Lưu trữ cho từ khóa: mụn mủ

Mùa mưa lũ đề phòng các bệnh về da

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Vậy những bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ là gì? Có những biện pháp hiệu quả nào để điều trị và phòng bệnh? Bài viết của ThS. Đỗ Xuân Khoát sẽ giải đáp những thắc mắc này.


Mùa mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh.

 

Các bệnh nhiễm khuẩn da

Chốc lở: Do điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi dập vỡ tạo vết chợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. Khi bị cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin. Bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Khi thương tổn đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin. Uống thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.

Viêm nang lông: Do thiếu nước sạch, tắm gội vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa. Khi bị bệnh cũng phải sát khuẩn bằng cồn 70 độ, betadin, bôi mỡ kháng sinh và uống kháng sinh kháng tụ cầu như oxaxylin, bristopen, cloxylan, hạn chế gãi, chải đầu nhẹ nhàng, không làm tổn thương da đầu.


Khám bệnh ngoài da cho bệnh nhân.

 

Bệnh viêm kẽ do vi khuẩn (Erythrasma): Hay gặp ở người béo phì, vị trí: hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu. Căn nguyên do loại vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum. Chẩn đoán phân biệt với nấm da bằng cách chiếu đèn huỳnh quang thấy xuất hiện màu đỏ san hô, phân biệt với màu vàng huỳnh quang của nấm. Điều trị bằng bôi dung dịch eryfluid và uống erythromycin 250mg 4 lần 1 ngày.

Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân: (pitted keratolysis): còn gọi là bàn chân rỗ, bàn chân hà. Tổn thương là những vết lõm đường kính từ 1-3mm tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau không đau không ngứa. Căn nguyên do vi khuẩn có tên gọi Micrococcus Sedentarius. Chẩn đoán không khó, chỉ cần dựa vào hình ảnh bàn chân rỗ. Điều trị ngâm rửa nước muối sau đó bôi mỡ kháng sinh erythromycin hoặc clindamycin và mỡ whitfeld xen kẽ, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Bệnh da do ký sinh trùng

Bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da: Còn gọi là ấu trùng di trú trên da, bệnh ít thấy ở nước ta nhưng cũng không có nghĩa là không có mà do khả năng phát hiện bệnh còn hạn chế. Do trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập vào da người, di trú trên da với tốc độ vài centimet một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo hơi nổi cao, rộng khoảng 2-3mm. Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Vị trí hay gặp: cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay. Triệu chứng cơ năng rất ngứa, ấu trùng tồn tại trên da trung bình từ 2-8 tuần. Hiếm khi trên 2 năm. Phòng bệnh: tránh tiếp xúc trực tiếp với đất cát chứa phân. Điều trị tại chỗ: bôi mỡ kháng ký sinh trùng albendazole. Uống thiabendazole 50mg/1kg cân nặng trong ngày, từ 2-5 ngày.

Ghẻ: Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da. Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ. Vị trí hay gặp: kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách. Hiếm khi thấy ghẻ ở 1/3 trên lưng, mặt. Triệu chứng cơ năng: rất ngứa. Nếu không được phát hiện chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh. Điều trị: vệ sinh cá nhân và bôi thuốc chữa ghẻ, bôi một trong những loại thuốc sau: DEP, eurax, ascabiol. Điều trị cho cả nhà, những người có biểu hiện ngứa ghẻ. Tẩy uế quần áo ga gối bằng cách luộc hoặc phơi 3-4 nắng.


Ghẻ.

Nước ăn chân

Thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Do chân tay ngâm trong nước nhiều, tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển. Thương tổn hay gặp ở các kẽ ngón chân 4, 5, kẽ ngón tay 3, 4. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết chợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn. Bệnh cũng hay gặp ở người làm nghề quét dọn, công nhân vệ sinh, người nội trợ, giúp việc, thường xuyên phải tiếp xúc với nước, người có bệnh đái tháo đường cũng thường bị nhiễm loại nấm trên. Khi bị bệnh cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép và điều quan trọng là phải dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor; rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm SAStid hoặc nước quả chanh để tránh tái nhiễm.

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Chăm sóc bé chàm thể tạng

Chàm thể tạng là bệnh viêm da mạn tính (không lây), thường xảy ra trên cơ địa có tiền sử bản thân (hay gia đình) bị suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hay viêm da thể tạng.

Bệnh thường khởi phát ở nhũ nhi và khó chữa hết dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống.

http://mevabe.net/Images/2011/81/9/chamcon/tang.jpg
Tổn thương chàm ở bàn tay.

Một số lưu ý dưới đây giúp chăm sóc bé bị chàm thể tạng ở nhà:

Vệ sinh, tắm rửa

- Tắm nước ấm, không quá 2 lần mỗi ngày, thời gian tắm không quá 15 phút.

- Dùng sữa tắm dịu-nhẹ, có pH trung tính hay axit nhẹ (pH = 4,5 - 6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm.

- Lau khô bé sau tắm bằng khăn tắm mềm (mịn), không chà mạnh lên da bé.

- Thoa chất giữ ẩm (vaselin, physiogel, cetaphil, oilatum...) thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 3 - 4 lần.

- Khi tắm biển (tắm ở bể bơi), nên tắm trước và sau khi bơi bằng nước sạch, để hạn chế khô da do nước biển và kích ứng da do chất cloride dùng để sát trùng trong hồ bơi.

- Không nên tiếp xúc xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa.

Áo quần

- Mặc quần áo, găng tay, tất bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”.

- Không mặc đồ quá chật, hay vải bằng len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.

Tránh cào, gãi

- Cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa, gãi làm tăng nhiễm trùng da.

- Nếu bé cào gãi nhiều, nên mang tất, găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.

Phòng ốc

- Phòng thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.

- Không để nhiệt độ phòng quá nóng (quá lạnh) hay độ ẩm quá thấp.

Ăn uống

- Chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh chàm của bé nặng hơn.

