Lưu trữ cho từ khóa: mỏi lưng

Ngủ như thế nào để tốt cho lưng?

Việc sáng mai dậy bị đau mỏi lưng và hơi tê chân tay là do ảnh hưởng đến vùng thắt lưng và chắc chắn có liên quan đến tư thế và đệm khi ngủ.

Buổi sáng ngủ dậy tôi thường bị đau mỏi lưng và hơi tê tay chân. Xin hỏi, đệm và tư thế ngủ có ảnh hưởng đến các biểu hiện đó không? – Trần Văn Hùng (Hải Dương).

ngu

ThS Nguyễn Vũ, trường Đại học Y Hà Nội trả lời

: Việc sáng mai dậy bị đau mỏi lưng và hơi tê chân tay là do ảnh hưởng đến vùng thắt lưng và chắc chắn có liên quan đến tư thế và đệm khi ngủ. Vì thế, khuyến cáo người dân nên nằm đệm hoặc ván cứng sẽ giúp cho cột sống duy trì được độ cong sinh lý ở vùng cổ và vùng thắt lưng.

Tư thế nằm ngửa và kê nhẹ gối ở vùng sau gáy sẽ ít tạo áp lực lên cột sống. Nên dậy sớm và tập một vài động tác nhẹ nhàng để cột sống khỏi cứng nhắc.

Theo Kienthuc.net.vn

Giải pháp ngăn ngừa chứng đau lưng

Những phương pháp giảm đau nhanh chóng sau đây đã được các chuyên gia xác nhận sẽ ngăn ngừa chứng đau lưng.

Ảnh minh họa

1. Cung cấp can-xi.

Mọi người đều biết rằng, can-xi giúp xương chắc khỏe, nhưng các nhà khoa học Nhật xác nhận chất mà cơ thể bạn cần giúp xương khỏe là vitamine. Họ tin rằng, vitamine K tìm thấy ở bông cải, rau bina (rau chân vịt) và các loại rau có lá sẫm màu khác, giúp can-xi được lưu giữ lại trong xương, tạo nên độ rắn chắc của xương. Khi xương chắc khỏe thì toàn bộ cơ thể cũng mạnh khỏe và điều đó giúp bạn giảm nguy cơ bị tổn thương, đặc biệt là những tổn thương ở vùng lưng.

2. Tránh mang vác nặng.

Nếu túi xách hoặc va ly của bạn nặng hơn 10% trọng lượng của cơ thể, có nghĩa là chúng quá nặng. Trong trường hợp như thế, điều bạn cần làm là phải biết mang vác chúng ở tư thế thích hợp (giữ lưng luôn thẳng), và nếu bạn phải mang chúng trên một vai thì cần phải chuyển vai sau mỗi 20 phút.

3. Ngủ đúng tư thế.

Theo các chuyên gia, nệm cứng sẽ không tốt cho lưng của bạn. Kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây về xương sống phát hiện rằng, những người thường ngủ trên các loại nệm mềm thì ít bị đau phần lưng dưới hơn so với những người thường xuyên ngủ trên các tấm nệm cứng.

Còn gối thì sao? Theo các chuyên gia, bạn không nên sử dụng các loại gối đầu quá cao, khiến xương sống của bạn bị gập lại. Chẳng hạn, khi bạn ngủ với tư thế nằm ngửa, không nên để cằm chạm ngực. Còn khi ngủ với tư thế nghiêng một bên, bạn không nên để đầu nghiêng sang sát phần vai trên.

4. Tạo độ săn chắc cơ bụng.

Các cơ bụng mạnh khỏe có thể giúp bảo vệ lưng của bạn khỏi bị tổn thương. Để luyện tập cơ bụng, bạn nên bắt đầu với tư thế nằm ngửa, hai đầu gối co lên, hai bàn chân và phần lưng dưới áp sát mặt sàn.

Bạn hít vào một hơi thật sâu và cố gắng ép rốn xuống sát phần xương sống, tạo cho các cơ vùng bụng co lại. Sau đó, hãy nhấc nhẹ phần xương chậu của bạn lên khỏi mặt sàn, rồi thở ra từ từ. Hãy thực hiện và lặp lại 12 lần, mỗi lần từ hai – ba thao tác trên.

