Ảnh minh họa: Ehow. |
Ngọc Lan (theo ehow)
Mẹo vặt hay
Những thủ thuật sống tốt nhất
Ảnh minh họa: Ehow. |
Ngọc Lan (theo ehow)
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị những thứ cần dùng gồm: cuốn tạp chí, tấm giấy phim (loại màng chất dẻo bọc ngoài giấy), kim chỉ, kéo.
Bước 2: Bắt đầu bằng việc xé từng trang rời ra khỏi cuốn tạp chí để tạo thành chiếc ví cầm tay có hình như bạn thích.
Bước 3: Sau khi chọn được những trang có hình như ý, xếp chúng lại với nhau thành một xấp, kẹp tấm phim ở trên cùng. Sau khi đã xếp ngay ngắn và cẩn thận, cắt thành hình vuông vắn.
Bước 4: Sau đó, bắt đầu tạo hình ví bằng cách gấp 3 góc vào giữa và cố định chúng tại chỗ với tấm màng nhựa khác.
Bước 5: Tiếp đến, cắt bớt giấy của góc hai bên, làm cho phần góc trên có thể gấp xuống được nhiều hơn.
Bước 6: Cuối cùng, khâu một nút và móc để có thể mở ví ra hay đóng lại.
Giờ bạn đã có một chiếc ví xinh xắn. Bạn có thể dùng để đựng các đồ lặt vặt như điện thoại, kính, bút hoặc dành tặng cho bé yêu.
Vương Linh
Nguyên liệu:
- 500 g mực tươi (mực lá hoặc mực ống đều được). 1 củ cà rốt.
- 1 củ gừng, hành lá, ớt trái, hạt nêm, đường, muối, nước mắm.
- Làm nước mắm gừng: cho đường, ớt, gừng vào cối rồi giã mịn. Múc hỗn hợp đó ra bát, pha ít nước mắm rồi khuấy đều, thêm ít nước đun sôi để nguội cho nước chấm dịu lại là được.
Cách chế biến:
- Mực làm sạch, thái miếng vuông lớn rồi khứa những đường chéo trên thân mực. Gừng gọt vỏ, thái sợi. Hành lá cắt thành khúc ngắn, chẻ nhỏ. Ớt thái sợi. Xếp mực lên đĩa, cho gừng, ớt lên trên, thêm ít đường, hạt nêm, muối.
- Cho đĩa mực vào nồi hấp chín.
- Cà rốt gọt vỏ, bào sợi xếp 1 lớp trên đĩa. Gắp mực bỏ lên trên với ớt, gừng và hành lá. Món này dùng nóng với nước mắm gừng.
Khánh Hòa
1. Xôi gánh ngũ sắc
Nguyên liệu:
- 1 kg nếp, 200 g đậu phụng, 200 g đậu đen, 200 g đậu xanh cà còn vỏ, 200 g đậu xanh cà không vỏ.
- 1 kg dừa nạo vắt lấy nước, 1 lít nước dừa, hành phi, đậu phụng rang, vừng rang, lá chuối, dừa bào sợi.
Cách chế biến:
- Hạt sen, đậu đen, đậu xanh cà, đậu phụng rửa sạch rồi luộc chín. Đậu xanh cà không vỏ luộc chín, 1/2 trộn với nếp, 1/2 còn lại tán nhuyễn với ít muối, đường. Đậu phộng, vừng rang giã nhỏ để làm muối vừng.
- Nếp ngâm mềm qua đêm, đãi sạch rồi ngâm với nước dừa trong khoảng 30 phút. Vớt nếp ra để ráo rồi xóc với ít muối. Dừa bào sợi để riêng.
- Chia nếp làm năm phần rồi trộn đều với các loại đậu, hạt sen. Cho vào xửng hấp chín, trong quá trình hấp nhớ rưới đều nước cốt dừa để xôi chín mềm, thơm ngon. Xôi hấp chín cho vào lá chuối, rắc muối vừng, hành phi dừa nạo lên rồi dùng khi nóng.
2. Xôi mặn
Nguyên liệu:
- 500 g nếp, 2 cây lạp xưởng, nước tương.
- 100 g chà bông, 100 g chả lụa, 100 g pate gan, hành lá.