- Uống nhiều nước.

- Vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

Tâm lý

- Tạo tâm lý cho bé và gia đình luôn vui tươi, thoải mái.

- Tránh căng thẳng, nhất là trong các đợt thi cử, học hành.

Chú ý: Không hôn gần vị trí tổn thương da của bé, vì dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, người có bệnh thủy đậu (viêm da Herpes, lở môi, miệng) tuyệt đối tránh gần bé vì dễ gây cho bé bị bệnh mụn mủ dạng thủy đậu (là bệnh nặng), có nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Không tiêm văcxin thủy đậu trong giai đoạn tiến triển của bệnh chàm, vì có thể đưa đến biến chứng bệnh mụn mủ dạng thủy đậu.

- Không tự ý dùng thuốc, nhất là corticoid vì có nhiều tai biến và tác dụng phụ.

Meo.vn (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Lợi ích của muối

Là một trong những gia vị chính yếu để chế biến bữa ăn, nhưng muối không chỉ có thế. Có rất nhiều lợi ích khác của muối mà chúng ta chưa biết.

1. Tẩy tế bào chết: Các tế bào chết không được tẩy khiến da chúng ta trông sần sùi và xỉn màu. Bạn hãy rửa mặt sạch, lấy một nhúm muối chà xát khắp mặt, nhẹ nhàng massage mặt theo vòng tròn khoảng 5 phút, bạn sẽ thấy các tế  bào chết được tẩy sạch, da trở nên sáng mịn, hồng hào.

2. Trị mụn mủ: Da nhờn gây nổi nhiều  mụn, đặc biệt mụn bọc – mụn mủ gây đau nhức khó chịu. Để mụn khô miệng và xẹp xuống, bạn hãy chấm khăn vào nước muối và chà xát lên mụn nhiều lần trong ngày. Nước muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giúp mụn không phát sinh thêm.

3. Khử mùi hành: Để khử mùi của hành, hãy rắc một ít muối lên bàn tay sau đó rắc thêm vài giọt giấm hay chanh, chà xát hai bàn tay vào nhau rồi rửa qua nước sạch.


4. Làm trắng răng với muối: Trộn chanh với một lượng muối tương ứng để tạo thành hỗn hợp nhão. Xoa đều hỗn hợp này lên răng một lần mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngạc nhiên với hàm răng sáng bóng của mình.

5. Chăm sóc tóc: Nếu da đầu bị ngứa hoặc có gàu, có thể dùng một ít muối, một ít phèn chua pha loãng trong nước ấm, thấm đều lên da đầu và massage trong vài phút. Dùng khăn khô quấn tóc để ủ trong khoảng 10 phút. Sau đó, xả lại bằng nước ấm. Bạn sẽ thấy hiệu quả ngay sau vài lần gội.

6. Giúp đôi chân được thư giãn: Sau một ngày làm việc mệt mỏi, đôi chân có vẻ nặng nề hơn, hãy ngâm chân với nước ấm có pha muối một giờ trước khi đi ngủ. Các dây thần kinh ở chân sẽ giãn ra, giúp bạn giảm cảm giác mệt mỏi, đồng thời đôi gót hồng cũng trở nên mềm mại hơn.

Muối còn có tác dụng trị các chứng sưng họng, viêm khoang miệng, chảy máu răng, đau răng… bằng cách ngậm nước muối và súc nước muối nhiều lần trong ngày.

Meo.vn (Theo msn)

Lợi ích toàn diện của Muối

Là một trong những gia vị chính yếu để chế biến bữa ăn, nhưng muối không chỉ có thế. Có rất nhiều lợi ích khác của muối mà chúng ta chưa biết.

1. Tẩy tế bào chết: Các tế bào chết không được tẩy khiến da chúng ta trông sần sùi và xỉn màu. Bạn hãy rửa mặt sạch, lấy một nhúm muối chà xát khắp mặt, nhẹ nhàng massage mặt theo vòng tròn khoảng 5 phút, bạn sẽ thấy các tế  bào chết được tẩy sạch, da trở nên sáng mịn, hồng hào.

2. Trị mụn mủ: Da nhờn gây nổi nhiều  mụn, đặc biệt mụn bọc – mụn mủ gây đau nhức khó chịu. Để mụn khô miệng và xẹp xuống, bạn hãy chấm khăn vào nước muối và chà xát lên mụn nhiều lần trong ngày. Nước muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giúp mụn không phát sinh thêm.

3. Khử mùi hành: Để khử mùi của hành, hãy rắc một ít muối lên bàn tay sau đó rắc thêm vài giọt giấm hay chanh, chà xát hai bàn tay vào nhau rồi rửa qua nước sạch.

4. Làm trắng răng với muối: Trộn chanh với một lượng muối tương ứng để tạo thành hỗn hợp nhão. Xoa đều hỗn hợp này lên răng một lần mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngạc nhiên với hàm răng sáng bóng của mình.

5. Chăm sóc tóc: Nếu da đầu bị ngứa hoặc có gàu, có thể dùng một ít muối, một ít phèn chua pha loãng trong nước ấm, thấm đều lên da đầu và massage trong vài phút. Dùng khăn khô quấn tóc để ủ trong khoảng 10 phút. Sau đó, xả lại bằng nước ấm. Bạn sẽ thấy hiệu quả ngay sau vài lần gội.

6. Giúp đôi chân được thư giãn: Sau một ngày làm việc mệt mỏi, đôi chân có vẻ nặng nề hơn, hãy ngâm chân với nước ấm có pha muối một giờ trước khi đi ngủ. Các dây thần kinh ở chân sẽ giãn ra, giúp bạn giảm cảm giác mệt mỏi, đồng thời đôi gót hồng cũng trở nên mềm mại hơn.

Muối còn có tác dụng trị các chứng sưng họng, viêm khoang miệng, chảy máu răng, đau răng… bằng cách ngậm nước muối và súc nước muối nhiều lần trong ngày.