5. Chú ý tư thế ngồi.

Tình trạng phải ngồi làm việc suốt tám giờ mỗi ngày có thể gây áp lực và tạo sự khó chịu cho phần lưng. Hãy bảo đảm rằng khi ngồi, bạn cần dựa phần lưng vào ghế (cần sử dụng một cái gối kê ngay phần thắt lưng nếu trên ghế không trang bị sẵn), đồng thời hai bàn chân của bạn phải luôn được đặt sát sàn nhà.

BACSI.com (Theo Phụ nữ TPHCM)

Chăm sóc cột sống sao cho đúng cách?

Một cột sống không khỏe thường khởi đầu bởi thói quen không tốt như tư thế xấu – tức là các tư thế đứng, ngồi, nằm hay di chuyển không đúng làm gia tăng áp lực lên cột sống, lên đĩa đệm và gây đau lưng.

Cột sống được cấu thành từ các đốt sống và đĩa sống sắp xếp thành 3 đường cong tự nhiên theo hình chữ S. Sự sắp xếp đặc biệt này giúp thăng bằng khi di chuyển, nâng đỡ cơ thể bạn ở các tư thế nằm, ngồi, đứng hay vận động.

Thói quen tư thế xấu, theo thời gian thậm chí có thể làm cho đĩa đệm của bạn mất chức năng sớm trong việc giảm sốc cho cột sống, gây đau và phát sinh những vấn đề của đĩa đệm.

Vận động cơ học tốt cho cơ thể, giúp giữ cột sống theo đường cong tự nhiên và di chuyển một cách nhẹ nhàng như một cỗ máy vận hành êm dịu. Qua việc duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống cả ngày, bạn sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, giúp phòng ngừa đau lưng và chấn thương lưng.

Tư thế vận động cơ học đúng

Ảnh minh họa.

Ngủ: Khi bạn nằm ngửa hay nằm nghiêng, lưng hay cơ thể bạn phải được áp sát mặt nệm. Nếu bạn nằm ngửa, nên đặt một cái gối dưới vùng đầu gối để giữ đường cong cơ thể tốt. Nếu bạn nằm nghiêng nên co hai gối để giảm áp lực lên lưng bạn.

Một điều rất quan trọng khi nằm là phải lựa chọn loại nệm có độ cứng phù hợp, vừa có tác dụng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, vừa giúp duy trì và bảo vệ đường cong tự nhiên của cột sống.

Đứng: Nếu bạn phải đứng trong thời gian dài, nên đặt một chân lên bục để làm giảm áp lực lên cột sống và để duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống. Nếu cần thiết, gập nhẹ gối, mang nẹp lưng, đi giày thấp để giảm sốc cho cơ thể và giữ cột sống theo trục.

Ngồi: Giữ 3 đường cong tự nhiên của cột sống bằng cách dùng ghế có nâng đỡ lưng bạn. Một cuộn khăn hay gối nhỏ đặt ở thắt lưng giúp nâng đỡ đường cong thắt lưng. Khi lái xe, chỉnh vị trí ghế sao cho đầu gối ngang bằng với mông.

Nghiêng, cúi: Gối và háng của bạn giúp duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống. Để cẳng chân bạn làm chính khi khuân vật nặng và đứng gần để làm giảm nhẹ nhất trọng lượng của vật thể.

Xoay: Bạn phải hình dung để cơ thể xoay theo một khối từ vai đến mông. Xoay với chân, không xoay với lưng. Đặt chân bạn theo hướng đang xoay và nhảy quanh điểm xoay.

Lấy đồ vật: Đứng gần vật cần lấy. Dùng dụng cụ để lấy nếu cần thiết. Gồng cơ bụng để phụ khối cơ lưng, sử dụng chủ yếu tay và chân để thực hiện công việc. Dùng dụng cụ dài để lấy đồ vật trên cao, tránh nhón chân nhảy lên.

