Lưu trữ cho từ khóa: mỗi vị

Rau dừa nước trị viêm đường tiết niệu

Rau dừa nước vị thuốc gọi Du long thái, loại rau lâu nay được hái ngọn lá non làm rau ăn mát bổ và trị chứng tiểu buốt tiểu rắt, tiểu ra máu (viêm đường tiết niệu). Rau có tên khoa học: Jussiaea repens L.

Theo y học cổ truyền rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn nhọt, áp xe... dùng dưới dạng cây tươi hoặc phơi khô.

Rau dừa nước.

Một số món ăn, vị thuốc từ rau dừa nước như:

- Chữa tiểu buốt rắt, tiểu ra máu (chứng trọc lâm): dừa nước tươi 200g sắc nước uống ngày vài lần.

- Chữa tiểu ra dưỡng chấp (viêm cầu thận): rau dừa nước, mã đề mỗi vị 50-100g sắc uống.

- Chữa phụ nữ có khí hư màu vàng (do tỳ thận thấp nhiệt): rau dừa nước, rau mã đề, mỗi thứ 100g, lá trinh nữ hoàng cung 2 lá sắc uống ngày 3 lần, một đợt 5-7 ngày.

- Chữa ho khan (do phế nhiệt): rau dừa nước 100g, rau má tươi 100g, gừng 3 lát sắc uống.

- Chữa bệnh trẻ em đầu sài lở: cây tươi giã, vắt nước cốt trộn với dầu mè đắp ngoài.

- Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước, rau ngò om (rau ngổ), mỗi thứ 100g sắc nước uống ngày 3 lần, uống nhiều ngày.

- Chữa sốt lên ban sởi: Rau dừa nước, rau kinh giới, rau ngò rí (rau mùi) tươi mỗi vị 40-60g sắc, gừng tươi 3 lát sắc uống ngày vài lần.

- Rau dừa nước dân gian còn dùng chữa tăng huyết áp, kèm chân phù tiểu ít, mụn nhọt bằng cách sắc uống, chữa áp xe, viêm tuyến vú, tuyến mang tai, bệnh zona, chàm, rắn cắn bằng cách cây tươi rửa sạch giã nhuyễn vắt nước uống trong, bã đắp ngoài.

Không nên dùng cho người già thận khí hư ,tiểu nhiều, tiểu không tự chủ.

Lương y Minh Phúc

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Thiên hoa phấn chữa đái tháo đường

Đây là cây mọc hoang trên đất rừng có nhiều tác dụng chữa bệnh: ho, sốt... đặc biệt tác dụng sinh tân, chỉ khát, chữa đái tháo đường hiệu quả.

Thiên hoa phấn là tên vị thuốc trong y học cổ truyền là của rễ cây qua lâu, còn gọi là qua lâu căn, người dân gọi là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (miền Bắc), dây bạc bát, bát bát châu (miền Nam), thau ca (người Tày).

Rễ qua lâu được thu hoạch vào mùa thu đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít ngày. Muốn rễ củ mập thì ngắt bỏ hoa để dinh dưỡng tập trung vào rễ. Rễ đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hay sấy khô để bảo quản. Thành phần hóa học của rễ gồm tinh bột, chất nhầy, chất Trichosanthin (loại protein kiềm) với hàm lượng hơn 1%, karasurin, cucurbitacin, kirilowin...


Thiên hoa phấn là tên vị thuốc trong y học cổ truyền là của rễ cây qua lâu.

Dược liệu thiên hoa phấn có màu vàng hoặc nâu nhạt ở mặt ngoài, mặt cắt màu trắng có điểm mạch gân màu vàng, vị nhạt sao hơi đắng, chua, không mùi, tính hàn, có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận táo, giảm đau chữa sốt nóng, đái tháo đường, miệng khô, khát nước, đoản hơi, hoàng đản, lở ngứa, sưng tấy, trĩ rò.

Ho do đờm nhiệt biểu hiện ho khạc đờm vàng đặc (cảm giác tức nặng ở ngực và táo bón): Qua lâu với đởm nam tinh và hoàng cầm.

Đờm, thấp và huyết ứ trệ trong ngực (biểu hiện cảm giác khó thở và đau ngực, đau ngực xuyên ra sau lưng): Qua lâu với thông bạch và bán hạ.

Đờm và nhiệt tích tụ trong ngực và vùng thượng vị (biểu hiện cảm giác đầy chướng ngực và thượng vị): Qua lâu với hoàng liên và bán hạ.

Sốt nóng, da vàng, miệng khô khát: Thiên hoa phấn 8g, rễ cây é lớn đầu 8g hoặc hạt đậu đen 8g, sắc với 200ml còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày.

