Lưu trữ cho từ khóa: nám da

Bí quyết để không bị nám trong mùa hè

Mùa hè đến đồng nghĩa với việc chúng ta phải “sống chung” với ánh nắng gay gắt, bỏng rát. Vì vậy, các vùng da hở tiếp xúc nhiều với ánh nắng dễ bị nám, sạm.

Làn da phụ nữ châu Á nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng có tỷ lệ bị nám, tàn nhang rất cao. Một phần nguyên nhân là do đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đặc biệt vào mùa hè, ánh nắng gay gắt cùng môi trường ô nhiễm là tác nhân ảnh hưởng đến sự tăng sinh đột biến của hắc sắc tố melanin, hình thành những đốm nám, sạm trên da. Chính những yếu tố này làm cho nỗi lo nám, sạm da ngày hè của phụ nữ càng trở nên bức thiết.

bi-quyet-de-khong-bi-nam-trong-mua-he

Giữ cho mình bí quyết để không bị nám trong những ngày hè

Bí quyết vui hè không lo bị nám

Mùa hè là mùa vui chơi, biết bao chuyến du lịch mời gọi. Để thỏa sức tung tăng cùng nắng hè, đắm mình với biển xanh mà không ngần ngại bởi những vết nám, sạm, tàn nhang, chị em phụ nữ cần tham khảo một vài bí quyết sau:

Chống nắng: Việc phơi nắng quá mức sẽ làm da già sớm, dày sừng hơn, đen sạm hơn, làm nặng thêm một số tình trạng da như mụn, nám, tàn nhang, viêm da ánh sáng… và tiềm tàng nguy cơ ung thư da. Vì thế, cần hạn chế ra nắng vào những giờ cao điểm  từ 10 giờ đến 15 giờ chiều. Thoa kem chống nắng hoặc dùng trang phục bảo vệ da như mũ rộng vành, khẩu trang, găng tay, tất (vớ)…

Làm sạch da: Vệ sinh da là khâu đầu tiên cũng là khâu cuối cùng trong các bước chăm sóc da. Vào mùa nóng, da tiết nhiều mồ hôi và dễ bám nhiều bụi bẩn, do đó nên giữ cho da luôn sạch và thoáng. Đừng tẩy sạch da một cách quá mức, sẽ làm mất lớp chất béo bảo vệ da. Nếu có thói quen trang điểm, hãy tẩy sạch mỹ phẩm trang điểm trước khi đi ngủ. Nên chọn các sản phẩm tẩy trang được cho cả mắt, môi và da mặt.

Giữ ẩm: Với người da khô, da nhạy cảm, khí hậu nóng sẽ làm bạn dễ chịu hơn nhưng cần chú trọng việc giữ ẩm cho da. Nếu da mất nước lại tiếp xúc với ánh nắng hè sẽ dễ bắt nắng và gây sạm, nám.

Bảo vệ da từ bên trong: Bên cạnh việc chăm sóc da bằng các phương pháp bên ngoài thì việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nám da từ bên trong bằng dinh dưỡng hợp lý, như: uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, trái cây tươi, kết hợp với các thành phần thảo dược như: Tinh chất mầm đậu nành, dầu gấc, quy râu, thục địa, ích mẫu… giúp hoạt huyết, tăng cường dưỡng chất cho da, giúp da khỏe mạnh từ bên trong.

BACSI.com (Theo Alobacsi)

Cách giữ an toàn cho chúng ta dưới ánh nắng mắt trời trong mùa hè

Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra phát ban trên da, ung thư da và có hại cho mắt.

bao ve da duoi anh nang mat troi

Bạn có biết rằng ánh nắng mặt trời không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn có tác động đến cả đôi mắt của bạn. Vì vậy, việc bảo vệ cơ thể, chống lại các tia có hại từ ánh nắng mặt trời như UVA và UVB là việc cần thiết và bắt buộc. Mặc dù tia UVB có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ vitamin D3 nhưng nếu tiếp xúc quá nhiều, đặc biệt vào những thời điểm ánh mặt trời gay gắt thì tia này lại trở thành có hại.

