Lưu trữ cho từ khóa: mụn cóc

Điều trị mụn cóc bằng đốt điện có ưu và nhược điểm gì?

Trên kẽ ngón chân của tôi xuất hiện các nốt sần rất khó chịu. Tôi đi khám được bác sĩ cho biết bị mụn cóc và khuyên nên đốt điện điều trị để tránh lây lan. Xin hỏi quý báo, phương pháp đốt điện này có ưu và nhược điểm gì? - Phạm Minh Trang (Nghệ An)

dieu-tri-mun-coc-bang-dot-dien-co-uu-va-nhuoc-diem-gi

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Mụn cóc là những u nhỏ tăng sản lành tính ở lớp thượng bì của da, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virut Papovavirus, thuộc nhóm HPV (Human Papilloma Virus). Có 2 dạng mụn cóc thường gặp là dạng mụn cóc thông thường và mụn cóc phẳng. Mụn cóc có thể tự lây nhiễm trên bản thân người bệnh từ những mụn cóc mẹ do tiếp xúc trực tiếp (như cào, gãi, cầm nắm) và cũng có thể lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như sờ, cọ xát, cầm nắm… hay dùng chung vật dụng.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị mụn cóc như tự điều chỉnh tại nhà bằng cách chọn giày dép thích hợp, vừa vặn, không chật hay rộng quá, giữ chân luôn khô ráo và thay tất thường xuyên. Ngoài ra còn một số biện pháp khác như chấm acid, chấm nitơ lỏng, đốt điện, tiểu phẫu… Đối với phương pháp đốt điện, sử dụng dòng điện cao tần hay laser để lấy đi mụn cóc, được áp dụng cho các mụn cóc dưới 1cm hay ở những vị trí khó tiểu phẫu như kẽ ngón chân, kẽ ngón tay.

Ưu điểm của phương pháp này là tiến hành nhanh chóng, đơn giản, rẻ tiền và có thể khoét sâu lấy hết nhân mụn cóc. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là thời gian lành vết thương lâu hơn, chăm sóc vết thương phải kỹ hơn, dễ bị nhiễm khuẩn (vì vết thương hở)… Trường hợp của bạn, do mụn cóc nằm ở vị trí khó tiểu phẫu (kẽ ngón chân) nên có thể áp dụng biện pháp đốt điện theo lời khuyên của bác sĩ.