Đái tháo đường: Thiên hoa phấn 8g, thục địa, hoài sơn mỗi vị 20g, đơn bì, kỷ tử, thạch hộc mỗi vị 12g, sơn thù, sa nhân mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Hoài Vũ

Meo.vn (Theo Bee)

Thạch sùng làm thuốc

Thạch sùng sống khắp nơi ở nước ta và là loại sinh vật quen thuộc với mọi người. Tùy từng vùng mà có nơi gọi là con thằn lằn, hay thủ cung, thiên long, bích hổ, hát hổ. Thạch sùng dùng làm thuốc và được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo kinh tập chú. Có nhiều loại thạch sùng, có tên khoa học là Hemidactylus Frenatus Schleghel đều thuộc loại tắc kè (Gekkonnidae).

Đông y cũng cho rằng thạch sùng vị mặn, tính hàn, có ít độc, có tác dụng bổ phế thận, ích tinh huyết, chỉ khái định suyễn, khứ phong hoạt lạc, tán kết giải độc, chỉ thống, trấn tĩnh giản kính (an thần, chống co giật), khu phong, định kinh nên có thể chủ trị các chứng như phong tê liệt (liệt nửa người do tai biến mạch máu não), kinh phong ở trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ em, tràng nhạc (lao hạch) và hen suyễn...

Trên lâm sàng, các nhà y học Trung Quốc còn cho biết họ đã dùng thạch sùng để chữa suy nhược thần kinh, lao hạch, cốt tuỷ viêm, ung thư thực quản, ung thư dạ dày...

Để tham khảo, dưới đây xin nêu một số cách trị liệu từ con thạch sùng

Chữa lao hạch và hen suyễn: dùng thạch sùng cho vào chuối hoặc bọc trong lá khoai lang đã hơ nóng cho mềm để dễ nuốt hay dùng thạch sùng sấy khô, tán thành bột mỗi ngày uống nửa phân với rượu; cũng có thể dùng thạch sùng 2 con, hạ khô thảo 6g sấy khô tán bột chia uống 2 lần trong ngày với rượu vàng kết hợp với dùng thạch sùng sao tồn tính, tán lấy bột hoà với dầu vừng bôi lên hạch bị tổn thương.

Trị ung sang đau nhiều: Dùng bột thạch sùng trộn với dầu vừng bôi lên tổn thương.

Chữa co giật do tâm hư: Dùng thạch sùng sao vàng 1 con tán bột trộn với một chút chu sa và xạ hương uống với nước sắc lá bạc hà.

Chứng tay chân liệt bại, đau nhiều: dùng ngự mễ xác sao mật 1 tiền, trần bì 5 tiền, thạch sùng sao vàng, nhũ hương, một dược và cam thảo mỗi vị 2 tiền 5 phân, tất cả tán thành bột, uống mỗi ngày 3 tiền; hoặc dùng thạch sùng 2 con, địa long 15g, toàn yết (bọ cạp) 9g, ngưu tất 25g, tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.

Chữa co giật mạn tính do tâm hư (kinh phong): Dùng thạch sùng màu vàng 1 con sấy khô, tán bột uống với nước sắc bạc hà cùng một chút chu sa và xạ hương, kết hợp uống đơn sắc Nhị trần thang.

Chữa viêm đa khớp dạng thấp: Dùng thạch sùng 10g, ngô công 10g, bạch chỉ 20g, tất cả đem sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4g.

Trị nấm da: dùng thạch sùng 5 con và ngô công (con rết) 5 con đem ngâm với rượu nặng lấy dịch chiết bôi lên tổn thương.

Trị cước khí (thấp chẩn): dùng thạch sùng 2 con đem ngâm với 200ml cồn 90%, sau 10 ngày thì dùng được, lấy dịch chiết bôi vào tổn thương...

BS. Hoàng Xuân Đại

Meo.vn (Theo SK & ĐS)

Những bài thuốc hay từ quả ớt

Theo y học cổ truyền, quả ớt còn có nhiều tên gọi khác nhau như lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiêu, nó thuộc họ cà. Ớt có vị cay, tính nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện vị, kiện tỳ, tiêu thực, kháng nham (chữa ung thư...) thông kinh lạc, giảm đau, sát trùng. Rễ ớt có tác dụng làm hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

Quả ớt trị tỳ vị hư lạnh, tiêu chảy, nôn mửa, dạ dày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng, đau khớp, thống phong, đau dây thần kinh, viêm thanh quản, viêm họng. Người đau dạ dày, tạng nhiệt, máu nóng không dùng ớt.

