Lưu trữ cho từ khóa: món ngon

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

- 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

- Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

- Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

- Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

- Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

- Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

- Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

- Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

- Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Canh mít non nấu lá lốt

Bát canh mít non có vị ngọt tự nhiên của tôm cùng hương thơm thoang thoảng của lá lốt.

Đầu tiên, bạn phải lựa những trái gai mịn đều, da nhẵn thì mít vừa có thịt lại không quá nhiều xơ. Bổ ra thành nhiều phần nhỏ, gọt vỏ, bỏ cùi, ngâm vào nước lạnh để ra bớt mủ và không bị thâm vì gió.Thông thường, mít non bán ở chợ đã được thái sẵn, chỉ cần mua về nhặt rửa lại là được. Nguyên liệu còn lại của món canh này là tôm tươi và lá lốt. Chỉ nên mua những con tôm bé bằng ngón tay út, nếu có tôm đất là ngon nhất vì tôm chắc và ngọt thịt. Tôm mua về cắt bỏ đầu, bóc vỏ, giã hơi dập, ướp với một ít gia vị.

canh-mit-non-nau-la-lot

Canh mít non là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người dân miền Trung. Ảnh: C.K

Chọn những chiếc lá lốt còn non, có màu xanh tươi, không nên chọn loại lá dày, màu xanh thẫm vì khi nấu có vị đắng làm món canh không ngon. Lá lốt rửa sạch, thái thành sợi nhỏ. Đặt nồi lên bếp, phi thơm đầu hành, cho tôm đã giã vào xào sơ qua. Sau đó cho nước vào đun sôi, cho mít vào nấu chín, nêm lại gia vị, một ít ruốc Huế cho vừa ăn. Tắt bếp, cho lá lốt vào, múc ra bát và thưởng thức.

Trong những trưa hè nóng bức, bát canh với hương thơm thoang thoảng của lá lốt, cái bùi của mít non cùng vị ngọt tự nhiên trong nước dùng đem đến cho bạn cảm giác thơm ngon lạ miệng rất thú vị.

BACSI.com (Theo VnExpress)

Thịt bò xào thanh long ngon lạ

Đổi vị cho món thịt bò xào để hợp với mùa hè đầy nắng xem sao nhé!

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 200g thịt bò
- 1 trái thanh long
- 1/2 trái ớt chuông xanh
- 1 trái ớt đỏ
- 125g hạt yến mạch ngâm nước
- Một ít hành lá
- Dầu hào, muối, tiêu đen, xì dầu

thit-bo-xao-thanh-long-ngon-la

Cách làm:

Bước 1:

- Đầu tiên, bạn thái thịt bò thành từng miếng nhỏ rồi ướp với muối, hạt tiêu, dầu ăn khoảng 10 phút.

- Thái thanh long và ớt chuông xanh thành miếng nhỏ tương tự như thịt bò, băm nhỏ ớt đỏ, cắt khúc ngắn hành lá.

Chú ý: Bạn nhớ giữ lại phần vỏ thanh long để trang trí nhé!

Bước 2:

- Để nóng chảo dầu, cho thịt bò đã ướp vào xào thơm rồi múc ra chén.

Bước 3:

- Tiếp theo, cho dầu vào chảo rồi phi hành lá cho thơm. Cho ớt băm nhỏ vào, cho ớt chuông xanh vào xanh nhanh tay rồi thêm thịt bò đã xào vào.

Bước 4:

- Thêm chút dầu hào, xì dầu, muối rồi tiếp tục xào trong 1 phút.

Bước 5:

- Cho thanh long vào rồi trộn đều.

Bước 6:

- Tiếp theo, bạn cho bột yến mạch đã ngâm nước vào. Bột yến mạch mềm sẽ làm tăng hương vị cho món ăn đó!

Bước 7:

- Cuối cùng nêm nếm gia vị vừa ăn tắt bếp.

Lưu ý: Bạn không nên xào thanh long quá lâu để tránh ảnh hưởng đến mùi và vị nhé!

(Theo Kenh14)

Lạ miệng với món bún mực

Phần chả có lẫn râu mực ăn giòn, nước dùng chua ngọt nhẹ từ cà chua và dứa.

