiếng thì lấy ra cho vào máy xay thật nhuyễn và mịn.

Bước 3:

- Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn, nửa phần tỏi còn lại bạn thái lát mỏng. Ớt quả rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng.

- Một gói gia vị làm nem thường gồm 2 gói nhỏ, khi dùng cho một công thức làm nem như trên bạn dùng hết cả 2 gói.

Bước 4:

- Hỗn hợp thịt sau khi xay  cho vào âu sạch, thêm vào một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ muối, tỏi băm và khoảng năm thìa nhỏ đường cát trắng dùng thìa gỗ vừa trộn vừa quết để phần thịt được dai.

Bước 5:

- Cho tiếp hỗn hợp bì ở bước 1 vào âu thịt, dùng thìa gỗ trộn đều.

Bước 6:

- Cho gói gia vị làm nem vào, dùng thìa gỗ trộn đều, vừa trộn vừa quết thêm khoảng 5 – 10 phút, đến khi hỗn hợp thịt không dính ở âu thịt thì dừng tay.

Bước 7:

- Chuẩn bị sẵn một khay tròn nhỏ hoặc một đĩa sâu lòng, có lót sẵn một lớp nilon sạch để chống dính, cho hỗn hợp thịt vào khay, tay đeo nilon sạch, ấn chặt phần thịt vừa ấn vừa xoay để phần thịt phía trên bằng phẳng.

- Phía bên trên bạn lót ớt quả và tỏi thái lát lên bề mặt.

Bước 8:

- Dùng màng thực phẩm bọc kín, để nơi thoáng 1 ngày nem đã chua và phần thịt chín hồng có thể dùng được. Sau thời gian 1 ngày bạn có thể để nem vào tủ lạnh để giữ cho nem không bị chua nhiều, khi dùng lấy ra cắt miếng vừa ăn.

- Bạn có thể cắt miếng sau đó gói riêng vào một lá chuối nhỏ, dùng làm quà biếu người thân.

Theo Ngoisao.net

Nem chua chứa độc tố có thể gây ung thư

Không nhãn mác, không hạn sử dụng, không đảm bảo vệ sinh là những miêu tả “cô đọng” nhất về món nem chua bán trong rất nhiều quán nhậu, quán bia.

Có hạn sử dụng nhưng… không ngày sản xuất

Tại Hà Nội có đến hàng nghìn quán nhậu lớn nhỏ, mỗi ngày tiêu thụ hàng tấn thực phẩm, trong đó, món nem chua là món được dân nhậu ưu thích. Hầu như quán nào cũng có món nem chua để đáp ứng nhu cầu của thực khách. Tuy nhiên trên vỏ ngoài của các sản phẩm này gần như không có một thông tin gì chứng minh độ an toàn của nó đối với người sử dụng. Đa số nem chua được các nhà hàng lấy từ các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Phùng (Hà Nội)… và hầu hết số nem này đều không có tem nhãn. Một số loại nem có nhãn mác thì lại không ghi đầy đủ ngày sản xuất, hạn sử dụng, cách bảo quản…

Tại một quán nhậu trên đường Xuân Thủy (Hà Nội), phóng viên gọi một tá nem chua, nhân viên đem ra 1 bọc nem được cột lại bằng dây thun, không hề có thông tin gì về xuất xứ sản phẩm. Khi phóng viên hỏi cô nhân viên rằng “nem này ở đâu sản xuất?”, thì nhận được câu trả lời “nem chua Thanh Hóa chính hiệu đấy ạ”. PV thắc mắc tại sao không thấy có thông tin gì về xuất xứ và hạn sử dụng đính trên sản phẩm, cô nhân viên này phẩy tay: “Nem này quán em đặt mua lâu năm, là cơ sở nhỏ nên không có nhãn mác. Các anh chị yên tâm, nhà em bán toàn nem xịn…”.