Trong kho tàng y học dân gian, trong số những bài thuốc hay, có bài thuốc chế biến từ ớt:

* Chữa viêm khớp mạn tính

Dùng 1-2 quả ớt, dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) - mỗi vị 30g, đem nấu uống ngày 1 thang.

* Chữa sốt rét: lá ớt tươi 30g, giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ. Ngày 1 lần, dùng trong 5-7 ngày liền.

* Chữa trúng phong, răng cắn chặt

Lá ớt tươi (loại ớt chỉ thiên) 30-50 g, giã nát, thêm nước và ít muối, đổ nước vào miệng còn bã đắp vào răng, người bệnh sẽ tỉnh lại.

* Chữa bệnh chàm (eczema)

Dùng một nắm lá ớt còn tươi, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch.

* Chữa đau lưng, đau khớp

Dùng 15 trái ớt chín, 3 lá đu đủ, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ rồi ngâm vào cồn với tỷ lệ 50/50, dùng để xoa bóp sẽ giảm cơn đau.

* Chữa mụn nhọt

Dùng một ít lá ớt giã nát với ít muối, rồi đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

* Chữa rụng tóc do hóa trị liệu trong ung thư

Lấy 100g ớt trái đem ngâm với rượu trắng trong độ 10-20 ngày. Dùng rượu ngâm này bôi lên da đầu để có tác dụng kích thích tóc mọc lại. Cũng trong bệnh ung thư, để giảm đau người ta ăn 5-10g ớt mỗi ngày. Và, để cải thiện tình trạng ăn uống lâu tiêu trong bệnh ung thư, người ta dùng 100g ớt, 100g hắc đậu xị đem tán bột để ăn hằng ngày.

* Chữa đau nhức

Dùng 100g ớt trái, 200ml rượu. Ớt phơi khô, cho vào rượu ngâm 1 tuần, sau đó lắc đều, lấy rượu ớt xoa bóp chỗ đau nhức vài lần trong ngày.

* Chữa rắn rết cắn, côn trùng đốt:
Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn nước uống, bã dùng đắp lên vết cắn. Nếu là rết và côn trùng đốt dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.

* Chữa đau bụng kinh niên

Dùng rễ cây ớt, rễ chanh (mỗi thứ độ 10g) đem sao vàng, rồi sắc uống ngày 1 lượng như vậy.

* Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương

Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10-20 g, giã nát với một ít muối, đắp. Hoặc: Lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5-10 g, giã nát nhuyễn, đắp.

 

Meo.vn (Theo Benh)

Umami, đơn giản đó là “Vị ngon”!

“Ngon miệng”, tất cả chúng ta đều đã biết từ này, nhưng bạn có thật sự hiểu nó có nghĩa là gì?

Phải đến thế kỷ 19 các nhà khoa học mới tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thành phần nào trong thức ăn đã quyết định nên cảm giác ngon miệng khi chúng ta thưởng thức một bữa ăn ngon. Và định nghĩa về sự “ngon miệng” trở nên rõ ràng hơn khi các nhà khoa học đã có thể phân định rõ các thụ thể khác nhau trên lưỡi và các vị cơ bản mà con người có thể cảm nhận được.


5 vị cơ bản trong tự nhiên

Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu tại sao con người cảm thấy ngon miệng với một số loại thức ăn nào đó, và tại sao những người khác nhau lại có cùng những cảm giác rất giống nhau với 5 vị thức ăn cơ bản. Nguyên nhân là vì mỗi vị cơ bản là một “tín hiệu” cho 1 nhóm thức ăn cụ thể mà con người có thể cảm nhận được. Cụ thể, vị ngọt và vị mặn là tín hiệu cho thức ăn giàu năng lượng, vị đắng và vị chua là tín hiệu cho thực phẩm không an toàn và không tốt cho cơ thể.

Sau khi khám phá rằng cảm giác ngon miệng là tín hiệu giúp nhận biết những nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, các nhà khoa học đặt câu hỏi: Điều gì đã tạo nên những sự kết hợp nhất định giúp làm tăng cảm giác ngon miệng đó? Và câu trả lời là: đó không chỉ là những thụ thể trên lưỡi giúp chúng ta phát hiện các vị khác nhau mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác như hương vị thơm ngon của món ăn hay cảm giác thích thú với món ăn đó.

