Lưu trữ cho từ khóa: môi khô

Bí quyết trị môi khô, nứt nẻ

Tiến sĩ Swati Srivastava, chuyên gia về da ở Mumbai, Ấn Độ cho biết trên trang idiva.com là thông thường trên bề mặt môi có một lớp chất nhờn mỏng để chống lại tình trạng mất độ ẩm. Khi chịu một tác nhân nào đó, lớp chất nhờn này bị phá hủy, gây ra tình trạng khô môi, nứt nẻ.

Tiến sĩ Swati Srivastava cho rằng, khi bị rắc rối với đôi môi, bạn hãy kiểm tra xem có phải mình đang bị dị ứng với kem đánh răng và son môi. Hoặc nếu hơi thở của bạn có mùi thì đây cũng có thể lý do. Thậm chí một số loại thuốc cũng gây khô môi.

lo-hoi-jpg-1366595310-1366595337_500x0.j
Sử dụng gel từ cây lô hội hằng ngày như một bí quyết trị môi khô, nứt nẻ. Ảnh: wisegeek.com.

Do vậy, những điều bạn bạn nên làm là:

1. Giữ cho cơ thể đầy đủ nước.

2. Dùng thêm vitamin tổng hợp.

3. Sử dụng son dưỡng môi thường xuyên.

4. Sử dụng mỹ phẩm có SPF dạng lỏng.

5. Không liếm hay cắn vào môi.

6. Mỗi sáng dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ lên môi để bong các lớp da chết.

Biện pháp khắc phục khô môi:

1. Mỗi ngày vài lần xoa vào môi một lớp dầu dừa.

2. Bôi glycerine để giảm khô môi.

3. Nghiền nát vài cánh hoa hồng và nhỏ thêm vài giọt glycerin, đắp nó lên môi của bạn mỗi tối trước khi đi ngủ. Việc này sẽ giúp cung cấp độ ẩm và giữ màu sắc tươi sáng cho môi.

4. Cây lô hội là một nguyên liệu tuyệt vời cho da. Bôi một lượng nhỏ gel từ cây này lên môi hằng ngày như một bí quyết trị môi nứt nẻ.

5. Chà vài lát dưa chuột lên môi cũng có tác dụng rất tốt.

6. Bôi tinh dầu từ cây thầu dầu lên môi của bạn để làm môi mịn và hồng.

Thanh Thu

Xoa dịu môi khô nẻ mùa hanh

Môi khô, nứt nẻ không chỉ làm giảm vẻ đẹp của bạn mà còn khiến bạn cảm thấy đau khi cười và nói chuyện, thậm chí khi bạn nhích nhẹ môi cũng rất khó khăn.

Nếu bạn cảm thấy bạn đã thử mọi cách mà vẫn không khỏi thì bạn đừng lo lắng vì chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp giúp bạn tìm lại bờ môi mềm mại gợi cảm.

Những điều cần tránh

Nếu đôi môi của bạn bị khô nẻ thì bạn tuyệt đối không được liếm chúng bởi vì chính điều đó làm đôi môi của bạn khô và nứt nẻ thêm. Bạn tuyệt đối không được hút thuốc vì hút thuốc sẽ làm làn da môi khô hơn và đặc biệt tránh dùng mỹ phẩm quá nhiều trong lúc đang bị khô môi. Mặc dù, bạn có thể dùng son môi hoặc son bóng để che khuyết điểm đó, nhưng thực chất các loại son này càng khiến da môi khô và nứt nẻ hơn.

Cân bằng độ ẩm cho da

Hầu như không có giải pháp nào có thể cải thiện vấn đề này mà không tác động gì lên nó. Vì vậy, hãy sử dụng các loại kem dưỡng ẩm và đặc biệt, bạn phải uống thật nhiều nước, đây là giải pháp chữa trị rất tự nhiên để giữ độ ẩm cho làn da của bạn từ trong ra ngoài.

Nước luôn là yếu tố cần thiết cải thiện đôi môi khô nẻ

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Vitamin C và B rất cần thiết cho một làn da mịn màng. Bạn phải chắc chắn rằng bạn đã thu nạp đầy đủ các chất này trong chế độ ăn uống của mình bằng cách ăn rau quả tươi. Cách hấp thụ vitamin B nhanh nhất vào cơ thể bạn là ngậm viên vitamin B. Đây không phải là cách chữa trị có hiệu quả nhanh nhất mà là giải pháp phòng ngừa để không bị khô môi.

