Lưu trữ cho từ khóa: Nam dược

Thạch lựu làm thuốc

Cây lựu còn có tên gọi là tháp lựu, thạch lựu, an thạch lựu, đan nhược, kim bàng, kim tương, tạ lựu… là một loại cây nhỏ, thuộc mộc, cao chừng 2-3m, thân xám có vỏ mỏng, cành mảnh, lá đơn mọc đối, hình thuôn dài, mép nguyên cuống ngắn. Hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng (bạch lựu) mọc riêng lẻ, hoa thường nở về mùa hè. Quả da màu lục, khi chín màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành hai tầng, tầng trên có 5 ngăn, tầng dưới có 3 ngăn, phân cách nhau bởi một màng mỏng. Hạt rất nhiều, hình 5 cạnh, sắc hồng trắng, có vị ngọt, thơm.

Cây lựu được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và lấy quả ăn. Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, … Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả lựu có vị ngọt, chua, chát, tác dụng làm nhuận được họng bị khô, trừ được lao. Rễ dùng sát trùng rất tốt và trị được huyết lậu.


Quả lựu cũng là một vị thuốc.

Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh:

Bài 1: Chữa nổi mày đay, mẩn ngứa do nhiệt: Vỏ quả lựu tươi, ké đầu ngựa, bèo cái, bồ công anh, thổ phục linh, hà thủ ô, mỗi loại 12 g xác ve sầu, mã đề, cam thảo đất, mỗi thứ 8g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong 15 phút, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.

Bài 2: Chữa ho do nhiễm lạnh: Hoa lựu trắng tươi 24 bông, đường phèn 15g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 500 ml nước trong 15 phút, sắc còn 150 ml, chia 2 lần uống trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.

Bài 3: Hỗ trợ trị viêm tiền liệt tuyến: Hoa lựu tươi 30g nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày.

Bài 4: Chữa chảy máu cam: Hoa lựu 6g, rửa sạch cho 250 ml nước, sắc còn 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.

Bài 5: Tẩy giun đũa, giun kim, giun tóc: Vỏ quả lựu 15 g; binh lang (hạt cau già) 10g. Sắc sắc 3 lần rồi cô lại còn 100ml, thêm đường đủ ngọt (20g). Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.

Chú ý: Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc. Hoa lựu nên thu hái khi mới nở, dùng tươi hoặc đem phơi trong bóng râm mát cho khô rồi cho vào lọ đậy kín, cất giữ nơi khô ráo để dùng dần. Hoa vỏ quả và vỏ rễ thạch lựu không nên dùng cho người bị táo bón.

Meo.vn (Theo Suckhoegiadinh)

Bệnh trĩ – Nỗi khổ của hơn nửa dân số Việt Nam.

55% dân số Việt Nam bị các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng, trong đó trĩ là bệnh hay gặp nhất, chiếm 82,8%, chưa kể một lượng lớn bệnh nhân không đến viện do tâm lý e ngại bệnh tế nhị.

Tính ra hằng ngày có đến hơn một nửa dân số Việt Nam đang âm thầm chịu đựng những đau đớn và trở ngại trong cuộc sống vì bệnh trĩ. Đó là thông tin do PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn, trực tràng Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hậu môn, Trực tràng BV Tràng An cho biết.

Bệnh trĩ – Chớ coi thường

Khi áp lực trong ổ bụng, áp lực trong trực tràng và trong ống hậu môn tăng cao sẽ làm cho tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra gây nên bệnh trĩ. Trĩ có hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Một người bệnh có thể bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại nhưng cũng có những người vừa mắc trĩ nội vừa mắc trĩ ngoại. Trong đó trĩ nội gây nhiều rắc rối cho người bệnh hơn cả vì có thể bị thòi ra ngoài, phình to gây đau đớn chảy máu khi rặn đi ngoài, chạy, nhảy, đứng lâu, ngồi lâu ho mạnh... Bệnh trĩ nội ở cấp độ nặng, búi trĩ thường xuyên thòi ra ngoài hậu môn phải dùng ngón tay đẩy lên và đẩy lên trĩ vẫn có thể thòi ra.

Bệnh trĩ - “Nỗi khổ” của hơn nửa dân số Việt Nam, Y tế - thiết bị,

Thế nhưng phần lớn người bệnh khi bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh trĩ đều coi nhẹ bệnh này cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn gây chảy máu, đau đớn. Bệnh trĩ độ nhẹ không làm chết người, nhưng khi để bệnh chuyển độ nặng thi có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bị chảy máu cấp tính không được cấp cứu kịp thời.