Cách chế biến:
- Nếp ngâm mềm, vo sạch rồi đem hấp chín.
- Lạp xưởng nướng chín, thái lát mỏng. Chả lụa thái sợi. Hành lá thái nhỏ, phi làm mỡ hành.
- Xôi hấp chín cho ra đĩa, xịt ít nước tương rồi trét một lớp pate. Tiếp đến cho lạp xưởng, chà bông, chả lụa. Cuối cùng là mỡ hành, nếu thích bạn có thể cho ít tương ớt để món ăn đậm đà hơn.
3. Xôi mít lá cẩm
Nguyên liệu:
- 8-10 múi mít to, 1 bát con nếp.
- Muối, đường, 200 ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô.
- 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím, dừa bào sợi, vừng rang chín.
Cách chế biến:
- Lá cẩm rửa sạch, để ráo. Cho lá cẩm vào nồi đun sôi để lấy màu, vớt bỏ lá, nước để nguội.
- Nếp đãi sạch, ngâm vào âu nước lá cẩm, cho một ít muối rồi ngâm nếp qua đêm. Cho nếp vào xửng rồi hấp chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều, thêm muối, đường cho vừa ăn.
- Mít ăn kèm với xôi thì bạn nên lựa mít chín, múi to, đầy đặn, dùng dao xẻ một đường ở thân múi mít, lấy bỏ hạt mít. Cho nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đến khi phần nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, để nguội.
- Múi mít sau khi xẻ thì dùng thìa múc một ít xôi cho vào giữa, tiếp theo bên trên rắc một ít dừa bào sợi, thêm muối vừng và rưới một ít nước cốt dừa.
4. Xôi khúc nhân trứng muối
Nguyên liệu:
- 1/2 kg nếp, 8 trứng vịt muối, 1 bó lá dứa.
- 200 g thịt bằm, 200 g bột nếp, 100 g hành tím bằm nhỏ, 50 g đậu phụng rang, 10 g hành phi, 1 thìa cà phê muối.
- Làm nhân bánh: Trứng vịt muối luộc chín lấy lòng đỏ. Ướp thịt heo bằm với hành tím bằm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa đường, 2 thìa tiêu bột rồi trộn đều.
Cách chế biến:
- Nếp ngâm qua đêm vo sạch rồi để ráo nước. Trộn đều nếp với 1 thìa cà phê muối. Lá dứa rửa sạch, cho vào máy sinh tố với 400 ml nước lọc rồi xay lấy nước. Lược qua rây để loại bỏ cặn.
- Trộn 1/2 nước lá dứa với nếp rồi để trong khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Bột nếp trộn với nước lá dứa rồi nhồi đến khi mềm và dẻo là được.
- Vo bột nếp thành từng viên nhỏ, nặn dẹp cho phần nhân vào giữa rồi vo tròn lại. Tiếp tục lăn phần nhân qua nếp tạo thành một lớp bám dày bên ngoài làm vỏ xôi. Xếp xôi vào xửng đem hấp chín trong khoảng 40 phút. Xôi hấp xong cho ít hành phi, đậu phộng giã nhỏ lên trên và dùng nóng với muối vừng.
Khánh Hòa
Món ăn là một phần hương vị của cuộc sống và nấu ăn là hành động biểu hiện của yêu thương. Vì thế, người mẹ, người vợ nào cũng mong muốn gia đình sẽ tràn ngập "khoảnh khắc đậm đà tình cảm" như thế. Bí quyết để tạo nên điều đó là bạn cần có những món ăn hấp dẫn, bắt đầu từ nguyên liệu tươi ngon. Bên cạnh đó, góp phần quan trọng để tạo nên hương vị đậm đà chính là gia vị. Hạt nêm chất lượng cao Aji-ngon mới sẽ giúp món ăn bạn nấu có vị ngọt tự nhiên. Đây là “trợ thủ đắc lực” trên kệ bếp của mỗi gia đình.
