Lưu trữ cho từ khóa: mụn mủ

Những tác nhân làm cho da bạn xấu

 

- Nhiều người tìm mọi cách giải quyết các vấn đề về da bằng mỹ phẩm, đôi khi rất tốn kém và không hiệu quả. Muốn khắc phục tình trạng này bạn phải loại bỏ nguyên nhân gốc dễ từ các bệnh về da?

Chế độ dinh dưỡng: Làn da của chúng ta phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và sự thay đổi của thời tiết. Để bảo vệ và chăm sóc làn da đúng cách thì nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng phải đủ vitamin và khoáng chất, uống đủ nước, tránh ăn nhiều chất béo, thịt hun khói, sô cô la, đồ ăn cay và ngọt. Ngoài ra, tập thể dục, ngủ đủ và đúng giờ, tránh căng thẳng thần kinh cũng sẽ giúp bạn có làn da khỏe đẹp.

Chăm sóc da không đúng cách: Nhiều người cho rằng, rửa mặt nhiều lần trong ngày sẽ giúp loại bỏ bớt những lớp vảy bong tróc và da chết trên mặt. Điều đó hoàn toàn không đúng, đôi khi còn có hại vì có thể làm cho da tổn thương, gây đau rát. Chỉ nên rửa mặt 2-3 lần 1 ngày. Với việc dùng kem rửa mặt và dưỡng ẩm bạn cần chọn sản phẩm phù hợp, an toàn với làn da của mình. Không dùng nước tắm quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ lý tưởng nhất là bằng nhiệt độ cơ thể.

Ảnh hưởng từ hệ tiêu hóa: Các bác sĩ da liễu cho rằng, tình trạng của da có thể là dấu hiệu nhận biết về bệnh viêm dạ dày, viêm tụy, viêm túi mật và một số bệnh đường ruột khác. Còn trên thực tế, ai sở hữu một làn da xanh xao, yếu ớt thì chắc chắn dạ dày và đường ruột của người đó có vấn đề.

Nhiễm khuẩn và ký sinh trùng: Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể và cũng là nơi đầu tiên vi khuẩn xâm nhập hoặc sống ký sinh trên cơ thể chúng ta ở nhiều nơi như lỗ chân lông, vết thương chưa lành. Ở trên mặt chúng có thể gây mụn trứng cá, mụn đầu đen và mụn mủ.

Gián đoạn nội tiết tố: Thông thường sự gián đoạn nội tiết tố ở phụ nữ chỉ xảy ra khi bắt đầu thời kỳ mãn kinh, trong thời kỳ kinh nguyệt, và ảnh hưởng từ một số tuyến nội tiết. Ở phụ nữ trẻ thì thời gian dậy thì và có thể do quá căng thẳng, sức khỏe kém, dùng thuốc tránh thai… cũng gây gián đoạn nội tiết tố. Do đó, nó sẽ ảnh hưởng đến kích thích tố nữ là estrogen và progesterone gây ra một loạt hậu quả xấu cho bạn: căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, rụng tóc và đặc biệt là sự xuất hiện sớm các nếp nhăn trên mặt.

Rối loạn hệ thần kinh: Sự phá vỡ mọi hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương có thể gây ra các vấn đề với da. Đặc biệt hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng có thể dẫn tới hiện tượng loạn trương lực cơ, hội chứng mệt mỏi, căng thẳng mãn tính đều có thể gây mọc mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, viêm da, zona thần kinh.

Thiếu ngủ: Các chuyên gia cho rằng, thiếu ngủ có thể gây ra nhiều tổn thương cho da: da khô do thiếu nước, sự tích tụ sắc tố da, da nhờn, sần sùi vì lão hóa và đen sạm mất đi vẻ hồng hào tươi sáng.

Sự cố từ hệ miễn dịch: Tình trạng này thường xảy ra với người bị mắc bệnh dị ứng và thường xuyên trong nhà có người bị hen suyễn, sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng theo mùa). Bệnh này thường xuất hiện sớm và có nhiều mức độ nghiêm trọng khi còn nhỏ, ít dần khi đến tuổi trưởng thành, trừ khi đang tiếp xúc trực tiếp với chất gây kích ứng. Chính những điều này gây nên bệnh viêm da dị ứng.

(Theo ANTD)

 

Ứng phó đúng cách khi bị viêm da tiếp xúc

Một số bạn sau khi chạm vào một vật gì đó tự nhiên có cảm giác nóng rát, tại vùng da đó bị đỏ ửng lên rồi xuất hiện các mụn nước, mụn mủ. Nền da hơi bị nề lên, ngứa. Đó là hiện tượng viêm da do tiếp xúc với một vật gì đó mà bị dị ứng.

Trong trường hợp này cần áp dụng các biện pháp sau:

- Không chà xát, không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc.

Ứng phó đúng cách khi bị viêm da tiếp xúc, Sức khỏe đời sống, suc khoe, viêm da, dị ứng, viêm da tiếp xúc, da có mủ, tấy đỏ, thuốc kháng sinh

- Khi tổn thương da phù nề, chảy nước thì bôi các loại dung dịch làm mềm da, ẩm da như: dalibour, jarish, hồ nước.

- Nếu tổn thương da khô thì bôi một trong các loại kem chống viêm như gentrison, temproson, diproson…, bôi ngày 1-2 lần trong 1 – 2 tuần.