BS. Trịnh Văn Tùng

Theo Suckhoedoisong.vn

Mẹo dân gian điều trị mụn cóc

Mụn cóc thường làm mất thẩm mỹ cho người sở hữu nó, đặc biệt là mụn cóc ở tay và chân. Chữa trị mụn cóckhông phải là chuyện quá khó. Dưới đây là một số mẹo dân gian trị mụn cóc hiệu quả, đã được rất nhiều người thử dùng.
- Mẹo 1: lấy tiền vàng mã trong đám tang người ta hay vứt xuống đường xát vào chỗ mụn, sau đó quên đi một thời gian thì nó sẽ biến mất.
- Mẹo 2: khi nào bạn tới ngày hành kinh, sau khi làm vệ sinh cá nhân xong, đừng rửa tay bằng xà phòng mà để nguyên tay ướt nắm vào chỗ mụn cóc, nó sẽ lặn đi.
- Mẹo 3: lá tía tô, bóp cho nát ra, để cho nó tiết ra cái nước của lá, sau đó đắp lá nát ấy lên mụn, có thể dùng băng cá nhân bọc lại, làm khoảng 3 ngày thì mụn cóc hoàn toàn biến mất mà không đau đớn gì.
- Mẹo 4: lá tía tô (nếu là gái thì 9 lá , là trai thì 7 lá) đem phơi sương (tức là bạn đem phơi lá qua đêm ở ngoài trời nhưng ko để người khác biết) sau đó đem xát vào chỗ hạt cơm .
AA026358
Chuối xanh – Internet
- Mẹo 5: 6 quả chuối xanh (chuối tiêu) mang về dùng dần. Rửa chỗ mụn cóc sạch sẽ để khô rồi tước vỏ chuối xanh để nguyên cả nhựa chuối nhé dùng mặt trong của vỏ chuối xát mạnh lên chỗ nào có mụn cơm thì xát vào, mỗi lần dùng khoảng 1 quả. Ngày xát 2 lần sáng và tối. Xát xong để nguyên cả nhựa trên mặt nhé. Khi nào đến lần xát sau lại rửa sạch mặt tước vỏ chuối xát vào tiếp. Lần xát đầu rất xót nhưng có hiệu quả. Chỉ 2 ngày sau các nốt mụn cóc co bé tí vào và khô hẳn đóng vẩy. Sau khi dùng hết 6-8 quả chuối xanh ( trong khoảng 5 ngày) các nốt mụn tự khô và bong ra mà không để lại tý sẹo nào.
- Mẹo 6: Bạn đi kiếm những thanh củi to (tốt nhất là tìm cây tre), đốt lên trong lúc nấu cái gì đó (cơm, canh chẳng hạn). Khi củi cháy gần hết, bạn sẽ thấy có những bọt bong bóng xì ra dưới thân củi. Đó gọi là bọt củi. Bạn lấy bông gòn thấm lại và bôi lên chỗ bị mụn cóc. Bôi cho đến khi mụn tự bong ra thì thôi.
meo-dan-gian-dieu-tri-mun-coc
- Mẹo 7: Có một cách để chữa trị theo phương pháp dân gian: Bạn lấy máu của phần đuôi con lươn cho vào chỗ mụn cóc.Trước khi cho máu vào đó thì bạn phải làm cho cái mụn bị trầy cho máu lươn thấm vào, vài lần nhe vậy sẽ khỏi.
- Mẹo 8: Bạn lấy đuôi con thạch sùng, cạo cho chớt phần mun cóc, sau đó lấy nước từ đuôi con thạch sùng bôi lên. Tầm 10 ngày liên tục.
Nếu bạn không may mắn phải sở hữu những chiếc mụn cóc xấu xí thì hãy thử áp dụng những mẹo nhỏ trên nhé, nó sẽ rất hữu ích trong loại trừ mụn cóc đó.

LƯƠNG Y TRẦN VĂN THÀ

Theo Dongynamhoan.com
The post Mẹo dân gian điều trị mụn cóc appeared first on Tin Sức Khỏe.

7 công dụng hay của củ hành

1. Trị côn trùng cắn

Trong hành có một chất được biết đến với tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Khi bị ong đốt, muỗi đốt hay côn trùng cắn... hãy cắt một lát hành rồi chà lên vết thương. Sau một vài giờ, cảm giác đau, ngứa và sưng sẽ giảm dần.

2. Khử mùi

Các mùi hóa chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu bạn hít vào. Lúc này thay vì đi mua một chất khử mùi đắt tiền hãy dùng hỗn hợp hành và nước bôi lên vùng có mùi. Trong hành tây có chất loại bỏ hoàn toàn mùi hôi thối, khó chịu và làm bầu không khí dễ chịu hơn. Lúc cơm bị khê, hãy cắt vài lát hành cho vào và mùi khó chịu cũng sẽ được hấp thụ.

hanh-jpg[1214088603].jpg

Ảnh: lifehackery.com.

3. Thuốc giảm đau

Bị bỏng dễ dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này điều trị cùng viêm bằng cách trộn vài lát hành với nước, để như thế trong vài giờ. Đau đớn và mức độ ảnh hưởng của vết bỏng sẽ giảm dần. Bôi lại nếu thấy cần thiết.

4. Xua đuổi côn trùng

Cắt hành vào một cái bát, đặt vào vùng có côn trùng hoạt động, các chất khí phát ra từ hành khi cắt có mùi nặng và kích thích. Không lâu sau côn trùng sẽ biến mất. Bạn có thể đặt vài sợi hành lên bát đồ ăn chuẩn bị nấu, ruồi sẽ không dám bâu vào. Tương tự, cắt lát hành đặt cạnh giường ngủ, muỗi cũng không dám đến gần.