Anh Đào Ngọc Huyên, một thực khách cho biết: “Tôi rất khoái nhậu với món nem chua. Song thật lòng, tôi cũng không biết thời hạn sử dụng của nem chua như thế nào. Nghe người quen nói mua về một hai hôm là ăn được. Vào quán nhậu mấy anh em cũng ít để ý xem món này xuất xứ từ đâu, còn hạn sử dụng hay đã quá date. Bởi thế, trên bàn nhậu thỉnh thoảng tôi cũng gặp phải những chiếc nem cứng queo, khô như đá, có hiện tượng nấm mốc và có mùi hôi khó chịu”.

Anh Hùng – chủ một quán bia trên đường Láng cho biết: “Hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất và cung cấp nem chua trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh nhưng độ “chuẩn” của món này ra sao, chúng tôi cũng không thể biết được. Ngay cả nguyên liệu để làm món này có bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, tôi cũng không dám chắc. Để hạn chế rủi ro có thể, chúng tôi luôn yêu cầu loại nem mới, và lấy với số lượng ít, để làm sao có thể tiêu thụ hết trong vòng 2 đến 3 ngày”.

Cũng theo anh Hùng, tại khu vực này có vài chục quán nhậu, lúc nào cũng đông khách, nhất là vào ngày cuối tuần hoặc những buổi chiều nóng bức. Trung bình mỗi ngày các quán tiêu thụ vài chục nghìn cái nem là bình thường. Tất cả số nem này đều do các mối quen cung cấp, chủ yếu là nem chua Thanh Hóa, giò nem Ước Lễ, nem Phùng…

Anh La Văn Cường (Xã Đàn) – một khách hàng chuyên mua nem chua, cho biết: “Thật lòng, tôi cũng không biết thời hạn sử dụng của nem chua như thế nào. Nhưng nghe một người quen nói mua về một hai hôm là ăn được. Để ý tên nhãn hiệu Ước Lễ mà anh thường xuyên mua về mới thấy trên vỏ bao bì có dòng ghi “hạn sử dụng: 3 ngày ” nhưng bị bỏ trống ngày sản xuất. Đo đó không thể xác định ngày sản xuất là ngày nào và như vậy rõ ràng là đánh đố người tiêu dùng”.

Bởi thế, trên bàn nhậu thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những chiếc nem cứng queo, khô như đá, có hiện tượng nấm mốc, và có mùi hôi khó chịu.

nem-chua-chua-doc-to-co-the-gay-ung-thu

Tiềm ẩn nhiều mầm bệnh…

Theo kinh nghiệm của những người làm nem chua thì nem chua đến độ chín là lúc nem chắc, có vị chua là ăn được. Sự hấp dẫn của nem chua là ở chỗ “ngon – bổ – rẻ”. Có lẽ vì thế mà trong các điểm nhậu, món này vẫn đông khách thưởng thức. Và các dân nhậu vẫn vô tư “chén chú chén anh” mà không hề nghĩ đến việc mồi nhắm đó có nguồn gốc từ đâu, có bảo đảm vệ sinh hay không?

Dù được chế biến, bảo quản kỹ càng đến mức nào đi chăng nữa, thì bản thân nem chua vẫn là món ăn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Đây không phải là những món ăn đã được đun nấu chín diệt hết mầm bệnh. Thịt trong nem chua được làm “chín” bằng phương pháp lên men nên không thể diệt được các vi khuẩn, vi-rút gây bệnh và các kí sinh trùng đường ruột. Trong quy trình chế biến, nếu không bảo đảm được vô trùng, các món ăn này cũng rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn do nhiều nguồn khác nhau như bàn tay người sản xuất, dụng cụ, nơi sản xuất bẩn, không bảo đảm vệ sinh, các loại lá không sạch… nên dễ trở thành một trong những nguyên nhân gây ra bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, có thể gây ngộ độc thực phẩm tức thời… Trong khi đó, chưa kể đến việc nhiều nơi sản xuất nem còn dùng chất phụ gia như phẩm màu, men chua. Đây là những chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Xác nhận điều này, GS.TS Y học Trần Đáng cho biết: “Nem chua theo nguyên tắc là phải có thời hạn. Thời hạn sử dụng của nó thường chỉ từ 3 đến 7 ngày, tùy loại nem và tùy điều kiện bảo quản. Nếu không ghi rõ thời hạn là vi phạm pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm. Về cơ bản, nếu làm tốt, thì nem chua vẫn là món ăn ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, nếu làm không đúng quy trình, thì vẫn có thể gây ra những thiệt hại nhất định cho người sử dụng. Đặc biệt, trong nem chua quá hạn, luôn tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh và các kí sinh trùng có hại, tuy bị ức chế không hoạt động được nhưng chúng không chết mà sẽ sinh sôi nảy nở khi gặp điều kiện thuận lợi, gây bệnh nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu dùng, trong đó có những loại độc tố nấm mốc, độc tố vi khuẩn có thể gây ung thư”.