TS-BS Ngô Minh Lý
(Trưởng khoa Cột sống A – BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM)

BACSI.com (Theo Khoemoingay)

Trị mỏi gối, mỏi lưng sau khi sinh

Vùng khớp gối chịu trong lực của cả cơ thể, nếu vận động di chuyển nhiều sẽ gây mỏi gối, triệu chứng này làm cho người mẹ càng vất vả hơn.

Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi để phù hợp cho sự mang thai và tăng trưởng của thai nhi. Sau khi sinh, người mẹ có những vấn đề gây khó chịu như giãn các khớp ở vùng thắt lưng gây ra tình trạng mỏi lưng…

Những biện pháp giúp cho không mỏi lưng và không mỏi gối bao gồm: chế độ dinh dưỡng và luyện tập.


Chế độ dinh dưỡng

Các loại thức ăn hàng ngày ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết còn có tác dụng trị chứng mỏi lưng và mỏi gối.

Thịt bò lá lốt: thịt bò 100g, lá lốt 70g. Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị 5 - 10 phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ. Món này ăn với cơm gạo trắng, thơm, dẻo và vừa chín tới (một tuần khoảng 3 lần), vừa có công dụng bổ máu, vừa trị đau nhức cơ thể... Thịt bò có vị ngọt, bổ máu. Lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp, trị đau nhức khớp xương, cột sống.

Đuôi lợn nấu với đậu đen, đỗ trọng và tục đoạn: kinh nghiệm dân gian, mỗi tuần dùng món này 3 lần (dùng cách nhật) thay canh, có công dụng chữa trị chứng đau, mỏi lưng rất hay. Đuôi lợn một cái rửa sạch, xắt thành từng khoanh nấu với đậu đen (100g) và hai vị thuốc Bắc có bán ở các nhà thuốc y học cổ truyền là tục đoạn (50g) và đỗ trọng (50g). Nấu 2,5 tô nước, cô đặc còn lại hơn nửa tô, lấy nước uống.

Cá trê nấu đậu đen: cá trê 2 con nhỏ khoảng 400g, đậu đen xanh lòng 120g. Cá rửa sạch, bỏ ruột, chặt khúc. Thả vào nồi 400ml nước đun nhỏ lửa. Khi sôi cho đậu đen vào, nấu nhừ. Ăn mỗi ngày 3 lần, trong 10 ngày. Bên cạnh những món ăn có tác dụng tốt, cần thiết bổ sung những thức ăn giàu chất canxi như tôm, cua, trứng…

Chế độ luyện tập

Áp dụng một số động tác giúp trị được chứng mỏi lưng và mỏi gối.

- Một là, động tác giãn lưng, động tác này có tác dụng giúp cho vùng cốt sống lưng được thư giãn.

Cách làm: nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, tay gần vai, lòng bàn tay úp xuống sàn, khuỷu tay cong. Duỗi thẳng hai cánh tay nâng thân trước lên trong khi hông vẫn ép sát sàn. Đưa cằm hướng lên trần nhà. Giữ tư thế này trong 5 giây. Làm lại động tác 30 lần.

- Hai là, động tác điểm tựa, động tác tác giúp cho vùng đùi và đầu gối được thư giãn.

Cách làm: đứng tựa lưng vào tường, chân dang rộng bằng hông, hai chân trước mặt. Ép bụng, từ từ hạ người xuống sao cho đầu gối cong một góc 45 độ. Giữ 5 - 10 giây, sau đó từ từ nâng người lên vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 30 lần.

- Ba là, động tác giãn lưng gối, động tác giúp cho vùng tay, thân và chân được thư giãn toàn thân.

Cách làm: đứng cách tường vài bước chân , tay ngang vai, khoảng cách hai tay rộng bằng vai, lòng bàn tay chống tường. Giữ lưng và chân thẳng, từ từ cong khuỷu tay, hạ người vào phía tường. Sau khi giữ ở vị trí thấp vài giây, đẩy người về trạng thái cũ. Thực hiện động tác 30 lần.

- Động tác cuối cùng là giãn vùng chậu, động tác này có tác dụng thư giãn toàn thân và củng cố vùng lưng hết mỏi lưng.