5. Đẩy lùi mụn cóc, tàn nhang

Trộn hành tây cắt lát và vài viên aspirin và một ít nước, bôi nó lên mụn cóc. Thành phần trong hành và thuốc aspirin sẽ làm dịu dần mụn cóc và làm nó mất dần. Để tối đa hóa mẹo này hãy dùng băng keo băng hỗn hợp này lại khi bôi lên mụn cóc. Sau vài giờ, mụn chỉ còn trong kí ức. Với tàn nhang, bạn cũng kiên trì bôi hỗn hợp nước ép hành, sau một thời gian ngắn sẽ được cải thiện.

6. Đánh bóng kim loại

Nghiền nát hành rồi trộn với ít nước, lấy một miếng vải nhúng vào hỗn hợp này và đánh bóng kim loại xỉn màu, bị gỉ. Nó sẽ không trắng và hiệu quả nhanh như đáng bóng thương mại nhưng chắc chắn đánh bóng bằng hành xứng đáng được thay thế.

7. Đẩy lùi mụn trứng cá

Cũng giống như lúc bị bỏng, bị mụn cóc, hành tây cũng được sử dụng để loại bỏ mụn trứng cá. Được biết tinh chất từ hành tây sẽ liên kết với các cologen dư thừa và sắp xếp nó có trật tự trở lại. Trộn hành tây nghiền nát với nước và bôi lên mặt. Nó khá hiệu quả để giảm mụn, sẹo mụn, vết thâm do mụn trứng cá, tuy nhiên có thể làm nóng vùng mắt. Bạn nên cẩn thận với mắt khi trị trứng cá theo cách này.

Ngoài ra, hành tây cũng được dùng để kích thức mọc tóc, giảm tóc rụng. Nó là vị thuốc tuyệt vời giảm cholesterol, trị cảm cúm, tiêu chảy, phong thấp, cải thiện đời sống tình dục, chống đông máu... 

Thanh Thu (theo lifehackery.com.)

10 mẹo hay với chuối

1. Làm sáng giày hoặc đồ bạc

Ăn chuối xong, bạn đừng vứt vỏ mà hãy giữ lại. Tước bỏ các chất xơ bên trong rồi chà xát nhẹ nhàng vỏ chuối lên đôi giày. Xong xuôi, lấy một mảnh vải mềm hoặc khăn giấy lau lại cho đôi giày sáng bóng. Bạn cũng hãy làm tương tự với đồ bạc.

2. Làm sạch cây trồng trong nhà

Cây cảnh trong nhà dễ bắt bụi. Tưới nước chỉ khiến bụi bẩn bám chắc hơn. Bạn có thể làm một cách cực đơn giản là lấy vỏ chuối lau lá cây để loại bỏ chất bẩn. Cây của bạn trông sạch sẽ và khỏe mạnh hơn

3. Đối phó với mụn cóc

Giấm trắng và các loại thuốc có vẻ hữu hiệu để làm chết mụn cóc nhưng sẽ gây đau đớn và để lại sẹo xấu. Một quả chuối sẽ làm được việc này. Nghiền nát một lượng chuối chín vừa phải và đắp lên vùng da bị ảnh hưởng. 

Bạn cũng có thể sử dụng vỏ chuối và lấy phần trong của nó chà xát lên làn mụn cóc. Nhiều người nói rằng hàm lượng kali cao trong chuối có thể loại bỏ được phần nào các vấn đề của da mà không hao tiền tốn của hay đau đớn gì.

4. Mặt nạ chuối

Mặt nạ chuối tức khắc sẽ đẩy lùi làn da khô và giúp da rạng rỡ. Nó nhẹ nhàng dưỡng ẩm làn da của bạn làm cho da mềm mại và sạch sẽ. Dưới đây là công thức đơn giản bạn có thể thực hiện 2 lần một tuần.

- 2 muỗng canh dầu hạnh nhân.

- 1 quả chuối chín.

- 1 lòng đỏ trứng.