Nguyên liệu:

- 1 kg mực ống
- 50g thịt nạc băm
- 2-3 quả cà chua
- 2 lát dứa vừa ăn
- Hành lá, rau mùi, bột năng, muối, đường, hạt nêm, nước mắm, hành khô, dầu ăn, hạt tiêu
- Bún, tương ớt, giá đỗ, rau thơm, xà lách xoăn ăn kèm.

la-mieng-voi-mon-bun-muc

Cách làm:

Bước 1:
- Mực ống làm sạch, tách riêng phần râu mực và thân mực, dùng khăn sạch lau khô.

- Nếu muốn ăn phần mực tươi bạn có thể để dành lại một ít mực, cắt lát xéo.

Bước 2:
- Phần thân và râu mực bạn dùng dao băm nhuyễn, trộn đều với hành lá thái nhỏ, hai thìa nhỏ bột năng, hai thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, một ít hạt tiêu, hai thìa nhỏ dầu ăn.

Bước 3:
- Cho thịt băm vào âu mực, trộn đều dùng thìa lớn quết nhuyễn để chả mực được dai, dùng màng thực phẩm bọc kín cho vào ngăn đá khoảng 2-3 tiếng.

Bước 4:
- Giá đỗ, rau thơm, xà lách xoăn rửa sạch, để ráo.

- Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 5:
- Dứa cắt bỏ mắt, cắt lát, cà chua rửa sạch bổ múi cau.

Bước 6:
- Dùng nồi nhỏ thêm dầu điều, phi hành thơm, cho mực cắt lát ở bước 1 vào xào chín, đổ ra bát để riêng.

Bước 7:
- Dùng lại nồi đó, cho cà chua vào xào khoảng 5 phút thì cho tiếp dứa vào xào cùng, nêm vào một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, tiếp tục xào từ 5 đến 8 phút.

Bước 8:
- Đổ vào nồi cà chua nước lọc hay nước hầm xương, đun sôi, nêm thêm muối, đường, hạt nêm cho vừa ăn.

Bước 9:
- Phần chả mực sau khi lấy từ tủ đá, bạn để cho tan bớt đá khoảng 10 phút, dùng thìa múc thành những phần mực tròn, ấn dẹp ra.

- Đun nóng chảo dầu ăn, cho chả mực vào rán chín đều hai mặt, gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu ăn.

Bước 10:
- Khi dùng bạn gắp một ít bún vào bát lớn, thêm chả mực rán và phần mực tươi đã xào chín, chan nước dùng thêm cà chua, dứa. Rắc lên bề mặt một ít hành lá, rau mùi thái nhỏ, dùng kèm với các loại rau và tương ớt ăn kèm.

BACSI.com (Theo Ngoisao)

Gà hầm đông trùng hạ thảo

Gà hầm đông trùng hạ thảo có công dụng bổ phổi, tráng dương, thích hợp với những người xuất tinh sớm, thận suy, liệt dương.

Gà trống choai 1 con, đông trùng hạ thảo 10g, gia vị, gừng, nước đủ dùng.

ga-ham-dong-trung-ha-thao

Đông trùng hạ thảo ngâm vào rượu cho nở rồi rửa sạch. Gà làm lông bỏ nội tạng. Gừng đập dập. Cho các vị thuốc trên vào nồi đổ chừng 2 lít nước đun sôi, vớt bọt rồi vặn nhỏ lửa hầm trong vòng 40 phút rồi nêm gia vị vào là dùng được, ăn cùng cơm.

Món ăn có công dụng bổ phổi, tráng dương, thích hợp với những người xuất tinh sớm, thận suy, liệt dương.

Tham Khảo Thêm Tin Tức Thị Trường Đông Trùng Hạ Thảo (Click tham khảo)

Tham Khảo Thêm Sản Phẩm Đông Trùng Hạ Thảo (Click tham khảo)

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH Sâm Yến Nhật Minh

Địa chỉ : 12 Hồ Hảo Hớn – Phường Cô giang – Quận 1

Điện thoại: 08 39209066

Fax: 08 39209066

Hòm thư: [email protected]
/* */

Website: www.samyennhatminh.com

BACSI.com

Những món chay chế biến từ cà tím

Cà tím chiên giòn. cà tím kho tiêu, cà tím xào… là những món chay dễ chế biến mà lại bổ dưỡng, ngon miệng.