Cũng theo TS Y học Trần Đáng, thì nem làm từ thính, và thịt tươi, nếu để quá hạn và gặp môi trường ẩm rất dễ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn độc hại. Đó là chưa kể nếu người sản xuất nem “thiếu lương tâm” sử dụng nguyên liệu từ những những con lợn bị bệnh để làm nem. Như thế thì vô cùng nguy hiểm. Và vô hình chung sẽ tạo điều kiện cho các dịch bệnh, như: dịch tai xanh, dịch tiêu chảy cấp… có cơ hội hoành hành.

Theo Nguoiduatin.vn

The post Nem chua chứa độc tố có thể gây ung thư appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bà bầu có được ăn nem chua?

(Webtretho) Góp mặt trong những món thịt nguội điển hình của thực đơn ngày Tết, nem chua có vị hương vị đặc biệt kích thích vị giác và giúp bữa ăn ngày Tết bớt ngấy. Tuy nhiên, đây cũng là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn và vệ sinh thực phẩm, đặc biệt với các đối tượng nhạy cảm như bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ.

>> Vậy bà bầu có được ăn nem chua hay không và nếu lỡ ăn rồi thì có vấn đề gì nghiêm trọng hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tự làm món nem chua ngon tuyệt vời

Hẳn ai trong số các bạn đã 1 lần từng ăn nem chua phải không ạ? Nhưng các bạn có biết cách làm nên món nem chua ngon tuyệt vời như vậy không? Hãy cùng Knorr làm cho gia đình mình những miếng nem chua thật là ngon trong dịp Tết này các bạn nhé.

Nguyên liệu:

1kg thịt heo nạc (đùi sau)
200g da heo loại mỏng
Gia vị: 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường phèn loại mịn, 1 thìa cà phê bột thính gạo, 2 thìa cà phê tỏi băm
Lá chùm ruột hoặc lá vông kẹp với thịt, lá chuối hoặc lá dong để cuốn nem

tu-lam-mon-nem-chua-ngon-tuyet-voi

Các bước thực hiện:

1. Thịt cắt mỏng, trộn ít muối, xay nhuyễn.

2. Da heo làm sạch, luộc vừa chín, lạng mỏng, cắt chỉ, trộn đều với thính, hong ráo.

3. Cho nước mắm vào nồi, cho tiếp tỏi, đường, hạt nêm vào kho khô trên lửa nhỏ đến khi có độ sệt, tắt lửa.

4. Trộn thịt heo xay với da heo trộn thính và nước mắm kho, quết thật dẻo đến khi có mùi thơm, ém chặt, để 30 phút, vo viên tròn.

5. Cho từng viên nem vào lá chùm ruột hoặc lá vông, gói kín lại bằng lá chuối hoặc lá dong, ghép lại thành từng cặp rồi cột bằng sợi lạt hoặc sợi thun treo lên. Nếu trời nóng thì để trong 2 ngày 2 đêm là dùng được, trời lạnh thì nên để 3 ngày 2 đêm.

(Theo MNVN)

Thận trọng ngộ độc thực phẩm mùa thi

Có mặt vào thời điểm nghỉ trưa của các sĩ tử tại những quán cơm bình dân mới có thể cảm nhận được không khí ngột ngạt tại đây. 