Hãy thử tưởng tượng, món ăn yêu thích của bạn bị ngâm trong nước đá hay bị nhuộm màu xanh, liệu bạn có còn cảm thấy hứng thú khi ăn món đó? Dù hương vị của món ăn về cơ bản không thay đổi thì sự thay đổi của các yếu tố khác như nhiệt độ, trạng thái, màu sắc và thậm chí là cả âm thanh tạo ra khi ăn lại có thể làm một món ăn ngon trở nên không thể ăn nổi. Nói cách khác, sự ngon miệng không chỉ phụ thuộc vào các giác quan mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc, trí nhớ và thậm chí là cả nền văn hóa. Vì vậy, định nghĩa về sự ngon miệng có thể vừa phức tạp nhưng cũng có thể rất đơn giản. Nếu đặt câu hỏi này với các đầu bếp, đây sẽ là câu trả lời đơn giản của họ: “Một món ăn ngon là món ăn có thể nuôi dưỡng cơ thể và tâm hồn cũng như thỏa mãn các giác quan của bạn”.

Bột ngọt có chứa vị Umami đậm đà

Các đầu bếp đã gọi vị Umami – vị ngọt dịu nhẹ - là cơ sở của sự ngon miệng. Là nguồn cung cấp vị “ngọt thịt” – theo cách gọi truyền thống, Umami đóng vai trò nền tảng tạo nên vị ngon cho món ăn. Vị Umami được tạo ra chủ yếu bởi một loại axit amin là glutamate và có thể tăng lên nhiều lần khi được kết hợp với các thực phẩm chứa các nucleotit khác là inosinate và guanylate. Chúng ta có thể bắt gặp sự kết hợp tinh tế này trong nhiều món ăn truyền thống ở khắp nơi trên thế giới như: thịt bò và hành tây của châu Âu, súp gà nấu với bắp cải trắng ở Trung Quốc, súp nabe với cà ngừ xông khói của người Nhật Bản – một món súp nấu từ rau và hải sản. Ngoài ra, một trong những phụ gia tạo ra vị ngọt thịt mà từ lâu được sử dụng là bột ngọt (hay còn gọi là mì chính).

Như vậy, bên cạnh vị ngọt, chua, mặn, đắng, Vị Umami góp phần rất quan trọng trong việc “nuôi dưỡng cơ thể và tâm hồn cũng như thỏa mãn các giác quan” mà các đầu bếp sử dụng như một “bí quyết” nấu ăn không những góp phần định hình nên di sản văn hóa của mỗi quốc gia mà còn hướng con người tới một cuộc sống khỏe mạnh.

Chuyên gia ẩm thực Vương Thị Thắng

Meo.vn (Theo Tinmoi)

Bánh tằm cà mau

Làm bánh tằm tương tự như làm bún nhưng sợi bánh to hơn sợi bún một chút, bánh vừa dài vừa dai được gỡ ra rời rạc từng sợi một trước khi chan nước xốt, còn gọi là ” nước cà”…

banh tam ca mauCà Mau không chỉ nổi danh với nghề dệt chiếu đã đi vào câu hát quen thuộc “nghe chiếu Cà Mau…” mà còn thu hút khách bởi những món ăn lạ lẫm, giản dị nhưng đặc sắc. Trong những lần xuôi công tác về vùng Cà Mau, có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất cho mỗi vị khách phương xa là việc dễ dàng tìm một quán ăn nho nhỏ trên vỉa hè hay trong hàng hiên của một ngôi nhà nào đó, nhưng lại vất vả khi đi tìm một quán ăn bề thế chuyên bán các món ăn bình dị của vùng miền. Nên nếu muốn thưởng thức món bánh tằm xíu mại Cà Mau – không phải là bánh tằm thường thấy ở những nơi khác – cách đơn giản nhất là đến những quán nhỏ hè phố.

Buổi sáng dã chiến

Bên cạnh các quán cóc cà phê là các hàng ăn sáng tấp nập thực khách. Cà Mau ít quán phở nhưng nhiều quán bánh tằm xíu mại và cơm tấm cùng với bún nước lèo. Tuy là món ăn không đụng hàng với địa phương khác nhưng Bánh tằm xíu mại lại không được xếp vào danh mục nhà hàng. Có thể từ lâu người ta chỉ biết đến đây là món ăn đường phố và chưa ai nghĩ đến việc nhà hàng hóa món điểm tâm này. Món ăn quen thuộc đó phổ biến đến nỗi khi nghe người địa phương hỏi ăn bánh tằm xíu mại không thì đã thấy trước mắt các bảng hiệu đơn sơ viết giản đơn hai chữ bánh tằm đặt trên vỉa hè, mấy cái bàn nhựa và ghế thấp đã kín người ngồi. Thú vị nữa là các quán ăn này chỉ xuất hiện trên vỉa hè vào buổi sáng tinh mơ, bán cho đến lúc công chức vào sở làm thì kết thúc, bởi vậy muốn ăn vào giờ khác cũng chẳng biết ăn ở đâu.

