Lưu trữ cho từ khóa: muỗi

5 bệnh nguy hiểm do ăn nhiều muối

Việc cho nhiều muối vào thức ăn dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có đau tim và đột quỵ.

1. Huyết áp cao

Ăn nhiều muối gây huyết áp cao dẫn tới đau tim và đột quỵ. Nhiều người thậm chí không biết họ bị bệnh này. Thường xuyên kiểm tra, có chế độ ăn và lối sống lành mạnh, ăn ít muối có thể dự phòng huyết áp cao.

2. Nguy cơ bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành gây suy tim và đau tim. Nguyên nhân của bệnh động mạch vành là do huyết áp cao một phần vì dùng nhiều muối.

5-benh-nguy-hiem-do-an-nhieu-muoi

3. Đột quỵ

Đột quỵ là một bệnh khác do huyết áp cao. Trong bệnh đột quỵ, việc cung cấp máu tới một phần bên não bị giảm làm giảm lưu thông khí oxy tới não gây chết tế bào. Huyết áp cần được giữ trong tầm kiểm soát để dự phòng đột quỵ.

4. Béo phì

Béo phì là kết quả của thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh, huyết áp cao, bệnh mạch vành… Cần hạn chế sử dụng muối để tránh béo phì. Sử dụng quá nhiều muối khiến bạn khát nước và muốn uống đồ uống có đường dẫn tới tăng cân.

5. Bệnh hen

Dùng quá nhiều muối trong bữa ăn hàng ngày gây ra bệnh hen và cũng làm bệnh trầm trọng hơn do vậy cần giảm lượng muối để kiểm soát bệnh. Chế độ ăn ít natri có thể có lợi, cùng với việc tập luyện thích hợp sẽ giúp giảm co thắt phế quản và bệnh hen.

Theo Anninhthudo.vn

Mì Ý phô mai thơm ngon hấp dẫn

Món này mịn béo mà nhanh như đồ làm sẵn. Có thể thay thê broccoli bằng thứ rau mà bạn ưa thích

Nguyên liệu:

250g mì ống cong (nuôi) làm bằng bột lức
300g broccoli, xắt
1 3/4 cup sữa ít béo
3 muỗng ăn bột mì
1/2 muỗng cà phê bột tỏi
1/2 muỗng cà phê muối
1/4 muỗng cà phê tiêu sọ xay
3/4 cup phô mai Cheddar, cạo nhuyễn
1 muỗng mù tạc Dijon

mi-y-pho-mai-thom-ngon-hap-dan

Các bước thực hiện:

1. Nấu nồi nước sôi. Luộc mì trong 4 phút. Cho broccoli đông lạnh vào và tiếp tục nấu, quậy liên tục, cho đến khi mì và broccoli vừa mềm, khoảng 4-6 phút hay hơn.

2. Trong khi đó, nung 1,5 cup sữa trong nồi khác với nhiệt vừa cao cho đến khi vừa sôi. Trộn 1/4 cup sữa còn lại, bột mì, bột tỏi, muối và tiêu trong tô nhỏ cho đếu. Cho hỗn hợp bột mì vào sữa đang riu. Tiếp tục riu và khuất luôn tay cho hỗn hợp đặc, khoảng 2-3 phút. Nhắt xuống, cho phô mai Cheddar, Parmesan, mù tạc vào khuấy cho tan.

3. Vớt ráo mì và broccoli rồi cho vào sốt phô mai. Đem nấu trở lại với nhiệt vừa thấp, cho nóng đều, khoảng 1 phút.

(Theo MNVN)

7 công dụng hay của củ hành

1. Trị côn trùng cắn

Trong hành có một chất được biết đến với tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Khi bị ong đốt, muỗi đốt hay côn trùng cắn... hãy cắt một lát hành rồi chà lên vết thương. Sau một vài giờ, cảm giác đau, ngứa và sưng sẽ giảm dần.

2. Khử mùi

Các mùi hóa chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu bạn hít vào. Lúc này thay vì đi mua một chất khử mùi đắt tiền hãy dùng hỗn hợp hành và nước bôi lên vùng có mùi. Trong hành tây có chất loại bỏ hoàn toàn mùi hôi thối, khó chịu và làm bầu không khí dễ chịu hơn. Lúc cơm bị khê, hãy cắt vài lát hành cho vào và mùi khó chịu cũng sẽ được hấp thụ.

hanh-jpg[1214088603].jpg

Ảnh: lifehackery.com.