Thanh Hằng (Theo www.msn.com)

Xử lý mụn đúng cách an toàn.

Mụn gồm mụn đầu đen,đầu trắng, mụn mủ đều cần xử lý bằng cách lấy nhân mụn của mụn đầu đen đầu trắng, còn đ/v mụn mủ là làm sạch mủ tại vùng mụn. Xử lý mụn đúng cách làm sạch mụn một cách nhẹ nhàng giúp không hoặc ít gây tổn thương trên da và còn ngăn ngừa việc nhiễm trùng  hoặc không gây nhiễm trùng lan rộng đ/v mụn mủ.

1.Xử lý mụn đầu đen-mụn đầu trắng

Mụn đầu đen và mụn đầu trắng chỉ nên lấy nhân mụn khi nhân mụn trồi đầu lên mặt da và dễ lấy. Nếu tác động lấy nhân mụn sớm hơn thì thường không lấy hết được nhân mụn vì còn nằm sâu trong ống nang lông, mà còn gây cho da bị tổn thương như vỡ da, tróc da là cửa ngõ cho vi trùng tấn công.


Cách lấy nhân mụn đầu đen-mụn đầu trắng :

-Rửa mặt sạch bằng sản phẩm rửa mặt thường dùng cho da nhờn có xu hướng nổi mụn.

-Làm sạch da chết để lỗ nang lông thóang sạch và mụn mềm dễ lấy để không gây tổn thương da hki lấy mụn.

-Rửa tay sạch bằng xà phòng chứa chất sát trùng.

-Dụng cụ lấy mụn gồm cây đè mụn, nhíp gắp mụn được khử trùng trước khi lấy mụn bằng cách rửa sạch bằng xà phòng rồi ngâm ngập trong cồn 70° trong 20phút (hoặc luộc sôi trong 15phút), gòn khử trùng, tất cả được để trên một khay nhỏ sạch hay hộp Inox sạch đã khử trùng, kèm theo cần có kiếng soi và  ánh sáng chiếu đủ.

-Nếu là cơ sở chuyên nhgiệp cần mang bao tay cao su y tế tiệt trùng trong khi lấy mụn.

-Trước tiên dùng nhíp gắp mụn gắp ra nhẹ nhàng những nhân mụn trồi đầu, có thể cần ấn đè nhẹ vào da khi gắp. Nhân mụn sẽ được lấy hết dễ dàng không làm tổn thương da.

- Đ/v nhân mụn khá cứng và cứng, dùng cây đè mụn ấn đè nhẹ vừa day nhẹ xoay quanh đầu mụn để đẩy nhân mụn lên dần rồi dùng nhíp gắp để gắp nhân trồi lên. Tránh đề mạnh một chỗ sẽ gây vỡ da hay sưng đỏ vùng da lấy mụn.

-Sau khi lấy mụn cần làm sạch vùng da đã được lấy mụn bằng sản phẩm làm dịu da và diệt trùng như Normalizing Face Lotion của Janssen Cosmetics.

Lưu ý quan trọng :

-Trong khi lấy mụn bàn tay không đụng vào bất cứ gì khác ngòai dụng cụ lấy mụn và vùng mụn.

-Không đặt các dụng cụ lấy mụn vào các vật đựng không được khử trùng sạch.

-Không lấy mụn quá sớm khi mụn chưa chín trồi đầu mụn lên mặt da

-Các nhân mụn được lấy ra thì chùi vào miếng gòn sạch ẩm, không được quẹt vào khăn, hay ra giường, hay áo gối sẽ gây bẩn mất vệ sinh.

-Tuyệt đối không lấy mụn đầu đen đầu trắng cùng lúc với mụn mủ sẽ bị lây mủ sớm sau đó ở những mụn không viêm.

-Không quá cố gắng lấy hết nhân mụn khi còn nằm ở sâu.

2.Xử lý mụn mủ

Thông thường mụn mủ sẽ tự vỡ nếu không được xử lý. Mụn mủ chỉ được xử lý khi mụn đã chín không còn sưng-đỏ-cứng và không còn đau nhức.Cách thử để nhận biết mụn mủ đã chín hay chưa như sau : lấy đầu ngón tay sờ vào mụn, nếu thấy mụn nóng, cứng và rất đau thì mụn chưa tới lúc nên được xử lý dù có đầu mủ trắng hay vàng vì lúc ấy quá trình viêm còn diễn ra mạnh mẽ và vi trùng chưa bị khu trú bao vây hẳn. Nếu lấy mụn khi mụn còn sưng đau nhức thì khả năng viêm nhiễm lan rộng cũng như nguy cơ nhiễm trùng huyết rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Lấy mụn mủ cần đến các cơ sở y tế hay các trung tâm điều trị chuyên nghiệp, không nên tự xử lý tại nhà !

3. Lời dặn dò quan trọng

-Không nên đi chích lễ mụn, hút mụn, cắt mụn tại các điểm chích lễ, giác hơi .

-Không nên đi lấy mụn bằng cách hút ống tre, ống trúc

-Để mụn không lây nhiễm lan rộng hay phát triển thành mụn dạng nang, dạng cục, không nên ngắt bóp mụn.

-Lấy mụn là một biện pháp trị ngọn không trị gốc, cần dùng các sản phẩm làm sạch da chết Bio-fruit Gel Exfoliator và kiểm sóat tiết nhờn , chống viêm, diệt trùng Normalizing Skin Complex để ngăn ngừa mụn hình thành cũng để trị mụn tận gốc.

-Không được lấy mụn tùy hứng, khi gặp bạn có mụn thì cứ đè bạn ra mà nặn mụn, mặt bẩn, tay bẩn thì nguy cơ nhiễm trùng sau nặn mụn là 100%, vì vậy mà mụn ngày càng nặng nề lan rộng.