Chữa bệnh sớm để giải quyết triệt để và ngăn ngừa biến chứng

Tất cả những nguyên nhân làm tăng áp lực ổ bụng như táo bón, kiết lỵ, người làm việc văn phòng ngồi lâu hay  phụ nữ vừa trải qua kỳ sinh nở đều có nguy cơ bị bệnh trĩ. Do vậy những người trong nhóm “nguy cơ” này nên tự theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời. Khi bệnh còn nhẹ, có thể áp dụng rất nhiều cách chữa bệnh như điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hay sử dụng các thuốc từ y học cổ truyền. Vừa qua ngày 14/4/2011, trong hội thảo “Phương pháp mới trong điều trị bệnh trĩ”, PGS.TS Lê Lương Đống (Phó giám đốc học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam) và nhiều chuyên gia đầu ngành đã giới thiệu một sản phẩm mới có hiệu quả toàn diện trong điều trị bệnh trĩ. Đó là Thăng trĩ Nam Dược. Thăng trĩ Nam Dược với thành phần gồm bài Bổ trung ích khí là bài thuốc điều trị trĩ kinh điển và toàn diện được sao tẩm, chế biến công phu để tăng khả năng chống táo bón và cầm máu giúp phát huy tác dụng tốt ngay cả khi bệnh đang trong giai đoạn cấp. “Trong khi Tây y áp dụng các biện pháp thủ thuật, phẫu thuật vừa đau, tốn kém, lại không phải bệnh nhân nào cũng dám lựa chọn vì sự e ngại về tâm lý thì việc tìm các thuốc Đông y như Thăng trĩ Nam Dược vừa tiện lợi lại an toàn mà có thể giúp trị bệnh tận gốc là một hướng đi mới mẻ và hoàn toàn đúng đắn.” – PGS.TS Nhâm chia sẻ trong hội thảo.

Bệnh trĩ - “Nỗi khổ” của hơn nửa dân số Việt Nam, Y tế - thiết bị,

Anh Trần Khánh Đức (ở 53 Hoàng Ngân, P. Phan Đình Phùng, Nam Định) cũng chia sẻ: “ Tôi bị bệnh trĩ đã hơn 2 năm nay, cũng do thói quen ăn uống không khoa học và ít vận động. Mới đầu chỉ là táo bón nhiều, gây khó khăn khi đi cầu và cảm giác hơi đau rát. Dần dần cảm giác đau rát ngày càng tăng, có khi ngồi ghế salon mà đau đớn tột cùng, kinh hoàng hơn là một lần đi cầu, tôi bị chảy máu, chảy xối xả không cầm lại được. Sau lần đó, tôi gầy rộc đi, người mệt lử.

Những chuỗi ngày khốn khổ đó không biết bao giờ dứt nếu không có một sự tình cờ đến với tôi. Tôi đọc được một bài viết về sản phẩm Thăng trĩ Nam dược trên một tờ báo khi đang ngồi cắt tóc. Khi biết Thăng trĩ Nam dược có nguồn gốc từ bài thuốc gia truyền với những bí quyết chế biến, sao tẩm công phu tôi thực sự rất kỳ vọng, thôi thì có bệnh thì vái tứ phương! Tôi tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng đồng thời gọi điện đến số tư vấn 0439953901 để được bác sỹ tư vấn về các biện pháp đi kèm như ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc truy cập thêm website  http://namduoc.vn/san-pham/4/4A/thang-tri-nam-duoc.aspx. Trong thời gian làm việc tôi thường dành chút thời gian đi lại, vận động quanh phòng, tập thói quen đi cầu đều đặn vào một giờ nhất định…Thật kỳ diệu là sau 2 tuần, tôi bớt chảy máu, cảm giác đau giảm nhiều. Uống hết 4 hộp thì bệnh gần như đã khỏi, tôi tăng thêm được 2 kg. Hiện giờ tôi không dám lơ là trong ăn uống và sinh hoạt nữa, thỉnh thoảng tôi vẫn dùng Thăng trĩ để phòng ngừa bệnh tái phát.”
(24H.COM.VN)

Ngài tằm có trị “yếu sinh lý”?