Để bảo vệ mình an toàn dưới ánh mặt trời, bạn không được phép quên các bước đơn giản sau đây:

- Bôi kem chống nắng có SPF 15 hoặc cao hơn

- Đeo kính mát để chống lại các tia cực tím

- Uống nhiều nước để phòng mất nước trong cơ thể

- Mặc áo chống nắng, đội mũ

- Cố gắng tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng 11 giờ trưa – 4 giờ chiều.

(Theo aFamily)

Lợi ích dinh dưỡng từ dưa bở

Thịt quả dưa bở vị ngọt, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu. Đây là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức.

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức. Để chữa chứng nhiệt, phiền khát, tiểu tiện rít, không thông thoát, đại tiện táo bón, có thể lấy quả dưa bở 250 g, bỏ vỏ, ăn cả hạt. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, lợi niệu.

Thịt quả dưa bở vị ngọt, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu. Đây là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức.

Cuống dưa bở tính hàn, vị đắng, có độc; có công năng gây nôn, tống các thứ tồn tích trong dạ dày ra, lợi thủy. Trung y ngay từ thời Nhà Hán đã biết dùng cuống quả dưa bở để thúc nôn phong đàm và thức ăn không tiêu trong dạ dày ra. Y học hiện đại cũng khẳng định rằng, trong cuống quả dưa bở có chất melotoxin, loại thuốc đặc hiệu quan trọng thúc nôn, hạ thủy, làm tiêu tan hoàng đản.

loi-ich-dinh-duong-tu-dua-bo

Sau đây là vài bài thuốc từ dưa bở:

Chống ngứa, chữa mề đay: Lá cây dưa bở nấu lấy nước tắm.

Chữa mụn trứng cá và có vết sắc tố, làm da nhẵn mịn: Quả dưa bở, táo tàu mỗi thứ 250 g rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, cho thêm 150 g cà rốt đã luộc nhừ, tất cả nghiền cho thật nhuyễn, chia ăn 2 lần trong ngày. Thuốc có tác dụng nhuận phế, kiện tì, dưỡng da rất tốt.

Chữa đau khớp đầu gối: Hạt dưa bở 100 g, ngâm trong ít rượu trắng, 10 ngày sau lấy ra nghiền nát, mỗi lần ăn 10 g, uống thêm chút ít rượu, ngày 3 lần. Thuốc có tác dụng trừ phong, hoạt huyết.

Chú ý: Những người tì vị hư hàn, bụng trướng tức, đại tiện phân loãng không ăn loại dưa này. Những người bị xuất huyết, thể chất hư nhược thì không được uống các loại nước thuốc bằng cuống quả dưa bở.

(Theo KTGĐ)

Phương thuốc tự nhiên giúp trị nám sau sinh

Sau khi sinh, những vết nám có thể mờ đi nhưng ít khi mất hoàn toàn. Các bà mẹ có thể tìm đến viện da liễu hoặc trung tâm thẩm mỹ uy tín để được tư vấn nhưng hãy chữa trị sau khi cai sữa hoặc có thể chữa trị bằng những phương thuốc từ tự nhiên sau đây.

Mình sinh xong uống nghệ với mật ong hai tháng nay rồi mà cũng không ăn thua, da mặt vẫn nám nhiều lắm. Có cách nào nữa không? – (Bạn đọc Minh Hoang – [email protected]
/* */
).

phuong-thuoc-tu-nhien-giup-tri-nam-sau-sinh

Trả lời:

Rất nhiều bà mẹ bị nám khi mang thai do ảnh hưởng của tuyến hormone nữ kích thích sự sản sinh sắc tố melanin. Sau khi sinh, những vết nám có thể mờ đi nhưng ít khi mất hoàn toàn. Để hạn chế sự xuất hiện của những vết nám mới, bạn hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời, đeo kính, khẩu trang, mặc áo chống nắng và thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài. Nếu cảm thấy khó chịu với những vết nám bạn có thể tìm đến viện da liễu hoặc trung tâm thẩm mỹ uy tín để được tư vấn nhưng hãy chữa trị sau khi cai sữa nhé.

Nếu chữa trị bằng phương thuốc từ tự nhiên thì bạn có thể tham khảo một số công thức sau:

- Mỗi ngày uống 1 cốc nước ép củ cải trắng và giá đỗ, buổi tối trước khi đi ngủ có thể dùng hỗn hợp 2 loại nước này bôi lên mặt, mát xa nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng nước sạch sau 20 phút. Cách này phải thực hiện kiên trì trong vòng từ 6 – 8 tháng.