Hạt nêm chất lượng cao cho món ăn ngon và đậm đà hơn. Ảnh minh họa |
Aji-ngon mới được sản xuất theo công nghệ hiện đại, mang tính đột phá từ Nhật Bản. Đây là nhãn hiệu hạt nêm được sản xuất trên dây chuyền chiết xuất nước hầm xương và thịt ngay tại nhà máy của công ty Ajinomoto Việt Nam. Nếu như trước đây, theo cách truyền thống, hạt nêm được sản xuất từ bột xương và thịt thì nay, công nghệ mới này cho phép sử dụng trực tiếp chiết xuất nước hầm xương và thịt vào sản xuất hạt nêm. Sự khác biệt trong công nghệ đã tạo nên chất lượng của hạt nêm, giúp món ăn ngon với vị ngọt tự nhiên như nước hầm xương.
Aji-ngon mới được sản xuất theo công nghệ hiện đại, mang tính đột phá từ Nhật Bản. |
Các bà nội trợ có thể dùng hạt nêm Aji-ngon cải tiến mới để tạo ra những món ăn ngon, đậm đà như một cách thể hiện tình yêu dành cho mọi thành viên trong gia đình.
Thu Ngân
Bánh trôi, bánh chay là những món ăn rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày hay trong dịp lễ, tết. Những chia sẻ dưới đây của đầu bếp Võ Quốc sẽ giúp bạn làm được đĩa bánh trôi, bánh chay thơm ngon, đẹp mắt.
Những chiếc bánh trôi trắng tinh thơm ngon luôn là món ăn ưa thích của nhiều người. Ảnh: C.K. |
- Để làm bánh trôi, bánh chay ngon phải ngâm gạo nếp cái hoa vàng cho nở mềm. Vo sạch, để ráo nước rồi xay bằng cối xay bột nước, để bột lắng xuống, dùng túi vải vắt khô nước. Muốn bột có vị đậm thì nên cho ít muối vào trước khi xay.
- Thành phần chính của bánh trôi là bột gạo nếp và nhân đường phèn. Trộn hỗn hợp bột làm bánh 9 phần nếp thì 1 phần tẻ. Đường làm nhân bánh ngon nhất là đường phèn vùng Dương Liễu, Cát Quê.
- Nhân bánh chay được làm bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ làm nhân phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, hấp chín và giã mịn.
- Sau khi nấu đỗ, nên giữ lại một ít đỗ nguyên hạt để rắc lên trên chén bánh chay cùng với mè rang và dừa nạo, vừa để trang trí vừa thêm hương vị cho món ăn.
- Chè đường dùng chung với bánh trôi, bánh chay quấy thêm bột đao hoặc bột sắn dây ướp hoa bưởi làm dậy vị thanh mát, ngọt dịu của bánh.
Khánh Hòa
Những món ăn từ rau như xào, luộc, nấu canh... đều rất dễ chế biến và thường không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta chế biến không đúng cách nên làm mất đi một lượng vitamin C đáng kể.
Khi luộc hay nấu canh, bạn nên để nước thật sôi mới cho rau vào, điều đó giúp rau nhanh chín, giữ được màu xanh mà lại không bị mất chất dinh dưỡng. |
Những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc chế biến món rau:
- Rau để luộc bạn không nên ngắt nhỏ mà nên ngắt từng đoạn lớn hoặc để nguyên sẽ hạn chế việc mất vitamin C.
- Khi luộc rau nên cho chút muối vào nước để bảo vệ vitamin C có trong rau. Không nên hâm nóng rau nhiều lần, nên dùng rau trong khoảng một giờ kể từ khi được chế biến xong.
- Trong quá trình nấu canh, nên cho rau vào khi nước đã sôi, tránh cho rau lúc nước còn nguội sẽ làm phân tán vitamin C trong quá trình làm nóng. Chỉ nên dùng đũa bằng gỗ tre để đảo rau thay vì dùng đũa bằng kim loại sẽ phá hủy vitamin C trong thức ăn.
- Nước trong nồi khi đun nấu phải ngập hết phần rau xanh, nếu rau tiếp xúc với không khí khi đang nấu sẽ làm phân hủy vitamin C.
Khi xào rau, bạn nhớ cho nhiều dầu ăn để rau ít bị mất vitamin C khi chế biến. |
- Với rau muống, điều quan trọng nhất khi luộc là thời gian. Bạn không nên luộc rau quá lâu sẽ làm rau bị nhũn và mất màu xanh. Thời gian luộc rau lâu nhất là dưới 7 phút.
