Lưu trữ cho từ khóa: Nằm ngửa

Bí quyết giúp trẻ lâu dành cho phụ nữ

Sau đây là một số bí quyết giúp trẻ lâu dành cho chị em phụ nữ để bạn trông trẻ hơn tuổi thật nhiều mà không phải ai cũng biết.

1. Ăn các loại hạt

Tích cực ăn các loại ngũ cốc, lượng chất béo hữu ích có trong nhóm thực phẩm này sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thanh xuân cho làn da.

bi-quyet-giup-tre-lau-danh-cho-phu-nu

Tích cực ăn các hạt ngũ cốc hằng ngày sẽ giúp bạn trẻ lâu hơn.

2. Nằm ngửa khi ngủ

Chỉ cần nằm ngửa khi ngủ, bạn đã có thể làm chậm đáng kể quá trình phát triển những nếp nhăn trên mặt. Nếu chưa tập được thói quen này, bạn hãy đầu tư một bộ áo gối bằng lụa hoặc satin để da không bị hằn và chà xát mạnh. Chọn gối có độ cao vừa phải để ngăn ngừa nhiều bệnh về cột sống và giúp bạn bảo vệ làn da cổ mong manh.

3. Không lạm dụng make up

bi-quyet-giup-tre-lau-danh-cho-phu-nu

Không lạm dụng make up

Có một sai lầm mà phụ nữ có tuổi thường xuyên mắc phải, đó là vấn đề trang điểm. Son phấn đương nhiên được tạo ra là để tô điểm cho phái đẹp, nhưng điều quan trọng là phải biết sử dụng chúng phù hợp với tuổi tác của mình.

Chính son phấn giúp bạn trẻ hơn nhưng khi tẩy trang trút bỏ chúng thì bạn sẽ nhận lấy những hậu quả mà chúng đem lại vì chúng sẽ khiến cho làn da của bạn lão hóa thậm tệ. Vì vậy mà bạn hãy tập dần với thói quen trang điểm nhạt và hạn chế phụ thuộc vào make up mỗi khi ra ngoài.

Theo Motthegioi.vn

Bài tập đơn giản giúp giảm đau nhức xương khớp

Những người bị đau nhức xương khớp thường có cảm giác đau mỏi nên càng ngại hoạt động hơn. Nhưng chính vì “ngại” mà họ lại vô tình làm bệnh nặng hơn. Để đau nhức xương khớp không còn là nỗi lo, nên tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp cơ thể được thoải mái, khí huyết lưu thông dễ dàng, dần rời xa những cơn đau nhức…

Dưới đây là một vài bài tập đơn giản, có khả năng giảm bớt đau nhức xương khớp bạn có thể tham khảo.

Kéo căng khớp vai

Đứng thẳng người, chân mở rộng bằng vai, đan các ngón tay vào nhau, lòng bàn tay ngửa lên trên, từ từ đưa thẳng hai tay lên trên qua đầu gối rồi gồng vươn tay hết mức. Đếm giữ ở tư thế này 10 giây rồi thả lỏng lại. Bạn sẽ thấy cảm giác kéo căng ở cánh tay, vai và phần trên của lưng. Làm từ 3 – 5 lần.

Kéo căng cánh tay

Đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai. Dùng bàn tay bên phải nhẹ nhàng kéo khuỷu tay bên trái choàng qua ngực đến vai bên phải, lực kéo mạnh dần. Đếm giữ 10 giây rồi thả lỏng lại. Tiếp tục đổi bên, làm từ 3 – 5 lần mỗi bên.

bai-tap-don-gian-giup-giam-dau-nhuc-xuong-khop

Kéo căng gối – ngực

Nằm ngửa trên nệm cứng, đan ngón tay vào nhau, kéo đầu gối bên trái co lên ép vào ngực trong khi đầu vẫn giữ áp sát mặt nệm. Đếm giữ 20 – 30 giây rồi thả lỏng lại. Tiếp tục đổi bên.