- Nếu tổn thương da có mủ, tấy đỏ nhiều thì phải uống 1 đợt kháng sinh: cephalexin hoặc roxithromycin trong 5 – 7 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

- Nếu bị ngứa nhiều phải uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin hoặc fexofenadin trong 5 – 10 ngày.

- Các tổn thương viêm da tiếp xúc do sứa và côn trùng thường hay để lại vết thâm. Sau khi lành tổn thương mà da còn bị thâm thì bôi hydroquinone 2%, bôi một lần vào buổi tối trong thời gian từ 1 – 2 tháng.

24H.COM.VN (Theo SKĐS)

Tôi bị mụn mủ ở mông cả năm nay rồi, uống thuốc hoài không hết, làm sao trị dứt?

Người thì bảo tôi bị viêm mô tế bào, người thì kêu bị nhọt, nhọt cụm. Giờ tôi muốn điều trị dứt điểm thì phải làm như thế nào?

Chào bạn,

Với các triệu chứng như bạn mô tả thì bạn đang bị nhiễm trùng ở sâu trong da. Mụn mủ ở mông gần hậu môn lúc đầu nhỏ sau lan rộng, sưng, đau và bể mủ có màu đỏ, kéo dài gần 1 năm nay, uống thuốc không hết, điều này chứng tỏ tình trạng nhiễm trùng da nói trên chưa được không chế. Bạn xem lại các yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân kéo dài của bệnh :

- Bạn đã giữ gìn vệ sinh cơ thể và đặc biệt là vệ sinh da vùng mông đúng cách chưa ?

Bạn phải vệ sinh vùng mông bằng cách rửa với xà bông hoặc dung dịch có tính kháng khuẩn như Betadin, thuốc tím pha loãng màu hồng, nước muối pha loãng và rửa mỗi ngày 2-3 lần: sáng, trưa, tối, sau đó lau bằng khăn khô hoặc khăn giấy sạch và bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như: Fucidine, Bactroban, Betadin, Eosine mỗi ngày 2-3 lần, đồng thời thay quần áo sạch hằng ngày

- Chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi của bạn đã phù hợp chưa?

Bạn phải hạn chế ăn chất ngọt, ăn nhiều rau, trái cây tươi, uống nhiều nước 2,5- 3lít/ ngày, tập thể dục hằng ngày, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress….

- Bạn kiểm tra xem có bệnh tiểu đường hay đang dùng thuốc làm giảm miễn dịch như Corticoide… không ?

Các yếu tố trên làm giảm sức đề kháng cơ thể, có thể là nguyên nhân khiến bệnh kéo dài. Nếu loại bỏ các yếu tố trên, bạn cần nghĩ đến 2 vấn đề sau:

- Thuốc kháng sinh bạn đang sử dụng chưa phù hợp với tác nhân gây bệnh. Bạn cần tái khám để làm xét nghiệm cấy dịch mủ và làm kháng sinh đồ nhằm chọn kháng sinh thích hợp.

- Nhiễm trùng sâu trong da vùng mông cạnh hậu môn của bạn chính là 1 áp-xe quanh hậu môn đã chuyển sang giai đoạn rò (dò) hậu môn.

Trường hợp này bạn cần đến chuyên khoa Ngoại để BS rạch da, phá hết các ngóc ngách, lấy hết tổ chức xơ, dẫn thoát lưu mủ, và dùng kháng sinh đặc hiệu.

Chúc bạn trị liệu thành công !

Meo.vn (Theo Alobacsi)

7 Mặt nạ giúp xóa mụn nhanh chóng

Nhiều người khuyến cáo rằng không nên đắp mặt nạ khi bị mụn vì gây tác lỗ chân lông và da mặt sẽ càng bị mụn. Thế nhưng, áp dụng "bí kíp" dưới đây của SSM bạn vẫn có thể sử dụng một số loại mặt nạ từ thiên nhiên để làm giảm mụn nhanh chóng mà không cần phải đến thẩm mỹ viện.

Chanh

Nếu mặt bạn bất ngờ bị nổi mụn, hãy xoa nước chanh tươi lên vùng da này để giảm sưng tấy. Axit trong chanh sát khuẩn, giúp lỗ chân lông được thông thoáng, tạo làn da săn chắc và giảm mụn. Cách này có thể sẽ làm cho bạn cảm thấy da hơi rát, bạn có thể pha thêm một ít nước vào nước cốt chanh để làm giảm kích ứng cho da mặt.

Bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt chanh vào sữa chua và trộn đều lên. Sau đó bôi lên da mặt khoảng 20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm cho da. Mặt nạ này sẽ giúp làm giảm mụn và trị thâm hiệu quả.

Sử dụng lòng trắng trứng trộn với 1 thìa nước cốt chanh và đắp mặt trong 15 phút giúp làm se lỗ chân lông, giảm dầu thừa và mụn trứng cá. Loại mặt nạ này có thể sử dụng 1 tuần từ 2đến 3 lần để hạn chế mụn trứng cá.


Bạc hà

Giã lá bạc hà vắc lấy nước. Trộn 1/2 chén nước lạnh với 1 muỗng nước cốt bạc hà. Sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp này thoa đều lên da mặt. Sau đó rửa mặt thật sạch bằng nước ấm. Có thể dùng hỗn hợp này để thay sữa rửa mặt dùng hàng ngày khi da mặt bị mụn.