- Dùng nghệ tươi giã nát, ngâm vào dấm ăn, để khoảng 1 tháng, tránh ánh sáng trực tiếp, đem bôi mặt, mát xa cho thấm đều lên da mặt khoảng 15 – 20 phút rồi xông mặt bằng nước lá chanh. Thực hiện khoảng 2 lần trong 1 tuần, kiên trì trong vòng 3 tháng, làn da sẽ được cải thiện đáng kể.

- Lá dâu 10 – 15g khô (hoặc 20 – 30g tươi), hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày, liên tục 1 tháng.

- Mặt nạ oliu – mật ong: 1 thìa dầu oliu, 1 ít mật ong, gạc hoặc 1 miếng mặt nạ.

Dầu oliu làm nóng lên khoảng 37oC, thêm lượng mật ong vừa phải, cho tấm gạc vào ngâm sau đó lấy ra đắp lên mặt khoảng 20 phút. Cách này có thể chống lão hóa cho da, làm mềm da và trị nám, thích hợp dành cho da khô.

- Trộn 1 quả chuối chín với 1 hộp sữa chua, sau đó đắp lên mặt khoảng 15 phút và rửa mặt với nước lạnh.

- Xay nhuyễn một quả dưa leo cùng 1 quả mướp đắng non rồi vắt lấy nước, để trong tủ lạnh. Một ngày thoa 2-3 lần lên mặt, 30 phút sau rửa sạch với nước lạnh, sẽ rất tốt trong điều trị sạm da.

Nghệ với mật ong như bạn đang sử dụng cũng có tác dụng tốt cho da như làm trắng da, liền sẹo nhưng hiệu quả trị nám sẽ không rõ rệt. Để trị nám hiệu quả, bạn cần kết hợp nhiều cách khoa học.

Thân mến!

(Theo Dep)

Bài thuốc chữa bệnh nám da

Da mặt bị nám (bị sạm) là bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 16-50. Nam giới cũng bị nám da mặt, nhưng rất hiếm gặp.

Có nhiều nguyên nhân gây nám da như: rối loạn nội tiết, bị một số bệnh gan, suy thận. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài cũng gây nám như: đi nắng nhiều mà không đội mũ, đeo khẩu trang, dùng mỹ phẩm thoa mặt bị dị ứng, sau khi lột da mặt (ở mỹ viện) mà không tránh nắng, uống thuốc ngừa thai kéo dài, bị chấn thương vùng mặt, viêm da mặt….

Tùy theo vị trí của vệt nám, người ta phân thành hai loại:

- Nám da mặt đối xứng: Trên mặt xuất hiện những dải sắc tố màu nâu, xám đen hoặc nâu đen, có viền rõ, kích cỡ to nhỏ khác nhau. Vệt nám thường đối xứng ở mặt, ở trán, thái dương, gò má, phần trên của mũi…

- Nám da quanh miệng: Vị trí vệt nám ở vùng xung quanh miệng. Vệt nám thường có màu nâu, màu cà phê sữa trên một nền da đỏ nhiều hay ít tùy người (da không bong vảy hoặc da nhờn…).

Kiểu nám này kéo dài hàng năm, nguyên nhân có thể do rối loạn nội tiết sinh dục nữ, rối loạn kinh nguyệt, bệnh đường tiêu hóa…

Như vậy, để trị nám da mặt, cần tìm ra nguyên nhân gây nám da để dùng đúng thuốc mới hiệu quả. Chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây một số bài thuốc Đông y chữa nám da mặt dễ tìm, dễ sử dụng, ít tốn kém.

Chữa nám da mặt do rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết gây nám da mặt được phân làm ba thể:

- Can khí uất: Tinh thần không thư thái, thường hay tức ngực, đau tức vùng hông sườn, vú và vùng bụng dưới đau, kinh nguyệt không đều. Nên dùng bài thuốc sau: hà thủ ô (đỏ) 16g, hương phụ 10g, ngải cứu 10g, đậu ván 10g, cúc tần 10g, nhân trần 10g, lạc tiên 12g, cỏ mần trầu 8g, mã đề 8g, bạc hà 8g, cam thảo nam 6g, gừng (nướng) 4g. Nấu với một lít nước sắc còn 200ml, chia hai lần uống trước bữa ăn.