 


Dễ bị ngộ độc thực phẩm?!

Hầu hết những quán ăn bình dân phục vụ sĩ tử và người nhà đều được mở gần những trường đại học, cao đẳng. Nhiều thí sinh sau khi đã trải qua thời gian làm bài căng thẳng, mệt mỏi, tiếp tục phải chờ đợi để được ăn trưa, khiến tâm sức của họ có phần không ổn định. Do lượng khách đông, nên việc đợi từ 15-20 phút cho bữa trưa là việc dễ dàng nhận thấy. Có thí sinh sau khi nhận được phần ăn của mình thì cũng cảm thấy thấm mệt, mất cảm giác đói. Chưa kể đến việc những món ăn được chế biến nhanh, chất lượng không được tốt, không hợp khẩu vị của nhiều khách hàng.

Có những thí sinh sau khi ăn vội vàng những bữa ăn tại quán cơm bình dân gần trường đại học, đã bị đau bụng, dẫn đến việc ôn tập và chuẩn bị tâm lý, sức khỏe cho kỳ thi không được đảm bảo. Nôn, tiêu chảy cấp… là những dấu hiệu dễ nhận biết của việc bị ngộ độc thực phẩm. Nhiều thí sinh đã gặp phải những dấu hiệu đó và đành phải ngậm ngùi tạm biệt kỳ thi để điều trị.

Vẫn biết những quán cơm bình dân cạnh cổng trường đại học, cao đẳng có chất lượng vệ sinh không cao, nhưng sĩ tử và người nhà của họ cũng không thể có sự lựa chọn nào khác. Bởi sau khi thi xong môn đầu tiên, họ sẽ dành thời gian nghỉ ngơi và ăn trưa ngay gần trường, để sau đó tiếp tục bước vào môn thi tiếp theo. Nhiều vị phụ huynh còn cho rằng ăn gần trường tuy không ngon, không đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn phải “nhắm mắt” ăn cho qua bữa, vì nếu đi xa để ăn trưa thì sẽ không còn thời gian nghỉ ngơi cho thí sinh.

Kinh nghiệm ăn cơm bình dân

Nhiều thế hệ sinh viên, học sinh đều trải qua nhiều bữa ăn tại những quán cơm bình dân đã truyền đạt lại cho thế hệ sau, và “phổ biến” thêm nhiều kiến thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Do thời tiết nắng nóng, dẫn đến việc những món ăn không được ngon, nóng sốt, dễ ôi thiu… lời khuyên đầu tiên dành cho các sĩ tử là nên lựa chọn những món ăn đơn giản, không quá cầu kỳ về chế biến, vì những món như chiên, rán thường được tẩm ướp rất kỹ, sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Những món ăn thường được quán cơm bình dân tẩm ướp kỹ càng như thịt sốt cà chua, thịt xào rau, rau xào… nếu có thể thì không nên thưởng thức. Nhiều bạn thí sinh còn cẩn thận khi chọn những món ăn đơn giản và thường ngày hay ăn để có thể “quen bụng”. Đôi khi ăn những món ăn lạ, khó tiêu cũng có thể gây không ít phiền toái cho các sĩ tử. Tiếp theo, khi ăn cơm bình dân không nên chọn những loại thức ăn còn sống như nem chua, tiết canh, mắm tôm, các loại rau sống… Vì những loại thức ăn này chưa qua chế biến, dễ gây đau bụng, ngộ đôc thực phẩm.

Ngoài ra, các sĩ tử cũng không nên uống những loại nước nhiều màu sắc, không nên lạm dụng uống nước đá để giải khát vì rất có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng thức ăn tại những quán cơm bình dân, các sĩ tử cũng nên chuẩn bị cho mình những món đồ ăn sẵn từ nhà như ruốc, bánh mỳ… để đề phòng tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa trong khi thi. Có thể mua thêm những hoa quả sạch, sữa để bổ sung chất dinh dưỡng sau khi ăn những món ăn đơn giản như đã nói ở trên.

 (Theo ANTD)