Nhà quê mà lắm cầu kỳ

Bánh tằm hay bánh tầm, gọi thế nào cũng được, cầu kỳ từ khâu nhào bột làm bánh cho đến lúc nấu nước xốt dùng. Làm bánh tằm tương tự như làm bún nhưng sợi bánh to hơn sợi bún một tẹo, bánh vừa dài vừa dai được gỡ ra rời rạc từng sợi một trước khi chan nước xốt, còn gọi là “nước cà”. Bánh tằm là tên gọi chung cho món ăn nhưng khi ăn thực khách sẽ được hỏi bánh tằm xíu mại hay bánh tằm thịt nướng, bánh tằm cà ri hay bánh tằm xíu mại tàu hủ ky… Sơ sơ đã có bốn kiểu bánh tằm. Muốn bánh thật ngon và dễ thấm nước mắm chan thì đặt bánh trong một cái xửng hấp như người Hoa hấp bánh bao vậy. Bánh tằm ăn với giá đậu xanh, cải xà lách và rau thơm cắt từng khúc rồi chan nước mắm chua ngọt có chút ớt bằm đỏ tươi. Nhìn người bán lấy bánh trong xửng hấp ra, gỡ từng sợi cho vào cái đĩa tròn lớn, để rau lên rồi chan nước xốt đã thấy bụng sôi ào ào, nước xốt nấu chung với từng viên thịt băm gọi là xíu mại thịt, nếu không thích viên xíu mại ấy thì có thể lấy thịt nướng cắt nhỏ để vào.

Tuy thường thấy ở hè phố nhưng sự hấp dẫn và mức độ độc đáo của Bánh tằm xíu mại cũng ngang bằng với đặc sản của địa phương. Nơi có hàng ăn đông khách nhất có thể kể đến là quán bánh tằm trên đường Lê Lợi, đường Nguyễn Hữu Lễ phường 2 hay quán ăn sáng ở đường Quang Trung, đường Lưu Tấn Tài phường 5… Ngoài ra cũng có thể kể đến một quán ăn rất có cá tính chỉ chuyên bán Bánh tằm cà ri cay nằm trong con hẻm khuất nhưng rất chìu thực khách, bạn có thể đến gõ cửa bất cứ lúc nào chủ quán cũng niềm nở phục vụ bánh tằm cho bạn. Quả đúng như ông bà đã nói, miếng ăn ngon thì được nhớ rất lâu, và dù có đi đến đâu thì thực khách vẫn cất công tìm tới.

Các quán bán bánh tằm ở Cà Mau chỉ xuất hiện trên vỉa hè vào buổi sáng tinh mơ, bán cho đến lúc công chức vào sở làm thì kết thúc, bởi vậy muốn ăn vào giờ khác cũng chẳng biết ăn ở đâu.

Bánh tằm hay bánh tầm, gọi thế nào cũng được, cầu kỳ từ khâu nhào bột làm bánh cho đến lúc nấu nước xốt dùng.

Trong các kiểu ăn bánh tằm, đặc biệt nhất là bánh tằm xíu mại tàu hủ ky. Để có được nồi xíu mại hấp dẫn, người ta đã phải chuẩn bị nhiều bước thực hiện. Đầu tiên thịt băm nhuyễn ướp với gia vị cho thấm, tàu hủ ky chiên sơ để riêng rồi cắt từng miếng vuông bằng bàn tay xòe ra, trải miếng tàu hủ ky ra cho thịt băm vào gói lại. Tiếp theo cho vô xửng hấp qua một lượt. Nước xốt sôi mới cho từng miếng tàu hủ ky gói thịt băm vào, nồi nước xốt được đặt trên bếp lửa liu riu, lúc nào cũng sôi lăn tăn nóng hôi hổi. Đĩa bánh ngon nghĩa là từng sợi bánh không dính bết vào nhau, cả rau và thịt đều nóng hổi khi chan thêm nước mắm và trộn chung với rau ăn kèm. Trong lúc ăn người ta có thể dùng muỗng nhỏ múc “nước cà” rưới lên từng gắp bánh cho thấm.

Chữa viêm phế quản bằng… cải xanh

Cải xanh còn gọi là cải canh hay cải cay, được dùng trong các bài thuốc chữa viêm phế quản, ho hen, đờm suyễn...

Đây là cây thảo quanh năm, cao 40 - 60 cm, rễ trụ, ít phân nhánh. Lá mọc từ gốc, hình trái xoan. Hoa vàng nhạt. Hạt hình cầu có công dụng như hạt mù tạt đen của châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu để chế mù tạt làm gia vị. Cải xanh có vị cay, tính ấm, có tác dụng an thần, tiêu hoá đờm, tiêu thũng, giảm đau.