Tham khảo thêm : http://www.janssen-cosmetics.com/en/face/beauty-secrets/pure-secrets.html
                             http://vn.360plus.yahoo.com/janssen-vietnam/article?mid=171&prev=173&next=169

4. CHƯƠNG TRÌNH KIểM TRA DA ĐịNH Kỳ MIễN PHÍ CHO THANH THIẾU NIÊN

Mục đích :

- Giúp thanh thiếu niên hiểu rõ tình trạng da của mình và các nguyên nhân, diễn biến

- Giúp phát hiện các vấn đề da ở giai đọan sớm

- Hướng dẫn cách chăm sóc bảo vệ da để duy trì làn da khỏe đẹp lâu dài

- Hướng dẫn các phương cách chăm sóc da thích hợp để tránh việc làm nặng thêm tình trạng bệnh nếu có

- Tham vấn các phương pháp điều trị khoa học nhằm giúp mang lại kết quả một cách an tòan, lành tính và vững bền

- Trấn an xoa dịu những lo âu căng thẳng do các bất thường trên làn da mang lại

- Hướng dẫn các chế độ sống hỗ trợ làm đẹp da hay hỗ trợ điều trị

- Hỗ trợ điều kiện để điều trị các vấn đề của da và diện mạo.

Nội dung chương trình :

- Khám & phân tích da cho thanh thiếu niên , theo dõi da định kỳ mỗi 1-2-4 tuần tùy trường hợp

- Hướng dẫn chăm sóc tại nhà, những dặn dò quan trọng

- Tham vấn điều trị và cung cấp thông tin khác liên quan đến việc điều trị

- Kê đơn điều trị bằng sản phẩm chăm sóc da và thuốc uống hỗ trợ khi cần cùng thông tin sản phẩm

- Theo dõi, tái khám định kỳ không giới hạn thời gian sau đó.

Khách hàng tham gia dịch vụ điều trị được tặng sản phẩm Janssen điều trị thích hợp dùng tại nhà trong 1 tuần hay hơn tùy theo giá trị dịch vụ.

BS.Nguyễn Phúc Cẩm Anh – Hoàng Hạc Medical Beauty Care
Nguyên Giảng viên Trường Đại học Y Khoa TP.HCM trong 15 năm
Tu nghiệp tại Hoa Kỳ
Giám đốc Điều hành và Huấn luyện
E.mail: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
             Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Tel: (08) 38422619 - 39913366  - 0903831017
226/26 Lê Văn Sỹ - P.1 - Q.Tân Bình - TP.HCM

Mẹo.vn

Sẹo lõm sau mụn… không còn là nỗi ám ảnh !!! Với chương trình hỗ trợ điều trị…

SẸO LÕM SAU MỤN

Mụn trứng cá giai đoạn 3 thường để lại di chứng là da mặt đầy sẹo lõm.

Sẹo lõm hay sẹo rỗ là tổn thương sâu của viêm nang lông , là hậu quả của các mụn nang mủ lớn. Tình trạng này còn do mụn đã bị tác động không đúng gây ra biến chứng viêm nặng và lan rộng.

Sẹo lõm có nhiều dạng  như  Sẹo sâu hẹp hình thành từ 1 nang lông bị viêm mủ hoại tử và sẹo hố hình thành từ 1 nang lông viêm lan rộng hay 2-3 nang lông kế cận nhau bị viêm hoại tử.

Nguyên nhân thường gặp gây ra mụn dạng nang mà hậu quả là sẹo lõm dạng sẹo hố :

1. Dùng sản phẩm trị mụn không đúng nhất là sản phẩm chứa corticoid giúp cho mụn bớt nhanh lúc đầu nhưng sau đó phát triển nhiều, nặng và lan rộng, hình thành mụn mủ và mụn dạng nang.

2. Nặn mụn không đúng cách làm cho viêm và nhiễm trùng nang lông lan rộng thành mụn nang.

3. Nặn mụn trong giai đoạn đang viêm nang lông làm cho viêm lan rộng cộng với nhiễm trùng bùng phát làm cho tình trạng viêm nhiễm càng nặng phát triển thành mụn dạng nang.

4. Ngắt, bóp, cắt, chích, lễ, hút mụn, lăn mụn không giữ đúng vệ sinh làm cho vi trùng lây lan ra rộng phát triển thành mụn dạng nang.

BẠN TRẺ BỊ MỤN CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH SẸO LÕM HAY SẸO HỐ :

1. Lấy mụn khi mụn chín hay già : Khi có mụn đầu đen hay đầu trắng cần xử lý phải để cho mụn ' chín' hay ' già' tức là mụn trồi lên nông trên bề mặt da mới lấy. Không ráng lấy tất cả mụn trong cùng một lúc mà ko phân biệt mụn có lấy được chưa !

2. Không nên tự cạy nặn mụn khi tay bẩn - mặt bẩn, không dùng dụng cụ chưa sát trùng để nặn mụn.
Tuyệt đối không nên ngắt bóp mụn vì đó là một thói quen rất xấu vừa làm tổn thương da nặng nề vừa làm cho nhiễm trùng lan rộng dễ thanh mụn dạng nang.

3. Không đi cắt lễ mụn rồi lăn ống tre ống trúc để hút máu mủ , không đi  rạch mụn lấy máu mủ nếu đó không phải là cơ sở y tế.

4. Khi bị mụn dạng nang là dạng nặng của mụn trứng cá, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng mức để hạn chế hậu quả sẹo hố sau mụn nang.

5. Không nặn mụn khi mụn đang viêm thể hiện bằng triệu chứng sưng, đau, nóng , đỏ. Chỉ được làm sạch mủ nơi mụn khi mụn chín hết đau, hết sưng đỏ và sờ thấy mụn mềm.

6. Mụn trứng cá nên được điều trị sớm để tránh bị tình trạng toàn phát ( Acne Vulgaris) thường để lại sẹo nặng nề, nhất là sẹo lõm,sẹo hố và sẹo cục.