Dưới đây là những món chay chế biến từ cà tím.

1. Cà tím chiên giòn

Cà tím chiên giòn hấp dẫn với màu vàng rụm. Khi ăn giòn bên ngoài, mềm ngọt bên trong rất ngon miệng.

Cà tím rửa sạch, thái miếng vuông hoặc cắt lát tùy thích. Ngâm nước muối rồi rửa qua nước sạch, vớt ra để ráo trước khi chế biến món ăn. Nhúng cà tím vào bát bột mì pha sền sệt, lăn qua bột chiên xù. Làm nóng chảo, cho dầu ngập 1/2 chảo. Thả cà tím vào chảo dầu đang sôi, chiên giòn vàng rồi vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu, món ăn này dùng nóng kèm tương ớt.

2. Cà tím kiểu Trung Đông

Đây là món ăn phổ biến ở Ai Cập đến vùng Địa Trung Hải. Cách làm khá đơn giản, chọn mua 2 quả cà tím loại thon dài, xẻ dọc rồi cắt làm đôi. Cho vào bếp lò nướng khoảng 30 phút, khi cà chín, dùng muỗng cạo lấy phần bên trong trái cà cho vào bát và quyết nhuyễn. Cho vào 2 muỗng dầu ô liu, ½ muỗng cà phê muối, một chút nước tương, ít nước cốt chanh. Thái nhỏ rau bạc hà, rau quế, ngò tây, rau thơm vào tô và trộn đều. Món cà tím khai vị này thường ăn cùng bánh tráng, bánh mì hay bánh phồng chay…

nhung-mon-chay-che-bien-tu-ca-tim

3. Cà tím xào hành

Cà tím rửa sạch, để nguyên trái và nướng chín bằng vỉ hoặc bằng lò vi sóng. Bóc bỏ vỏ cà, bổ đôi quả và thái thành từng miếng vừa ăn. Xếp cà đã thái ra đĩa, rắc lên ít gừng xay nhuyễn, hành lá thái nhỏ, cuối cùng rưới nước tương đen lên trên. Thế là bạn đã có một đĩa cà nướng đậm hương vị Nhật ngon lành.Cà tím rửa sạch, cắt miếng xéo vừa ăn.

Hành tím thái mỏng. Làm nóng chảo trên bếp với chút dầu ăn, cho hành vào đảo đều đến khi hành vàng. Tiếp đến cho cà tím vào đảo nhanh tay, thêm chút nước để cà mềm. Nêm lại gia vị đường, muối, hạt nêm cho vừa ăn. Món ăn với những miếng cà ngọt, thơm hương vị của hành tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho bữa cơm chay đạm bạc.

4. Cà tím nướng kiểu Nhật

Cà tím rửa sạch, để nguyên trái và nướng chín bằng vỉ hoặc bằng lò vi sóng. Bóc bỏ vỏ cà, bổ đôi quả và thái thành từng miếng vừa ăn. Xếp cà đã thái ra đĩa, rắc lên ít gừng xay nhuyễn, hành lá thái nhỏ, cuối cùng rưới nước tương đen lên trên. Thế là bạn đã có một đĩa cà nướng đậm hương vị Nhật ngon lành.

5. Cà tím xốt me

Cà tím rửa sạch, thái lát dày. Cho cà tím vào lò nướng khoảng 15 phút. Sau đó lấy ra, tước bỏ vỏ. Pha bột năng với ít nước tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu, cho nước cốt me, hỗn hợp bột năng vào khuấy đều, nêm gia vị cho vừa miệng. Xếp cà tím lên đĩa, rưới hỗn hợp nước xốt lên và dùng nóng.