Chữa viêm phế quản: Hạt cải xanh (sao) 6 gr, hạt cải củ (sao) 10 gr, hạt cải bẹ (sao) 10 gr, nước 600 ml, sắc còn 300 ml, chia ba lần uống trong ngày.

Chữa ho hen, đờm suyễn: Hạt cải xanh, hạt củ cải, hạt tía tô, mỗi vị 8-12 gr, sắc uống.

Chữa sưng tấy: Hạt cải xanh tán nhỏ, trộn giấm, làm cao dán, đắp ngoài

Lương y Nguyễn Nam
Meo.vn (Theo BĐV)

4 chùa nổi tiếng thiêng nhất miền Tây

Chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Kh' leng, chùa Chén Kiểu là 4 ngôi chùa nổi tiếng mà bất cứ ai khi đến Sóc Trăng cũng phải ghé qua một lần.

Xuôi về miền Tây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi lối kiến trúc chùa chiền khác lạ, nhất so với các vùng miền khác của cả nước, bởi đây là vùng đất có đông đồng bào Khmer sinh sống, đặc biệt là Sóc Trăng, nơi có trên 200 ngôi chùa lớn nhỏ. Vì thế không có gì lạ khi đặt chân đến Sóc Trăng, đi đến đâu chúng ta cũng thấy có sự hiện diện những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, tạo nên quần thể kiến trúc đẹp mắt, linh thiêng và tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của vùng đất Sóc Trăng nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Nếu muốn khám phá hết cũng phải mất cả tuần. Tuy nhiên, bạn chỉ cần đi bốn ngôi chùa sau cũng đủ để nắm được trọng tâm.

Chùa Dơi

Ngôi chùa đầu tiên, có vẻ đã khá quen thuộc với nhiều người, chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mahatúp. Gọi là chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi quạ.

4 chùa nổi tiếng thiêng nhất miền Tây, Đi đâu - Xem gì, chua thieng, chua thieng mien tay, chua mien tay
Khuôn viên chùa với nhiều cây cổ thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi lớn như dơi quạ, dơi ngựa, có con nặng trên một kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương quen gọi là chùa Dơi. (Ảnh: Na Sơn).

Cách trung tâm thành phố chừng 2km, chùa Dơi là một ngôi chùa to đẹp, và có kiến trúc đặc sắc bậc nhất ở Sóc Trăng . Đây là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ 16, lưu giữ khá nhiều báu vật quý giá như pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m, nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt và chiếc đèn dầu cổ.

4 chùa nổi tiếng thiêng nhất miền Tây, Đi đâu - Xem gì, chua thieng, chua thieng mien tay, chua mien tay

Cứ khoảng 6 giờ chiều, dơi bay đi kiếm ăn, đến 5 giờ sáng lại trở về. Vin vào "tập quán" ấy, nhiều du khách đến "rình" xem, dần dần phá vỡ chốn yên tĩnh quen thuộc khiến số lượng dơi vơi dần. Năm 2007, ngôi chánh điện của chùa đã phát hỏa do nến đổ. Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ nội thất, hàng chục pho tượng Phật, tài liệu quý giá. Đến nay chánh điện đã được khôi phục lại, uy nghi hơn song nhiều tài liệu, pho tượng cổ hiện không còn.

Chùa Kh'leang

Là ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng, chùa Kh'leang có tuổi thọ gần 500 năm, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.

4 chùa nổi tiếng thiêng nhất miền Tây, Đi đâu - Xem gì, chua thieng, chua thieng mien tay, chua mien tay

Bên trong chánh điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng, trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ.

Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình. Mái chùa được trang trí bằng các phù điêu hình chim thú cũng như là những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật - Con người - Trời của người Khmer.

Chùa Đất Sét

Chùa Đất Sét có khoảng 208 pho tượng Phật mỗi vị trấn một cửa, 156 con rồng uốn khúc chầu quanh đỡ từng mái tháp, tất cả cũng đều làm bằng đất sét.

Thực chất đây là nơi thờ tự của nhà họ Ngô ở Sóc Trăng vì vậy không có sư sãi ở, chỉ có những người trong họ chăm lo khói hương và giữ chùa. Người có công kiến tạo, xây đắp ngôi chùa là ông Ngô Kim Tòng, người trụ trì đời thứ tư ở ngôi chùa này. Ngôi chùa đã có hơn 100 năm tuổi và như tên gọi của chùa, hầu hết các tượng phật ở đây đều được làm từ đất sét, là công sức của hơn 40 năm ròng lao động, sáng tạo bền bỉ.

4 chùa nổi tiếng thiêng nhất miền Tây, Đi đâu - Xem gì, chua thieng, chua thieng mien tay, chua mien tay

4 chùa nổi tiếng thiêng nhất miền Tây, Đi đâu - Xem gì, chua thieng, chua thieng mien tay, chua mien tay
Các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp... được tạo ra từ đất sét, thoạt nhìn không ai có thể tin là thật.

Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Hai cây nến nhỏ đã cháy từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời, năm 1970, dự kiến thời gian cháy hết khoảng 35 năm, nhưng năm 2006 vẫn đang cháy và có thể cháy tiếp vài năm nữa. Tại đây còn có 3 cây hương (nhang) mỗi cây cao 1,5m chưa đốt.

Chùa Chén Kiểu

Còn gọi là chùa Sà Lôn nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km, hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu. Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh chén, dĩa sứ ốp lên tường trang trí.

4 chùa nổi tiếng thiêng nhất miền Tây, Đi đâu - Xem gì, chua thieng, chua thieng mien tay, chua mien tay

4 chùa nổi tiếng thiêng nhất miền Tây, Đi đâu - Xem gì, chua thieng, chua thieng mien tay, chua mien tay

Ấn tượng đầu tiên khi đến đây là cổng chùa với 3 ngôi tháp được chạm khắc, đắp nổi với hoa văn và sắc màu rực rỡ mang đậm màu sắc văn hóa Khmer Nam Bộ.
Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liêu năm 1947.

4 chùa nổi tiếng thiêng nhất miền Tây, Đi đâu - Xem gì, chua thieng, chua thieng mien tay, chua mien tay
Khuôn viên chùa có khá nhiều tòa tháp, mỗi tòa tháp đều có kiến trúc riêng biệt, đặc trưng của văn hóa Khmer.

Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, mái nóc chùa Chén Kiểu có ba nếp, nếp dưới cùng lớn và nhỏ dần khi vút lên cao. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng bình yên, siêu thoát. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ đẹp mắt và sắc sảo.
Tên gọi "Chén Kiểu" được đặt khá ngẫu nhiên. Chùa được xây cất vào năm 1815 trên nền đất rộng. Thập niên 60, chùa bị bom đạn phá hư hại và được xây lại như hiện trạng ngày nay. Phần sau chính điện vì thiếu kinh phí nên được các nghệ nhân sử dụng mảnh vỡ chén kiểu đắp vào. Chùa có tên Chén Kiểu từ đó.

Meo.vn (Theo Zing/BĐVN)

Thuốc bôi từ thảo dược chữa nám da

Phụ nữ trên 30 tuổi thường bị nám da. Để khắc phục chứng bệnh này, nên kết hợp các loại thuốc uống, thuốc bôi từ thảo dược và liệu pháp ẩm thực. Trên số báo thứ năm (số 144) ra ngày 8/9/2011 chúng tôi đã giới thiệu 7 bài thuốc uống từ thảo dược, trong số này chúng tôi giới thiệu tiếp một số bài thuốc bôi, xoa hỗ trợ để bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.

Bài 1: Bạch phục linh 40g, thạch cao 40g. Tất cả tán bột mịn, dùng 1 thìa bột thuốc hoà với nước vo gạo sền sệt rồi xoa vào vết nám trước khi đi ngủ. Sáng dậy rửa mặt bằng nước ấm, làm liền 9 đêm là một liệu trình, nghỉ 3 ngày rồi làm tiếp đợt 2.

Bài 2: Hoạt thạch, thạch cao, bạch chỉ mỗi vị 4g tán bột nấu nước thiên môn, hoà bột thuốc bôi vào vết nám.

Bài 3: Bạch truật 20g. Cho 3 thìa rượu, đun nhừ. Lấy khăn thấm nước thuốc chà mạnh vết nám buổi tối trước khi đi ngủ. Sáng rửa sạch.

Thuốc bôi từ thảo dược chữa nám da

Bài 4:Bạch cương tàm (tằm vôi) tán nhỏ hoà với nước ấm, bôi vết nám, ngày làm vài lần, làm nhiều tuần lễ.

Bài 5: Bạch tật lê 15g, sơn chi tử 15g tán bột hoà giấm bôi vết nám.

Bài 6: Xơ mướp 16g, bạch phục linh 16g, bạch cương tàm 16g, cúc trắng 16g, trân châu mẫu 20g, hoa hồng 4 bông, táo tàu 10 quả. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu cô đặc là được. Dùng thuốc xoa vết nám, xoa liền 10 ngày là 1 liệu trình.

Bài 7: Bạch truật ngâm với giấm thanh 5 - 7 ngày. Lấy bạch truật cọ xát vết nám.

Bài 8: Bán hạ (sấy khô) nghiền nát trộn giấm đắp lên vết nám liền 3 ngày rồi nấu với nước bồ kết rửa mặt thì hết sạm mặt.

