Lưu trữ cho từ khóa: muối dưa

Mẹo muối dưa thật ngon

Ở nhiều hàng, dưa màu vàng đẹp nhưng ăn bị nhạt, không ngon do chủ hàng muối bằng nước sôi cho nhanh, khiến dưa bị chín ép.

Mời bạn tham khảo cách làm dưới đây để tự mình có được hũ dưa ngon cho gia đình nhé.

Nguyên liệu

1 kg cải xanh, loại dùng để muối dưa
500 ml nước
500 ml nước vo gạo
20 gr đường
60 gr muối, loại hạt to
3 thìa cà phê nhỏ dấm.

Cách làm

- Rau rửa sạch, đem phơi nắng xế chiều sao cho rau vừa khô nước. Không phơi quá héo. Nếu không có nắng, bạn có thể rửa sạch, để vào rổ cho ráo nước, để rổ rau cạnh góc bếp, cho rau hơi héo.

- Bắc nồi nước, nước vo gạo, đường, muối, dấm lên bếp. Hoà tan, đun sôi. Xong để nguội lại chỉ còn âm ấm. Dùng tay chấm ít nước muối, nêm khẩu vị thấy muối hơi mặn, có chút chua là được.

- Khử trùng lọ muối dưa, nắp lọ bằng cách trụng vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút. Lau khô.

- Cho rau vào lọ, nén vừa phải, đừng quá chặt. Bên trên cài hai thanh tre chéo nhau (bạn có thể dùng đũa gỗ, loại dùng một lần) để đè rau không bị nổi lên trên mặt nước để tránh rau bị đen.

- Đổ hỗn hợp nước muối vào. Mặt nước cao hơn mặt rau. Để nơi thoáng khoảng hai ngày là dưa vàng, rất ngon. Nếu có nắng, bạn đem phơi hũ dưa ngoài nắng một ngày, ngày hôm sau để lọ dưa ở nơi mát.

Bạn có thể thêm hành hương.

 

Meo.vn (Theo Ngoisao)

Muối dưa bông cải

Ảnh: Đông Xuân

Nguyên liệu:

- 1 kg bông cải (trắng và xanh).

- Tỏi, ớt tươi, đường, muối, bột ngọt.

- 1 chai giấm nhỏ.

Thực hiện:

Bông cải mua về cắt miếng vừa ăn, phần cuốn bông đừng bỏ mà có thể tước sơ vỏ già rồi chẻ thành miếng, dùng nước muối rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi rồi vớt ra, ngâm nước lã rồi vớt ra để ráo (làm như vậy bông cải muối dưa sẽ giòn). Ớt trái cắt sợi, tỏi cắt lát, nếu thích thì có thể thêm ít cà rốt cắt sợi hoặc bào mỏng, xốc muối, xong rửa sạch, để ráo nước, để vô cho có màu sắc.

Giấm mua về thường chỉ tiêu chất lượng 3-4% độ chua. Để muối dưa bông cải thì nên pha giấm với nước ấm để giảm độ chua còn 2-3% là được. Cho đường, muối, thêm ít bột ngọt, nêm vừa miệng rồi đổ hỗn hợp giấm pha vào thố bông cải (thêm cà rốt nếu có) đã trộn sẵn, cho thêm ớt cắt sợi vào, chủ yếu là lượng nước phải ngập mặt hết bông cải và cà rốt. Ngâm một ngày thì bông cải bắt đầu chua, đem cho vào tủ lạnh để ăn dần. Món chua dễ kết hợp với nhiều loại thức ăn khác, tạo cảm giác đỡ ngán hơn.

Meo.vn (Theo Thanh Niên)

Có nên ăn dưa muối xổi

Tôi rất thích ăn dưa muối xổi với thịt luộc. Nhưng tôi nghe nhiều người nói không nên ăn nhiều vì không tốt cho sức khoẻ. Xin Quý báo cho biết, điều này có đúng không?

Lê Quốc Ninh (Thanh Hóa)

Dưa muối xổi được muối trong thời gian quá ngắn, môi trường muối dưa không đủ độ axit để kìm hãm sự phát triển của những loại vi khuẩn có hại. Trong dưa muối xổi vẫn còn vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh, ăn vào có hại cho sức khỏe.

Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa thường gặp, ăn nhiều dưa muối xổi còn có nguy cơ dễ mắc ung thư. Bởi khi muối dưa, nitrat trong rau sẽ bị vi sinh vật chuyển hóa thành nitrit. Hàm lượng nitrit đặc biệt tăng cao trong mấy ngày đầu rồi giảm đi và mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Như vậy, trong dưa muối xổi chứa nhiều nitrit, khi chúng ta ăn vào cơ thể, axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động vào các axit amin từ các thực phẩm khác như thịt, cá... để tạo thành hợp chất nitrosamin là một chất có khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm.

Để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể, bạn nên tránh ăn dưa, cà muối xổi, hoặc những loại dưa muối còn chưa đủ thời gian, dưa chưa vàng, ăn hãy còn cay.
Bác sĩ Vũ Thu
Meo.vn (Theo SKDS)

Tác dụng ít biết của các loại vỏ quả

Vỏ của các loại quả thường chứa nhiều chất dinh dưỡng và các chất chống oxy hóa, có tác dụng hiệu quả trong việc chữa một số bệnh mãn tính.

Vỏ táo


Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ táo rất có lợi cho sức khỏe. Vỏ táo chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hơn một nửa lượng vitamine C nằm ở phần sát vỏ. Các nghiên cứu cho thấy, vỏ táo có tác dụng chống oxy hóa còn mạnh hơn cả thịt táo, thậm chí còn mạnh hơn những loại rau quả khác.

Vỏ lê


Vỏ lê là một loại thuốc tốt cho tim mạch và nhuận phổi. Vỏ lê sau khi rửa sạch và cắt nhỏ, thêm đường phèn sau đó sắc lên có thể trị bệnh ho. Khi bạn muối dưa chua, nếu bỏ thêm một chút vỏ lê có thể giúp cho dưa giòn hơn.

Vỏ nho


Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt quả hay hạt nho, giảm lipid, phòng tránh bệnh xơ cứng động mạch, có tác dụng tăng sức đề kháng. Vỏ nho tím còn có chứa chất giúp giảm huyết áp. Vỏ nho cũng có chứa lượng chất xơ phong phú và sắt.

Hiện tại, đã có người sử dụng vỏ nho để chế biến loại thực phẩm có tác dụng trị các chứng bệnh như cholesterol quá cao hay bệnh tiểu đường.

Vỏ dưa hấu


Vỏ dưa hấu trông cứng vậy nhưng có chứa rất nhiều đường, các kháng chất, chất xơ, có tác dụng thanh nhiệt, giảm huyết áp. Vỏ dưa hấu còn có thể làm nộm, xào hoặc nấu canh.

Vỏ bí

Vỏ bí có chứa chất xơ và nhiều khoáng chất. Nó có tác dụng giảm phù và tốt cho những người bị tiểu đường. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên rằng khi nấu canh bí, bạn nên giữ nguyên cả vỏ chứ không gọt bỏ đi.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Món ngon từ bông súng

Bông súng mọc trong ao hồ, ruộng nước; được trồng làm cảnh, làm thực phẩm và làm thuốc. Cuống hoa, củ, rễ...của bông súng đều có thể ăn được.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Một số món ngon từ cây bông súng

Canh bông súng cá rô

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Canh bông súng nấu với cá rô là món ăn dân dã rất được ưa chuộng. Chỉ cần một bó bông súng, vài con cá rô và một ít rau thơm là bạn có thể nấu một nồi canh chua giúp an thần, trợ tim, chữa ho và viêm đường tiết niệu.

Bông súng: 1 bó (200-300g), cá rô đồng: 200g, rau thơm (rau ngổ, húng quế, ngò gai, hành lá), me 1 vắt, ớt trái, gia vị (nước mắm, muối, tiêu, đường, bột ngọt, dầu ăn).

Bông súng tước vỏ, rửa sạch, ngắt từng khúc khoảng 5cm. Cá rô chọn con mập, làm sạch, bỏ vảy và ruột. Luộc cá chín, gỡ lấy thịt ướp gia vị, để sẵn. Bắc nồi nước, đun sôi, lược nước me chế vào. Sau đó cho cá vào, khi cá gần chín, cho bông súng vào. Nêm thêm nước mắm + đường sao cho canh có vị chua chua, ngọt ngọt vừa ăn. Nên thêm vài muỗng dầu ăn (hoặc mỡ nước).

