Lưu trữ cho từ khóa: nang lông

Xử trí khi mọc lông ở nhũ hoa

Kể từ khi ngực phát triển đến giờ nhũ hoa không nhô lên như những người khác. Gần đây còn có hiện tượng mọc lông ở đó. Em nên làm thế nào?.

Em năm nay 17 tuổi. Em xin cảm ơn! - (Bạn đọc)

Trả lời

Ngực thường phát triển trước khi có kinh từ 1-2 năm, dưới ảnh hưởng của các hoóc môn nội tiết. Nhũ hoa không nhô lên hay núm vú bị tụt là do sẹo ngay núm vú hay tổ chức xơ dưới núm vú từ khi còn nhỏ gây co kéo, khiến cho núm vú bị tụt vào trong, gây ra những phiền toái về thẩm mỹ cũng như chức năng.


Để khắc phục hiện tượng này, có thể phẫu thuật. Đây là một tiểu phẫu, có thể tiến hành gây tê tại chỗ cắt đứt tổ chức xơ, sau đó khâu phục hồi lại núm vú, cắt chỉ sau 2 tuần. Tuy nhiên, có thể núm vú bị tụt lại, phải làm phẫu thuật khác tùy theo mức độ tụt của núm vú và nguyên nhân.

Ca mổ có thể làm tổn thương đến sự dẫn sữa và khả năng cho con bú sau này, nhưng nếu để núm vú tụt thì đứa trẻ cũng không bú được.

Về hiện tượng có lông xung quanh núm vú: Xung quanh núm vú là quầng vú cũng có nhiều tuyến nang lông như lông nách, sinh dục... Ở tuổi dậy thì, hầu như ai cũng có một vài sợi lông mọc ở đó. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nếu bạn không muốn thì có thể cắt, cạo hay nhổ, không có gì phải lo lắng.

Theo BS. Bạch Long

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Bạn gái em 27 tuổi rồi mà vùng kín vẫn “đất trống đồi trọc”, vì sao lại như thế?

Có người nói nếu em cưới cô ấy sẽ khó gặp vận may. Xin BS cho biết nói vậy đúng không?

Chào em trai,

Rất cảm ơn em đã tin tưởng AloBacsi mà thổ lộ chuyện tế nhị này.

Các nguyên nhân khiến người phụ nữ không có lông mu là do chủng tộc, đặc tính di truyền và yếu tố nội tiết.

Nếu người nữ có kinh nguyệt, quan hệ tình dục và chức năng sinh đẻ bình thường, không mọc lông mu là do nang lông của bộ phận âm đạo ngoài thiếu thụ thể hormon tương ứng, những phụ nữ này được coi là bình thường.

Nếu không có lông mu, lại kèm theo phát triển thân thể khác thường như thân hình thấp nhỏ, trí năng lạc hậu, ngực không phát triển và kinh nguyệt bất thường..., cần đi bệnh viện khám tìm nguyên nhân cụ thể vì có thể do rối loạn nội tiết, ảnh hưởng tới sinh sản.

Ngoài ra, không có căn cứ nào để xác nhận những người phụ nữ không có lông mu khi kết hôn thì vợ chồng sẽ gặp xui xẻo và ảnh hưởng vận may hết, em nhé!

Thân ái!

Meo.vn (Theo Alobacsi)

Các phương pháp tẩy lông

Xu hướng chung, đa số phụ nữ thường chỉ thích lớp lông tơ mọc hài hòa gợi cảm trên da, chứ không thích có quá nhiều lông, nhất là lông mọc quá dày trên cơ thể, điển hình là ở chân tay.

Vì thế nhiều người có nhu cầu muốn tẩy bớt lông nhất là ở vùng mặt, tay chân, nách, bikini. Đây có thể là một việc làm mang tính thời trang cũng có thể là một nhu cầu về thẩm mỹ do đòi hỏi của sự giao tiếp xã hội hay sở thích cá nhân.

I  Các phương pháp CỔ ĐIỂN

1. Cạo lông

Bằng phương tiện sử dụng phổ biến là các loại dao cạo, đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có thể tự làm mọi lúc, mọi nơi. Với kỹ thuật này, lông bị cắt ngang trên bề mặt da bằng lưỡi dao cắt của các dụng cụ sử dụng bằng tay hay bằng điện.

Để công việc cạo lông dễ dàng, êm dịu, không bị rát, nên sử dụng các loại kem, gel hay nước thường để làm ẩm da, mềm lông trước khi cạo và nên bôi kem hay dung dịch chuyên dùng sau khi cạo để làm mềm da, dễ chịu.

Nhược điểm:

Kết quả không kéo dài, lông nhanh mọc trở lại.
Lông mọc trở lại cứng và dày hơn.
Phải thận trọng để tránh làm trầy xước, tổn thương, nhiễm trùng da.
Dụng cụ phải dùng riêng và được sát trùng cẩn thận để tránh lây bệnh.