7. Tuyệt đối không được tự đi mua thuốc trị mụn, nhất là thuốc tự pha chế theo mách bảo của người không phải là bác sĩ. Ngoài ra 'kem pha trộn' được rao bán nhiều tại các quầy mỹ phẩm ơ cảc chợ, các tiệm uốn tóc, các tiệm làm đẹp không chính quy là nguồn gốc làm cho mụn trứng cá ngày càng thêm nặng và tạo ra sẹo lõm.

8. Thuốc corticoid không phải là thuốc trị mụn. Các thuốc có tên sau đây đều là corticoid cần tránh bôi để trị mụn vì sẽ gây tình trạng mụn toàn phát và mụn dạng nang : Cortibion, Celestoderm, Diprosalic, Synalar, Dermovat, …

TRỊ SẸO LÕM NHƯ THẾ NÀO ?

Chương trình trị liệu toàn diện :

Hiện nay căn cứ trên lý luận khoa học và trên những thành tựu của những phát kiến mới trong ngành Y khoa thẩm mỹ, chương trình trị liệu toàn diện là một phương thức điều trị hiệu quả nhất vì đánh vào vấn đề cốt lõi nhất của việc điều trị  một cách nhiều mặt, trong một thời gian liên tục. Nhờ vậy mang lại kết quả cao cho việc điều trị sẹo.

Chương trình trị liệu toàn diện
gồm việc trị liệu kết hợp kỹ thuật y khoa thẩm mỹ với một chế độ điều trị tại nhà phù hợp cho từng cá nhân với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ điều trị.

Chương trình trị liệu toàn điện trị được sẹo lõm sau mụn dù đó là sẹo mới hay cũ, sẹo trên người trẻ hay người trung niên, với kết quả từ cao đến rất cao.

Những điều quan trọng người tham gia Chương trình trị liệu toàn diện cần lưu ý :

- Sẹo lõm sau mụn là tình trạng điều trị không dễ dàng, đòi hỏi một sự hợp tác chặt chẽ từ người bệnh với bác sĩ, trong đó cần nhất là sự kiên trì.

- Việc điều trị sẹo lõm là một việc khó nên thường phải kết hợp nhiều phương cách điều trị để sửa chữa những hư hại sâu và nặng nề trên da.

- Các thiết bị kỹ thuật cao, nếu là chính quy thì thường rất đắt kéo theo chi phí điều trị áp dụng thường không rẻ. Nhưng nó xứng đáng vì mang lại sự phục hồi cho làn da lành lặn .

- Kết quả thường đạt được 80-90% tuỳ tình trạng và tuỳ môi trường sống trong thời gian 8-10 tuần. Người trẻ khả năng lành sẹo nhanh hơn so với người trung niên.

- Điều quan trọng là người được điều trị cần cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sĩ điều trị về những điều trị đã thực hiện trước đó, những thuốc bôi đã dùng, điều kiện sống và làm việc trong đó có những điều kiện bất lợi như đi nắng, cuốc sống nhiều lo toan, bệnh đi kèm, điều kiện độc hại của môi trường làm việc.

- Quy trình điều trị không xâm lấn không gây tổn thương da, không bị đau , không bị đen xạm mặt, không bị lột da, không cần nghỉ làm việc hay nghỉ học.

- Kết quả điều trị sẹo lõm cần được bảo vệ giữ gìn bằng phương cách chăm sóc da nhờn có xu hướng nổi mụn phù hợp để ngăn ngừa mụn mới đưa đến sẹo mới hình thành.

KẾT LUẬN

Sẹo lõm sau mụn là tình trạng sẹo phổ biến xảy ra sau khi bị mụn.

Điều trị sẹo lõm không dễ dàng đòi hỏi nhiều công phu, thời gian và tiền bạc. Do vậy các bạn trẻ bị mụn hãy tích cực tăng cường hơn nữa những việc cần làm như đã nêu trên để làm giảm bớt nguy cơ bị sẹo lõm vốn mang lại tâm lý bất ổn và nhiều buồn phiền. Việc điều trị sẹo lõm cần hỏi ý kiến của bác sĩ để giúp cho bạn một chương trình trị liệu toàn diện hầu mang lại kết quả cao gần như hoàn hảo.

THÔNG TIN MỚI NHẤT

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ quan tâm điều trị sẹo lõm nhưng năng lực tài chánh bị hạn chế nên đã thối lui không theo được các chương trình điều trị kỹ thuật cao vốn có chi phí trị liệu cao.

Nhiều bạn viết thư mô tả tình trạng bị sẹo mụn nặng nề mang đến tâm lý ức chế trong một thời gian dài đã qua. Điều này làm cho chúng tôi trăn trở và cố gắng tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ giúp cho các bạn vượt  qua những chặn khó khăn này.

Vì vậy trung tâm điều trị chúng tôi đã thiết lập chương trình hỗ trợ điều trị cho các bạn trẻ là học sinh-sinh viên bị sẹo mụn , đó là tặng giảm giá 50% chi phí điều trị toàn diện sẹo mụn cho học sinh-sinh viên.

Chương trình TRỊ LIỆU TOÀN DIỆN SẸO MỤN trong 10 tuần trị giá 18 triệu gồm 12 lần trị liệu bằng thiết bị kỹ thuật cao + bộ sản phẩm Janssen Cosmeceutical trị sẹo + Chương trình chăm sóc điều trị tại nhà.

Đây là Chương trình trị liệu được cân nhắc sao cho tiết kiệm nhưng vẫn đạt được kết quả cao nhắm phù hợp với các bạn HS-SV. Vậy chi phí chỉ còn một nửa của con số trên là cơ hội tốt để các bạn được tham gia điều trị.

Chúng tôi cam kết các bạn nhận Chương trình điều trị này sẽ có những quyền lợi như bao khách hàng khác của chúng tôi.

Điều kiện thực hiện :

- HS-SV có thẻ HS-SV hợp lệ

- Đăng ký trước để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của trung tâm.