- Khí hư: Người mệt mỏi, không có sức, kinh nguyệt không đều, tinh thần không thư thái, sợ lạnh, nước tiểu trong, phân thường mềm nhão, lưỡi có sắc nhạt, rêu lưỡi trắng. Nên dùng bài thuốc sau: đinh lăng 16g (hoặc đảng sâm 16g), đậu ván 12g, lạc tiên 10g, nhân trần 10g, hương phụ 10g, ngải cứu 10g, trần bì 6g, rễ tranh 8g, cam thảo nam 8g. Sắc uống như trên.

- Huyết hư: Người gầy yếu, da khô, sắc mặt vàng, hoa mắt, chóng mặt, đi cầu táo, tiểu vàng, nóng, người bứt rứt, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, lưỡi nhạt, rêu vàng. Nên dùng bài thuốc sau: hà thủ ô 16g (hoặc đương quy 12g), hương phụ 10g, ngải cứu 10g, đậu đen 10g, rau má 12g, nhân trần 10g, lá dâu 8g, lạc tiên 12g, mã đề 8g, cam thảo nam 8g. Sắc uống như trên.

bai-thuoc-chua-benh-nam-da

Chữa nám da mặt do bệnh của gan (thường là viêm gan mạn tính)

Các vết nám thường ở hai bên má lan sang cổ, vết nám không có viền rõ ràng. Nên dùng bài thuốc sau: hà thủ ô 16g, nhân trần 12g, bồ công anh 12g, chó đẻ răng cưa 16g, thổ phục linh 12g, rau má 12g, mần trầu 10g, lạc tiên 10g, mã đề 8g, rễ tranh 8g, trần bì 6g, cam thảo nam 8g. Sắc uống như trên.

* Trường hợp nám da mặt khi mang thai, cần chú ý không ra nắng quá nhiều. Chứng này thường biến mất sau khi sinh.

* Đối với những người bị nám da mặt do các yếu tố bên ngoài, ngoài việc điều chỉnh sinh hoạt, chữa lành các chấn thương, cần lưu ý đến các loại dược phẩm dưỡng da bằng cây cỏ. Có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

- Nhân hạt bí đao 16g, trần bì (vỏ quýt khô) 6g, hoa đào khô 12g. Ba thứ rửa sạch, sấy khô, tán nhỏ. Ngâm với 1/2 lít nước sôi 10-15 phút. Chia hai-ba lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục một -hai tháng.

- Lá dâu tằm (hái trong mùa đông), rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Ngày dùng 50-80g, nấu với một lít nước, sắc còn 100ml, hòa với nước sạch để rửa mặt vào buổi sáng. Có thể nấu 2kg lá dâu khô với 10 lít nước, còn một lít, bảo quản chỗ mát (hoặc để ở ngăn mát tủ lạnh). Mỗi buổi sáng dùng 100ml hòa với nước sạch để rửa mặt.

- Nước ép dâu tây, cà chua dùng cho loại da nhờn. Rửa mặt sạch bằng nước ấm, bôi nước ép hai loại này lên da mặt, sau 20-30 phút thì rửa sạch bằng nước sắc của cây ngò tây (ngò tàu, ngò gai).

- Nước vo gạo (hoặc nước cám gạo), bột củ cà rốt (hoặc củ cà rốt nghiền nhuyễn), thoa lên vết nám ngày hai lần mỗi lần 20-30 phút, rửa sạch bằng nước ấm.

Lương y Đinh Công Bảy

(Theo Phụ nữ online)

Lưu huỳnh chữa được nấm da?

 

Hỏi: Trước đây, có sách hướng dẫn người dân sử dụng lưu huỳnh làm thuốc chữa hắc lào, nấm da, ghẻ... cho người. Xin hỏi, vì sao lưu huỳnh có tác dụng này?

Nguyễn Thúy Hạnh (Hải Dương).


Lưu huỳnh.