6. Cà tím kho tiêu

Chọn 2 quả cà tím vừa, rửa sạch, thái thành khoanh tròn. Cho cà vào nồi, đổ nước vào xâm xấp mặt và đun sôi. Khi cà chín mềm, nêm đường và nước tương, có thể dùng bột nêm thảo mộc, nước chấm nguyên chất chay hay dầu hào chay… Thái vài tép hành lá cho vào nồi và đảo nhẹ tay. Tắt lửa, rắc tiêu lên trên mặt là hoàn thành.

(Theo VnExpress)

Bánh gạo Hàn Quốc kết hợp sốt kem nấm ăn ngon tuyệt

Có đủ từ cách làm bánh gạo đến làm sốt kem nấm ngon tuyệt luôn đó!

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 240g bột nếp, 80g bột tẻ, 5g muối
- 200ml nước ấm
- 6 lát thịt hun khói
- 50g nấm tươi
- 50g bông cải xanh
- 120g kem tươi
- Một ít tỏi và hành tây băm nhỏ
- Một ít phẩm màu

banh-gao-han-quoc-ket-hop-sot-kem-nam-an-ngon-tuyet

Cách làm:

Bước 1:

- Trộn đều bột với muối rồi đổ từ từ nước ấm vào nhào kĩ. Bạn nhào bột cho đến khi thấy bột mịn và không dính tay nhé!

Bước 2:

- Nếu thích tạo màu cho bánh gạo thì các bạn tiếp tục nhào kĩ bột với một ít phẩm màu nhé!

Bước 3:

- Lăn bột thành miếng dài rồi chia bột thành từng miếng bằng nhau. Các bạn có thể tạo hình miếng dài hay vo tròn cho bánh gạo tùy ý.

Bước 4:

- Đun sôi nước rồi thả bánh vào luộc cho đến khi thấy bánh trong và nổi lên thì vớt ra, bỏ vào bát nước nguội.

Bước 5:

- Sơ chế và thái nhỏ các nguyên liệu còn lại rồi cho vào xào thơm với hành, tỏi. Chú ý nêm nếm muối cho vừa miệng nhé!

Bước 6:

- Khi các nguyên liệu đã chín được một nửa thì các bạn đổ kem tươi vào, hạ lửa xuống một chút và đun trong khoảng 4 phút.

- Sau đó, cho bánh gạo vào đun tiếp khoảng 2′ nữa là có thể ăn được.

BACSI.com (Theo Kenh14)

Bánh nậm chay ngon bổ rẻ

Chỉ thay thế nhân mặn bằng nhân chay là bạn đã có chiếc bánh nậm chay ngon miệng cho những ngày chay tịnh.

Bánh nậm là món bánh mặn đặc trưng ở xứ Huế, trong những ngày mồng một, ngày rằm, người dân biến tấu, chế biến thành chiếc bánh chay. Về hình thức, bánh nậm chay cũng nhỏ nhắn, xinh xắn y hệt như bánh mặn. Sau khi bóc lớp lá gói bên ngoài, bánh mịn màng với màu trắng đục của bột gạo, chính giữa là lớp nhân có màu đỏ đẹp mắt.

banh-nam-chay-ngon-bo-re

Bánh nậm chay dần trở thành món ăn quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người dân xứ Huế. Ảnh: Internet.

Thay thế cho nhân tôm thịt, nhân bánh chay được làm bằng nấm, cà rốt và đậu phục. Cách làm bánh chay cầu kỳ hơn cả bánh mặn, nấm dùng để làm nhân là nấm mộc nhĩ khi ăn mới giòn giòn ngon miệng, cà rốt còn tươi được thái hạt lựu, đậu phụ được giã nhỏ. Trộn đều các nguyên liệu với nhau, thêm một ít muối, đường cho gia vị vừa ngấm và xào chín bằng dầu đậu phộng (dầu lạc).