2. Tẩy lông bằng sáp (waxing)

Phương pháp này có thể tẩy toàn bộ sợi lông (cả gốc và ngọn).
Sáp được thoa lên vùng da cần tẩy lông sau đó lột bằng dải băng.
Cũng có thể là sáp được làm sẵn thành từng dải băng (như băng bột) dễ sử dụng.
Kỹ thuật này  có thể áp dụng cho mọi vùng trên cơ thể.
Kết quả có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng.

Nhược điểm:

Có thể bị đau, kích ứng da, kết quả không đều, không triệt để.

Lưu ý:

Sau khi lột cần phải thoa các loại kem làm dịu da, chống kích ứng, chống nhiễm trùng da.
Mặc quần áo rộng tránh cọ sát vào da (vùng mới tẩy).
Không áp dụng cho các vùng da đang bị kích ứng, viêm tấy.

3. Nhổ lông

Là cách dùng các loại kẹp nhíp để nhổ bỏ sợi lông (có thể là toàn bộ sợi lông hoặc một phần bị đứt). Phương pháp này cũng đơn giản, rẻ tiền, dễ kiểm soát phạm vi cần nhổ.
Nhược điểm: có thể bị đau khi nhổ và bị kích ứng, đau, đỏ da sau khi nhổ.
Chú ý: Để nhổ lông dễ dàng, cần đắp nóng hay làm ẩm da để da mềm, lỗ chân lông giãn nở.

4. Dùng các loại kem tẩy lông

Đây là các loại kem có chứa các thành phần hóa học có khả năng làm mềm yếu chân nang lông và lông sẽ rụng dễ dàng. Các loại kem này được sản xuất và bán rộng rãi với sự hướng dẫn sử dụng đầy đủ. Mọi người có thể mua dễ dàng và tự sử dụng được. Có thể sử dụng cho mọi vùng trên cơ thể kể cả vùng kín, vùng da nhạy cảm.

Thoa kem đều, để 10 phút sau đó lau tẩy lông.

Nên làm thử phản ứng da trước để đề phòng dị ứng da (thử trước ít nhất 1 ngày). Đây cũng là phương pháp dễ làm, kinh tế nhưng kết quả cũng hạn chế (chỉ có thể kéo dài 1 tuần). Hơn nữa, với phương pháp này có thể phải làm lâu và lau tẩy nhiều lần, rắc rối, phiền phức.

II   IPL phương pháp tẨy lông HIỆN ĐẠI

Đây là phương pháp tẩy lông bằng các loại ánh sáng năng lượng cao (LHE, IPL). Kỹ thuật cũng là dẫn truyền tia sáng vào tận nang lông để phá hủy mầm lông. Đây là phương pháp triệt lông đang được rất nhiều chị em phụ nữ ưa thích vì những ưu điểm tuyệt vời: nhanh chóng, rẻ tiền, không đau, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Máy IPL thế hệ mới dùng năng lượng ánh sáng chiếu trực tiếp sâu vào nang lông rất hiệu quả, an toàn thời gian điều trị ngắn. So với những thế hệ IPL trước đây, máy IPL thế hệ mới của Mỹ vượt trội hơn hẳn vì nó không chỉ triệt lông mà còn làm trẻ hóa da giúp trắng da vùng điều trị như vùng lông nách - tay - chân - mặt - mép, máy còn có hệ thống làm lạnh tự động (không cần chườm đá) đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng với những ưu điểm vượt bậc: không đau, không tổn thương da, không ửng đỏ, không bỏng rộp.

Với những tình trạng da thâm đen, viêm nang lông, lỗ chân lông to và xù xì, công nghệ IPL sẽ đem đến kết quả tối ưu vì không những da bạn hết lông vĩnh viễn mà còn trắng mịn hơn, lỗ chân lông sẽ được thu nhỏ, tình trạng viêm nang lông không còn, không tác dụng phụ. Máy được sản xuất trực tiếp theo công nghệ Mỹ được FDA chứng nhận an toàn. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng vấn đề an toàn và hiệu quả.

Thông thường 1 liệu trình điều trị triệt lông kéo dài từ 6-10 lần, tuỳ vào nang lông của mỗi người. Trong 3 lần đầu tiên khách hàng nên triệt 1 tháng 1 lần, sau đó 3 tháng nên triệt lại 1 lần. Để lông được triệt để hơn sau đó 3-6 tháng mới phải đi làm một lần. Không chỉ hết lông, mà da của khách hàng cũng trắng mịn, tươi trẻ hơn sau mỗi lần triệt lông.