Múc canh ra tô, rắc lên một ít rau thơm (cắt nhỏ) và vài lát ớt đỏ, ăn nóng.

Lưu ý: không nên nấu chín quá,  bông súng sẽ nhũn, ăn không ngon. Ngoài ra, bạn có thể nấu canh chua bông súng với cá lóc hoặc cá sặc.

Bông súng bóp xổi

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Để có món bông súng bóp xổi, người ta lấy cuống bông súng, tước bỏ vỏ ngoài, rửa sạch rồi ngắt từng khúc ngắn 4-5cm, để vào thau. Dùng tay bóp nhẹ những cọng súng cho giập mà không bị nát.

Pha một chén giấm + vài muỗng đường, quậy cho tan đường. Đổ chén giấm vào thau bông súng, thêm một nắm rau răm xắt nhỏ vào, trộn đều.

Món này rất ngon, tác dụng kích thích tiêu hoá, an thần, trợ tim, giải độc, rất tốt cho người ăn uống kém, ăn uống không tiêu, mất ngủ, tim đập manh, bồn chồn không yên, người bị di tinh, bạch đới, ho, viêm đường tiết niệu.

Gỏi bông súng

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Bạn có thể làm món gỏi bông súng với tép khô (ruốc khô) cùng các phụ liệu như đậu phụng, rau răm, hành, tỏi và gia vị (nước mắm ngon, tương ớt, đường, giấm hoặc chanh). Dùng chung với bánh tráng nướng, ăn vừa ngon vừa có tác dụng tốt giống như món bông súng bóp xổi.

Cuống lá cây bông súng tước bỏ vỏ còn được dùng muối dưa (như muối dưa cải), làm gỏi.

Lương y Đinh Công Bảy

Meo.vn (Theo PNO)

Trời mưa, muối dưa cà rốt, củ cải để dành

Thay vì phải ra ngoài hàng mua dưa ăn thường xuyên, bạn nên tự chế món dưa cà rốt, củ cải này để dành ăn dần.

1.    Nguyên liệu

-    1 củ cà rốt lớn, gọt vỏ, cắt hình que diêm dày

-    2 muỗng cà phê muối

-    1 củ cải gọt bỏ, cắt hình que diêm dày

Trời mưa, muối dưa cà rốt, củ cải để dành, Bếp Eva, muối dưa, dưa cà rốt, mon ngon, nau an, mon ngon de lam, bep eva, muối dưa củ cải

-    2 muỗng cà phê đường + ½ chén đường

-    1 tách giấm cất

-    1 cốc nước nóng

2.    Chế biến

Trời mưa, muối dưa cà rốt, củ cải để dành, Bếp Eva, muối dưa, dưa cà rốt, mon ngon, nau an, mon ngon de lam, bep eva, muối dưa củ cải

Trong một cái bát, cho cà rốt, củ cải vào và rắc 1 muỗng cà phê muối và 2 muỗng cà phê đường vào. Nhào nhẹ nhàng bằng tay vài phút để rau củ cải và cà rốt được mềm và ra nước dưới đáy bát. Lúc này củ cải sẽ dẻo hơn, không bị gãy.

Trời mưa, muối dưa cà rốt, củ cải để dành, Bếp Eva, muối dưa, dưa cà rốt, mon ngon, nau an, mon ngon de lam, bep eva, muối dưa củ cải

Bỏ rau đã nhào ra, rửa lại bằng nước lạnh và để ráo.

Trời mưa, muối dưa cà rốt, củ cải để dành, Bếp Eva, muối dưa, dưa cà rốt, mon ngon, nau an, mon ngon de lam, bep eva, muối dưa củ cải

Trong tô lớn, kết hợp nước nóng, giấm và ½ chén đường, 1 muỗng cà phê muối, các loại rau vào và khuấy cho đến khi đường tan. Để hỗn hợp rau này ướp trong vòng 1 giờ trước khi ăn. Chuyển vào bình thủy tinh nếu bạn muốn lưu trữ.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Meo.vn (Theo MM)

Bí quyết muối dưa cải ngon, ăn chống ngán

 

Mùa hè, bữa tối có thêm dưa chua rất dễ vào cơm. Có thể là đĩa dưa ăn kèm thịt chân giò luộc hay nồi canh dưa bò… Nhưng không phải ai cũng có tay muối dưa được vàng rộm, giòn, cay cay, chua ngọt dễ chịu…

Đầu tiên muốn có đĩa dưa ngon, bạn nên chọn hũ muối dưa bằng sành, sứ hay thủy tinh, bày bán rất nhiều và nên chọn mua loại cải bẹ to mới ngon.