Cách làm: nằm ngửa, cong gối, lòng bàn chân áp sàn. Ép chặt cơ bụng, nâng cao vùng xương chậu, lưng giữ chạm sàn. Giữ vài giây rồi thả lỏng. Cố gắng tập 30 lần, chia 3 đợt.
Ngoài ra một số phương pháp vật trị trị liệu vùng lưng và vùng gối như chườm nóng, massage, ấn huyệt hay dùng thuốc băng dán có thuốc giảm đau và thuốc dãn cơ cũng có tác dụng tốt.

Một số lưu ý

Chế độ ăn uống không nên nêm muối mặn, ăn nhiều thức ăn khô, thức ăn cay, nóng. Tránh ngồi lâu một chỗ vì làm căng giãn quá mức vùng chậu gây đau và tích tụ mỡ nhiều vùng bụng dưới. Không nên đi giày cao gót ở giai đoạn sau sinh vì làm tăng thêm sự mỏi lưng và mỏi gối.

Theo BS-CK2 Nguyễn Hữu Thuận

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Mỏi gối, mỏi lưng sau khi sinh

Tránh ngồi lâu một chỗ vì làm căng giãn quá mức vùng chậu gây đau và tích tụ mỡ nhiều vùng bụng dưới.

Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi để phù hợp cho sự mang thai và tăng trưởng của thai nhi. Sau khi sinh, người mẹ có những vấn đề gây khó chịu như giãn các khớp ở vùng thắt lưng gây ra tình trạng mỏi lưng…

Vùng khớp gối chịu trong lực của cả cơ thể, nếu vận động di chuyển nhiều cũng gây ra chứng mỏi gối. Chính những vấn đề sau sinh có những triệu chứng làm cho người mẹ càng vất vả hơn.

Những biện pháp giúp cho không mỏi lưng và không mỏi gối bao gồm: chế độ dinh dưỡng và luyện tập.

Chế độ dinh dưỡng

Các loại thức ăn hàng ngày ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết còn có tác dụng trị chứng mỏi lưng và mỏi gối.

Thịt bò lá lốt: thịt bò 100g, lá lốt 70g. Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị 5 10 phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ. Món này ăn với cơm gạo trắng, thơm, dẻo và vừa chín tới (một tuần khoảng 3 lần), vừa có công dụng bổ máu, vừa trị đau nhức cơ thể... Thịt bò có vị ngọt, bổ máu. Lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp, trị đau nhức khớp xương, cột sống.

Đuôi lợn nấu với đậu đen, đỗ trọng và tục đoạn: kinh nghiệm dân gian, mỗi tuần dùng món này 3 lần (dùng cách nhật) thay canh, có công dụng chữa trị chứng đau, mỏi lưng rất hay. Đuôi lợn một cái rửa sạch, xắt thành từng khoanh nấu với đậu đen (100g) và hai vị thuốc Bắc có bán ở các nhà thuốc y học cổ truyền là tục đoạn (50g) và đỗ trọng (50g). Nấu 2,5 tô nước, cô đặc còn lại hơn nửa tô, lấy nước uống.

Cá trê nấu đậu đen: cá trê 2 con nhỏ khoảng 400g, đậu đen xanh lòng 120g. Cá rửa sạch, bỏ ruột, chặt khúc. Thả vào nồi 400ml nước đun nhỏ lửa. Khi sôi cho đậu đen vào, nấu nhừ. Ăn mỗi ngày 3 lần, trong 10 ngày. Bên cạnh những món ăn có tác dụng tốt, cần thiết bổ sung những thức ăn giàu chất canxi như tôm, cua, trứng…


Người mẹ có thể áp dụng một số động tác giúp trị chứng mỏi lưng và mỏi gối. (Ảnh minh họa).

Chế độ luyện tập

Áp dụng một số động tác giúp trị được chứng mỏi lưng và mỏi gối. Một là, động tác giãn lưng, động tác này có tác dụng giúp cho vùng cốt sống lưng được thư giãn. Cách làm: nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, tay gần vai, lòng bàn tay úp xuống sàn, khuỷu tay cong. Duỗi thẳng hai cánh tay nâng thân trước lên trong khi hông vẫn ép sát sàn. Đưa cằm hướng lên trần nhà. Giữ tư thế này trong 5 giây. Làm lại động tác 30 lần.