Mọi chi tiết xin liên hệ Bác sĩ Thẩm mỹ viện Ngọc Dung

Trụ sở chính : 40 đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh
ĐT :(08) 38 68 00 68 - 22 001 001 - 22 003 003 - 0903 870 721

Chi Nhánh 1: 216 Đường 30 Tháng 4 - Phường Trung Dũng - Tp. Biên Hòa - Đồng Nai
ĐT : (061) 6 559 061 - 0903 87 07 21

Chi Nhánh 2 : 31 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 3 - Tp. Vũng Tàu
ĐT : (064) 3 554 461 - 0903 87 07 21

Chi Nhánh 3: 176 Trần Hưng Đạo, P. An Nghiệp, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
ĐT: (0710) 3734 291

Website: www.ngocdung.net

Hotline: 0903 87 07 21

Meo.vn

Laser thế hệ mới trong điều trị sẹo rỗ và lỗ chân lông to

Nguyên nhân

Tích tụ các chất trong nang lông, đặc biệt là bụi bẩn, chất bã nhờn do tuyến bã nhờn tăng tiết. Ngoài ra, trong một số trường hợp là do tích tụ chất mủ, máu trong quá trình viêm do vi trùng như trong viêm nang lông hoặc mụn trứng cá.

Tăng sừng trong nang lông: có thể là do di truyền, môi trường, dị ứng, …

Tình trạng sợi lông mọc cuộn ngược hoặc sợi lông mọc ngày càng dày làm  to lỗ chân lông theo thời gian.

Lỗ chân lông to kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá hoặc làm cho mụn trứng cá nặng thêm (sẩn cục, sẩn mủ). Mụn trứng cá nếu không được điều trị đúng dễ để lại hậu quả là sẹo rỗ.

Sẹo rỗ chính là vết tích của những chứng bệnh như mụn trứng cá, trái rạ hoặc những vết lành sau chấn thương, tai nạn. 80% trường hợp bị mụn trứng cá để lại sẹo rỗ do điều trị không đúng phương pháp.

Công nghệ mới trong điều trị sẹo rỗ & chân lông to:

Ngày nay, với sự tiến bộ của ngành thẩm mỹ da, lỗ chân lông to không còn là vấn đề khó khăn nữa. Sự kết hợp của  thuốc uống, thuốc bôi và Laser  Fraxel hay Fractional CO2, sẹo rỗ &  chân lông to đạt hiểu quả rất cao chỉ  sau 2 – 3 lần điều trị.

Phương pháp mới trong điều trị sẹo rỗ:

Sử dụng 2 loại tia Laser:

Một loại laser với tần số cao dùng để tác động sâu vào vết rỗ: phá hủy mô xơ của rỗ, kích thích tế bào mới phát triển để làm đầy vết rỗ.

Một Loại Laser tần số trung bình tác động vào những vùng da xung quanh sẹo rỗ để làm da xung quanh vết rỗ được trẻ hóa săn chắc hơn, khi da xung quanh sẹo rỗ săn chắc hơn, da sẽ cạn bớt xuống ngang bằng với sẹo rỗ. Ngoài tác dụng làm đầy rỗ, laser còn có tác dụng làm da bớt nhờn, mụn, đẹp mịn, trắng hồng, và lỗ chân lông nhỏ lại.

Ưu điểm của laser thế hệ mới:

Các vấn đề như da nhờn, mụn, sẹo rỗ, lỗ chân lông to, da xỉn màu, sần sùi, có thể được giải quyết trong cùng một lần điều trị. Phương pháp này có hiệu quả ngay sau lần điều trị đầu tiên, an toàn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Ngoài việc điều trị bằng Laser công nghệ cao sự hợp tác của khách hàng cũng hết sức quan trọng:

•    Chăm sóc da đúng cách: giúp cho da luôn sạch sẽ và thông thoáng.
•    Chế độ ăn uống: hạn chế các chất bột, đường, béo.
•    Ăn nhiều rau quả có chứa các loại vitamin cần thiết cho làn da. Uống nước đầy đủ theo nhu cầu.
•    Hạn chế ánh nắng trực tiếp gây hại cho da
•    Tránh thức khuya, căng thẳng, hoặc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia….

Mọi chi tiết xin liên hệ Bác sĩ Thẩm mỹ viện Ngọc Dung

Trụ sở chính : 40 đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh
ĐT :(08) 38 68 00 68 - 22 001 001 - 22 003 003 - 0903 870 721

Chi Nhánh 1: 216 Đường 30 Tháng 4 - Phường Trung Dũng - Tp. Biên Hòa - Đồng Nai
ĐT : (061) 6 559 061 - 0903 87 07 21

Chi Nhánh 2 : 31 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 3 - Tp. Vũng Tàu
ĐT : (064) 3 554 461 - 0903 87 07 21

Chi Nhánh 3: 176 Trần Hưng Đạo, P. An Nghiệp, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
ĐT: (0710) 3734 291 - 0903 87 07 21

Website: www.ngocdung.net

Hotline: 0903 87 07 21

Meo.vn

Biểu hiện vùng ‘núi đôi’ bạn gái cần lưu ý

Quan sát vùng da xung quanh 'núi đôi' cực kỳ quan trọng đấy nhé! Nếu vùng da quanh "núi đôi" xuất hiện vết loét, sưng, dày như vỏ cam và tĩnh mạch giãn mở, quầng núi đôi không đều, hình dạng không tròn… Điều này cho thấy núi đôi đang có vấn đề về sức khỏe.