3. Thuốc giảm đau

Bị bỏng dễ dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này điều trị cùng viêm bằng cách trộn vài lát hành với nước, để như thế trong vài giờ. Đau đớn và mức độ ảnh hưởng của vết bỏng sẽ giảm dần. Bôi lại nếu thấy cần thiết.

4. Xua đuổi côn trùng

Cắt hành vào một cái bát, đặt vào vùng có côn trùng hoạt động, các chất khí phát ra từ hành khi cắt có mùi nặng và kích thích. Không lâu sau côn trùng sẽ biến mất. Bạn có thể đặt vài sợi hành lên bát đồ ăn chuẩn bị nấu, ruồi sẽ không dám bâu vào. Tương tự, cắt lát hành đặt cạnh giường ngủ, muỗi cũng không dám đến gần.

5. Đẩy lùi mụn cóc, tàn nhang

Trộn hành tây cắt lát và vài viên aspirin và một ít nước, bôi nó lên mụn cóc. Thành phần trong hành và thuốc aspirin sẽ làm dịu dần mụn cóc và làm nó mất dần. Để tối đa hóa mẹo này hãy dùng băng keo băng hỗn hợp này lại khi bôi lên mụn cóc. Sau vài giờ, mụn chỉ còn trong kí ức. Với tàn nhang, bạn cũng kiên trì bôi hỗn hợp nước ép hành, sau một thời gian ngắn sẽ được cải thiện.

6. Đánh bóng kim loại

Nghiền nát hành rồi trộn với ít nước, lấy một miếng vải nhúng vào hỗn hợp này và đánh bóng kim loại xỉn màu, bị gỉ. Nó sẽ không trắng và hiệu quả nhanh như đáng bóng thương mại nhưng chắc chắn đánh bóng bằng hành xứng đáng được thay thế.

7. Đẩy lùi mụn trứng cá

Cũng giống như lúc bị bỏng, bị mụn cóc, hành tây cũng được sử dụng để loại bỏ mụn trứng cá. Được biết tinh chất từ hành tây sẽ liên kết với các cologen dư thừa và sắp xếp nó có trật tự trở lại. Trộn hành tây nghiền nát với nước và bôi lên mặt. Nó khá hiệu quả để giảm mụn, sẹo mụn, vết thâm do mụn trứng cá, tuy nhiên có thể làm nóng vùng mắt. Bạn nên cẩn thận với mắt khi trị trứng cá theo cách này.

Ngoài ra, hành tây cũng được dùng để kích thức mọc tóc, giảm tóc rụng. Nó là vị thuốc tuyệt vời giảm cholesterol, trị cảm cúm, tiêu chảy, phong thấp, cải thiện đời sống tình dục, chống đông máu... 

Thanh Thu (theo lifehackery.com.)

Làm đẹp với muối biển

(Webtretho) Muối biển không chỉ là một gia vị không thể thiếu trong bếp gia đình mà cũng là một nguyên liệu làm đẹp hiệu quả mà bạn khó có thể bỏ qua.

Tác dụng của muối biển đối với làn da

Muối biển, đặc biệt là muối biển Chết và muối Hymalayan, có chứa rất nhiều khoáng chất tự nhiên như magiê, kali, canxi, natri, brom, clo… Các dưỡng chất này mang nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như trong việc nuôi dưỡng làn da.

muối spa

Ảnh: Getty Images

Làm da săn chắc

Rất nhiều người có thói quen sử dụng muối biển để tắm cho biết rằng họ cảm thấy làn da mình trở nên mịn màng và săn chắc hơn. Có được điều này là do chất ma-giê trong muối biển có khả năng loại bỏ ứ dịch, làm chậm quá trình lão hóa và giúp thư giãn hệ thống dây thần kinh. Cấu tạo tinh thể của muối biển còn hỗ trợ việc loại bỏ các tế bào da chết để mang lại làn da tươi mới, mềm mượt.

Làm sạch lỗ chân lông

Một trong những thành phần chính của muối biển là canxi sẽ giúp làn da tránh được tình trạng mất nước, xỉn màu và các lỗ chân lông tắc nghẽn. Chất kali trong muối còn giúp tiếp thêm năng lượng cho làn da, cân bằng độ ẩm.