Hai là, động tác điểm tựa, động tác tác giúp cho vùng đùi và đầu gối được thư giãn. Cách làm: đứng tựa lưng vào tường, chân dang rộng bằng hông, hai chân trước mặt. Ép bụng, từ từ hạ người xuống sao cho đầu gối cong một góc 45 độ. Giữ 5 - 10 giây, sau đó từ từ nâng người lên vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 30 lần.

Ba là, động tác giãn lưng gối, động tác giúp cho vùng tay, thân và chân được thư giãn toàn thân. Cách làm: đứng cách tường vài bước chân , tay ngang vai, khoảng cách hai tay rộng bằng vai, lòng bàn tay chống tường. Giữ lưng và chân thẳng, từ từ cong khuỷu tay, hạ người vào phía tường. Sau khi giữ ở vị trí thấp vài giây, đẩy người về trạng thái cũ. Thực hiện động tác 30 lần.

Động tác cuối cùng là giãn vùng chậu, động tác này có tác dụng thư giãn toàn thân và củng cố vùng lưng hết mỏi lưng. Cách làm: nằm ngửa, cong gối, lòng bàn chân áp sàn. Ép chặt cơ bụng, nâng cao vùng xương chậu, lưng giữ chạm sàn. Giữ vài giây rồi thả lỏng. Cố gắng tập 30 lần, chia 3 đợt.

Ngoài ra một số phương pháp vật trị trị liệu vùng lưng và vùng gối như chườm nóng, massage, ấn huyệt hay dùng thuốc băng dán có thuốc giảm đau và thuốc dãn cơ cũng có tác dụng tốt.

Một số lưu ý

Chế độ ăn uống không nên nêm muối mặn, ăn nhiều thức ăn khô, thức ăn cay, nóng. Tránh ngồi lâu một chỗ vì làm căng giãn quá mức vùng chậu gây đau và tích tụ mỡ nhiều vùng bụng dưới. Không nên đi giày cao gót ở giai đoạn sau sinh vì làm tăng thêm sự mỏi lưng và mỏi gối.

BS.CKII. Nguyễn Hữu Thuận

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Món ăn, bài thuốc chữa di tinh

Di tinh có thể chia làm 4 thể khác nhau. Về chữa trị, có thể bằng liệu pháp ăn uống, hoặc dùng bài thuốc.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, 4 thể di tinh bao gồm: thể thấp nhiệt hạ trú - thích ăn những thực phẩm rán nóng và thích uống rượu, tỳ vị nóng ẩm thấp xuống âm thiết, hoặc nhập phòng sau khi say rượu, ẩm nóng trong ngoài, xâm nhập buồng tinh gây ra di tinh; thận hư không bền - trước khi kết hôn thường mắc chứng thủ dâm, đã kết hôn rồi thì dâm dục quá độ, tổn thương thận, tiêu hao khí, gây ra hạ nguyên hư, lâu ngày dẫn đến di tinh; lao lực tổn thương tâm tỳ - phần nhiều do suy nghĩ vất vả lâu ngày, tâm tỳ bị tổn thương, sinh hoạt tình dục thái quá, thận mất khả năng tàng trữ lâu ngày gây ra di tinh; âm hư hỏa vượng dẫn đến di tinh.


Nữ trinh tử

Món ăn

- Cháo thỏ ty tử: Thỏ ty tử (vị thuốc) 30-60g, một ít gạo tẻ, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch thỏ ty tử rồi giã vụn cho vào nước sắc lấy nước cốt, bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo, khi chín cho đường trắng vào, nấu thêm một chút là được. Dùng hết trong ngày. Dùng 10 ngày là một liệu trình, nếu thấy có hiệu quả thì dùng thêm 2 liệu trình nữa.