Đặc biệt, trên núi đôi xuất hiện "lúm đồng tiền" (bề mặt da lõm xuống), bạn càng cần phải thận trọng. Bởi nó không giống như lúm đồng tiền nhỏ rất dễ thương ở trên má, mà rất có thể nó là triệu trứng của ung thư núi đôi đấy!

Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể quanh vùng "núi đôi" mà bạn cần hết sức lưu ý:

1. Da mẩn đỏ

Da "núi đôi" và bệnh "núi đôi" có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy chúng ta nên quan sát những hiện tượng bất thường ở da "núi đôi". Nếu thấy da ở ngực đỏ, sưng, nóng, đau, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo triệu trứng viêm núi đôi cấp tính.

2. Tĩnh mạch mở rộng

Bạn hãy quan sát kỹ một chút, nếu thấy da quanh vùng ngực có hiện tượng tĩnh mạch mở rộng, rất có thể đó là tín hiệu báo trước triệu trứng viêm, ngoại thương, ung thư…

3. Da có nếp nhăn lồi lõm

Nhìn qua gương, phát hiện thấy da trên "núi đôi" của mình hình thành những nếp nhăn lồi lõm trên bề mặt, trông giống như vỏ cam, bạn phải cẩn thận nhé! Đó có thể là triệu trứng vỏ cam, do da và các mô dưới da liên kết chặt với vùng nang lông, vì vậy các nang lông hình thành nhiều chấm hình lỗ.

4. Da chuyển từ màu đỏ nhạt sang đậm

Nếu màu sắc vùng da "núi đôi" chuyển từ màu đỏ nhạt sang màu đỏ đậm có hiện tượng phù nề, dày, nhiệt độ ở vùng da tăng lên, quầng "núi đôi" xuất hiện tróc da hoặc hiện tượng đau kéo dài hơn một tuần. Đồng thời, đầu nhũ hoa co rút bất thường, đi kèm với chất dịch, đặc biệt là máu... Nó có thể là ung thư phần cứng hoặc ung thư lành tính.

5. Ngực xuất hiện cục bộ lúm đồng tiền nhỏ

Các lúm đồng tiền nhỏ xuất hiện cục bộ quanh vùng núi đôi chính dấu hiệu của ung thư núi đôi, u hạch, viêm tuyến vú cấp tính, chấn thương "núi đôi".

Tốt nhất, các XX nên đi kiểm tra "núi đôi" sau khi nguyệt san ghé thăm khoảng 8 - 10 ngày. Nếu thấy da núi đôi xuất hiện những biểu hiện bất thường, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để được chuẩn đoán và điều trị sớm nhé!

Meo.vn (Theo Ione)

Mẹo chế biến vịt dễ dàng

Làm thịt vịt luôn được coi là một việc không dễ của các bà nội trợ, vì lông vịt rất khó nhổ và thịt vịt thường dai. Những mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn:

Nhổ lông nhanh và sạch

Hãy nấu nước thật sôi và thả vào nồi ít vôi trong hoặc lá khế. Dùng nước này nhúng vịt rồi mới nhổ lông, khi nhổ nhớ miết tay xuống sát da để làm sạch hết phần lông tơ.

Tẩy mùi hôi của vịt

Vịt dù đã làm sạch lông cũng vẫn còn mùi hôi do tuyến nang lông sót lại. Hãy dùng rượu trắng và muối xát đều lên da vịt, sau đó xả dưới vòi nước - vịt sẽ trắng và sạch.

Để thịt bớt dai

Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt.

Meo.vn (Theo 123suckhoe)

Đàn ông rậm lông có ‘sung mãn’ chốn phòng the?

Nhiều quý ông lo ngại rằng cơ thể ít lông, đặc biệt là vùng ngực, chứng tỏ năng lực phòng the yếu ớt. Vậy phải chăng những chàng rậm lông sẽ là "mãnh hổ" chốn phòng the?

Bác sĩ Trương Chí Siêu, Phó chủ nhiệm Trung tâm nam học, Bệnh viện Số một, ĐH Bắc Kinh, cho biết yết hầu, lông ngực của đàn ông; bầu ngực và sự nảy nở trên cơ thể nữ giới là những đặc trưng phân biệt giới tính. Nhưng những dấu hiệu này hoàn toàn không có tính đại diện cho năng lực phòng the của con người.

Mật độ lông trên cơ thể không thể hiện năng lực sung mãn của quý ông lúc "lâm trận". Ảnh minh họa.