Sử dụng mật ong nguyên chất

Nếu môi của bạn liên tục bị khô nẻ ở hai bên thì đó là do các loại vi khuẩn gây ra. Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể được sử dụng để chữa khô môi. Tuy nhiên, bạn không thể thoa mật ong một cách tuỳ tiện. Hãy thoa mật ong lên môi và để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi và bên góc miệng. Bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể nếu bạn thực hiện 2 lần/ ngày và liên tục trong 1 tuần.

Thoa mật ong rất tốt cho môi

Sử dụng các loại rau và cây lá

Cây lô hội là loài thực vật nổi tiếng mang lại cho bạn làn da min màng. Để chữa trị đôi môi khô nứt thì bạn nên đăp cây lô hội 2 lần/ ngày. Dưa chuột không chỉ được sử dụng để làm tan bọng mắt mà nó còn có tác dụng vỗ về nhẹ nhàng đôi môi của bạn để làm giảm sưng do môi khô nẻ gây ra. Hãy thực hiện thường xuyên nếu bạn muốn lấy lại bờ môi mịn màn một cách nhanh chóng.

Meo.vn (Theo 24h)

Thói quen chị em nên tránh trong mùa đông

Mùa đông thường được xem là mùa khắc nghiệt không chỉ với sức khỏe mà còn là mùa không thân thiện với sắc đẹp của nữ giới.

Thường xuyên dùng son môi

Son môi là “vũ khí” cần thiết phải mang theo bên mình với rất nhiều người. Không ít phụ nữ, thi thoảng lại lấy son ra bôi, một ngày dùng đến mấy chục lần cũng không có gì làm lạ. Thực ra, dùng son quá nhiều lần chỉ khiến môi càng khô hơn thôi.


Khi bôi son lên môi giống như là ta “mặc thêm” cho môi một lớp áo ngăn cách, nếu như dùng liều lượng nhiều, quá nhiều lần, càng làm trở ngại việc bài tiết bình thường của tế bào biểu bì trên môi, khiến lớp da môi bài tiết càng ít, môi căng hơn và gây tróc da.

Thêm nữa, có một số loại son môi còn có thành phần cam du có chức năng khóa nước, tuy nhiên nếu sử dụng vượt quá một nồng độ nhất định, thì lại có tác dụng ngược lại làm mất thành phần nước trên môi.

Một điều quan trọng hơn là sử dụng son môi quá nhiều có thể làm giảm khả năng tự bảo vệ của lớp niêm mạc trên môi, càng dễ làm phát sinh các bệnh về môi miệng. Một số người có thể chất mẫn cảm còn phát bệnh viêm môi, miệng.

Thông thường ẩm do son môi mang lại có thể kéo dài khoảng 4 giờ đồng hồ, chính vì thế, một ngày không nên bôi son quá 3 lần, hơn thế không nên dùng thêm các loại son có màu lẫn vào son không có màu.

Ngoài ra, dùng son chỉ là một công cụ để hỗ trợ, một số người có hiện tượng da môi khô nứt, tróc vảy, rất có thể là do hệ thống tiêu hóa bất thường, hoặc do cơ thể thiếu vitamin B, chính vì thế nên hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu, thay vào đó ăn nhiều thức ăn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa như rau, còn có thể ăn nhiều các loại hoa quả chứa nhiều vitamin như cam quýt, rau củ cải…

Gội đầu vào sáng sớm

Có không ít người thích cảm giác thoải mái sạch sẽ trước khi đi làm, vì thế mà vừa ngủ dậy là họ đã vội vã gội đầu, gội xong lại vội vã đi làm ngay. Có điều họ không biết rằng, sáng sớm nhiệt độ khá thấp, nếu như tóc không hoàn toàn được lau khô, lỗ chân lông trên đầu mở rộng, sự ẩm ướt còn trên da đầu khiến họ rất dễ gặp gió lạnh mà bị cảm.

Nhiều lần như vậy khiến da đầu bị cảm giác tê tê, dẫn tới đau đầu. Chính vì vậy trước 9h sáng không nên gội đầu, nếu như cần thiết quá mà phải gội đầu sáng sớm, nhất định phải làm tóc khô hết rồi mới được ra ngoài, để tránh bị cảm lạnh.