- Cháo kim anh tử: Kim anh tử 10-15g, một ít gạo tẻ (hoặc gạo nếp). Sắc (nấu) kim anh tử lấy nước cốt, bỏ bã, rồi cho gạo tẻ hoặc gạo nếp vào nấu cháo, nêm nếm gia vị. Chia làm 2 lần, dùng hết trong ngày, một liệu trình từ 2-3 ngày. Lưu ý, nếu người đang cảm sốt thì không được dùng.

- Cháo sò biển: Sò biển 30g, trứng vịt muối 1 quả, gạo 100g. Vo gạo cho nước nấu cháo, rửa sạch sò biển, đợi cháo gần chín thì cho vào cùng nấu cháo. Trứng muối bóc vỏ, khi cháo chín cho vào cháo. Nấu thêm mươi phút nữa, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng mỗi buổi sáng, dùng liền trong nhiều ngày.

- Dùng thủ ô 100g, 2 cái trứng gà, cùng các gia vị, hành, gừng, rượu. Rửa sạch thủ ô sắt thành từng đoạn dài 4-5 cm. Cho trứng gà và thủ ô vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu đến sôi thì cho các gia vị vào. Khi trứng chín, nước đặc thì vớt thủ ô ra, bóc vỏ trứng, cho vào trong nước nấu thêm vài phút nữa, nêm nếm gia vị. Dùng trứng và nước, dùng hết trong ngày.


Hoài sơn


Trạch tả


Thục địa - Ảnh: K.Vy

Bài thuốc

- Với thận hư không bền, nếu di tinh nhiều lần, thần sắc mệt mỏi, thường cảm thấy váng đầu hoa mắt, ù tai, mỏi lưng, thì có thể dùng bài thuốc gồm các vị: đảng sâm 15g, hoàng kỳ tươi 18g, thục địa 12g, hoài sơn 10g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 8g, kim anh tử (sao tẩm nước muối loãng) 20g, mẫu lệ (sắc trước) 20g, long cốt (sắc trước) 15g, liên tu 10g, trạch tả 8g, cam thảo 6g. Cho 3 chén nước, sắc (nấu) còn 180 ml, chia 3 lần uống nóng trong ngày.

- Với thể âm hư hỏa vượng - nếu thường xuyên váng đầu ù tai, nóng mặt, tim đập mạnh loạn nhịp, ngủ ít, ngủ thì bị mộng tinh, dương vật dễ bị cương lên, mỏi lưng hoạt tinh, thì dùng bài gồm các vị thuốc: thiên động 10g, sinh địa 12g, thục địa 8g, đảng sâm 8g, sa nhân 4g, hoàng bách 12g, tri mẫu 12g, kim anh tử (sao tẩm nước muối loãng) 30g, khiếm thực 15g, trạch tả 10g, nữ trinh tử 12g, đan bì 8g, cam thảo 7g. Cho 3 chén nước, sắc còn 180 ml, chia 3 lần, dùng lúc còn nóng trong ngày.

Ngoài việc dùng món ăn, bài thuốc, thì người bị tình trạng này cần chú ý tiết dục, tránh sinh hoạt tình dục quá mức, tăng cường luyện tập thể dục...

Meo.vn (Theo TNO)

4 động tác nhỏ giúp giảm đau lưng

Ngồi lâu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá, tạo áp lực cho các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, còn dễ dẫn đến các chứng đau lưng, mỏi eo…Mách bạn 4 động tác nhỏ giúp giảm căng thẳng cho vùng lưng, làm giảm triệu chứng đau nhức.

Động tác 1

Bạn hãy thử thả lỏng hai vai, vặn mình để làm giảm cảm giác căng thẳng của hai vai và phần dưới lưng. Cách này sẽ giúp giảm cảm giác đau mỏi lưng thường gặp

Động tác 2

Động tác đơn giản này có thể giúp thả lỏng vùng hông và vùng dưới lưng. Bạn có thể thực hiện ở bất kì đâu. Cùng lúc duỗi thẳng cột sống, thả lỏng hai vai, vươn nửa người trước ra phía ngoài, làm giống như động tác vươn vai.  

Động tác 3

Tư thế này có  thể giúp thả lỏng phần lưng dưới, đồng thời cũng có thể giúp kéo căng các dây chằng. Động tác này sẽ giúp bạn cảm thấy rất thoải mái, đặc biệt là sau khi bạn đã ngồi cố định trong thời gian dài.