- Chương trình có thời hạn từ 10/10/09 đến 10/11/09

 

BS.Nguyễn Phúc Cẩm Anh – Hoàng Hạc Medical Beauty Care

Nguyên Giảng viên Trường Đại học Y Khoa TP.HCM trong 15 năm - Tu nghiệp tại Hoa Kỳ

Giám đốc Điều hành và Huấn luyện

E.mail: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Tel: (08) 38422619 - 39913366 – 0908070260 - 0903831017

226/26 Lê Văn Sỹ - P.1 - Q.Tân Bình - TP.HCM

Bệnh da do thai kỳ

Trong thai kỳ, hệ da-lông-tóc-móng của thai phụ có rất nhiều thay đổi có thể gây ra những tác động về mặt thẩm mỹ, sức khỏe. Sau đây là những bệnh da do thai kỳ.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Các bà mẹ mang thai dễ tổn thương da - lông - tóc - móng, do đó nhớ gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và nghe tư vấn -  

Pemphigoid thai kỳ: tỉ lệ bệnh khoảng 1/50.000. Đây là bệnh tự miễn thường xuất hiện vào các tháng cuối của thai kỳ, ở những người sinh con rạ. Da nổi các mẩn đỏ hoặc mụn nước trên nền da sưng đỏ. Gặp ở bụng, lan ra ngực, lưng, mặt. Rất ngứa. Bệnh tự giới hạn và có thể tái phát vào những thai kỳ sau; nếu có thì khuynh hướng khởi bệnh sớm hơn và nhẹ hơn ở những lần sau. Bệnh có thể gây thai chết, sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân; nổi mề đay, mụn nước - bóng nước ở con gặp trong 10% trường hợp mẹ bị bệnh và các tổn thương này tự biến mất trong vài tuần sau sinh.

Sẩn - mảng mề đay ngứa của thai kỳ: gặp ở người mang thai con so, xảy ra vào ba tháng cuối, chiếm 0,25 - 1%. Khởi phát là các mẩn đỏ kích thước nhỏ 1-2 mm, ở các đường nứt da. Ngay sau đó các tổn thương tập hợp lại để hình thành các mảng đỏ da lớn hơn ở rốn và lan tỏa dần đến mông, đùi. Rất ngứa. Bệnh tự khỏi vài ngày sau sinh. Trẻ có thể bị bệnh da giống mẹ.

Ứ mật thai kỳ tái phát: chiếm 0,02-2,4% thai kỳ. Là nguyên nhân gây vàng da thai kỳ thường gặp thứ hai sau viêm gan siêu vi. Bệnh xảy ra trong ba tháng cuối. Đầu tiên ngứa khu trú sau đó lan ra toàn thân. Ngứa có thể xuất hiện trước vàng da kèm mệt mỏi, chán ăn; có thể buồn nôn, ói mửa, cảm giác tức bụng hoặc nhạy đau ở 1/4 trên phía phải của bụng. Có 50% trường hợp nước tiểu sậm màu và phân nhạt màu. Ngứa da thuyên giảm trong vài ngày sau sinh, vàng da biến mất sau 1-2 tuần. Bệnh làm tăng tỉ lệ sinh non, trẻ nhẹ ký, xuất huyết sau sinh.

Chốc dạng herpes: đây là một dạng vảy nến mủ xảy ra trong thai kỳ và có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ. Bệnh rất hiếm gặp. Xảy ra vào ba tháng cuối của thai kỳ. Khởi phát là những mảng đỏ da xuất hiện ở bẹn, nách, cổ, với các mụn mủ nhỏ, nông ở rìa. Tổn thương lan dần ra ngoại vi, đóng mày hoặc mủ ở trung tâm. Ít ngứa. Niêm mạc có thể bị tổn thương và móng tay chân bị sút ra. Sốt ớn lạnh đôi khi kèm buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Bệnh giảm ngay sau sinh, tái phát ở các thai kỳ sau. Bệnh làm tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong ở thai nhi.

Sẩn ngứa thai kỳ: rất ngứa, xảy ra từ tháng thứ tư đến tháng thứ chín của thai kỳ. Hiện diện các mẩn đỏ nhỏ đóng mày, ở chân, tay, thân. Tỉ lệ bệnh khoảng 1/ 300 thai kỳ. Phát ban da có khuynh hướng tự lành nhanh sau sinh.

Bệnh da nặng lên trong thai kỳ: các bà mẹ mang thai có một số bệnh lý về da-lông-tóc-móng như ở những người không mang thai nhưng lại có diễn tiến nặng hơn do sự thay đổi về miễn dịch trong thai kỳ.

- Bệnh nhiễm siêu vi (mụn cóc da, mụn cóc sinh dục, thủy đậu, mụn rộp), hoặc nhiễm vi nấm (nhiễm nấm candida âm đạo).

- Bệnh ác tính da.

- Lupus đỏ hệ thống: 50% trường hợp bệnh nặng lên, tỉ lệ tự sẩy thai và tử vong tăng cao (30-50%). Nếu chưa có tổn thương thận hoặc tim và bệnh được kiểm soát tốt thì phần lớn bệnh nhân mang thai an toàn và sinh con bình thường. Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban da giống mẹ, tắc nghẽn dẫn truyền tim bẩm sinh...

- Bệnh bóng nước Pemphigus: có diễn tiến xấu nhanh hơn và có thể gây tử vong.

- Bệnh phong: tình trạng bệnh của mẹ sẽ diễn tiến xấu đi trong thai kỳ. Tuy nhiên thai  nhi rất hiếm khi bị lây nhiễm vi trùng phong.

Theo TT

Điều trị một số bệnh da mùa mưa lũ

Sau những trận lũ lụt tàn phá của thiên nhiên, chúng ta thường thấy đi kèm theo đó là các bệnh dịch như tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết. Ngoài ra còn có một số bệnh ngoài da phát triển do nguồn nước nhiễm bẩn hay điều kiện vệ sinh kém. Dưới đây là một số bệnh da hay gặp trong mùa mưa lũ và thuốc chữa.