Thực hiện: 

- Nghiền nát chuối. Hãy chắc chắn bạn loại bỏ hết tất cả các gân trên quả chuối. Thêm lòng đỏ trứng và dầu hạnh nhân vào trộn đều.

- Rửa mặt và vỗ nhẹ cho khô.

- Bôi hỗn hợp chuối lên mặt và để trong 20 phút. Rửa mặt sạch với nước lạnh và lau khô.

Không phải ra cửa hàng mua các loại mỹ phẩm hay đắp mặt nạ đắt tiền, với cách này bạn sẽ không bao giờ phải cần đến botox.

matnachuoi-jpg[1214088603].jpg
Măt nạ từ chuối sẽ cho bạn làm da sáng bóng, căng, mịn màng. Ảnh: greenparenthood.com.

5. Phục hồi mái tóc

Lấy 2 hoặc 3 quả chuối chín, đánh nhuyễn, bổ sung thêm vài thìa nước. Nếu muốn có mùi thơm bạn có thể thêm vào hỗn hợp này một chút tinh dầu. Sau đó, dùng tay xoa kết dung dịch này lên mái tóc. Chờ 15 phút rồi gội sạch. Thường xuyên đắp mặt nạ cho tóc bằng chuối sẽ giúp tóc khỏe, mượt mà và suôn thẳng.

6. Làm trắng răng

Táo là loại trái cây làm trắng răng hiệu quả, nhưng còn có một loại trái cây gần gũi hơn cũng có công dụng không kém là quả chuối. Chuối chín có màu vàng nhưng thật đáng ngạc nhiên nó có thể làm trắng màu răng vàng của bạn. Hơn thế cách này rất an toàn vì vỏ chuối có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, không chứa những chất mài mòn như sản phẩm làm trắng răng công nghiệp.

Bạn có thể áp dụng cách này trước hoặc sau khi đánh răng. Chà vỏ chuối theo chiều kim đồng hồ lên hàm răng của bạn mỗi ngày trong ít nhất 2 đến 3 phút. Sau một vài tuần hay một vài tháng bạn sẽ thấy hiệu quả với một hàm răng trắng sáng lấp lánh. Cách làm này rất dễ thực hiện lại tận dụng được vỏ chuối không dùng.

7. Làm mềm thịt nướng

Với ứng dụng này lại cần đến lá chuối. Sau một ngày mệt mỏi, bạn cảm thấy khó khăn để ăn thịt bò, thịt lợn nướng. Giải pháp cho bạn là gói thịt trong lá chuối rồi mới nướng để nó làm cho thịt mềm hơn. Bạn cũng có thể làm tương tự với cá (cách này thường được người Châu Á dùng). Trong khi nấu ăn, thêm một quả chuối chín cũng sẽ làm món ăn có thêm hương vị ngọt thơm hơn.

8. Thu hút bướm và chim

Bạn thấy khu vườn của mình quá cô đơn không có ong bướm vo ve xung quanh, lúc này hãy lấy một số quả chuối chín, chọc vài lỗ ở quả chuối và treo nó lên cây. Chuối sẽ thu hút côn trùng đến vườn nhà bạn. Bạn chắn chắn phải treo lên vì chuối cũng có thể thu hút ong bắp cày, ong và các loài nhỏ bé khác đến.

chuoi2-jpg-1366850932_500x0.jpg
Đặt chuối lên cao sẽ thu hút được nhiều chim chóc, thậm chí cả ong bắp cày đến khu vườn nhà bạn. Ảnh: greenparenthood.com.

9. Giải pháp diệt rệp

Rệp tấn công vào các loại hoa, cây cảnh của bạn thật sự là vấn đề nhức đầu. Bạn không thể dùng các loại thuốc diệt nhất là khi gia đình có con nhỏ. Thay vào đó hãy cắt một loạt vỏ chuối, chôn chúng cách vị trí đặt cây từ 3 đến 5cm. Rệp sẽ sớm nói lời tạm biệt. Thêm một mẹo nữa là không bao giờ sử dụng cả quả chuối vì các loài động vật hay vi sinh vật sẽ đào lên và ăn mất, chỉ dùng vỏ chuối thôi.