Con tằm, ngoài việc cung cấp sợi tơ dệt vải, còn cho nhiều sản phẩm chữa bệnh như: tằm chín, tằm vôi, nhộng tằm, kén tằm, phân tằm, đặc biệt là ngài tằm.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Ngài tằm được hình thành như sau: Khi chín, con tằm sẽ nhả tơ kết thành kén theo bọc thân mình và chuyển dần thành nhộng. Đến độ phát triển chín muồi, nhộng mọc cánh và chân rồi cắn kén chui ra thàng ngài.

Ngài tằm, tên thuốc trong y học cổ truyền là tàm nga, có vị mặn, bùi béo, mùi thơm, tính ấm.

Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng ngài tằm chế biến tán thành bột, cho uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói để chữa đái buốt do chứng lậu.

Hoặc lấy bột ngài tằm trộn với mật ong, bôi trong miệng chữa chứng 'phong chúm miệng' ở trẻ em gây cứng lưỡi, khóc không ra tiếng. Dùng ngoài: ngài tằm giã nát, đắp chữa những vết cắn do sau hoặc côn trùng độc.

Để làm thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh đặc trị liệt dương, di tinh, hoạt động sinh lý yếu, người ta thường chỉ dùng ngài tằm đực, nhất là loại chưa giao phối.

Nhưng làm thế nào để phân biệt và thu bắt được toàn ngài tằm đực. Qua nghiên cứu theo dõi, một hiện tượng sinh học lý thú đã được phát hiện là đúng 5 giờ sáng mỗi ngày thì ngài tằm đực đồng loạt cắn kén chui ra và từ 6 giờ sáng trở đi, ngài tằm cái mới cắn kén chui ra.

Tuy lác đác trong ngày, vẫn có trường hợp cả con đực và con cái cắn kén chui ra, nhưng hầu như chắc chắn từ 5 giờ đến 6 giờ sáng là có thể thu được toàn ngài tằm đực. Về hình dáng, ngài tằm đực nhỏ, toàn thân có màu nâu sẫm, bụng thon, còn con cái to hơn, màu nâu nhạt, bụng phình ra vì mang nhiều trứng.

Ngài tằm đực đã được xác định chứa chất methyltestosteron (một nội tiết tố nam) có hoạt tính sinh học cao và tác dụng làm tăng lượng của túi tinh trên động vật thí nghiệm.

Ngài tằm đực thu được đem vặt cánh, bỏ đầu và chân, rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đem dược liệu sao vàng. Có thể dùng tươi.

Dược liệu được dùng theo những công thức sau:

- Ngài tằm đực 7 con, sao giòn, tán nhỏ mịn; tôm he bóc vỏ 20g, giã nhuyễn, hai thứ trộn đều với 2 quả trứng gà. Đem rán hoặc hấp chín. Ăn một lần trong ngày.

- Ngài tằm đực 100g, dâm dương hoắc 60g, kim anh 50g, ba kích 50g, thục địa 40g, sơn thù 30g, ngưu tất 30g, kỷ tử 20g, lá hẹ 20g, đường kính 40g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít cồn 40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ.

Ngài tằm đực còn được bào chế với cá ngựa, nhung hươu và nhiều vị thuốc bổ khác có nguồn gốc thực vật như nhân sâm, hà thủ ô, ba kích... thành dạng cao (chiết xuất bằng cồn 70 độ) và viên bao với tên gọi là bipharton có tác dụng tăng trọng và kích thích sinh dục theo Chương trình nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại cảu Nhà nước.

Theo DS. Hữu Bảo

SK&ĐS

Thuốc từ cây mít

Cây mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus Lam, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Tại Việt Nam, cây mít được trồng ở đồng bằng và vùng núi cao đến 1.000m. Người ta trồng mít chủ yếu để lấy trái làm thực phẩm.

Tuy nhiên, trong hạt mít, ngoài tinh bột, protid, lipid, muối khoáng còn chứa một chất ức chế men tiêu hóa đường ruột nên khi ăn nhiều dễ bị đầy bụng. Hạt mít giàu calo (hơn cả khoai lang, sắn) và rất giàu các chất khoáng (calcium, lân, sắt…). Xơ mít cũng được sử dụng làm thực phẩm. Người nông dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh thường dùng xơ mít để muối dưa, gọi là nhút. Đây là loại dưa muối đặc sản nổi tiếng, chất lượng không thua kém gì các loại dưa muối khác.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures/T6b88696545.jpg

Gỗ mít là loại gỗ quý, nhất là tâm gỗ ở các cây lớn, được sử dụng làm nhà, làm đồ gia dụng và chế những đồ gỗ mỹ nghệ do có thớ mềm, không nứt, không mọt. Lá mít dùng làm thức ăn rất tốt cho các loại gia súc như bò, dê, hươu.