Hoặc bạn cũng có thể giã lá bạc hà và bôi chúng trực tiếp lên da. Để khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Bạc hà sẽ giúp làm sạch và giảm mụn mụn trứng cá, mụn bọc trên da.


Đu đủ

Đu đủ chín, lấy ruột, nghiền nát, sau đó đắp lên mặt khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày. Hoặc dùng nước ép đu đủ bôi lên mặt, để khoảng 20 phút. Sau đó rửa lại thật sạch với nước ấm. Mặt nạ này sẽ làm giảm các triệu chứng da tấy đỏ, đau rát và làn da cũng trở nên sáng đẹp hơn.

Bạn có thể lấy một miếng đu đủ xanh (cả vỏ và hạt non) xay nát, đắp lên vùng da bị mụn trong vòng 15 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Trong đu đủ có chứa một lượng lớn axit Ascorbic (Vitamin C), Vitamin A, vitamin B, B2 có khả năng ức chế quá trình hình thành mụn trứng cá và mụn đầu đen rất hiệu quả.


Nha đam

Dùng dao cắt lớp vỏ ngoài của lá nha đam, lấy phần ruột trong suốt có chất dịch nhờn nằm phía trong lá. Sau đó, nhẹ nhàng thoa chất dịch này lên những nốt mụn, để trong 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này làm mát và giảm độ sưng tấy của mụn. Làm 2 lần/tuần sẽ thấy mụn giảm nhanh chóng.


Cà chua

Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Đắp những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn sạch.   Hoặc bạn cũng có thể xay trái cà chua ra, lấy nước cốt và bôi lên mặt. Để khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm.

Cà chua có tính axit, trong đó chứa kali và vitamin C giúp làm sạch da mặt, giảm lượng dầu ở da và làm giảm mụn đầu đen nhanh chóng.


Quả mơ

Mơ có tác dụng thanh tẩy da, giảm viêm và sưng. Với những người bị mụn bọc, mụn mủ thì đây sẽ là liệu pháp chăm sóc da tuyệt vời. Sau khi rửa mặt sạch, bạn nghiền mơ thành hỗn hợp sền sệt, đắp lên mặt trong 10 phút và massage nhẹ nhàng.  Sau đó rửa lại với nước ấm để có kết quả tốt nhất.


Mật ong

Bạn có thể nhỏ vài giọt mật ong trên miếng cotton mềm và sau đó thoa đều lên vết mụn. Để khoảng 10 - 15 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Mật ong là nguyên liệu hoàn hảo để loại bỏ vi khuẩn và thể gây ra mụn cho làn da.


Lưu ý cho bạn:

- Khi da đang bị mụn, bạn tránh việc sờ nắn mụn, hoặc nặn mụn. Vì việc này sẽ làm cho da mặt của bạn xấu hơn và tình trạng mụn sẽ trở nên tồi tệ hơn.

- Ngoài việc sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên thì bạn cũng nên kết hợp sử dụng những thực phẩm từ thiên nhiên này trong bữa ăn hàng ngày của mình. Bổ sung nhiều rau củ quả và uống nhiều nước để làm giảm mụn hiệu quả.

- Mặt nạ không nên để lâu qua đêm, sẽ làm hại cho da mặt và gây bít lỗ chân lông làm cho da mặt bạn sẽ càng thêm mụn.

- Trong thời gian bị mụn, bạn nên hạn chế việc trang điểm vì việc trang điểm sẽ làm cho da mặt bạn không thở được, đôi khi còn gây nên tình trạng da bị kích ứng và sẽ xuất hiện ngày càng nhiều mụn hơn.

Meo.vn (Theo Sucsongmoi)

Bí quyết… nặn mụn an toàn

Mụn nào được nặn? Mụn nào không? Nặn như thế nào?... Tất cả đều là vấn đề đáng phải lưu tâm, nhất là với các bạn đang ở lứa tuổi dạy thì.

Các tuyến bã dưới da bình thường sẽ có nhiệm vụ bài tiết lớp chất nhờn để tráng đều mặt da. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố giới tính, chúng bỗng chốc hoạt động rất mạnh mẽ khiến chất bã dư thừa đọng lại trong nang tuyến bã. Đây là nguyên nhân hình thành các túi mụn trên da mặt.

Tùy theo kích thước và độ sâu mà mụn xuất hiện với các dạng khác nhau như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mạch lươn…

Khi nào được phép nặn mụn?

Nếu như bạn có thói quen nặn mụn thì việc đầu tiên cần ghi nhớ chính là để tránh da bị viêm, để lại sẹo lõm, vết thâm, mụn phát triển ồ ạt... thì phải nghiêm cấm nặn bóp các loại mụn sau:

- Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ và cục sưng to, đau, không thấy cồi mụn.

- Mụn trứng cá cụm mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi trắng, mụn mủ thường lớn và rất đau, tạo nhiều đường dò chảy dịch hoặc mủ rất hôi.

- Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà bạn táy máy nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.

Bí quyết... nặn mụn an toàn, Làm đẹp, bao phu nu, lam dep, thoi trang, nan mun, mun trung ca

Còn đối với các loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên sớm thì bạn có thể nặn (nhưng không khuyến khích) khi thấy đầu mụn đã khô và có đầu cứng ở trung tâm mụn. Điều đó báo hiệu rằng mụn đã già và an toàn cho việc nặn! Tuy nhiên, ngay cả lúc này, bạn cũng cần nắm chắc các bí quyết để xử lý đám mụn đó bằng tay thật an toàn.