10. Làm sạch nước

Vỏ chuối thực sự có tác dụng tốt trong việc hấp thụ các chất độc trong nước. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy sử dụng vỏ chuối ngâm trong ao hồ bị nhiễm độc sẽ có tác dụng làm cho nguồn nước ở những nơi này giảm độc và trong lành trở lại.

Những bà nội trợ thông minh sẽ không bao giờ thiếu chuối trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài để ăn như một loại hoa quả sạch, giàu chất dinh dưỡng, hãy biến hóa nó cho những cách sử dụng khác nhau. Nhờ những mẹo trên, bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền kha khá đó.

Thanh Thu (Theo lifehackery.com)

 

Phương pháp điều trị mụn cóc

Mụn cóc là những khối u tăng sản lành tính của lớp thượng bì, gây ra bởi virut HPV (Human Papilloma Virus) xâm nhập da qua những vết trầy xước bên ngoài.

Khi còn bé, chắc bạn từng nghe nói “nếu sờ hay đụng phải da cóc thì sẽ bị mụn cóc”! Thật ra, mụn cóc là những khối u tăng sản lành tính của lớp thượng bì, gây ra bởi virut HPV (Human Papilloma Virus) xâm nhập da qua những vết trầy xước bên ngoài. Việc đi chân không ở những nơi ẩm ướt như ngoài đồng ruộng, sân vườn, ở các phòng tắm công cộng, hồ bơi… sẽ làm tăng nguy cơ mọc mụn cóc ở bàn chân.

Mọn cóc lây lan như thế nào?

Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như sờ, cọ sát, cầm nắm… Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua việc sử dụng chung vật dụng như khăn lau, giày dép, quần áo với người có mụn cóc. Thường phải 2 – 3 tháng sau tiếp xúc với mụn cóc thì mới biết có bị lây lan hay không.

Tự lây nhiễm (nhảy) trên cơ thể người bệnh: từ vài mụn cóc lớn ban đầu, còn được gọi là “mụn cóc mẹ”, chúng lây lan sang vùng da lành lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp (như cào, gãi, cầm nắm) và tạo thêm nhiều “mụn cóc con” nhỏ li ti. Những mụn con này sẽ phát triển rồi tiếp tục lây lan theo cấp số nhân.

phuong-phap-dieu-tri-mun-coc

Đốt mụn cóc bằng tia lazer

Các phương pháp điều trị

Vì mụn cóc do virut gây ra nên trong quá trình diễn tiến có khi bệnh tự khỏi, không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên trường hợp này cũng ít xảy ra, chủ yếu là gặp ở trẻ em. Càng để lâu, mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó cần được điều trị càng sớm càng tốt. Có nhiều phương pháp “chữa mẹo” mụn cóc trong dân gian nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào đáng tin cậy hoàn toàn vì nhiều người đã áp dụng thử nhưng không thấy có kết quả.

Tự chăm sóc tại nhà: Chọn giày dép thích hợp, vừa vặn, không quá chật hay quá rộng. Giữ chân luôn khô ráo và thay vớ (tất) thường xuyên. Dùng các miếng đế lót, đệm lót (trong giày – dép) ở vị trí có mụn cóc để giảm đau hay bớt khó chịu. Ngoài ra, có thể dùng đá bọt nhám chà lên bề mặt mụn khi tắm để giảm bớt kích thước và độ sần của mụn cóc.

Chấm acid: Các mụn cóc có khích thước nhỏ, dưới 0,5cm có thể dùng dung dịch acid salicylic và lactic (duofilm, collomack). Thuốc sẽ tiêu hủy, làm bong tróc các tế bào sừng cùng với virut ở mụn cóc. Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần mới có thể làm mụn cóc biến mất hoàn toàn. Bệnh nhân có thể tự sử dụng những chế phẩm này tại nhà, cần rửa sạch sang thương bằng xà phòng trước khi chấm thuốc để đạt hiệu quả cao.