Bột gạo và bột năng trộn đều, khuấy cùng nước lạnh, dầu lạc cùng ít muối. Đặt nồi lên bếp, khuấy nhanh tay với lửa vừa nhỏ đến khi bột hơi sánh lại thì tắt bếp, tiếp tục khuấy đến khi bột sền sệt là được. Lá dùng để gói bánh là lá chuối, hoặc lá dong được rửa và lau sạch, tước thành từng phần vừa để gói bánh. Lấy một miếng lá chuối, thoa lớp dầu lạc lên mặt bên trong, dùng thìa múc một lớp bột trải đều lên bên trên, tiếp đến là một lớp nhân. Gấp lá lại, bẻ hai đầu rồi vuốt cái bánh cho thẳng và dẹp. Bánh gói xong được xếp vào xửng và hấp chín.

Vì là bánh chay nên nước chấm ăn kèm cũng được làm từ nước tương cùng với vài lát ớt tươi. Ngày nay, bánh nậm chay là món ăn phổ biến ở Huế, không chỉ trong ngày mồng một, ngày rằm, bánh trở thành món ăn sáng, ăn xế quen thuộc hằng ngày của người dân ở đất cố đô.

(Theo VnExpress)

Bánh mousse dâu tây đơn giản không cần lò nướng

Bạn có thể tự tay làm bánh mousse dâu tây đơn giản, không cần lò nướng dành tặng người thân vừa ý nghĩa lại ngon miệng.

Nguyên liệu:

- Phần làm mousse: 1 ổ bánh bông lan cỡ 15cm, bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm
- 300g dâu tây
- 1 thìa canh sữa tươi
- 200ml kem sữa tươi
- 7g gelatin bột hoặc 3 lá gelatin
- 70g đường cát trắng, có thể điều chỉnh lượng đường tùy theo độ chua ngọt của dâu
- Phần thạch bên trên bề mặt: 2g gelatin bột hoặc 1 lá gelatin
- Trang trí với hoa quả tùy ý thích.

banh-mousse-dau-tay-don-gian-khong-can-lo-nuong

Cách làm:

Bước 1:
- Dâu tây rửa sạch, cắt bỏ cuống, thái lát vừa ăn.

Bước 2:
- Trộn đường vào bát dâu tây, để khoảng 10 phút.

Bước 3:
- Cho dâu tây vào máy sinh tố xay nhuyễn với một thìa canh sữa tươi.

Bước 4:
- Dùng dụng cụ lọc bỏ bã, giữ lại phần dâu tây đã xay nhuyễn.

- Múc ra bát riêng 3 thìa canh dâu tây đã xay để dành làm phần thạch trên bề mặt, phần còn lại bạn cho vào nồi, đun sôi nhẹ.

Bước 5:
- Gelatin bột cho vào bát nhỏ, thêm một ít nước ấm, hòa cho tan.

- Cho bát gelatin vào nồi dâu tây đã đun ở bước 4, dùng muôi khuấy nhẹ để gelatin tan hoàn toàn, nhấc nồi ra khỏi bếp, để nguội.

Bước 6:
- Kem sữa tươi cho vào âu sạch, dùng máy đánh trứng đánh bông nhẹ.

Bước 7:
- Nồi dâu tây đã trộn gelatin sau khi nguội thì trộn phần kem sữa tươi vào, dùng muôi trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất.

Bước 8:
- Ổ bánh bông lan bạn xẻ làm 3 phần hay 2 phần tùy thích.

Bước 9:
- Xếp một bạt bánh vào đáy khuôn, xung quanh bạn lót một lớp nhựa mỏng để có thể dễ dàng lấy ra.

Bước 10:
- Đổ một lớp mỏng phần mousse dâu ở bước 7 lên bề mặt bạt bánh, tiếp theo đó lót một lớp bánh bông lan, rồi đến một lớp mousse, làm tiếp tục cho hết phần bánh và phần mousse.

- Cho ổ bánh vào tủ lạnh, để 5-6 tiếng để bề mặt mousse đông cứng lại.

Bước 11:
- Phần thạch trên bề mặt: bạn dùng 3 thìa canh để dành ở bước 4 và hòa với 50-60 ml nước lọc cho vào nồi nhỏ đun sôi.

- Gelatin cho ra bát thêm vào một ít nước ấm, hòa cho tan nhẹ thì đổ gelatin vào nồi thạch đã đun, khuấy nhẹ tay để gelatin tan đều, để nguội.