Động tác giống em bé

Các bài học yoga rất thích làm động tác này. Động tác này giúp bạn cảm thấy thoải mái, bởi khi cơ thể bạn cúi cong về phía trước, cùng lúc với việc kéo căng phần lưng dưới, toàn bộ cơ thể bạn cũng sẽ được thả lỏng.

Meo.vn (Theo Dantri)

Món ăn chữa đau mỏi lưng

Từ lâu, trái nhàu được dân gian sử dụng trị đau mỏi lưng rất thông dụng do hiệu quả cao. Dùng trái nhàu chín chấm muối ăn mỗi ngày, hoặc ép lấy nước uống.

Đau mỏi vùng lưng, eo thắt lưng là tình trạng rất thường gặp. Một số món ăn bài thuốc sau, theo lương y Huỳnh Văn Quang và lương y Phan Cao Bình, có khả năng cải thiện bệnh:

Rượu ngâm dâu tằm: Trái dâu tằm ngâm rượu có công dụng chữa chứng đau mỏi lưng rất hay. Chọn rượu trắng loại ngon, ngâm dâu cùng vị thuốc ngũ gia bì và đỗ trọng. Mỗi ngày uống một chén nhỏ, hâm cho rượu âm ấm thì hiệu quả giảm đau cao hơn.

Cây cỏ xước: Dùng 50 g nấu với 2 chén nước để uống trong ngày.

Đậu đen: Lấy 50 g đậu đen nấu với 30 g đỗ trọng và 200-300 g xương sống heo (hoặc đuôi heo) để dùng.

Để tránh đau mỏi lưng, bạn cần năng tập thể dục, tránh ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế…


Theo Thanh Niên

Món ăn trị chứng đau lưng, nhức mỏi cơ thể

Theo lương y Phạm Như Tá (Ban Chấp hành Hội Đông y Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thì: Một khi khí huyết kém (cơ thể suy nhược), sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng, nhức mỏi cơ gân, xương khớp, người hay mệt mỏi, uể oải, lười vận động... Để chữa trị các chứng trên, dân gian cổ phương có một số bài thuốc từ cây nhà lá vườn, cũng như từ các món ăn vị thuốc đơn giản, dễ tìm như sau:

* Thịt bò lá lốt:

Thịt bò 100 gr, lá lốt 70 gr. Thịt bò có vị ngọt, bổ máu. Lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp (trị đau nhức xương, ra mồ hôi...). Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị từ 5 - 10 phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ. Món này ăn với cơm bình thường (một tuần khoảng 3 lần), vừa có công dụng bổ máu, vừa trị đau nhức cơ thể...

* Đuôi heo nấu với đậu đen, đỗ trọng và tục đoạn: Kinh nghiệm dân gian, mỗi tuần dùng món này từ 3 - 4 lần (dùng cách nhật), dùng thay canh, có công dụng chữa trị chứng đau, mỏi lưng rất hay. Đuôi heo một cái, rửa sạch, xắt thành từng khoanh nấu với đậu đen (100 gr) và hai vị thuốc bắc có bán ở các nhà thuốc y học cổ truyền là tục đoạn (50 gr) và đỗ trọng (50 gr). Nấu từ 2,5 tô nước cô đặc còn lại hơn nửa tô, lấy nước uống.

* Món rắn:

Theo đông y, ngoài công dụng chữa trị các bệnh như thần kinh, tê liệt, thì thịt rắn còn chữa trị chứng đau lưng, nhức mỏi rất hiệu nghiệm. Thịt rắn có vị ngọt, phối hợp với một số gia vị như sả, nghệ, lá lốt... xào lăn, xúc với bánh tráng, hoặc làm món thịt rắn hầm.