Cọ sát nhẹ bề mặt mụn cóc bằng tay hay đá mài, que dũa móng tay… để loại bỏ lớp tế bào chết do lần thoa thuốc ngày hôm trước; thoa thuốc lên bề mặt hay ngay cuống của mụn cóc. Thuốc sẽ khô nhanh chóng và để lại lớp thuốc màu trắng. Tránh làm thuốc bôi dính ra vùng da lành xung quanh… Thoa thuốc mỗi ngày 1 lần sau khi tắm, đậy kín nắp chai thuốc ngay sau khi thoa và để ở chỗ mát vì thuốc dễ bay hơi. Chú ý không được tự sử dụng thuốc loại này khi có các bệnh kèm theo như đái tháo đường, bệnh tim – mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, mụn cóc bị nhiễm khuẩn.

Chấm nitơ lỏng: Thường được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 – 2 tuần sẽ cho kết quả tốt, có người khỏi hoàn toàn. Thuốc sử dụng là khí nitrogen ở dạng hóa lỏng nên có nhiệt độ rất thấp (-1960). Phương pháp này ít để lại sẹo hay biến đổi sắc tố ở vị trí chấm nhưng thường gây khó chịu, có thể nổi bóng nước và đau đớn nhiều ngày sau khi chấm.

Đốt điện: Áp dụng cho các mụn cóc dưới 1cm hay ở vị trí khó tiểu phẫu (ví dụ: mụn cóc ở các kẽ ngón). Mụn cóc sẽ được lấy đi bằng dòng điện cao tần (đốt điện). Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, đơn giản, rẻ tiền và có thể khoét sâu lấy hết nhân mụn cóc. Nhược điểm là thời gian lành vết thương lâu hơn tiểu phẫu; vết thương hở dễ bị nhiễm khuẩn; chảy máu ở những vết thương to không được khâu cầm máu… và việc chăm sóc vết thương phải kỹ lưỡng hơn.

Tiểu phẫu (có gây tê tại chỗ): Áp dụng cho các mụn cóc to, có kích thước dưới 2cm và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân…). Ưu điểm của tiểu phẫu là thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện, chăm sóc vết thương sau mổ dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm khuẩn vì vết thương kín nhưng chi phí cao hơn, dễ bị tái phát do không lấy hết nhân mụn cóc được và có thể để lại sẹo.

Tiêm bleomycin tại chỗ hoặc tiêm interferon trong trường hợp mụn cóc to, khó điều trị.

Lưu ý

Không được làm vỡ hay rút dịch bóng nước trên bề mặt vết thương chấm nitơ lỏng. Nếu có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và tiết dịch hay mủ, có mùi hôi, sốt cao hay ớn lạnh… thì vết thương đã bị nhiễm khuẩn, cần được điều trị kháng sinh.

Đôi khi mụn cóc tái phát nhanh do các mụn cóc mẹ đã gieo rắc virut và tạo các mụn con ở những vùng da xung quanh trước khi chúng được điều trị. Các mụn cóc con này có kích thước quá nhỏ nên không thể nhìn thấy được ngay khi vừa xuất hiện. Do đó, nên điều trị mụn cóc sớm ngay khi mới phát hiện để tránh hiện tượng tự lây nhiễm.

Bệnh nhân cần được hướng dẫn tự theo dõi hằng ngày trong 2 – 4 tuần tại những vị trí tổn thương cũ để phát hiện ngay bất kỳ biểu hiện tái phát nào. Điều trị lại (chấm acid, nitơ, đốt điện, tiểu phẫu…) càng nhanh càng tốt nhưng tổn thương “tái phát” trước khi virut kịp lây nhiễm thêm ra những vùng da xung quanh.

Trường hợp đặc biệt, có khi chỉ cần điều trị “mụn cóc mẹ”, vài tuần sau các “mụn cóc con” tự biến mất không cần phải can thiệp.

BS. Lê Đức Thọ

(Theo Sức khỏe & Đời sống)