Cân bằng độ pH

Muối biển có tính kiềm, do đó sẽ có thể cân bằng được tình trạng dư axit trên da. (Độ pH không cân bằng sẽ dễ gây ra các tổn thương trên da như khô ráp, nứt nẻ, nổi mụn...)

Khử độc

Trong các hoạt động sống hằng ngày, cơ thể bạn phải tiếp xúc với rất nhiều các độc tố như khói bụi, ô nhiễm, các tia hồng ngoại từ mặt trời, bức xạ từ màn hình máy tính… khiến cho da dẻ xỉn màu, mất sức sống, và muối biển được tin rằng sẽ giúp cơ thể thải các độc tố đó ra ngoài.

Trị mụn

Muối biển có thể ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành và làm da mềm mại.

Công thức làm đẹp từ muối biển

muối spa

Ảnh: Getty Images

Mặt nạ muối cho da mụn

Rất nhiều người đã sử dụng và thấy việc rửa nước muối có tác dụng làm sạch và giảm mụn trên da. Bạn cũng có thể thay thế với công thức mặt nạ muối đơn giản sau đây: chỉ cần hòa tan 1 muỗng cà phê muối với 3 muỗng ca phê nước ấm già. Sử dụng bông gòn thấm nước muối rồi chấm đều lên vùng da mụn; để khô từ 10-15 phút rồi rửa sạch với nước ấm, sau đó dùng khăn thấm nhẹ cho khô.

Bạn cũng có thể cho thêm vào dung dịch nước muối 3 muỗng canh mật ong rồi quậy cho tan đều sau đó bôi đều hỗn hợp lên mặt. Lưu ý bạn không nên dùng mặt nạ này khi da bị vết thương hở hoặc trầy xước, chỉ nên sử dụng từ 1-2 lần mỗi tuần và sau khi dùng nên bôi thêm các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với tình trạng của da mụn.

Kem dưỡng da tay từ muối

- ½ cup (khoảng 125g) muối biển

- ½ cup (khoảng 110g) dầu ô-liu

- 2 muỗng canh dầu dừa

- 1 muỗng canh tinh dầu hương thảo

Trộn hết các nguyên liệu lại với nhau cho tan đều. Nếu hạt muối biển hơi to, bạn có thể dùng chày giã cho nát rồi mới trộn cho dễ tan. Thành phẩm cho ra sẽ là một hỗn hợp sệt như kem, có tác dụng rất tốt để dưỡng da tay và phục hồi vùng da khô nứt nẻ.

Tẩy tế bào chết toàn thân

muối spa

Ảnh: Internet

- 5 muỗng canh muối biển

- 1 muỗng canh dầu ô-liu

- 1 quả chanh lớn

Trộn dầu ô-liu với muối cho đều, lớp dầu bao bọc quanh hạt muối sẽ giúp muối không bị tan khi bạn cho chanh vào, tiếp đến, bạn vắt chanh vào hỗn hợp muối dầu, trộn đều lên. Khi sử dụng, bạn làm ẩm da rồi múc hỗn hợp chà xát lên da, bắt đầu từ dưới bàn chân, massage theo hình tròn lên khắp người rồi sau đó tắm lại bằng nước ấm cho sạch. Mùi chanh cơ bản sẽ lưu lại một hương thơm nhẹ, thanh mát trên làn da, nhưng nếu muốn, bạn có thể cho thêm vài giọt tinh dầu mình yêu thích vào hỗn hợp. Sản phẩm làm ra có thể sử dụng được trong vài tuần nếu bạn đóng nắp chặt và bảo quản trong tủ lạnh.