Lượng hormone sinh dục mới là yếu tố quan trọng bậc nhất. Mật độ lông trên cơ thể chỉ là kết quả của độ mẫn cảm của nang lông đối với hormone androgen. Nang lông càng mẫn cảm, vùng ngực, nách và bộ phận sinh dục càng trở nên "rậm rạp".

Do vậy, các quý ông không nên lo lắng khi thưa lông, thậm chí không mọc lông ngực. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, do nang lông không mẫn cảm với hormone androgen chứ không phải do cơ thể thiếu hormone đại diện cho năng lực tình dục này.

Meo.vn (Theo Đất Việt)

Mùa mưa lũ đề phòng các bệnh về da

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Vậy những bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ là gì? Có những biện pháp hiệu quả nào để điều trị và phòng bệnh? Bài viết của ThS. Đỗ Xuân Khoát sẽ giải đáp những thắc mắc này.


Mùa mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh.

 

Các bệnh nhiễm khuẩn da

Chốc lở: Do điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi dập vỡ tạo vết chợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. Khi bị cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin. Bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Khi thương tổn đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin. Uống thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.

Viêm nang lông: Do thiếu nước sạch, tắm gội vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa. Khi bị bệnh cũng phải sát khuẩn bằng cồn 70 độ, betadin, bôi mỡ kháng sinh và uống kháng sinh kháng tụ cầu như oxaxylin, bristopen, cloxylan, hạn chế gãi, chải đầu nhẹ nhàng, không làm tổn thương da đầu.


Khám bệnh ngoài da cho bệnh nhân.

 

Bệnh viêm kẽ do vi khuẩn (Erythrasma): Hay gặp ở người béo phì, vị trí: hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu. Căn nguyên do loại vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum. Chẩn đoán phân biệt với nấm da bằng cách chiếu đèn huỳnh quang thấy xuất hiện màu đỏ san hô, phân biệt với màu vàng huỳnh quang của nấm. Điều trị bằng bôi dung dịch eryfluid và uống erythromycin 250mg 4 lần 1 ngày.

Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân: (pitted keratolysis): còn gọi là bàn chân rỗ, bàn chân hà. Tổn thương là những vết lõm đường kính từ 1-3mm tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau không đau không ngứa. Căn nguyên do vi khuẩn có tên gọi Micrococcus Sedentarius. Chẩn đoán không khó, chỉ cần dựa vào hình ảnh bàn chân rỗ. Điều trị ngâm rửa nước muối sau đó bôi mỡ kháng sinh erythromycin hoặc clindamycin và mỡ whitfeld xen kẽ, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Bệnh da do ký sinh trùng

Bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da: Còn gọi là ấu trùng di trú trên da, bệnh ít thấy ở nước ta nhưng cũng không có nghĩa là không có mà do khả năng phát hiện bệnh còn hạn chế. Do trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập vào da người, di trú trên da với tốc độ vài centimet một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo hơi nổi cao, rộng khoảng 2-3mm. Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Vị trí hay gặp: cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay. Triệu chứng cơ năng rất ngứa, ấu trùng tồn tại trên da trung bình từ 2-8 tuần. Hiếm khi trên 2 năm. Phòng bệnh: tránh tiếp xúc trực tiếp với đất cát chứa phân. Điều trị tại chỗ: bôi mỡ kháng ký sinh trùng albendazole. Uống thiabendazole 50mg/1kg cân nặng trong ngày, từ 2-5 ngày.

Ghẻ: Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da. Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ. Vị trí hay gặp: kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách. Hiếm khi thấy ghẻ ở 1/3 trên lưng, mặt. Triệu chứng cơ năng: rất ngứa. Nếu không được phát hiện chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh. Điều trị: vệ sinh cá nhân và bôi thuốc chữa ghẻ, bôi một trong những loại thuốc sau: DEP, eurax, ascabiol. Điều trị cho cả nhà, những người có biểu hiện ngứa ghẻ. Tẩy uế quần áo ga gối bằng cách luộc hoặc phơi 3-4 nắng.


Ghẻ.

Nước ăn chân

Thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Do chân tay ngâm trong nước nhiều, tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển. Thương tổn hay gặp ở các kẽ ngón chân 4, 5, kẽ ngón tay 3, 4. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết chợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn. Bệnh cũng hay gặp ở người làm nghề quét dọn, công nhân vệ sinh, người nội trợ, giúp việc, thường xuyên phải tiếp xúc với nước, người có bệnh đái tháo đường cũng thường bị nhiễm loại nấm trên. Khi bị bệnh cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép và điều quan trọng là phải dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor; rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm SAStid hoặc nước quả chanh để tránh tái nhiễm.

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Sẹo lõm sau mụn…..không còn là nỗi ám ảnh !! Với chương trình hỗ trợ điều trị….

SẸO LÕM SAU MỤN

Mụn trứng cá giai đoạn 3 thường để lại di chứng là da mặt đầy sẹo lõm.