- Sử dụng xoong có kích thước lớn, đổ nhiều nước sẽ giúp bạn rút ngắn quá trình luộc rau và giúp rau xanh hơn. Khi vớt rau ra, nước luộc rau cũng nhanh nguội nên không bị đen đi.
- Đối với món hấp phải luôn đậy kín, với món chiên, xào nên sử dụng nhiều dầu ăn để đảm bảo rau được bao phủ bởi một lớp dầu mỏng để rau không tiếp xúc trực tiếp với oxy.
Khánh Hòa
Trong quá trình chế biến món nướng, thực phẩm và gia vị bị đốt cháy thường sinh ra nhiều chất độc có hại cho sức khỏe của mỗi người.
Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Võ Quốc nhằm giúp bạn hạn chế được các chất độc trong quá trình nướng thức ăn:
Trong quá trình nướng, nhớ thường xuyên quết dầu ăn lên thực phẩm để thực phẩm không bị khô hay cháy. Ảnh: Khánh Hòa. |
- Trước khi nướng, nên lọc kỹ phần thịt mỡ, đối với thịt băm nên cho thêm chút bột mì để ngăn cản sự phát sinh các chất gây hại. Nên chia các nguyên liệu thành từng phần nhỏ và có thể nấu trước một vài phút khi nướng. Cách này có thể giảm lượng HCA (chất gây ung thư) trong thực phẩm.
- Những món nướng có tẩm ướp các gia vị có axit như chanh, giấm… thì nên cho nhiều hơn một chút vì chúng sẽ làm dung hòa bớt chất độc của thức ăn khi nướng.
- Nên làm chín từng mặt thịt, cá rồi mới chuyển qua mặt còn lại, tránh đảo đi đảo lại nhiều lần thịt sẽ lâu chín. Quét dầu liên tục lên thực phẩm trong quá trình nướng giúp chúng mềm và nhanh chín, không bị khô.
- Tốt nhất nên nướng thức ăn bằng lò vi sóng hoặc lò nướng vì dễ điều chỉnh nhiệt độ và thời gian. Những sản phẩm hiện đại này thường có bộ phận hứng mỡ và dịch tiết ra của thực phẩm nên sẽ không có khói, điều này có lợi cho sức khỏe, thức ăn không bị ám mùi khói.
Nếu nướng bằng than củi, bạn nển để than cháy hết trước khi nướng để hạn chế chất độc trong quá trình nướng. Ảnh: Khánh Hòa. |
- Nướng trên than hoa là các nướng phổ biến và cũng được nhiều thực khách yêu thích vì mùi thơm bốc lên trực tiếp. Để tránh độc, nên để than cháy hết và không còn khói mới cho thực phẩm lên nướng. Ngoài ra có thể dùng giấy bọc hoặc lá chuối bọc thực phẩm rồi nướng để tránh bị khét.
- Món nướng thường dùng lửa than, gas hoặc điện. Lưu ý, bạn đừng bao giờ nướng trên lửa củi vì chúng sẽ làm cháy thực phẩm không ngon.
Khánh Hòa
Nguyên liệu
- 5 lá bắp cải tím, 5 lá bắp cải trắng.
- 1 củ su su, 1 củ cà rốt.
- 1 miếng đậu hủ chiên vàng, hành lá.
Cách chế biến
Cà rốt, su su gọt vỏ, rửa sạch rồi thái sợi rồi luộc chín. Cải tím, cải trắng, hành lá rửa sạch chần sơ qua nước sôi. Đậu phụ thái sợi. |
Chao lấy khoảng 4 miếng, cho 1 thìa cà phê đường, 1 thìa ca phê ớt sa tế vào rồi đánh tan. |
Trải lá cải tím hoặc cải trắng ra đĩa, cho cà rốt, su su và đậu phụ lên trên rồi cuộn tròn lại. Lấy hành lá cuộn chặt lại bên ngoài. |
Bắp cải cuốn rau củ ăn kèm với nước chắm chao là món ăn chay ngon miệng, thích hợp cho bạn trong mùa Vu Lan báo hiếu. |
Khánh Hòa
Nguyên liệu:
- 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.
- Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.
Cách chế biến:
Phần nhân:
- Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.
- Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.
- Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.
- Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.
- Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.
- Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.
- Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.
Khánh Hòa