Muối – Nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp

Những nghiên cứu đã phát hiện ra muối có thể là nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch bị rối loạn, gây nên các bệnh tự miễn như đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp…

Trong nghiên cứu của nhà khoa học ĐH Harvard, ĐH Yale và các đồng nghiệp tại Đức do Dominik Mueller, cùng bị bệnh đa xơ cứng nhưng tình trạng bệnh của những con chuột ăn chế độ ăn phương Tây nhiều muối xấu hơn nhiều so với các con chuột ăn lượng muối vừa phải.

muoi-nguyen-nhan-chinh-gay-benh-viem-khop

Trong 1 nghiên cứu khác của GS David Hafler, Đại học Yale (Connecticut, Mỹ), nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng ở những người đến ăn tại các nhà hàng ăn nhanh nhiều hơn một lần một tuần có sự gia tăng đáng kể nồng độ của các tế bào inflammatory (tế bào được hệ miễn dịch sản sinh khi có vết thương hay “kẻ lạ mặt” xâm nhập vào cơ thể), tuy nhiên các tế bào này lại tấn công các mô khỏe mạnh trong trường hợp các bệnh tự miễn.

Các phát hiện cho thấy muối có thể đóng một vai trò mà trước đây chưa được biết đến trong việc gây ra các bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng hay tiểu đường loại 1 ở những người có nguy cơ mắc bệnh mang tính di truyền.

Giáo sư David Hafler, đã chia sẻ những phát hiện này với các đồng nghiệp tại ĐH Y Harvard, Viện Broad của Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts và những người đang cố gắng tìm các yếu tố gây ra hoạt động của một loại tế bào tự miễn được gọi là T helper 17 (gọi tắt là Th17 – tế bào có thể gây viêm, vừa giúp bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh, vừa liên quan tới các bệnh như bệnh đa xơ cứng, bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp). Các lựa chọn điều trị những bệnh này như bệnh vẩy nến bao gồm việc điều chỉnh chức năng tế bào T.

Lượng muối cao đã được biết đến như một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và cao huyết áp. Nghiên cứu mới đây chế độ ăn nhiều muối làm tăng nồng độ của một loại tế bào miễn dịch có liên quan tới bệnh tự miễn.

Ngoài ra, thiếu vitamin D và hút thuốc lá cũng là những yếu tố nguy cơ.

Giáo sư Hafler nói rằng các phát hiện này cần được nghiên cứu thêm ở người nhưng việc giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể là một ý kiến hay.

Ông nói: “Nếu tôi mắc bệnh đa xơ cứng, tôi sẽ nghĩ rất nhiều về việc không ăn các thực phẩm đã chế biến sẵn và thực sự giảm lượng muối ăn”.

(Theo Tạp chí Y dược)

Bổ sung i-ốt qua những nguồn nào?

 

Hỏi: Tôi nghe nói i-ốt tốt cho tuyến giáp, thiếu i-ốt có thể ảnh hưởng đến trí não và gây bướu cổ. Xin hỏi, ngoài nguồn bột canh có i-ốt, có thể bổ sung i-ốt cho cơ thể qua những nguồn nào?

Lê Vĩnh Hà (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).


Ảnh minh họa.

GS.TS Lê Quý Phượng, Viện Y học Thể dục Thể thao trả lời: I-ốt là một vi khoáng với chức năng quan trọng nhất là tham gia tạo hormon tuyến giáp.

Hoạt động của hormone tuyến giáp rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của não, làm tăng quá trình biệt hóa tế bào não và tham gia các chức năng của não. Khi bị suy tuyến giáp, thường có phối hợp với khuyết tật não và rối loạn chức năng não.

Hằng ngày, cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ i-ốt. Nhưng nếu thiếu i-ốt sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với sự phát triển trí não.

Đề phòng thiếu i-ốt, bạn hãy sử dụng hằng ngày các thực phẩm giàu i-ốt gồm: Hải sản từ biển (cá, tôm, cua, ngao, sò, tảo...) và các thực phẩm có tăng cường i-ốt như muối i-ốt, sữa có bổ sung i-ốt...

(Theo bee)

 

Ăn khoai tây có thể khiến muỗi tránh xa bạn

Thay vì lạm dụng thuốc xịt muỗi, bạn có thể áp dụng nhiều mẹo chống muỗi đốt đơn giản mà hiệu quả từ việc ăn mặc, tắm rửa… hàng ngày.

Thực phẩm giàu vitamin B1


Ăn khoai tây có thể khiến muỗi tránh xa bạn (Ảnh minh họa)

Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B1, như đậu xanh, các loại hạt và khoai tây sẽ làm cho máu của bạn có vị khó chịu đối với muỗi. Tuy nhiên, bạn nên tránh những thực phẩm có nhiều muối vì nông độ muối trong cơ thể cao sẽ làm tăng axít lactic - chất gây chú đối với muỗi.