Bước 12:
- Phần thạch sau khi nguội thì để phần mousse dâu tây ở bước 10 đông cứng, nhẹ nhàng đổ lên bề mặt dâu tây, tiếp tục để vào tủ lạnh khoảng 3-4 tiếng đến khi phần thạch đông cứng hẳn.

Bước 13:
- Phần bánh sau khi đông lấy ra khỏi khuôn, gỡ bỏ phần lớp nhựa lót xung quanh, trang trí tùy thích, và bánh sau khi trang trí phải được giữ lạnh trước khi đem ra dùng.

BACSI.com (Theo Ngoisao)

Gỏi cá hố bóp chanh

SGTT.VN - Vào mùa này gió nồm thổi nhẹ, cá biển nhiều, nhất là cá hố. Và món lạ duy nhất chỉ có ở quê tôi, món truyền thống đặc trưng ở làng biển – gỏi cá hố.

Nhân có mấy người bạn ở Sài Gòn ra chơi, sáng ra làng biển Nhơn Hội xã An Hoà, Phú Yên tôi mua cá hố tươi rói về làm món “bửu bối” quê nhà đãi khách. Cá hố làm gỏi phải là loại cá hố loại nhỏ (cá hố dải) được đánh bắt bằng cách đi thúng chai thả lưới cước. Đi chợ biển thật sớm để chọn con thật tươi xanh. Nhìn con cá hố tươi da trắng bóng, sáng đều, không bị trầy tróc, toàn thân cá cứng chắc, mắt sáng. Trong suốt thời gian từ khi mua về cho đến lúc chế biến phải luôn giữ lạnh cá.

Thường làm khoảng 20 con cá cho năm, sáu người ăn là vừa. Cá hố đem về, ướp lạnh ngay bằng đá viên rồi chế biến tuần tự các bước: cắt đầu đuôi, dùng tay tước hết kỳ (cái ghi) trên lưng rồi dùng cát sạch hoặc miếng vải có độ nhám kẹp tuốt hết phần phấn trắng bám trên thân cá. Xong bước này, con cá không còn màu trắng sáng nữa mà là màu trắng đỏ. Rửa thật sạch lần cuối, bỏ vào thau đá mới. Dùng dao thật bén lóc lấy thịt hai bên rồi cắt thành từng miếng độ 4cm, bỏ phần xương sống. Cắt cá xong, cho ít muối và bột ngọt vào rồi ngâm một hồi cho thịt cá săn chắc rồi chắt bỏ hết nước. Đến đây nếu ăn liền thì tiếp tục chế biến, chưa ăn có thể để tủ lạnh cũng không sao.

Ăn gỏi cá hố đòi hỏi đủ gia vị. Trước hết phải vắt được một tô nước chanh. Trước khi trộn gỏi, đổ nguyên tô nước chanh vào phần cá vừa cắt thành miếng, ngâm độ mười phút vớt cá ra, dùng tay vắt cá thật khô. Lúc này miếng cá đã chuyển sang màu trắng đục. Và vẫn tiếp tục giữ độ lạnh. Khi ăn lấy ra trộn từng phần cá với hành tây xắt nhỏ, các loại rau thơm như húng, tía tô, é quế, rau răm, xoài xanh, khế, đậu phộng rang, tiêu hạt… Ăn gỏi cá hố, nhất thiết kèm với một chén nước mắm ngon giã với ớt – tỏi – chanh – đường và vài cái bánh tráng nướng. Khi ăn, gắp từng nhúm gỏi cá bỏ vào chén, thêm rau thơm, lấy nhúm đậu phộng, vắt thêm tí chanh, ít hạt tiêu, bóp bánh tráng vụn ra rồi chan tí nước mắm pha, thế là lùa ngon lành. Ôi, cảm giác thơm ngọt vào đến tận chân răng.

Mấy anh bạn của tôi hôm ấy, ban đầu thấy lạ chưa mạnh miệng nhưng làm được vài miếng rồi lại tấm tắc mà ăn đến no say. Rồi có bạn phán rằng, “món này phải nằm trong sách các món ngon Việt Nam mới xứng tầm!”

bài và ảnh: Mỹ Tuyết