Bước 1: Xông hơi da mặt

Việc xông hơi trước khi nặn mụn sẽ làm mở rộng lỗ chân lông, giải phóng một phần chất độc có trong đó ra ngoài. Nhờ vậy mới có điều kiện an toàn hơn cho bước làm sạch tiếp theo. Các bạn nên xông hơi khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Nếu bạn nào không có thời gian thì có thể đắp một chiếc khăn thấm nước đủ ấm lên mặt trong trong vài phút.

Bước 2: Rửa tay thật sạch

Việc này sẽ giúp giảm tối thiểu vi khuẩn xâm nhập vào da. Cần chú ý là nếu muốn dùng kim để khều thì tốt nhất hãy khử trùng chúng trước khi sử dụng và tuyệt đối không dùng đầu móng tay nặn mụn.

Bước 3: Sử dụng gạc thấm

Quấn một tấm gạc bông quanh ngón tay để sẵn sàng chấm lên da sau khi nặn mụn.

Bí quyết... nặn mụn an toàn, Làm đẹp, bao phu nu, lam dep, thoi trang, nan mun, mun trung ca

Bước 4: Nặn nhẹ nhàng

Ấn nhẹ từ mọi phía, đảm bảo lực dồn về phía trung tâm mụn. Nếu bạn không muốn để lại sẹo thì hãy nặn rất nhẹ đến khi nào đầu mụn ra ngoài hoàn toàn.

Bước 5: Rửa mặt

Sau khi nặn, bạn cần rửa mặt lại với sữa hay nước rửa có chứa thành phần kháng khuẩn. Bạn cũng có thể đắp ngay mặt nạ nếu muốn da sạch hoàn toàn. Lúc này tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên để tránh việc dị ứng da.

Bước 6: Bôi thuốc

Hãy tìm những sản phẩm có chứa cách thành phần benzoyl peroxide, hydrogen peroxide, salicylic acid, alpha hydroxyl acid để chấm lên vùng da vừa bị nặn mụn. Các chất này sẽ giúp mụn khô nhanh hơn và tránh hình thành vết đỏ trên da của bạn!

Ngoài ra, bạn cần nhớ thêm một vài mẹo nhỏ sau:

- Đặt một cục nước đá lên mụn trong vài phút giúp làm giảm vết đỏ và se lỗ chân lông.

- Sau khi nặn mụn, bạn có thể chấm một chút nhựa lô hội lên chỗ da đó để giúp vết thương liền nhanh hơn.

Meo.vn (Theo PLXH)

cách hay trị hăm tã cho bé

Ngày nay, các mẹ có điều kiện nuôi con hiện đại hơn nhưng không vì thế mà các bé thoát khỏi nỗi khổ hăm da. Điển hình là những bé có mẹ “bồ kết” với việc đóng bỉm cho con tứ mùa.

Hăm da thường gặp ở trẻ nhỏ. Đó là hiện tượng da bé có màu hồng nhạt, tạo vảy mỏng, đôi khi có mụn nước bóng, nổi mẩn đỏ hoặc tấy lên do nhiễm trùng. Hăm da làm cho bé rất khó chịu nên thường ngủ không yên giấc, hay quấy và khóc toáng lên mỗi khi tã ướt chưa kịp thay hoặc khi lau rửa chạm vào vùng da bị hăm.

Đâu là nguyên nhân?

Da bé hăm thường là do phải tiếp xúc với tã lót ẩm ướt (vì nước tiểu và phân ứ lại). Khi xưa, các mẹ thường quấn tã vải và “độn” thêm miếng vải xô cho bé nên sau khi bé tè, ị mà mẹ chưa kịp thay thì sự ướt át đó cộng thêm sự phát tác của vi khuẩn khiến bé rất dễ bị hăm. Hoặc mẹ cũng thay kịp thời nhưng bận nên không rửa sạch sẽ cho bé thì cũng tạo cơ hội cho hăm xuất hiện.


Da bé hăm thường là do phải tiếp xúc với tã lót ẩm ướt. (Ảnh minh họa).

Ngày nay, các mẹ có điều kiện nuôi con hiện đại hơn nhưng không vì thế mà các bé thoát khỏi nỗi khổ hăm da. Điển hình là những bé có mẹ “bồ kết” với việc đóng bỉm cho con tứ mùa. Bỉm hơn hẳn tã lót bằng vải thông thường ở chỗ có thể hạn chế phân và nước tiểu dính nhoe nhoét vào vùng kín của bé nhưng vẫn làm cho việc thoát hơi nước ở đó bị ngưng trệ. Mùa lạnh thì còn đỡ, mùa nóng mà đeo một chiếc bỉm suốt mấy tiếng đồng hồ thì bí bách vô cùng. Đã thế, mẹ còn phó mặc cho bỉm, cứ vô tư buôn chuyện hoặc làm nhiều việc khác mà quên thay rửa cho con để đến khi nhớ ra thì em bé đã phải mang một chiếc bỉm nặng trịch mất rồi!