Nguyên liệu cho một hũ dưa thành công gồm: Cải bẹ, hành lá, ớt, muối, đường…

Cách làm rất đơn giản:

- Cải bẹ mua về khoan hãy làm, phơi ngoài trời một nắng cho hơi héo.

- Hành lá cắt bỏ rễ, phơi cho héo cùng cải.

- Cắt khúc cải và hành dài chừng 5cm, đem rửa sạch.

- Nước muối dưa cải nên lấy nước đun sôi, để âm ấm. Pha các gia vị theo tỷ lệ 1:3:1 (1 lít nước cần 3 thìa muối hạt và 1 thìa đường). Dùng đũa khuấy đều.

- Xếp dưa vào hũ, cọng xuống trước, lá phủ lên trên, rồi thêm hành lá, ớt cắt nhỏ.

- Đổ nước vào cho ngập dưa, dùng đĩa con đè lên trên hoặc dùng nan tre chặn lên.

Với món dưa chua, chỉ sau 2 ngày là có thể ăn được, nếu thích ăn chua thì chờ lâu hơn. Đọc qua công thức thì tưởng đơn giản, nhưng không phải ai cũng có tay muối dưa ngon.

Quan trọng nhất trong khâu muối dưa chính là cân đong lượng muối vừa phải: Nhiều quá dưa cải mặn cũng mất ngon mà ít muối dễ làm dưa cải nhanh hỏng, ủng. Tất nhiên không thể thiếu đường, sẽ giúp cọng dưa vàng đều.

Nếu thích bạn có thể cho thêm vài lát giềng cùng hành lá, hai nguyên liệu này giúp cho dưa thơm ngon hấp dẫn.

Dưa cải chua thường ăn kèm với thịt luộc, thịt quay, cá rán kèm thêm bát mắm ớt tỏi. Hay có thể dùng nấu canh cá, nấu với sườn non. Trời nắng nóng, dùng dưa kho cá ngừ, cá đối hay om cùng cá chép cũng rất dễ ăn.

Bí quyết muối dưa ngon

Chỉ cần mươi phút siêng năng, bạn đã có hũ dưa chua để ăn kèm thịt luộc, hoặc nấu món canh cá thìa là hấp dẫn. Cách làm nước muối dưa:

Công thức chung là 3 muối - 1 đường (1 lít nước cho ba thìa súp muối bột và 1 thìa súp đường). Nấu hỗn hợp muối đường cho sôi và tan hết, sau đó để thật nguội và đổ vào hũ sao cho ngập nguyên liệu. Để từ 1 đến 3 ngày (tùy loại dưa), khi dưa có màu xanh ngả vàng là dùng được.

Muối là nguyên liệu chính để muối dưa. Nếu nhiều muối, dưa sẽ mặn và lâu chua. ...

Rau muối thập cẩm – món ngon ngày Tết

Mấy ngày Tết vừa rồi, bạn đã nạp rất nhiều thịt, cá. Hãy chuẩn bị cho gia đình món rau thập cẩm để chống ngán, làm vừa dễ vừa nhanh.

Nguyên liệu

Hai quả dưa chuột
Nửa củ cải trắng
Một củ cà rốt
Nửa bắp cải
Ớt đỏ
Muối
300 gr đường
Một chai dấm trắng

Món dưa muối thập cẩm vừa ngon vừa đẹp mắt.


Cách làm

Rửa sạch các loại củ quả. Củ cải, dưa chuột, cà rốt thái hình thoi. Bắp cải thái miếng vừa ăn.

Quy trình muối dưa qua ảnh.


Cho muối vào trộn đều với củ cải, dưa chuột, cà rốt rồi để khoảng nửa tiếng đồng hồ. Sau đó rửa sạch rồi cho chúng vào một bình thủy tinh.