Dùng nước nóng rửa mặt


Những ngày lạnh, dùng nước nóng rửa mặt cảm giác rất thoải mái, tuy nhiên dùng nước nóng rửa mặt không phải là cách tốt cho da mặt. Bởi vì vào mùa đông, các tuyến mồ hôi, mạch máu trên da mặt ở trạng thái co lại dưới tác dụng kích thích của thời tiết mùa đông, khi gặp nước nóng chúng có thể nhanh chóng mở rộng, nhưng khi vừa hết nóng thì nhiệt độ thấp lại một lần nữa tác động vào da mặt, hệ thống lỗ chân lông, mạch máu lại quay trở về trạng thái ban đầu, lúc mở rộng lúc thu hẹp lại như vậy rất dễ tạo thành các nếp nhăn trên da.

Chính vì thế, buổi sáng thức dậy tốt nhất nên dùng nước lạnh rửa mặt để luyện khả năng chịu lạnh cho da. Cho dù có rửa mặt bằng nước nóng thì mỗi ngày cũng chỉ dùng tối đa một lần, rửa mặt bằng nước nóng xong phải nhanh chóng bôi kem dưỡng da.
Đi giầy mũi nhọn

Giầy mũi nhọn khiến chân bước nhanh hơn, rất nhiều phụ nữ thích dùng nó. Tuy nhiên vào mùa đông mà đi loại giầy vừa cao, vừa nhọn lại vừa chật, trọng tâm của cơ thể có thể lệch về phía trước, khiến tuần hoàn máu trên bộ phận chân không thông, đi trong thời gian dài, có thể làm tổn thương da chân hoặc xuất hiện mụn nước khiến người đi cảm thấy rất đau và khó chịu.

Vì vậy, mùa đông nên lựa chọn các loại giầy rộng rãi thoải mái, nếu như thích đi giầy mũi nhọn có thể dùng một đôi có độ cao vừa phải...

Meo.vn (Theo afamily)

Môi khoẻ mùa lạnh

Môi là một phần của cơ thể có thể chịu nhiều tác động từ môi trường xung quanh, nhất là mùa se lạnh.

Để chăm sóc môi đúng cách, bạn cần xác định “bệnh” của môi, và có cách giải quyết phù hợp cho từng trường hợp khác nhau.


Những vấn đề của môi

- Môi nứt và mụn nước nơi khoé miệng: nếu tình trạng thiếu vitamin A và E gây hiện tượng này, bạn cần bổ sung vitamin A và E cho cơ thể. Nên thường xuyên dùng dầu vitamin A để thoa lên môi, các vết nứt và mụn nước sẽ biến mất trong vài ngày.

Tuy hiệu quả nhanh, nhưng bạn cần thực hiện trên hai tuần lễ. Đồng thời, cải thiện chế độ ăn uống bằng cách ăn các loại quả có màu đỏ, cam, cá và lòng đỏ trứng.

- Da môi khô cứng và nứt nẻ: nếu môi thiếu độ ẩm, cần dùng kem dưỡng môi vì trong kem có chứa các chất dinh dưỡng và làm ẩm cần thiết. Bạn cần dùng kem dưỡng môi hàng ngày và có thể làm mặt nạ cho môi bằng cách, trộn chung hỗn hợp một muỗng dầu ôliu và vài giọt dầu vitamin A, vài giọt nước cốt chanh tươi để thoa một lớp dày trên môi.

Sau 15 phút, lau sạch môi và thực hiện từ một đến hai lần/tuần. Có thể dùng kem dưỡng có chứa thành phần AHAs (Alpha-hydroxy-acids), chất giữ ẩm, vitamin A và E, và chỉ số chống nắng SPF 15, giúp ngừa những nếp nhăn trên da, trong vòng một tháng.

- Môi khô và nhám: không giống các phần da khác, môi không có lớp bảo vệ bên ngoài và các tuyến dầu, vốn có chức năng ngăn ngừa việc mất độ ẩm. Nhiều người có thói quen liếm môi, điều này tưởng có tác dụng giữ ẩm, nhưng thực tế lại càng làm môi thêm khô và nứt nẻ hơn. Các sản phẩm sáp hoa giúp tăng cường độ ẩm cho da hơn các sản phẩm thuốc mỡ. Chúng có thể thích nghi tốt với hình dáng của môi, giúp môi mịn màng và tự nhiên hơn.