Theo GS.TSKH Trần Văn Sung, Phòng Tổng hợp hữu cơ, Viện Hóa học, Viện khoa học & Công nghệ Việt Nam: Lưu huỳnh có tác dụng sát khuẩn tốt nên trước đây do có ít thuốc chữa những bệnh trên người ta đã khuyên có thể sử dụng lưu huỳnh. Khi bôi vào da bị nấm, hắc lào thì các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Đặc biệt, lưu huỳnh có tác dụng ngay trên bề mặt da nhưng lại khó hấp thụ để vào máu bởi lưu huỳnh có phần tử khá lớn.

Hiện nay, y học phát triển người dân có thể sử dụng các loại thuốc chữa bệnh an toàn hơn. Tuy nhiên, vẫn có thể ứng dụng lưu huỳnh vào một số trường hợp khi không có thuốc hoặc để chữa bệnh cho vật nuôi. Ví dụ, người dân có thể sử dụng bột lưu huỳnh để chữa bệnh ghẻ cho chó, mèo nuôi trong nhà...

(Theo Bee)

 

Vì sao bị nám da ở tuổi 50?

Tôi năm nay 50 tuổi, da mặt cứ bị nám dần mặc dù tôi chăm sóc rất tốt. Có phải do nội tiết tố thay đổi hay vì sao, thưa bác sĩ?

(Dương Ngọc Lan – Đà Nẵng)

Ảnh minh họa – nguồn internet

Nám da tuy không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại làm phụ nữ mất đi vẻ tự tin, ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ. Đó là những đốm mụn nhỏ lan tỏa trên má, mũi. Về sau những mạch máu li ti xuất hiện tạo thành vết màu đỏ thâm trên da mặt.

Nguyên nhân khiến phụ nữ tuổi trung niên bị nám mặt có rất nhiều như: nội tiết thay đổi, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, do dùng mỹ phẩm…

Để ngăn ngừa hiện tượng nám da, bạn phải tới bác sĩ để được khám, tư vấn tìm đúng nguyên nhân để điều trị. Trước mắt, phải hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi bằng cách đeo kính mắt, khẩu trang, đội nón mũ rộng vành.

Hạn chế việc sử dụng mỹ phẩm, các hóa chất, chất lột tẩy da mặt. Tuyệt đối không tự ý mua các sản phẩm trị nám da không có nhãn mác ngoài thị trường hay tại các thẩm mỹ viện không đủ tin cậy. Tốt nhất, nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa da liễu để lựa chọn và áp dụng phương pháp chữa trị nám thích hợp.

BS Vũ Thu Dung

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Ngứa vùng bìu mỗi khi chạm vào là bệnh gì?

Tôi đã thử bôi thuốc kedermfa một thời gian độ khoảng 3 tuần gì đó thì thấy khỏi và ngưng bôi nhưng mấy hôm nay thì thấy lại bị lạ.

Xin chào bác sĩ! Tôi đang là sinh viên năm thứ hai của một trường đại học chưa quan hệ tình dục lần nào nhưng dạo này không hiểu sao ở trên bìu lại rất ngứa mỗi khi chạm vào ở phần dương vật thì không có vấn đề gì ở phần ngứa đỏ đó có đôi khi thấy vùng đó da phồng dày hơn vùng bên cạnh.

Tôi đã thử bôi thuốc kedermfa một thời gian độ khoảng 3 tuần gì đó thì thấy khỏi và ngưng bôi nhưng mấy hôm nay thì thấy lại bị lại và bây giờ tôi thấy rất lo lắng không biết mình có mắc bệnh liên quan tới tình dục nào không. Kính mong bác sĩ tư vấn giúp tôi để tôi có thể yên tâm về bệnh của mình

Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều !(Nam)

Bạn mô tả tổn thương không được kỹ nhưng theo tôi khả năng bạn bị nấm da. Thông thường, nam giới khi bị ngứa ở vùng kín, đặc biệt ở vùng bẹn, vùng bìu, vùng mông và dương vật có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh viêm nhiễm sinh dục nam từ nặng đến nhẹ. Nhẹ thì bị nấm, hắc lào, chàm… nặng thì có thể là các bệnh lây truyền qua đường tình dục như nấm Candida Albicans, lậu, giang mai…

Bạn cần đến khám bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ các kết quả đó, bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định điều trị đúng bệnh, dùng đúng thuốc. Không nên tự mua thuốc về điều trị làm bệnh không khỏi mà còn nặng thêm.

(Theo Afamily)