Một nguyên nhân hay gặp nữa là do lạm dụng phấn rôm. Nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Ngoài ra, hăm da ở bé còn do một số nguyên nhân khác như da bé bị kích ứng với chất liệu của tã lót, do tã lót của bé không được sạch sẽ, bé bị quấn tã quá chặt, bé chuyển sang ăn thức ăn mới, bé bị tiêu chảy kéo dài…

Cách xử lý

Hăm da tuy nghiêm trọng nhưng nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn. Quan trọng nhất vẫn là chú trọng vệ sinh cho bé.

-    Khi bé đã bị hăm da thì nên hạn chế đóng bỉm đến mức tối đa.

-   Tã lót của bé nên bằng vải sợi cotton và được giặt sạch sẽ bằng xà phòng nhẹ (xà phòng thơm, dầu gội đầu, sữa tắm), phơi hoặc sấy khô rồi mới sử dụng.

-    Kích cỡ của tã lót và bỉm cần phải phù hợp với cơ thể của bé và không quấn quá chặt.

-    Phòng ngủ, giường nằm của bé phải sạch sẽ, thoáng mát.


Cố gắng để bé được “nuy” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng. (Ảnh minh họa).

-    Mẹ bé cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.

-    Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.

-    Cố gắng để bé được “nuy” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.

-    Huấn luyện cho bé biết tè, ị khi mẹ “xi xi”, lúc đó bé có thể mặc quần như “người nhớn” và không sợ bị hăm.

Thuốc điều trị hăm da:

- Thuốc tím: pha mỗi gói nhỏ với 2 lít nước sạch rửa vùng da hăm, thấm khô.

- Xanh methylen, Betadine: sau khi vệ sinh và lau khô vùng da hăm, lấy tăm bông chấm thuốc bôi vào đó chỗ hăm.

- Thuốc mỡ Bepanthen (Dexpanthenol) tuýp 30g: mỗi ngày bôi 2 lần một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị hăm sau khi đã rửa sạch và thấm khô.

Vài bài thuốc dân gian chống hăm

- Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi âm ấm, dùng rửa vùng da hăm cho bé.

- Lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm.

- Lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa.

- Lấy độ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

Việc điều trị hăm da không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, sử dụng thuốc mà phải giải quyết nguyên nhân gây hăm da.

-    Ngừng ngay việc bôi phấn rôm và các loại kem dưỡng da cho bé.

-    Thay loại tã lót khác nếu bé bị phản ứng với tã lót cũ.

-    Thức ăn dặm cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa món cũ và món mới để cơ thể bé quen dần.

-    Điều trị triệt để bệnh tiêu chảy của bé, chú ý phòng chống mất nước và muối khoáng…

Thường sau khi được vệ sinh và chăm sóc tốt, tình trạng hăm da sẽ được cải thiện đáng kể nhưng điều này phải được duy trì thường xuyên khi chăm sóc bé. Cần đưa em bé đến bệnh viện nếu có một trong các yếu tố sau: hăm da vẫn tiếp diễn sau một tuần thực hiện những biện pháp khắc phục nêu trên; hăm da ở bé chưa được 6 tuần tuổi; bé bị hăm kèm theo sốt; da bị hăm có mụn mủ hoặc vết loét; da vùng hăm sưng tấy; bé bị hăm ở cả những vùng da khác ngoài vùng mông – sinh dục.

Bác sĩ Đào Tuyết
Trung tâm Truyền thông và GDSK Trung Ương

Meo.vn (Theo Eva)

Mẹ ‘tăm’ cách hay trị hăm tã cho bé

Ngày nay, các mẹ có điều kiện nuôi con hiện đại hơn nhưng không vì thế mà các bé thoát khỏi nỗi khổ hăm da. Điển hình là những bé có mẹ “bồ kết” với việc đóng bỉm cho con tứ mùa.

Hãy đến với chuyên mục Làm mẹ của Eva để hiểu hơn những điều Người mẹ cần biết , cách Chăm sóc trẻ sơ sinh, Chọn đồ chơi cho bé, Kinh nghiệm của mẹ, cách Dạy con tuổi dậy thì hay mẹTây dạy con và chia sẻ cảm xúc trong Tâm sự người mẹ bạn nhé!

Hăm da thường gặp ở trẻ nhỏ. Đó là hiện tượng da bé có màu hồng nhạt, tạo vảy mỏng, đôi khi có mụn nước bóng, nổi mẩn đỏ hoặc tấy lên do nhiễm trùng. Hăm da làm cho bé rất khó chịu nên thường ngủ không yên giấc, hay quấy và khóc toáng lên mỗi khi tã ướt chưa kịp thay hoặc khi lau rửa chạm vào vùng da bị hăm.

Đâu là nguyên nhân?

Da bé hăm thường là do phải tiếp xúc với tã lót ẩm ướt (vì nước tiểu và phân ứ lại). Khi xưa, các mẹ thường quấn tã vải và “độn” thêm miếng vải xô cho bé nên sau khi bé tè, ị mà mẹ chưa kịp thay thì sự ướt át đó cộng thêm sự phát tác của vi khuẩn khiến bé rất dễ bị hăm. Hoặc mẹ cũng thay kịp thời nhưng bận nên không rửa sạch sẽ cho bé thì cũng tạo cơ hội cho hăm xuất hiện.


Da bé hăm thường là do phải tiếp xúc với tã lót ẩm ướt. (Ảnh minh họa).