Mặc quần áo màu sáng

Quần áo màu sẫm mà hay có màu rực rỡ khiến bạn dễ bị muỗi phát hiện hơn. Do vậy, để tránh bị muỗi đốt, bạn nên mặc những trang phục màu trắng hay có gam màu nhẹ, như kaki, be hay ô liu vì những màu nay không gây chú ý đối với côn trùng. Bạn cũng mặc áo dài tay và quần dài để tránh bị muỗi đốt.

Tránh dùng dầu gội, sữa tắm, nước hoa có mùi hương mạnh

Loài muỗi rất nhạy cảm với mùi mồ hôi của cơ thể con người. Vì thế, bạn nên giữ cơ thể của mình sạch sẽ và không bị dính mồ hôi. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng các loại dầu gọi đầu, xà bông, nước hoa có mùi hương mạnh vì chúng rất dễ gây chú ý đối với lòa muỗi.

Giữ nhiệt độ cơ thể luôn mát mẻ

Nhiệt độ cơ thể cao cũng là một trong những yếu tố khiến bạn là mục tiêu dễ bị phát hiện của những con muỗi đáng ghét. Do vậy, bạn nên giữ nhiệt độ cơ thể của mình ở trạng thái thấp nhất có thể.

Mùi hương đuổi muỗi

Bạn có thể sử dụng những loại dầu chống côn trùng xịt lên những phần da hở để tránh muỗi đốt. Những loại dầu này thường chứa khoảng 30 đến 50% chất DEET (N,N Diethyl metaloluamin) có tác dụng đuổi muôi trong khoảng vài giờ sau khi xịt. Ngoài ra những loại dầu từ các loại thực vật, như chanh, sả, quế, hương thảo, bạc hà,.. cũng có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả.

Mắc màn khi ngủ

Cách chống muỗi đốt hiệu quả nhất trong khi ngủ là sử dụng màn chống muỗi. Lưu ý, trong khi ngủ bạn không nên nằm sát màn vì muỗi có thể đốt bạn.

(Theo VietNamnet)

 

Đẩy lùi dịch bệnh từ môi trường sống

Năm 2012 là năm thứ hai các nước trong khu vực ASEAN phát động “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”. Tại Việt Nam, sau nhiều năm liền thực hiện chương trình quốc gia phòng chống bệnh sốt xuất huyết nhưng diễn biến bệnh vẫn rất phức tạp, thậm chí có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm đến tháng 7 vừa qua, số bệnh nhân sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam đã lên đến gần 32.000 ca (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011). Trong mùa mưa bão hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn còn kéo dài tại một số địa phương ở khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ.

Nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết từ môi trường sống

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn là con người tạo ra ngày càng nhiều nơi cho muỗi sinh sản :

- Thói quen vứt rác bừa bãi (bao nylon, lon rỗng, hộp xốp, vỏ xe…) không những làm ô nhiễm môi trường mà còn gây ra tình trạng nước đọng tạo môi trường thuận lợi cho lăng quăng phát triển.

- Không vệ sinh thường xuyên các vật chứa nước như: bồn hoa, chậu cây kiểng, hòn non bộ, các lu, vại, hồ chứa nước không có nắp đậy, máng nước đọng trên mái nhà…

- Ngoài ra, các bãi đất trống bỏ không hay những công trình xây dựng đang dang dở cũng là nơi sinh sản lý tưởng của muỗi.

Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết – trách nhiệm của toàn cộng đồng

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn mang mầm bệnh chích vào người và lan truyền từ người này sang người khác. Chỉ một lần chích, muỗi đã có thể truyền bệnh sốt xuất huyết cho người. Vì vậy, việc phòng chống sốt xuất huyết không phải của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Hiện nay có rất nhiều hoạt động cộng đồng nhằm chung tay phòng tránh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần kết hợp phòng chống tại nhà với phòng chống tại địa phương, khu vực để cùng đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

Bác sĩ Lê Hoàng San, Viện phó Viện Pasteur - TP.HCM. (Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM Việt Nam cung cấp)

Biện pháp phòng chống

Với tiêu chí “không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết”, chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết theo những biện pháp sau:

1. Giảm nguồn sinh sản của muỗi:

- Triệt phá, thu dọn những nơi muỗi sinh sản như chai, lọ, những vật dụng thuỷ tinh, nhựa không còn sử dụng; hoặc những hố tường, hàng rào, hố cây, gốc cây, các đồ vật đọng nước quanh nhà như: vỏ đồ hộp, chai lọ, vỏ xe hư cũ, mảnh lu bị bể, gáo dừa…

- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng. Hàng tuần nên cọ rửa sạch sẽ ít nhất một lần, thả cá bảy màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, thay nước bình hoa, đổ nước thừa tủ lạnh, bỏ muối vào chén chống kiến bên dưới chân tủ đựng thức ăn…

- Không vứt rác bừa bãi, thực hiện dọn dẹp rác ở các bãi đất trống.

2. Bảo vệ tránh bị muỗi trưởng thành đốt:

- Ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày.

- Mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, bụi rậm.

- Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em. Theo tổ chức Y tế Thế giới và Viện bảo vệ môi trường Mỹ, chất Diethyltoluamide (DEET), nồng độ từ 10-30% có hiệu quả xua đuổi muỗi kéo dài từ 5-8 tiếng, an toàn cho người sử dụng và cho cả môi trường.

Phát hiện bệnh kịp thời

Bên cạnh việc phòng chống, cần chú ý theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo khi có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, đau mỏi cơ bắp, các khớp, xuất huyết dưới da làm lộ những chấm nhỏ màu đỏ, đốm… nên đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Sốt rét, sốt xuất huyết là các dịch bệnh nguy hiểm rất phổ biến ở nước ta với nguyên nhân chính do muỗi đốt. Hiện nay có rất nhiều cách để phòng chống muỗi nhưng liệu các biện pháp đó có mang lại hiệu quả tuyệt đối và an toàn cho sức khỏe?
Sản phẩm chống muỗi Metholatum Remos chứa thành phần Diethyltoluamide – được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận an toàn và hiệu quả xua đuổi muỗi – kết hợp tinh dầu oải hương, vừa bảo vệ gia đình bạn khỏi muỗi đốt trong vòng 8 giờ vừa đem đến hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Hơn nữa, Vitamin E và tinh chất Aloe Vera trong Metholatum Remos giúp giữ ẩm và dưỡng da, an toàn khi xịt lên da.

Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

- Hướng dẫn: Để cách bề mặt da 10-15 cm, phun một lượng vừa đủ, rồi thoa đều. Đối với vùng mặt và cổ, phun dung dịch ra lòng bàn tay rồi thoa lên da, thích hợp cho cả người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Bộ Y Tế – Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế: 06/11/MT, ngày 09 tháng 06 năm 2011.
CTY TNHH ROHTO – MENTHOLATUM (VIỆT NAM)
16 VSIP, đường số 5, KCN VN-Singapore, Thuận An, Bình Dương
Tư vấn khách hàng: ĐT: (08 3822 9322
Email: [email protected]

 

Rau mồng tơi chữa trĩ, nhức đầu, mụt nhọt

Bị mụn nhọt,trĩ,giã lá mồng tơi trộn với ít muối đắp lên; nhức đầu say nắng lấy lá mồng tơi giã nát đắp vào thái dương và trán sẽ khỏi.


Rau mồng tơi

Rau mồng tơi mát và lành tính thường được dùng nấu canh trong bữa cơm gia đình. Trong dân gian loài thực vật này còn có tác dụng chữa một số loại bệnh như:

- Mụn nhọt sưng tấy: Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước),trộn với ít muối đắp lên mụn.

- Nhức đầu,say nắng: Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị,để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.

- Da mặt khô,nhăn: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh,giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ

- Tiểu nóng hoặc khó tiểu: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi,vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội,thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn điểm tâm,còn bã mồng tơi dùng để đắp lên bụng dưới chỗ bọng đái.

- Trĩ: Giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ bị trĩ. Hàng ngày nấu canh mồng tơi với cá diếc ăn như canh.

- Vú sưng tấy hoặc nứt: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi,trộn với ít muối đắp lên 3 lần mỗi ngày.

Chúc các bạn thực hiện thành công.