Sẹo lõm hay sẹo rỗ là tổn thương sâu của viêm nang lông do mụn nang mủ lớn để lại hậu quả. Tình trạng này còn do mụn đã bị tác động không đúng gây ra biến chứng viêm nặng và lan rộng.

Sẹo lõm có nhiều dạng  như Sẹo sâu hẹp hình thành từ 1 nang lông bị viêm mủ hoại tử và sẹo hố hình thành từ 1 nang lông viêm lan rộng hay 2-3 nang lông kế cận nhau bị viêm hoại tử.


Nguyên nhân thường gặp gây ra mụn dạng nang mà hậu quả là sẹo lõm dạng sẹo hố :

1. Dùng sản phẩm trị mụn không đúng nhất là sản phẩm chứa corticoid giúp cho mụn bớt nhanh lúc đầu nhưng sau đó phát triển nhiều, nặng và lan rộng, hình thành mụn mủ và mụn dạng nang.

2. Nặn mụn không đúng cách làm cho viêm và nhiễm trùng nang lông lan rộng thành mụn nang.

3. Nặn mụn trong giai đoạn đang viêm nang lông làm cho viêm lan rộng cộng với nhiễm trùng bùng phát làm cho tình trạng viêm nhiễm càng nặng phát triển thành mụn dạng nang.

4. Ngắt, bóp, cắt, chích, lễ, hút mụn, lăn mụn không giữ đúng vệ sinh làm cho vi trùng lây lan ra rộng phát triển thành mụn dạng nang.

BẠN TRẺ Bị MỤN CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH SẸO LÕM HAY SẸO HỐ :

1. Lấy mụn khi mụn chín hay già : Khi có mụn đầu đen hay đầu trắng cần xử lý phải để cho mụn “ chín” hay “ già” tức là mụn trồi lên nông trên bềm mặt da mới lấy. Không ráng lấy tất cả mụn trong cùng một lúc mà ko phân biệt mụn có lấy được chưa !

2. Không nên tự cạy nặn mụn khi tay bẩn - mặt bẩn, không dùng dụng cụ chưa sát trùng để nặn mụn. Tuyệt đối không nên ngắt bóp mụn vì đó là một thói quen rất xấu vừa làm tổn thương da nặng nề vừa làm cho nhiễm trùng lan rộng dễ thanh mụn dạng nang.

3. Không đi cắt lễ mụn rồi lăn ống tre ống trúc để hút máu mủ , không đi  rạch mụn lấy máu mủ nếu đó không phải là cơ sở y tế.

4. Khi bị mụn dạng nang là dạng nặng của mụn trứng cá, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng mức để hạn chế hậu quả sẹo hố sau mụn nang.

5 Không nặn mụn khi mụn đang viêm thể hiện bằng triệu chứng sưng, đau, nóng , đỏ. Chỉ được làm sạch mủ nơi mụn khi mụn chín hết đau, hết sưng đỏ và sờ thấy mụn mềm.

6 Mụn trứng cá nên được điều trị sớm để tránh bị tình trạng toàn phát ( Acne Vulgaris) thường để lại sẹo nặng nề, nhất là sẹo lõm,sẹo hố và sẹo cục.

7 Tuyệt đối không được tự đi mua thuốc trị mụn, nhất là thuốc tự pha chế theo mách bảo của người không phải là bác sĩ. Ngoài ra “kem pha trộn” được rao bán nhiều tại các quầy mỹ phẩm ơ cảc chợ, các tiệm uốn tóc, các tiệm làm đẹp không chính quy là nguồn gốc làm cho mụn trứng cá ngày càng thêm nặng và tạo ra sẹo lõm.

8 Thuốc corticoid không phải là thuốc trị mụn. Các thuốc có tên sau đây đều là corticoid cần tránh bôi để trị mụn vì sẽ gây tình trạng mụn toàn phát và mụn dạng nang : Cortibion, Celestoderm, Diprosalic, Synalar, Dermovat, …

TRỊ SẸO LÕM NHƯ THẾ NÀO ?

Chương trình trị liệu toàn diện gồm việc trị liệu kết hợp kỹ thuật y khoa thẩm mỹ với một chế độ điều trị tại nhà phù hợp cho từng cá nhân với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ điều trị.

Chương trình trị liệu toàn điện trị được sẹo lõm sau mụn dù đó là sẹo mới hay cũ, sẹo trên người trẻ hay người trung niên, với kết quả từ cao đến rất cao.


Những điều quan trọng người tham gia Chương trình trị liệu toàn diện cần lưu ý :

- Điều trị sẹo lõm đòi hỏi một sự hợp tác chặt chẽ từ người bệnh với bác sĩ, trong đó cần thiết là sự kiên trì.

- Kết quả thường đạt được 60-70% tuỳ tình trạng và tuỳ môi trường sống trong thời gian 15 tuần. Người trẻ khả năng lành sẹo nhanh với tỉ lệ lành sẹo cao hơn người trung niên.