Nước ăn chân
Thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Do chân tay ngâm trong nước nhiều, tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển. Thương tổn hay gặp ở các kẽ ngón chân 4, 5 kẽ ngón tay 3, 4. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn. Bệnh cũng hay gặp ở người làm nghề quét dọn, công nhân vệ sinh, người nội trợ, giúp việc, thường xuyên phải tiếp xúc với nước, người có bệnh đái tháo đường cũng thường bị nhiễm loại nấm trên.

Khi bị bệnh cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép và điều quan trọng là phải dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor. Rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm như sastid hoặc nước quả chanh để tránh tái nhiễm.

Các bệnh nhiễm khuẩn da
Chốc lở: Do điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi dập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn. xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. Khi bị cần phải lau rửa bằng cồn sát trùng hoặc betadin. Bôi thuốc sát khuẩn, xanh metilen, castellani. Khi thương tổn đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin. Uống thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.

Viêm nang lông: Do thiếu nước sạch, tắm gội vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa. Khi bị bệnh, cũng phải sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc betadin, bôi mỡ kháng sinh và uống kháng sinh kháng tụ cầu như oxaxylin, bristopen, cloxylan, hạn chế gãi, chải đầu nhẹ nhàng, không làm tổn thương da đầu.

Bệnh viêm kẽ do vi khuẩn: Hay gặp ở người béo phì, vị trí: hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu. Căn nguyên do loại vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum. Điều trị bằng bôi dung dịch eryfluid và uống kháng sinh như erythromycin.

Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân
Còn gọi là bàn chân rỗ, bàn chân hà. Tổn thương là những vết lõm đường kính từ 1 – 3mm tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau không đau, không ngứa. Căn nguyên do vi khuẩn có tên gọi Micrococcus Sedentarius. Chẩn đoán không khó, chỉ cần dựa vào hình ảnh bàn chân rỗ. Điều trị ngâm rửa nước muối sau đó bôi mỡ kháng sinh erythromycin hoặc clindamycin và mỡ whitfeld xen kẽ. Bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Tổn thương do ghẻ.
Bệnh da do ký sinh trùng

Bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da:
Còn gọi là ấu trùng di trú trên da, bệnh ít thấy ở Việt Nam nhưng cũng không có nghĩa là không có mà do khả năng phát hiện bệnh còn hạn chế. Do trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập vào da người, di trú trên da với tốc độ vài centimet một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo hơi nổi cao, rộng khoảng 2 – 3mm. Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Vị trí hay gặp: cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay. Triệu chứng cơ năng rất ngứa, ấu trùng tồn tại trên da trung bình từ 2 – 8 tuần. Hiếm khi trên 2 năm, phòng bệnh: tránh tiếp xúc trực tiếp với đất cát chứa phân. Điều trị tại chỗ: bôi mỡ kháng ký sinh trùng albendazole. Uống thiabendazole từ 2 – 5 ngày.

Ghẻ: Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi: Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da. Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ. Vị trí hay gặp: kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách. Hiếm khi thấy ghẻ ở 1/3 trên lưng, mặt. Triệu chứng cơ năng: rất ngứa. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh. Điều trị: Vệ sinh cá nhân và bôi thuốc chữa ghẻ, bôi một trong những loại thuốc sau: DEP, eurax, ascabiol. Điều trị cho cả nhà, những người có biểu hiện ngứa ghẻ. Tẩy uế quần áo, ga gối bằng cách luộc hoặc phơi 3 – 4 nắng.

ThS.BS. Đỗ Xuân Khoát
suckhoe-doisong

Mùa nóng dễ bị viêm nang lông

Nhọt, đinh râu... là các biểu hiện của chứng viêm nang lông, một bệnh phát triển vào mùa hè do các vi khuẩn, vi nấm gây ra.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Viêm nang lông là một nhóm bệnh có mụn mủ nhỏ, khu trú ở nang lông, căn nguyên thường gặp nhất là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), ngoài ra còn có trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), trực khuẩn gram âm, nấm... Các kích thích lý hóa như thời tiết oi bức cũng có thể gây viêm nang lông.

Bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau:

Viêm miệng nang lông

Tình trạng viêm xảy ra tại cổ nang lông (hay gặp ở vùng da đầu hoặc các chi), do nhiễm tụ cầu vàng hoặc tiếp xúc với hóa chất như dầu mỡ, gây bít tắc cổ nang lông.

Bệnh nhân thường là trẻ nhỏ và những người bôi corticoid kéo dài. Trên vùng da bệnh có mụn mủ hình chóp, to bằng đầu đinh ghim, ở giữa có một chấm vàng, xung quanh là quầng đỏ. Các mụn mủ mọc thành từng đợt, sau 7-10 ngày thì khỏi, không để lại sẹo. Đôi khi bệnh diễn biến dai dẳng trở thành mạn tính. Bệnh nhân thường có cảm giác ngứa rát.

Viêm nang lông sâu

Hiện tượng viêm nhiễm lan sâu xuống nang lông nên thương tổn lớn hơn và nổi cao hơn viêm miệng nang lông. Bệnh nhân thấy đau nhức tại chỗ, mụn mủ không vỡ mà xẹp, đóng vảy. Vảy bong để lại sẹo lõm.

Nhọt

Là hiện tượng viêm nang lông sâu cấp tính, hoại tử do tụ cầu vàng. Thương tổn lan cả ra phần da bao bọc nang lông, gây hoại tử và tạo ngòi mủ màu vàng xanh. Khi ngòi bong để lại vết loét sâu, cuối cùng khỏi thành sẹo.

Bệnh hay gặp ở thanh niên, nam bị nhiều hơn nữ. Có thể có một nhọt hoặc nhiều nhọt đứng thành đám hay rải rác. Vị trí hay gặp là ở mặt, cổ, tay, mômg.