Bài 9: Cam tòng 40g, hương phụ 40g, hắc sửu 40g. Nấu nước rửa mặt hằng ngày.

Bài 10: Vân mẫu 30g, hạnh nhân 30g. Tất cả tán nhỏ trộn với sữa bò chưng qua. Đêm bôi, ngày rửa sạch.

Bài 11: Lấy 1 quả trứng gà, bỏ lòng đỏ, chu sa 40g. Tất cả tán nhỏ, bỏ vào trứng gà, dán kín trứng, cho vào ổ cho gà ấp, khi đàn gà nở thì lấy trứng, đập lấy thuốc, dùng xoa mặt 5 lần là hết nám.

Bài 12: Ngọc trúc nấu nước rửa mặt thường xuyên thì khỏi.

Bài 13: Quả bồ hòn (vô hoạn tử) tán bột hoà vào nước ấm xoa mặt.

Lưu ý: Chị em không nên ăn các món cay nóng, bia rượu, cà phê, thuốc lá, tránh ánh nắng chiếu vào da sạm. Nên ăn nhiều rau quả tươi, uống đủ nước.

Lương y Minh Chánh

Meo.vn (Theo SKĐS)

Mướp đắng trị ho, ổn định huyết áp

Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, tính mát, hơi hàn. Mướp đắng đun làm nước tắm cho trẻ trong mùa hè để trừ rôm sảy, làm thuốc chữa ho, chữa cảm mùa hè, thanh nhiệt ở phế và vị, chữa dị ứng, đau váng đầu, đau thắt ngực, lở ngứa ngoài da, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, bí kết đại tràng. Ngoài ra còn có tác dụng an thần, kết hợp với những vị khác để điều trị tăng huyết áp. Mướp đắng chế biến làm thuốc bằng cách thái lát, phơi khô, sao vàng rồi bảo quản để dùng dần. Lá mướp đắng có thể dùng tươi, giã đắp, nấu nước tắm hoặc sắc uống.

Mướp đắng trị ho, ổn định huyết áp
Mướp đắng là vị thuốc tốt trị ho, ổn định huyết áp.

Mướp đắng được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau:

Mùa hè bị cảm thử: ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, thở nông hụt hơi, buồn nôn, người chao đảo, mệt lả: mướp đắng 20g, biển đậu 16g, tang diệp 16g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ (chế) 12g, đương quy 12g, sa sâm 12g, quế 8g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Ho, đau rát họng, sổ mũi, hắt hơi: mướp đắng 20g, tía tô 16g, trần bì 12g, cát cánh 12g, mạch môn 16g, sâm hành 12g, sinh khương 6g, kinh giới 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Ngứa nhiều, gãi nhiều, da bị trầy xước từng mảng: mướp đắng 20g, sài hồ 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, nam hoàng bá 16g, cỏ mực 16g, hoa hoè (sao) 12g, huyền sâm 10g, cam thảo đất 16g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bệnh zona: mướp đắng 20g, thổ linh 20g, cam thảo đất 16g, nam bạch chỉ 16g, kinh giới 12g, sài hồ 12g, thủ ô (chế) 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, hoài sơn 12g, mã đề thảo 16g, bồ công anh 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Trà dược trị tăng huyết áp: mướp đắng, hoa hoè, cam thảo đất, dừa cạn, rau má, lá đắng, mã đề, lá đinh lăng mỗi vị 100g (dược liệu ở dạng khô). Các vị sao giòn, tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35 – 40g, cho thuốc vào ấm, hãm nước sôi khoảng 15 phút là được. Uống dần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần, chống đau đầu, chao đảo, ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến.

Chữa đái tháo đường: mướp đắng 20 – 25g sắc nước uống hằng ngày.

Trị sỏi đường tiết niệu: mướp đắng dùng cả cây và lá, thái ngắn phơi khô, cất giữ cẩn thận, mỗi ngày lấy 1 nắm nấu nước uống, uống liên tục nhiều ngày. Tác dụng: bào mòn và tống sỏi ra ngoài. Đây là bài thuốc kinh nghiệm của đồng bào ở Ninh Thuận, Bình Thuận thấy có kết quả cao.

Trị gan nhiễm mỡ: mướp đắng 20g, ngũ gia bì 12g, nhân trần 12g, cây chó đẻ 6g, cam thảo đất 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục nhiều ngày. Công dụng: thanh can hoá ứ, trừ thấp, thông lạc…

Nhiệt kết ở đại trường gây táo bón, bụng đầy khó chịu: mướp đắng 20g, sinh địa 12g, hoàng cầm 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g, cam thảo 12g, đương quy 12g, đại táo 10g, mạch môn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Văn Trịnh

Meo.vn (Theo SKĐS)