(Theo VnExpress)

Lượng bệnh nhi tăng “khủng” khi chuyển mùa

Số lượng bệnh nhi tại các bệnh viện bắt đầu tăng nhanh một cách chóng mặt, dẫn đến tình trạng quá tải ở tất cả các bệnh viện trong thành phố tại thời điểm này. Rất đông bệnh nhi được chuyển lên từ các vùng quê, còn các em ở thành phố thì đa phần thuộc các quận có nhiều kênh rạch, ao tù, nước đọng như quận 8, quận Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức và huyện Nhà Bè.

Sốt xuất huyết, tay chân miệng hoành hành

Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2012, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có khoảng 1.400 bệnh nhi nằm viện với hơn 400 trẻ bị các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy có khoảng trên dưới 10 ca trẻ bệnh sốt xuất huyết nhập viện mỗi ngày tại bệnh viện. Khoa nhiễm của bệnh viện hiện đang tiến hành điều trị cho hơn 40 bệnh nhi nội trú, tăng gấp đôi so với cùng kỳ tháng 6, với ¼ ca được chẩn đoán tình trạng sốt xuất huyết nặng.

Khoa nhiễm sốt xuất huyết của bệnh viện Nhi Đồng 1 bình quân có từ 40 – 50 bệnh nhi nhập viện điều trị. So với năm ngoái, số lượng bệnh không tăng nhưng lượng bệnh nặng thì đáng báo động; bệnh nhi nặng chiếm hơn 10% thậm chí gần 20% số bệnh nhi nhập viện. Trung bình mỗi ngày bệnh viện cũng nhận trên 30 ca bệnh nhi mắc tay chân miệng, tăng đến 50% cùng kỳ tháng trước.

Nguyên nhân chính dẫn đến số lượng bệnh nhi gia tăng mạnh trong thời điểm này là vì sự thay đổi thất thường của thời tiết, lúc mưa, lúc nắng kết hợp với những ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, làm cho cơ thể trẻ khó thích nghi và sức đề kháng giảm mạnh. Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng và duy trì thể trạng của trẻ trước các căn bệnh mùa mưa?

Lượng bệnh nhi tăng cao khi thời tiết thay đổi thất thường (Ảnh được cung cấp bởi Abbott)

Giải pháp giúp ngăn ngừa bệnh ở trẻ

Mỗi gia đình cần lên kế hoạch vệ sinh nhà cửa thông thoáng để tối thiểu hóa “đất sống” của muỗi – nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết. Cần kêu gọi các thành viên trong nhà, kể cả các bé, cùng tham gia để các bé có ý thức về nguyên nhân và tác hại của bệnh. Điều này sẽ giúp bé có thể tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh và tránh những nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng.

Phụ huynh cần có kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc con mình đối với các bệnh mùa mưa, nhất là bệnh sốt xuất huyết để phát hiện và giải quyết bệnh kịp thời. Khi thấy trẻ có triệu chứng sốt cao khó hạ, thở nặng, chảy máu cam, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời.

Dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ (Ảnh được cung cấp bởi Abbott)

Theo tiến sĩ – bác sĩ Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam), cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để bé không rơi vào tình trạng mất sức độ nặng khi mắc phải bệnh. Các bé bị biếng ăn, thường dễ mắc bệnh và khả năng chống đỡ bệnh tật kém hơn so với những bé khác. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần chăm sóc đúng cách và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa bệnh. Hiện nay, sữa Pediasure BA của Abbott Hoa Kỳ là sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu khoa học dành riêng cho các bé biếng ăn với hệ bột đường kép tiên tiến và hệ chất béo độc đáo giàu MCT hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu ở trẻ, giúp duy trì thể trạng và trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn trong giai đoạn đang bệnh và cả sau khi bệnh. Bên cạnh đó, Pediasure BA với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

 Nghiên cứu lâm sàng cho thấy trẻ sử dụng Pediasure BA sau 90 ngày:

- Giảm 45% nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp

- Tăng cân nặng tốt hơn 168%

- Tăng chiều cao tốt hơn 55%

Nguồn: Alaroon PA, Lin LH, Noche Jr, Hernandez VC, Cimatranca L, Lam W, Comer GM. Effect of oral supplementation on catch-up growth in picky eaters. Cth Pediatr (Phila). 2003 Apr; 42 (3): 209-17