- Môi nẻ và có các bợt da: mất khoảng một tháng để da lột bỏ lớp tế bào chết bên ngoài và lớp da mới, khoẻ mạnh hình thành. Tuy nhiên, trong các tháng lạnh, quy trình này có thể thất bại. Khi da bị tổn thương, lập tức nó sẽ tự bảo vệ bằng cách tạo ra một lớp da mới. Nhưng, da ở bề mặt cũ chưa bong hết, vẫn bám lại, và bạn có thể nhìn thấy ở dạng những bợt da. Để phòng tránh, bạn có thể chọn cách làm bong da môi với hỗn hợp quả óc chó và quả mơ xay nhuyễn.

- Môi bị bào mòn: để môi căng tròn và không còn những vết nhăn mờ, các chuyên gia khuyên nên dùng sản phẩm có chứa thành phần peptide, có chức năng kích thích việc sản sinh collagen, nên có hiệu ứng tốt với da môi.

Thư giãn môi

Nghiền nhuyễn một miếng đu đủ chín, sau đó nằm thẳng người lên một cái khăn và thoa đu đủ lên môi và vùng da quanh môi. Để yên từ 10 đến 15 phút, sau đó rửa sạch môi và thoa chất dưỡng môi. Trong đu đủ có chứa các enzyme làm bong tróc lớp vảy trên môi và giúp môi mềm mại, trơn láng hơn.

Tẩy tế bào chết cho môi

Bạn có thể tự pha chế những sản phẩm làm đẹp môi như sau:

- Trộn chung một lượng đường mịn và vài giọt nước để thoa lên môi và chà nhẹ, sau đó rửa sạch môi với nước âm ấm và thoa dầu ôliu hoặc vaseline để giữa ẩm cho môi.

- Trộn chung hỗn hợp gồm đường trắng và vaseline để thoa lên môi và chà nhẹ, giúp loại bỏ tế bào chết của môi. Sau đó, rửa sạch môi với nước ấm. Thực hiện hai hoặc ba lần/tuần.

- Trộn chung hỗn hợp gồm một muỗng càphê mật ong và một muỗng càphê baking soda cho đến khi tạo thành bột nhão, sau đó thoa lên môi và để yên trong vài phút, kế tiếp chà nhẹ môi để loại bỏ tế bào chết. Rửa sạch môi và thoa dầu ô liu để giữ ẩm cho môi.

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

Môi hồng căng mọng nếu chăm sóc đúng cách

Môi khô nứt nẻ, môi nhạt hoặc thâm xì lại... Bình tĩnh nào, các ấy đừng vội lo lắng quá nhé, bí kíp đây rồi nè.

1. Uống nước

Các bạn đừng dại gì mà dựa vào nước bọt để làm ẩm đôi môi nhé! Trong nước bọt có chứa axit, nó sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên trên da làm môi khô hơn. Thay vì thế bạn hãy uống nhiều nước hơn mỗi ngày, từ 2 - 3 lít/ ngày là tốt nhất.

2. Tránh nắng

Khi ra ngoài, bạn đừng quên sử dụng soi dưỡng môi có yếu tố chống nắng nhé. Nó sẽ giúp đôi môi bạn tránh được các tia cực tím, khiến môi không bị khô nẻ, không bị xuất hiện các nếp nhăn trên môi. Đặc biệt, nó sẽ giúp bạn chống lại màu xỉn cho môi nữa đấy.


3. Massage môi

Thời gian tốt nhất để massage đôi môi là vào buổi tối. Bạn hãy dùng ngón trỏ và ngón cái ấn sâu xuống môi dưới, rồi lại tiến hành động tác đấy với môi trên. Làm như vậy vài lần mỗi ngày sẽ giúp đôi mông mềm và căng mọng hơn. Bởi làn da của môi có kết cấu đặc biệt, thành phần dinh dưỡng của nó chủ yếu phụ thuộc vào da, cho nên mỗi ngày massage môi là điều vô cùng quan trọng.