Ngày nay, các mẹ có điều kiện nuôi con hiện đại hơn nhưng không vì thế mà các bé thoát khỏi nỗi khổ hăm da. Điển hình là những bé có mẹ “bồ kết” với việc đóng bỉm cho con tứ mùa. Bỉm hơn hẳn tã lót bằng vải thông thường ở chỗ có thể hạn chế phân và nước tiểu dính nhoe nhoét vào vùng kín của bé nhưng vẫn làm cho việc thoát hơi nước ở đó bị ngưng trệ. Mùa lạnh thì còn đỡ, mùa nóng mà đeo một chiếc bỉm suốt mấy tiếng đồng hồ thì bí bách vô cùng. Đã thế, mẹ còn phó mặc cho bỉm, cứ vô tư buôn chuyện hoặc làm nhiều việc khác mà quên thay rửa cho con để đến khi nhớ ra thì em bé đã phải mang một chiếc bỉm nặng trịch mất rồi!

Một nguyên nhân hay gặp nữa là do lạm dụng phấn rôm. Nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Ngoài ra, hăm da ở bé còn do một số nguyên nhân khác như da bé bị kích ứng với chất liệu của tã lót, do tã lót của bé không được sạch sẽ, bé bị quấn tã quá chặt, bé chuyển sang ăn thức ăn mới, bé bị tiêu chảy kéo dài…

Cách xử lý

Hăm da tuy nghiêm trọng nhưng nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn. Quan trọng nhất vẫn là chú trọng vệ sinh cho bé.

-    Khi bé đã bị hăm da thì nên hạn chế đóng bỉm đến mức tối đa.

-    Tã lót của bé nên bằng vải sợi cotton và được giặt sạch sẽ bằng xà phòng nhẹ (xà phòng thơm, dầu gội đầu, sữa tắm), phơi hoặc sấy khô rồi mới sử dụng.

-    Kích cỡ của tã lót và bỉm cần phải phù hợp với cơ thể của bé và không quấn quá chặt.

-    Phòng ngủ, giường nằm của bé phải sạch sẽ, thoáng mát.


Cố gắng để bé được “nuy” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng. (Ảnh minh họa).

-    Mẹ bé cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.

-    Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.

-    Cố gắng để bé được “nuy” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.

-    Huấn luyện cho bé biết tè, ị khi mẹ “xi xi”, lúc đó bé có thể mặc quần như “người nhớn” và không sợ bị hăm.

Thuốc điều trị hăm da:

- Thuốc tím: pha mỗi gói nhỏ với 2 lít nước sạch rửa vùng da hăm, thấm khô.

- Xanh methylen, Betadine: sau khi vệ sinh và lau khô vùng da hăm, lấy tăm bông chấm thuốc bôi vào đó chỗ hăm.

- Thuốc mỡ Bepanthen (Dexpanthenol) tuýp 30g: mỗi ngày bôi 2 lần một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị hăm sau khi đã rửa sạch và thấm khô.

Vài bài thuốc dân gian chống hăm

- Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi âm ấm, dùng rửa vùng da hăm cho bé.

- Lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm.

- Lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa.

- Lấy độ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

Việc điều trị hăm da không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, sử dụng thuốc mà phải giải quyết nguyên nhân gây hăm da.

-    Ngừng ngay việc bôi phấn rôm và các loại kem dưỡng da cho bé.

-    Thay loại tã lót khác nếu bé bị phản ứng với tã lót cũ.

-    Thức ăn dặm cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa món cũ và món mới để cơ thể bé quen dần.

-    Điều trị triệt để bệnh tiêu chảy của bé, chú ý phòng chống mất nước và muối khoáng…

Thường sau khi được vệ sinh và chăm sóc tốt, tình trạng hăm da sẽ được cải thiện đáng kể nhưng điều này phải được duy trì thường xuyên khi chăm sóc bé. Cần đưa em bé đến bệnh viện nếu có một trong các yếu tố sau: hăm da vẫn tiếp diễn sau một tuần thực hiện những biện pháp khắc phục nêu trên; hăm da ở bé chưa được 6 tuần tuổi; bé bị hăm kèm theo sốt; da bị hăm có mụn mủ hoặc vết loét; da vùng hăm sưng tấy; bé bị hăm ở cả những vùng da khác ngoài vùng mông – sinh dục.

Bác sĩ Đào Tuyết
Trung tâm Truyền thông và GDSK Trung Ương

Meo.vn (Theo GĐT)

8 thần dược cho da mụn

Một nốt mụn xấu xí khiến bạn không khỏi lo lắng, mất ăn mất ngủ. Vậy thì sao không diệt chúng bằng những mẹo từ thiên nhiên?

Sử dụng các thành phần từ thiên nhiên sẽ giúp bạn không phải lo nguy cơ dị ứng. Bên cạnh đó, mức giá siêu rẻ cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu được nhiều bạn gái ưa thích.

Quả mơ

Mơ có tác dụng thanh tẩy da, giảm viêm và sưng. Với những người bị mụn bọc, mụn mủ thì đây sẽ là liệu pháp chăm sóc da tuyệt vời. Sau khi rửa mặt sạch, bạn nghiền mơ thành hỗn hợp sền sệt, đắp lên mặt trong 10 phút và mát xa nhẹ nhàng.  Sau đó rửa lại với nước ấm để có kết quả tốt nhất.