- Người được điều trị cần được khám da trước khi điều trị để xác định tình trạng da có thể phục hồi được sẹo không. Có nhiều trường hợp da bị nhiễm corticoid thì kết quả điều trị sẽ không đạt.

- Quy trình điều trị không gây tổn thương da, không bị đau , không bị đen xạm mặt, không bị lột da, không cần nghỉ làm việc hay nghỉ học.

- Kết quả điều trị sẹo lõm cần được bảo vệ giữ gìn bằng phương cách chăm sóc da nhờn có xu hướng nổi mụn phù hợp để ngăn ngừa mụn mới đưa đến sẹo mới hình thành.

KẾT LUẬN

Sẹo lõm sau mụn là tình trạng sẹo phổ biến xảy ra sau khi bị mụn.

Điều trị sẹo lõm đòi hỏi nhiều công phu, thời gian và tiền bạc. Do vậy các bạn trẻ bị mụn hãy tăng cường những việc cần làm như đã nêu trên để giảm bớt nguy cơ sẹo lõm vốn mang lại nhiều bất lợi. Việc điều trị sẹo lõm cần hỏi ý kiến của bác sĩ để giúp cho bạn một chương trình trị liệu toàn diện hầu mang lại kết quả cao như ý.

CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG

Trung tâm điều trị chúng tôi thiết lập chương trình hỗ trợ điều trị cho các bạn trẻ là học sinh-sinh viên bị sẹo mụn; tặng giảm giá 40% chi phí điều trị toàn diện sẹo mụn cho học sinh-sinh viên.

Chương trình TRỊ LIỆU TOÀN DIỆN SẸO MỤN trong 15 tuần sau giảm giá 40%, còn lại 13,380 triệugồm 15 lần trị liệu bằng thiết bị kỹ thuật cao + bộ sản phẩm Janssen Cosmetics trị sẹo +

Chương trình chăm sóc điều trị tại nhà.

Điều kiện thực hiện :

-    HS-SV có thẻ HS-SV hợp lệ

-    Đăng ký trước để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của trung tâm.

-    Chương trình có thời hạn từ 25/7 đến 25/9/2011

 

BS.Nguyễn Phúc Cẩm Anh – Hoàng Hạc Medical Beauty Care

Nguyên Giảng viên Trường Đại học Y Khoa TP.HCM trong 15 năm –Tu nghiệp tại Hoa Kỳ

Giám đốc Điều hành và Huấn luyện

E.mail: [email protected]

Tel: (08) 38422619 - 39913366 – 0908070260 - 0903831017

226/26 Lê Văn Sỹ - P.1 - Q.Tân Bình - TP.HCM

Meo.vn

Triệt lông IPL và những điều bạn cần biết

IPL là một phương pháp được các nhà lâm sàng y khoa và các chuyên viên thẩm mỹ sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được xem là một PP triệt lông cơ thể hiệu quả.

Triệt lông bằng IPL như thế nào :

IPL là ánh sáng trắng cường độ cao có bước sóng từ 700-1200nm , phát ra một chùm tia sáng cường độ mạnh, với bước sóng như trên thì chùm tia này sẽ đi sâu xuống da đến vị trí các nang lông và nhất là xuống đến tận gốc lông và nhú gai lông, tại đây sợi lông chứa sắc tố melanin sẽ hấp thu năng lượng ánh sáng biến thành năng lượng nhiệt, làm nóng lên 70°C trong phần ngàn giây, sức nóng này đủ để phá hủy sợi lông và nhú gai lông mà không làm tổn thương mô xung quanh của da, sợi lông không còn nguồn cung cấp nuôi dưỡng ở nhú gai lông nhờ đó mà sợi lông chậm mọc trở lại và bị tiêu hủy vĩnh viễn.

Triệt lông IPL là sử dụng năng lượng cao của chùm tia phát sáng từ việc kích thích khí Xenon trong một bóng đèn bằng một dòng điện cực mạnh phát ra cực nhanh.

IPL là AS trắng (đa sắc) phổ rộng, được lọc đi những tia UV gây tổn thương cho da.

Tuỳ thuuộc vào thiết kế của máy và mức độ tập trung cao của ánh sáng vào vùng điều trị mà những vùng nhạy cảm như ngực và mặt có thể cảm thấy đau nhẹ như sợi thun bắn nhẹ vào da, nhưng cảm giác này mất đi rất nhanh lập tức.

Tùy theo bước sóng ánh sáng mà năng lượng vào da được hấp thu bời các mô đích là sắc tố Melanin, sắc tố hồng cầu Hemoglobin, và nước. Vùng da triệt lông có màu sắc đen thì không những  lông mà cả da cũng hấp thu năng lượng, do đó có thể có những tổn thương da nếu thiết lập mức năng lượng cao quá.

