Lưu trữ cho từ khóa: mụn lở

Một số bài thuốc từ hoa quả

Hoa quả không chỉ đơn thuần cung cấp dinh dưỡng, màu sắc trong bữa ăn hàng ngày, mà còn là những vị thuốc hữu hiệu lại an toàn trong sử dụng và rất tốt cho sức khỏe.

Hoa quả là những vị thuốc hữu hiệu và an toàn trong sử dụng. (Nguồn: Internet)

- Cúc vàng, hoa hồng, quả quất, hay lá quất đều có dùng làm những vị thuốc quí. Cúc vàng vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hạ hoả. Để chữa chứng đau mắt, nhức đầu và chống co thắt mạch máu não ở người huyết áp cao có thể dùng hoa cúc, ngưu tất, hạt muồng sao và hoa hoè sao mỗi thứ 12 gam sắc uống.

- Hoa hồng vị ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng. Để chữa mụn nhọt, tràng nhạc, mụn lở chảy nước dùng cánh hoa hồng giã nát rồi đắp.

- Chữa ho ở trẻ: Cánh hoa hồng bạch 5g trộn với đường phèn 4g, cho vào chén hấp trên nồi cơm chưng lấy nước uống dần.

- Ô mai mơ có thể chữa đau bụng giun, giun lên thực quản. Dùng 5 đến 7 quả ô mai mơ sắc lấy 1 chén nước để uống.

- Chữa lỵ mạn tính hay đại tiện ra máu, dùng ô mai mơ bỏ hạt đốt tồn tính, tán bột, uống 3-5 lần 1 ngày, mỗi lần 4g sẽ khỏi.

- Chữa viêm họng, ho khan hay ho gió: Lấy 1 quả quất thêm 1 chút muối và nhai ngậm.

- Chữa ho đờm: Lấy quả quất xanh hoặc chín để ngậm.

- Ho lâu ngày: Lấy quả quất khía 4 cạnh, bỏ hạt, ép bớt nước, cho thêm đường phèn vào chưng để ăn. Dùng đường cát làm mứt quất cũng chữa được ho lâu ngày.

- Chữa nôn mửa, ăn không tiêu hoặc ho có đờm xanh: Dùng 12g quả quất, gừng tươi 8g, ủ tróc, ngâm với gừng, sao lên và sắc uống.

- Chữa cảm: Dùng 30g lá quất, 20g lá hồng bì sắc lên uống lúc còn nóng để ra mồ hôi. Ngoài những loại hoa quả trên còn có táo, cam và chuối có thể chữa được bệnh hay quên ở người già nếu dùng thường xuyên mỗi ngày một quả.

Lưu ý: khi thực hiện những bài thuốc từ hoa quả, cần ngâm rửa sạch hoa quả trong nước muối để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Meo.vn (Theo VTV)

5 cách đẩy lùi hăm tã

5 lời khuyên dưới đây giúp bé tạm biệt hăm tã, từ Thinkbaby:

1. Thay tã thường xuyên

Đừng bận đến mức quên thay tã cho con trong nhiều giờ liên tục. Nước tiểu và phân trong tã sẽ gây phản ứng xấu cho da.

2. Chỉ vệ sinh bằng nước và bông y tế

Không nên lau chùi vùng quấn tã cho bé bằng thứ gì khác, ngoài nước ấm sạch và bông vệ sinh. Sau đó, thấm khô nhẹ nhàng với một chiếc khăn vải sạch, không bị sờn rách.

 

5 cách đẩy lùi hăm tã, Làm mẹ,

3. Thử bỉm mới

Hăm tã là một dạng kích thích da phổ biến ở khu vực quấn tã. Nó xảy ra khi làn da nhạy cảm phản ứng với tã và các chất cặn bã. Một số bé chỉ nổi vài nốt đỏ nhưng cũng có bé, hăm tã rất nặng gây đau đớn, quấy khóc.

Đôi khi, vết mụn lở loét có thể tìm thấy ở những nếp gấp của da. Khi ấy, bác sĩ phải kê một loại thuốc chống hăm, chống nhiễm trùng cho bé.
Nếu bé chưa qua giai đoạn mọc răng (thời điểm axit trong dạ dày ảnh hưởng đến phân, gây hăm tã tạm thời) mà vẫn bị hăm, hãy thử thay đổi bỉm cho bé. Các bé là khác nhau; vì thế, có bé dị ứng với loại tã giấy này, có bé thì không.

Nếu dùng tã vải, hãy thử xả tã với hỗn hợp 50:50 dấm và nước sau mỗi lần giặt. Điều này giúp trung hòa các chất thải còn lại trên vải.

5 cách đẩy lùi hăm tã, Làm mẹ,

4. Đừng bỏ qua kem chống hăm

Bạn nên chọn loại kem chống hăm hữu cơ (organic cream) dịu nhẹ với làn da bé. Loại kem này có thể chứa calendula (chất được chiết xuất từ cúc vạn thọ). Tuy nhiên, nếu những nốt ban nặng hơn, bạn nên tìm kem chống hăm có chứa kẽm. Không chỉ tốt cho da, kem chống hăm chứa kẽm còn bảo vệ làn da bị thương khỏi tác động của nước tiểu hay phân.

5. ‘Cởi truồng’

Không phải để bé ‘cởi truồng’ suốt ngày, nhất là khi trời lạnh. Nhưng sau khi tắm hoặc thay tã, nếu thời tiết ấm, bạn tạm thời đừng đóng bỉm vội cho con. Có thể đặt bé nằm trong chiếc khăn tắm khô và quấn khăn lại.

Khi đóng bỉm, cố gắng đừng thít quá chặt. Nếu bạn thích dùng quần lót để cố định bỉm cho con thì bây giờ, hãy bỏ quần đó đi.