Trà hoa cúc

Hoa cúc có tính kháng khuẩn cao, giúp làm sạch và giảm mụn. Bạn có thể sử dụng trà hoa cúc để rửa mặt mỗi ngày, hoặc trộn với hỗn hợp quả mơ để đắp mặt mỗi tuần 1 lần giúp điều trị mụn.

8 thần dược cho da mụn, Dưỡng da, Làm đẹp, bao phu nu, lam dep, thoi trang, cham soc da, tri mun
Lưu ý chỉ nên đắp mặt nạ từ 1-2 lần mỗi tuần.

Cà chua

Không chỉ là món ăn  ngon, cà chua còn giúp giảm triệu trứng sưng của mụn. Thái lát cà chua, đắp vào các khu vực đang bị mụn trong 10-15 phút. Nước cà chua sẽ thấm vào làm sạch vùng da đó. Có thể sử dụng để điều trị qua đêm giúp cung cấp cho làn da những dinh dưỡng cần thiết.

Bạc hà

Thay vì rửa mặt với sữa rửa, hãy dùng lá bạc hà giúp làm sạch và giảm mụn trên da. Trộn 1/2 chén nước lạnh với 1 muỗng thìa bạc hà, sau đó nhúng bông vào hỗn hộp và lau sạch các vùng da bị mụn. Lưu ý không nên cọ xát mạnh vì sẽ gây ảnh hưởng tới làn da nhạy cảm.

Hoa hồng

Không chỉ giúp làm đẹp nhà, hoa hồng còn giúp trị mụn chỉ với mẹo đơn giản. Sử dụng công thức 6 cánh hoa nghiền nát, kết hợp 1 thìa mật ong và 1 thìa sữa chua sau đó đắp mặt trong 15 phút. Rửa mặt với nước ấm sẽ có kết quả tốt nhất cho làn da.

Hành tây

Hành tây giúp làm lành mụn và còn có tác dụng trị sẹo rất tốt. Trộn hỗn hợp hành tây xay nhuyễn với 1 thìa mật ong và bột yến mạch để đắp mặt trong 20 phút. Rửa lại với nước ấm, bạn sẽ thấy làn da được hồi sinh.

8 thần dược cho da mụn, Dưỡng da, Làm đẹp, bao phu nu, lam dep, thoi trang, cham soc da, tri mun
Mặt nạ từ hành tây có tác dụng giúp tẩy bay mụn rất nhanh.

Táo

Táo cũng có tác dụng làm sạch và giảm sưng tấy ơ rmunj. Trộn 1 nửa quả táo nghiền nát với 2 thìa mật ong, sau đó đắp mặt trong 10 phút và rửa lại với nước ấm.

Chanh

Không chỉ giúp giảm thâm, chanh còn có tác dụng thổi bay mụn trên gương mặt. Dùng bông chấm nước chanh thoa đều trên vùng da  bị mụn, sau đó lau sạch với một chiếc khăn ướt, bạn sẽ thấy những điều kỳ diệu xảy ra.

 

Meo.vn (Tổng hợp)

Nặn mụn an toàn cho tuổi dậy thì

Mụn nào được nặn? Mụn nào không? Nặn như thế nào?... Tất cả đều là vấn đề đáng phải lưu tâm, nhất là với các bạn đang ở lứa tuổi dạy thì.

Các tuyến bã dưới da bình thường sẽ có nhiệm vụ bài tiết lớp chất nhờn để tráng đều mặt da. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố giới tính, chúng bỗng chốc hoạt động rất mạnh mẽ khiến chất bã dư thừa đọng lại trong nang tuyến bã. Đây là nguyên nhân hình thành các túi mụn trên da mặt. Tùy theo kích thước và độ sâu mà mụn xuất hiện với các dạng khác nhau như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mạch lươn…

Khi nào được phép nặn mụn?

Nếu như bạn có thói quen nặn mụn thì việc đầu tiên cần ghi nhớ chính là để tránh da bị viêm, để lại sẹo lõm, vết thâm, mụn phát triển ồ ạt... thì phải nghiêm cấm nặn bóp các loại mụn sau:

- Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ và cục sưng to, đau, không thấy cồi mụn.

- Mụn trứng cá cụm mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi trắng, mụn mủ thường lớn và rất đau, tạo nhiều đường dò chảy dịch hoặc mủ rất hôi.

- Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà bạn táy máy nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.

Còn đối với các loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên sớm thì bạn có thể nặn (nhưng không khuyến khích) khi thấy đầu mụn đã khô và có đầu cứng ở trung tâm mụn. Điều đó báo hiệu rằng mụn đã già và an toàn cho việc nặn! Tuy nhiên, ngay cả lúc này, bạn cũng cần nắm chắc các bí quyết để xử lý đám mụn đó bằng tay thật an toàn.

Bước 1: Xông hơi da mặt

Việc xông hơi trước khi nặn mụn sẽ làm mở rộng lỗ chân lông, giải phóng một phần chất độc có trong đó ra ngoài. Nhờ vậy mới có điều kiện an toàn hơn cho bước làm sạch tiếp theo. Các bạn nên xông hơi khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Nếu bạn nào không có thời gian thì có thể đắp một chiếc khăn thấm nước đủ ấm lên mặt trong trong vài phút.