Theo tài liệu của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), trong múi mít chứa nhiều chất đường, đạm, các loại vitamin A, B1, B2, C và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Y học cổ truyền đã sử dụng mít làm thuốc từ lâu đời. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh viết: "Mít có vị ngọt, khí thơm, tính không độc. Có tác dụng ích khí, giải say rượu. Ăn mít sẽ nhẹ mình, đẹp sắc mặt".

Hầu như tất cả các bộ phận của cây mít đều được dùng làm thuốc. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, tiêu chảy và trị cao huyết áp. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá mít chữa các bệnh ngoài da và rắn cắn. Gỗ mít mài lấy nước uống có tác dụng an thần, liều dùng 6-10g/ngày. Trong khi đó rễ cây mít xắt uống có thể trị tiêu chảy.

Theo Lương y Đinh Công Bảy (Thanhnien online)

Mua thuốc cương dương không toa: “Tiền mất tật mang”

Sau khi Bộ Y tế có Quyết định cho bán 31 loại thuốc điều trị rối loạn cương dương, thị trường này nhộn nhịp hẳn lên. Tuy nhiên, nếu dùng tự do, các loại thuốc này có thể có những tác dụng phụ nguy hiểm.

Không toa cũng... có hóa đơn

Theo quy định của Bộ Y tế, các cửa hàng thuốc tư nhân chỉ được phép bán thuốc chữa rối loạn cương dương theo đơn. Nhưng thực tế, tại các cửa hàng thuốc ở Hà Nội và TPHCM , thuốc này mua 'vô tư', không cần đơn.

Tìm đến hiệu thuốc tư nhân trên đường Phủ Doãn (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi mua thuốc điều trị. Ngập ngừng, chưa nói hết câu, chị bán hàng đã liệt kê ra một loạt thuốc có thể điều trị bệnh này, Đông - Tây y đủ cả. Có loại thuốc chỉ có công dụng trong một lần sử dụng, tác động nhanh; có loại trị bệnh lâu dài. Thuốc Nam dược Xmen Forte được chào bán với giá 280.000đ/vỉ 4 viên.

Thấy đắt, tôi mặc cả thì được đồng ý bán với giá 250.000đ. Tại hiệu thuốc tư nhân của chị Nguyễn Thị Nguyệt (đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội), ngoài thuốc dành cho quý ông, còn có cả thuốc dành cho quý bà với giá 130.000đ/viên, tác dụng trong ngày...(?)

Cửa hàng nào cũng quảng cáo thuốc xịn nhưng giá cả lại rất khác nhau. Chỉ riêng viagra, các hiệu thuốc cạnh Bệnh viện Bình dân bán 120.000đ/viên, trong khi ở khu vực đường Hồng Bàng, quận 5, giá chỉ 100.000đ/viên. Tuy nhiên thuốc có đủ loại, có loại có chữ Tàu, có loại chữ Campuchia hay chữ Thái Lan.

Tự do mua thuốc rất nguy hiểm

BS Bùi Quang Uy, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Hà Nội cho biết. Để điều trị bệnh bất lực ở nam, bác sĩ phải khám thật kỹ mới cho đơn thuốc. Sau đó, phải theo dõi thường xuyên, khi thấy có những dấu hiệu tác dụng phụ phải khắc phục kịp thời, thay đổi thuốc cho phù hợp. Đã là bệnh thì không có thần dược nào uống một viên là khỏi. Dùng một viên chỉ là những thuốc kích dục. BS Uy lo lắng, có những bệnh nhân tâm lý e ngại nên không đi khám, tự mua thuốc về sử dụng. Nhiều người đã lâm vào tình cảnh 'tiền mất, tật mang'.

Hơn nữa, nhiều khi trên nhãn ghi thành phần chính của thuốc giống nhau nhưng tác dụng thì không giống nhau và không phải lúc nào cũng thoả mãn nhu cầu của người bệnh. Vì vậy, khi mua thuốc hãy đến gặp các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cách chữa trị bài bản và hiệu quả. Theo dược sĩ Trần Việt Trung, Trưởng phòng Quản lý Dược Sở Y tế TPHCM, thuốc chống chỉ định với những người có bệnh tim mạch, huyết áp... Vì vậy, nếu tự do mua bán thuốc rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.

Theo Khoa học & Đời sống