Đổ giấm trắng vào bình rồi cho thêm đường. Muối khoảng gần hai ngày là ăn được. Khi ăn cho thêm ớt tươi.

Bí quyết muối dưa hành ngon

Cùng với thịt mỡ và bánh chưng, dưa hành đã thân thuộc trong cách nghĩ 'Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh'. Dưa hành là một món không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt.
Chọn hành:
Hành củ chọn loại đều, chắc củ, không bị thối hỏng, bóc bỏ lớp vỏ già bên ngoài sẽ lộ ra thân củ màu trắng hoặc trắng hơi ngả tím. Kinh nghiệm của nhiều bà nội chợ cho rằng sử dụng củ hành trắng hay hành hương ăn ngon và thơm hơn hành tía. Hành tía hăng, cay hơn khiến cho vại dưa lâu chín hơn.Một số nguyên liệu khác có thể đi kèm: cải bẹ (dùng để xếp lớp bổ sung vào vại muối hành); mía lót đáy vại, đường, rượu trắng, giấm (khiến dưa hành chóng chua hơn, có thể không cần). Tro bếp, phèn chua hoặc nước vo gạo như một dạng thức phụ gia để ngâm hành trước khi muối.
Cách muối:
Cách làm dưa hành không mấy cầu kỳ: hành củ chọn củ chắc, đem ngâm một ngày một đêm trong nước vo gạo, nước tro bếp hay nước pha phèn chua, cho thêm chút muối cho hành chắc củ và bớt hăng.Ngâm qua một ngày đêm thì đổ bỏ nước vo gạo (hay nước tro), thay bằng nước lã pha muối, ngâm thêm một ngày để hành trắng và giòn. Sau đó đem hành ra bóc bớt vỏ già bên ngoài để lộ phần vỏ trắng, cắt bỏ rễ, rửa lại trong nước pha muối loãng cho thật sạch và để ráo nước trước khi cho vào lọ thủy tinh (hay vại sành) muối.Đun sôi nước, pha muối theo một tỷ lệ 1 lít nước thêm vào 3 muỗng muối, 1 thìa đường (thường mỗi lít nước khoảng 50g muối), nếu muốn chua nhanh có thể cho chút rượu trắng hoặc giấm. Nếu có mía thì không cần đường. Để nước nguội bớt trước khi muối hành.

Mía róc vỏ, chẻ nhỏ xếp lót xuống đáy lọ thủy tinh hay vại sành, sau đó xếp hành củ vào lọ. Nếu muối xen kẽ với cải bẹ thì xếp cứ một lớp cải một lớp hành. Đổ nước muối đã pha ngập nguyên liệu trong lọ rồi dùng vỉ tre gài chặt, dùng vật nặng nén lại như muối các loại dưa khác.

Một số nơi không nấu nước muối pha đậm để muối hành ngay từ đầu mà rắc muối hạt với hành, cứ một lớp hành một lớp muối. Sau một thời gian (khoảng 1 tuần) trút bỏ nước muối mặn đó đi, đem hành ra rửa sơ và pha nước muối mới loãng hơn đổ vào lọ. Cách làm cầu kỳ này giúp hành trắng, giòn và ít bị nẫu.

Dưa hành, thịt mỡ, bánh chưng xanh:

Dưa hành chín (chua dịu nhẹ, hết hăng) trong một khoảng thời gian tương đối dài tính từ khi bắt đầu muối. Tùy thuộc thời tiết, loại hành và phương thức muối , dưa cần được làm trước tết khoảng một tháng (với hành để nguyên không bóc bỏ bẹ già, chỉ dùng muối như gia vị chính) hoặc nửa tháng (với hành bóc vỏ), hay một tuần (với chút giấm, rượu trắng và đường thêm vào vại dưa để sản phẩm mau chua) để kịp bày lên mâm cỗ Tết. Dưa ngon nhất khi củ hành có màu trắng nuột, độ chua vừa phải không bị hăng cay, ăn giòn và không bị ủng.Dưa hành thường được sử dụng như một món ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều mỡ (thịt đông, thịt kho Tàu, thịt luộc) cho đỡ ngán trong những ngày Tết. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành vừa giúp gia tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.

Theo PNO