Hậu bối

Là hiện tượng viêm một đám lông liền kề do tụ cầu vàng, lan rộng xuống cả mô liên kết và mô mỡ phía dưới. Bệnh hay gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng, suy tim, nghiện chích.

Ban đầu, đám da bị viêm đỏ, nổi cao, bề mặt nhẵn và rắn, ấn đau. Sau vài ngày, thương tổn lớn dần và đạt tới khoảng 10 cm đường kính. Sau khoảng 7-10 ngày, chúng mềm dần và hóa mủ, mủ thoát ra qua miệng các nang lông. Đôi khi cả đám thương tổn bị hoại tử tạo thành một vết loét sâu, đáy có rất nhiều mủ.

Bệnh nhân đau nhức, sốt cao, toàn thân mệt mỏi, chán ăn.

Đinh râu

Là hiện tượng nhọt xuất hiện ở vùng mặt. Các tĩnh mạch ở vùng mặt đổ vào xoang tĩnh mạch trong sọ não nên vi khuẩn có thể theo dòng máu gây nhiễm khuẩn các xoang tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể hôn mê và tử vong.

Để tránh viêm nang lông, cần tăng cường vệ sinh thân thể, giữ cho da khô về mùa hè, giảm ăn chất bột, đường, tăng cường vitamin nhóm B. Khi có biểu hiện viêm nang lông, phải đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Hướng mới điều trị mụn trứng cá

Mụn trứng cá là bệnh lý ngoài da thông thường, nhưng ảnh hưởng khá lớn đến diện mạo, tâm lý... của bệnh nhân, gây cho họ cảm giác bối rối, mất tự tin khi giao tiếp. Đâu là nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

Theo các tài liệu nghiên cứu về bệnh học, nguyên nhân chính hình thành nhân mụn trứng cá là sự tăng tiết bã nhờn. Sự bài tiết này chịu ảnh hưởng trực tiếp của hormon sinh dục nam Androgen (hormon này được tiết ra ở cả cơ thể phụ nữ). Khi hormon này hoạt động mạnh sẽ kích thích các tuyến bã nhờn tăng tiết, đào thải chất bã ra ngoài. Các chất bụi bẩn, các tế bào bị ức chế (do da bị sừng hóa)… khiến miệng lỗ chân lông bị bịt kín nên chất bã nhờn tiết ra không đào thải kịp.

Thêm vào đó, tác động của vi khuẩn có sẵn trong nang lông tuyến bã (P.acnes) kèm theo bội nhiễm của một số vi khuẩn khác như: tụ cầu, P.ovale… gây nên tình trạng mụn mủ, mụn bọc với biểu hiện sưng nóng, đỏ đau. Trường hợp không bị nhiễm trùng sẽ tạo thành mụn đầu trắng bị bịt kín. Khi mụn đầu trắng bị hở ra bên ngoài và gặp hiện tượng oxy hóa thì phần ngoài của nhân mụn sẽ trở thành màu đen, nên gọi là mụn đầu đen.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Một số yếu tố làm bệnh trứng cá nặng thêm là thần kinh (stress, mất ngủ…), thay đổi nội tiết (kỳ kinh nguyệt…), rối loạn tiêu hoá (táo bón), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều… Kết hợp với việc chăm sóc da không đúng cách như thói quen nặn mụn, sử dụng mỹ phẩm không hợp với da và đặc biệt là việc lạm dụng chế phẩm bôi ngoài da chứa Corticoid (như Dexamethasol, Betamethazol…) cũng là một nguyên nhân.

Theo Đông y, mụn trứng cá do phong nhiệt tích tụ ở kinh phế sinh ra (phế chủ bì mao) hoặc do huyết nhiệt, hoặc do ăn nhiều chất cay nóng, đường, mỡ sinh thấp nhiệt tích tụ trên da, hoặc do tỳ chuyển hoá kém (tỳ chủ vận hoá) làm giảm quá trình thanh thải nhiệt độc trong cơ thể. Tình trạng tích tụ nhiệt độc (theo quan điểm của Đông y), một mặt khiến cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng trong đó có tuyến nội tiết, mặt khác cũng làm giảm sự đào thải chất cặn bã qua da. Đây chính là sự liên hệ giữa nguyên nhân gây mụn trứng cá theo quan điểm Đông và Tây y. Bởi vậy, tình trạng 'gan nóng' có thể chỉ là một khía cạnh nhỏ gây nên mụn trứng cá, chứ không phải là nguyên nhân chính gây nên mụn trứng cá.

Các biện pháp sau sẽ giúp người bệnh phòng ngừa và điều trị hiệu quả mụn trứng cá cũng như ngăn ngừa mụn mọc thêm:

-Rửa sạch mặt trước khi đi ngủ và ngay khi ra đường về. Không tự ý cạy, nặn mụn.

-Trường hợp mụn mủ có thể bôi chế phẩm chứa kháng sinh, kháng khuẩn (khi dùng kháng sinh đường uống phải theo chỉ dẫn của bác sĩ), hoặc một số chế phẩm giúp giảm sừng hóa, tan nhân mụn.

-Kết hợp uống các thảo dược có tác dụng từ từ giúp tái lập cân bằng sinh lý da, tăng hiệu quả điều trị mụn trứng cá của các thuốc tác dụng tại chỗ. Từ đó tạo tác dụng hiệp đồng giúp mụn trứng cá nhanh khỏi hơn đồng thời giảm nguy cơ mụn mọc thêm và tái phát. Sản phẩm viên ngừa mụn Hoa Linh với thành phần hoàn toàn tự nhiên, an toàn, thích hợp cho việc sử dụng một đợt kéo dài.

-Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hạn chế stress.

Trường hợp viêm da nặng, người bệnh nên đến viện hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Dược phẩm Nata - Hoa Linh

Địa chỉ: phòng 101, nhà A14, ngõ 106, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

Điện thoại: (04) 22180617

Email: [email protected]

Website: www.hoalinhpharma.com.vn

Theo Cẩm Ly (ngoisao)