Ngoài một số món ăn từ động vật trên, đông y còn có những bài thuốc từ thực vật chữa trị đau lưng, nhức mỏi gối rất hiệu quả. Chẳng hạn như bài thuốc 'Độc hoạt ký sinh thang' sau đây (bài thuốc này không dùng cho người cao huyết áp):

Độc hoạt (12 gr), đảng sâm (4 gr), cam thảo (6 gr), phục linh (10 gr), bạch thượt (12 gr), tam ký sinh (10 gr), phòng phong (10 gr), đỗ trọng (10 gr), ngưu tất (8 gr), tế tân (10 gr), quế chi (4 gr), xuyên khung (10 gr), đương quy (14 gr), tần giao (10 gr), sanh khương (3 lát), thục địa (16 gr) và táo tàu (3 trái). Các loại này có bán ở các nhà thuốc đông y. Cách chế biến:  cho các thứ trên cùng 4 chén nước, nấu còn 1 chén. Lấy phần xác cho tiếp 3 chén nước vào, nấu còn 1/2 chén. Trộn 1 chén và 1/2 chén nước trên, rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Món này vừa dễ làm, vừa rẻ tiền.

Thanh Tùng (Thanhnien)

Chữa gout theo cổ truyền

Gout (còn gọi là bệnh thống phong), phần lớn xảy ra ở nam giới. Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, mà nó còn gây ra biến chứng nguy hiểm. Thống phong thuộc chứng Tý trong Đông y.  

Ngoại tà xâm nhập

Ở phương diện Tây y, nguyên nhân gây bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric làm tăng lượng acid uric trong máu. Bệnh có liên quan đến các yếu tố: gia đình, lối sống, chế độ sinh hoạt, ăn uống (uống nhiều rượu, bia; ăn uống quá dư thừa; ăn nhiều chất có chứa purine như tạng phủ, bộ đồ lòng động vật); một số bệnh rối loạn chuyển hóa (như: tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch...); béo phì; một số thuốc trị bệnh...

Còn ở khía cạnh y học cổ truyền, theo lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, TP.HCM): bệnh thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết bị ứ trệ tại khớp, gây đau, co duỗi khó khăn. Bệnh thống phong thuộc phạm trù chứng Tý trong Đông y.

Phép trị theo cổ truyền

Đối với thể cấp tính

Phép trị là thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp, bài thuốc là, Bạch hổ gia quế chi thang gia giảm, gồm:

Thạch cao: 40-60gr (sắc trước),

Tri mẫu, bạch thược, xích thược mỗi thứ 12gr

Quế chi: 4-6gr

Dây kim ngân 20-30gr,

Phòng kỷ, mộc thông, hải đồng bì mỗi thứ 10gr

Cam thảo 5-10gr

Đem sắc uống ngày l thang, trong lúc bị sưng đỏ nóng sốt. Nếu thấp nhiệt nặng (sưng tấy, đau nhiều), thì gia thêm 40-50gr dây kim ngân, thổ phục linh, ý dĩ (để tăng trừ thấp); hoặc gia thuốc hoạt huyết như toàn đương qui, đan sâm, trạch lan, đào nhân, hồng hoa, tằm sa, là để hóa ứ chỉ thống.

Đối với thể mãn tính (mạch trầm huyền hoặc khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng...)

Phép trị là, khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống. Dùng các vị thuốc:

Chế ô đầu, tế tân: 4-5gr, sắc trước

Tỳ giải, toàn đương qui, xích thược mỗi vị 12gr

Mộc thông, uy linh tiên: mỗi vị 10gr

Thổ phục linh: 16gr

Ý dĩ nhân: 20gr

Quế chi: 4-6gr

Đem sắc uống, nếu bị sưng đau, nhiều khớp cứng, rêu lưỡi trắng bẩn dày, thì thêm: chích cương tàm, xuyên sơn giáp, tạo thích, hy thiêm thảo, hải đồng bì (để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm).

Nếu đau nhiều do huyết ứ, thì thêm ngô công, toàn yết, sao diên hồ sách, để hoạt huyết chỉ thống. Nếu thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh...), thì thêm bổ cốt chỉ, nhục thung dung, cốt toái bổ, để bổ thận kiện cốt định thống. Nếu có triệu chứng khí huyết hư thêm hoàng kỳ, đương qui, nhân sâm, bạch truật...

Khánh Vy (Theo Thanh niên)