Bước 2: Rửa tay thật sạch

Việc này sẽ giúp giảm tối thiểu vi khuẩn xâm nhập vào da. Cần chú ý là nếu muốn dùng kim để khều thì tốt nhất hãy khử trùng chúng trước khi sử dụng và tuyệt đối không dùng đầu móng tay nặn mụn.

Bước 3: Sử dụng gạc thấm

Quấn một tấm gạc bông quanh ngón tay để sẵn sàng chấm lên da sau khi nặn mụn.

Bước 4: Nặn nhẹ nhàng

Ấn nhẹ từ mọi phía, đảm bảo lực dồn về phía trung tâm mụn. Nếu bạn không muốn để lại sẹo thì hãy nặn rất nhẹ đến khi nào đầu mụn ra ngoài hoàn toàn.

Bước 5: Rửa mặt

Sau khi nặn, bạn cần rửa mặt lại với sữa hay nước rửa có chứa thành phần kháng khuẩn. Bạn cũng có thể đắp ngay mặt nạ nếu muốn da sạch hoàn toàn. Lúc này tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên để tránh việc dị ứng da.

Bước 6: Bôi thuốc

Hãy tìm những sản phẩm có chứa cách thành phần benzoyl peroxide, hydrogen peroxide, salicylic acid, alpha hydroxyl acid để chấm lên vùng da vừa bị nặn mụn. Các chất này sẽ giúp mụn khô nhanh hơn và tránh hình thành vết đỏ trên da của bạn.

Ngoài ra, bạn cần nhớ thêm một vài mẹo nhỏ sau:

- Đặt một cục nước đá lên mụn trong vài phút giúp làm giảm vết đỏ và se lỗ chân lông.

- Sau khi nặn mụn, bạn có thể chấm một chút nhựa lô hội lên chỗ da đó để giúp vết thương liền nhanh hơn.

Meo.vn (Theo Kenh14)

Bệnh đỏ mặt

Đây là một tổn thương mạch máu của da mặt, có thể gây tổn thương mắt. Biểu hiện điển hình của bệnh là những cơn kịch phát đỏ bừng mặt mũi và một trạng thái giãn mạch lăn tăn ở mặt. Trên mặt xuất hiện các tổn thương viêm, phân bố chủ yếu ở mũi, hai má, giữa trán và vùng cằm.

Tổn thương bao gồm sẩn viêm và mụn mủ, không có ở chân lông, đôi khi là những u hạt nhỏ, trông giống lupus lao. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi 30-50. Ở tuổi thanh niên, nam bị nhiều hơn nữ, còn ở tuổi trung niên thì nữ nhiều hơn nam.

 

Ảnh minh họa

Căn nguyên gây bệnh đỏ mặt chưa được xác định rõ. Bệnh có liên quan với thể địa da dầu, rối loạn nội tiết, rối loạn miễn dịch, rối loạn vận mạch ở mặt, rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Yếu tố tâm lý đóng vai trò làm bệnh nặng lên. Về triệu chứng, bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn các cơn đỏ bừng mặt: Cơn xuất hiện chủ yếu sau bữa ăn, nhưng cũng có khi sau một stress, sau khi ăn thức ăn cay nóng, uống rượu, thay đổi thời tiết. Vùng đỏ nhất là giữa mặt, có thể kèm theo đỏ màng tiếp hợp và chảy nước mắt, có thể đỏ cả da đầu và hai tai.

- Giai đoạn đỏ da, giãn mao mạch lăn tăn: Bệnh nhân đỏ mặt thường xuyên, kèm theo giãn mao mạch lăn tăn ở má, mũi; đôi khi có phù nề lan tỏa vùng mũi, gò má.

- Giai đoạn đỏ mặt, sẩn mụn mủ: Trên nền da đỏ, mao mạch giãn lăn tăn, xuất hiện các sẩn viêm, đôi khi có mụn mủ vô khuẩn.

- Giai đoạn phù voi ở mặt, thường chỉ gặp ở nam giới: Trên mặt xuất hiện các mụn to, đỏ và sần sùi, đôi khi phát triển ra cả cằm, mi mắt, thậm chí cả tai.

Bệnh tiến triển thành từng đợt nặng dần theo sự biến đổi của thời tiết và mùa, theo chế độ ăn uống hoặc đột biến nội tiết, tâm lý. Bệnh có thể thoái lui sau một đợt tiến triển. Bệnh có thể gây biến chứng ở mặt như viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, loét giác mạc.

Về chẩn đoán: cần phân biệt bệnh đỏ mặt với:

- Trứng cá thường (tổn thương là nhân trứng cá, sẩn viêm, thể địa da sần đỏ...)

- Lupus đỏ: Ban đỏ ở mặt có hình cánh bướm, đối xứng qua sống mũi, có đỏ da, dày sừng và teo da...

- Hội chứng Haber: Hội chứng này mang tính chất di truyền, tổn thương giống đỏ mặt, xuất hiện sớm ở tuổi trẻ. Mặt đỏ, phù, sau đó có giãn mạch.

Việc điều trị bệnh đỏ mặt tương đối phức tạp. Bác sĩ sẽ tùy theo từng giai đoạn của bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân để lựa chọn thuốc và biện pháp phù hợp. Có thể kết hợp cả nội khoa và ngoại khoa. Bệnh phải chữa kiên trì vài tháng đến hàng năm.

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)