Năng lượng ánh sáng được hấp thu bởi Melanin trong sợi lông, do vậy nếu lông dày cứng đen hay lông mảnh nhạt màu sẽ có mức độ hấp thu năng lượng IPL khác nhau mang lại kết quả khác nhau. Do đó người bác sĩ điều trị cần cân nhắc các mức năng lượng khác nhau, thời gian dài xung khác nhau của chùm tia sáng chiếu điều trị mới đạt kết quả cao cho từng đối tượng điều trị nhưng không gây biến chứng tổn thương da. Hơn nữa việc triệt lông hiệu quả là phải triệt lông vào thời kỳ anagen sớm của chu kỳ sống của sợi lông.

Các thông số kỹ thuật cần điều chỉnh khi chiếu IPL như sau :

- Cường độ năng lượng : 20-50J/cm2. Điều chỉnh cường độ năng lượng tuỳ theo mô đích hấp thu năng lượng AS nhiều hay ít.

- Thời gian xung : 20 -150msec. Điều chỉnh tuỳ theo người có da nhạy cảm với nhiệt,dễ đỏ khi chiếu sáng.Cần phải test trước khi làm đại trà.

Nguyên nhân những hạn chế kết quả triệt lông :

- Năng lượng của máy IPL không đủ để phân hủy sợi lông

- Bước sóng ánh sáng phát ra chưa đủ dài (700-1200nm) để xuống tận gốc lông và nhú gai lông để phá hủy nó

- Lông tuỳ vùng có độ dày cứng và độ đen khác nhau, chu kỳ sinh trưởng khác nhau, độ nông sâu của gốc lông khác nhau, cần tính thời điểm  để bắn IPL triệt lông trong kỳ chớm phát triển sợi lông là thời kỳ Anagen sớm.

- Kỹ thuật thực hiện chưa đúng: chọn mức năng lượng và độ dài xung chưa phù hợp.

Những biến chứng có thể xảy ra :

Các biến chứng xảy ra phần lớn là do cường độ năng lượng cao với mô đích hấp thu năng lượng nhiều như da sậm màu mà dùng năng lượng bắn lông cao quá sẽ gây đỏ da và phù nề kéo dài, phồng dộp da và tăng sắc tố sau đó thể hiện bằng các đốm nâu da ở vùng điều trị.

Những khuyến cáo dành cho người muốn triệt lông :

-    Không được triệt lông IPL trên vùng da bị nắng không bảo vệ, vùng da được làm nâu bởi phi thuyền hoặc kem làm nâu da.

-    Người có thai : Hiện nay chưa có chứng cứ cho thấy ánh sáng IPL có hại cho thai, nhưng kết quả điều trị bị ảnh hưởng bới  những thay đổi liên tục của hormone , có ảnh hưởng đến chu kỳ sinh trưởng của lông tóc và những điều kiện sinh lý khác.

-    Rối loạn kinh nguyệt : Người có những rối loạn kinh nguyệt cường Androgen thì được khuyên đến các nhà nội tiết học để đo nội tiết trong máu và đánh giá khả năng có thể sử dụng IPL. Những trường hợp này thường có xu hướng rậm lông thứ phát cần phải được điều trị y học đồng thời với điều trị triệt lông bằng IPL.

-    Người đã sử dụng triệt lông cơ học (wax, nhổ bằng nhíp, dùng điện phân hay dùng sản phẩm bôi ) dưới 3 tuần không được làm IPL. Trong khi điều trị không được sử dụng tất cả các loại hình điều trị trên.

-    Người có sử dụngTretinoin ( Retin A, Renova) bôi da làm cho da nhạy cảm hơn và bị bào mỏng hơn, tốt nhất là ngưng dùng sản phẩm trên 2 tuần trước khi sử dụng IPL và không dùng sản phẩm làm sạch da chết tại vùng điều trị trong suôt quá trình điều trị IPL.

-    Người có vết thương hở ở vùng triệt lông không làm được IPL vì điều trị chỉ được thực hiện trên da lành lặn khỏe mạnh .

Vậy cần chuẩn bị thế nào trước khi triệt lông bằng IPL ?

Triệt lông bằng IPL không đòi hỏi những chuẩn bị gì chuyên biệt. Vì Triệt lông bằng IPL sẽ hiệu quả nhất trên làn da không có nhiều sắc tố do xạm da vì nắng, nên chúng tôi khuyên tránh nắng  hay chống nắng SPF 30 trước khi điều trị 2-3 tuần, không wax lông hay dùng sản phẩm tẩy da chết trong vòng 2 tuần trước đó.

IPL là thiết bị y khoa thẩm mỹ kỹ thuật cao với hiệu quả điều trị triệt lông thần kỳ, đòi hỏi ở người vận dụng điều trị một trình độ và kiến thức y học hầu có thể chọn lọc bệnh nhân đúng, chỉ định đầy đủ và chăm sóc sau điều trị cẩn thận.

Xem chi tiết vào đây :http://www.hoanghac-beauty.com/tarticles.aspx?mf=128#top

Meo.vn