Kéo căng gân cơ Asin và cẳng chân

Đứng sau ghế tựa, cách khoảng 60cm, hai bàn tay vịn chặt vào vai ghế, bàn chân phải đặt trước chân trái khoảng một bàn chân, gập gối phải trong khi chân trái vẫn duỗi thẳng. Hạ thân mình xuống từ từ, gối phải gập sâu hơn, lưng vẫn thẳng và chân trái vẫn duỗi thẳng trên sàn, bàn chân áp sát mặt đất. Đếm giữ 10 – 20 giây rồi thả lỏng lại và đổi bên.

Kéo căng cơ đùi trước và sau

Tay phải vịn chặt vào thành ghế, đứng trên một chân trái. Dùng tay trái nắm giữ bàn chân phải, kéo dần gót chân lên phía mông. Đếm giữ 20 – 30 giây rồi thả lòng lại. Đổi bên.

Tiếp theo, ngồi trên nệm, duỗi thẳng hai chân ra trước, dùng khăn bông dài quàng vào mũi bàn chân, thẳng hai tay, cầm khăn kéo và hơi gập phần trên thân người tới trước. Đếm giữ 20 – 30 giây rồi thả lỏng lại. Đổi bên.

bai-tap-don-gian-giup-giam-dau-nhuc-xuong-khop

Ngồi xổm tương đối

Đứng phía trước ghế, hai chân mở rộng bằng vai, dạng hai bàn chân nhẹ sang hai bên, trọng lực dồn đều hai chân. Hai tay đặt chéo trước ngực, lưng thẳng, từ từ ngồi xuống ghế. Làm từ 8 – 12 lần, sau đó nghỉ 30 – 60 giây rồi tiếp tục tập động tác kế tiếp.

Ngồi xuống và đưa hai chân sang bên

Đứng nghiêng người sau ghế, vịn tay phải vào thành ghế để giữu thăng bằng, đứng dạng hai chân ngang bằng hai vai. Từ từ ngồi xuống như ngồi ghế cho đến khi đùi song song với mặt đất. Giữ lưng thẳng, không chồm người tới trước. Dừng lại từ 10 – 20 giây, sau đó từ từ đứng dậy trên chân phải, nhấc chân trái lên khỏi mặt đất và sang bên. Dừng một lúc rồi trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại 5 – 8 lần mỗi chân, nghỉ 30 – 60 giây và sau đó đổi bên.

Theo An Nguyên/Benh.vn

Khi ngủ, nên nằm nghiêng hay nằm ngửa?

“Tôi có thói quen nằm ngủ nghiêng một bên, với gối ôm. Không có gối ôm thì không ngủ được.

Tôi chỉ ngủ dễ khi nằm nghiêng bên trái, trong khi chồng tôi lại nằm nghiêng bên phải. Điều này khiến chúng tôi chỉ có hai cách: nằm quay mặt vào nhau hoặc quay lưng vào nhau. Làm sao thay đổi được thói quen này? Nên nằm nghiêng hay nằm ngửa khi ngủ?”.

khi-ngu-nen-nam-nghieng-hay-nam-ngua

Đối với trẻ con, các chuyên gia răng hàm mặt khuyên nên cho nằm ngửa trên gối, vì xương đầu mặt trẻ con còn mềm. Nếu nằm nghiêng một bên nhiều thì dễ bị méo đầu, mặt hoặc gây lép hàm một bên.

Đối với người lớn, tư thế nằm phụ thuộc vào thói quen và cấu tạo của tim phổi. Người ta đã đo huyết áp ở các tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái và bên phải của nhiều người. Kết quả cho thấy, người quen nằm bên nào thì huyết áp và nhịp tim ở tư thế đó thường thấp hơn. Có lẽ chính vì thế mà khi nằm nghiêng bên trái bạn thấy dễ ngủ hơn.

Gối ôm giúp cho tay và chân của người nằm nghiêng có được tư thế dễ chịu nhất. Vì vậy, ôm gối thường dễ ngủ hơn. Ngày nay, người ta đã nghiên cứu chế tạo ra các loại gối ôm hoặc nệm có những chỗ lồi lõm, tạo tư thế nằm thuận lợi nhất.

Trường hợp của bạn, ngoài những lúc tâm sự, khi ngủ vợ chồng bạn nên nằm quay mặt ra hai hướng khác nhau để không khí thở vào vệ sinh hơn. Không cần thiết phải thay đổi tư thế này.

BS Hoàng Phước

(Theo Sức khỏe & Đời sống)