4. Son dưỡng môi

Bạn có thể mua sản phẩn chuyên dụng dành riêng cho đôi môi, hoặc cũng có thể tự chế son dưỡng môi cho riêng mình. Trước khi dùng sản phẩm dưỡng, bạn nên lấy khăn ấm áp vào môi 3 - 5 phút, sau đó dùng khăn ướt nhẹ nhàng lau môi, nhớ phải nhẹ nhàng nhé.

5. Tẩy trang hoàn toàn

Màu son môi có thể vương lại trên viền môi và không dễ để nhìn thấy chúng, lâu dần sẽ khiến đôi môi bị mờ và xỉn. Bởi vậy, mỗi khi tẩy trang, bạn nhất định phải chú ý để rửa thật kỹ và sạch nhé!

Meo.vn (Theo iOne)

Mẹo chọn mua và sử dụng mỹ phẩm tốt nhất

Vài thông tin và bí quyết dưới đây sẽ giúp chị em nhận định, chọn mua mỹ phẩm sao cho chúng phát huy tác dụng làm đẹp một cách tốt nhất...

Những sản phẩm làm đẹp dành cho chị em phụ nữ xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, nếu không biết cách chọn mua và sử dụng thì bạn không thể phát huy tác dụng của mỹ phẩm. Dưới đây, chuyên mục Mua sắm sẽ gửi đến chị em những thông tin cơ bản trong việc nhận định và chọn mua mỹ phẩm để tránh tình trạng "tiền mất tật mang" nhé!

Các loại mỹ phẩm thông dụng

Mỹ phẩm trang điểm: Gồm phấn nền, phấn phủ, kem lót, son môi, bóng mắt, mascara, chì kẻ môi – mắt, má hồng.

Mỹ phẩm chăm sóc da: Có tới 80% mỹ phẩm được sản xuất phục vụ nhu cầu này. Chúng giúp kéo dài quá trình lão hoá da hoặc là “cứu tinh” cho những làn da quá nhờn, quá khô, da nhăn, sần sùi, dễ bị dị ứng…


Kem chống nhăn: Tác dụng chính là đẩy lùi, làm mờ các vết nhăn, tẩy lớp tế bào chết, trả lại sự trẻ trung cho làn da. Kem củng cố các mô liên kết giữa các tế bào làm cho da mềm mại và săn chắc hơn.

Vệ sinh da: Có mục đích giữ cho da sạch sẽ, thơm tho như xà phòng, dầu gội, dầu xả, sữa tắm, nước hoa...

Ngoài ra, còn có kem chống trắng, kem dưỡng kết hợp với đặc trị bệnh ngoài da, kem dưỡng dành cho ban ngày và ban đêm.

Bí quyết chọn mua mỹ phẩm

Nên mua sản phẩm của các hãng thông dụng trên thị trường, không nên dùng các sản phẩm lạ bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Mua tại các đại lý chính thức tuy giá cao hơn nhưng bù lại, chất lượng được bảo đảm, yên tâm sử dụng.

Đối với kem dưỡng, nếu thấy màu đã ngả sang vàng và có ánh bạc thì lọ kem đã quá hạn sử dụng. Bạn nên phân biệt cẩn thận giữa màu hơi nâu nhạt hoặc rất nhạt của các loại kem dưỡng còn tốt, đang trong thời hạn sử dụng với màu hơi vàng của lọ kem đã quá đát.

Khi mua, bạn nhớ tuân thủ theo các tiêu chuẩn sau:

- Phải để ý đến bao bì (không được rách nát, sờn cũ và phai màu chữ).

- Sản phẩm phải còn nguyên dấu bảo đảm (dán kín trên nắp hộp).

- Khi mua son môi nên tinh mắt phân biệt cây son thật và giả, cũ và mới. Nếu một thỏi son đã rịn mồ hôi, không còn độ bóng thì đó là son cũ hoặc quá đát.

Nếu thoa son lên môi mà có cảm giác rít, dính dính là son đã hỏng. Nếu vẫn tiếp tục dùng sẽ có hại cho da môi. Son giả khiến bạn có cảm giác nóng ở môi, làm môi khô và không có độ mịn. Dùng một thời gian, cây son dễ gãy, bở.

Kem dưỡng da khiến người sử dụng có cảm giác nhầy, quá nhờn. Sau hai hoặc ba giờ bôi mà kem vẫn cứ nhầy bóng, không thẩm thấu qua da thì đó là hàng giả.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng

Trước khi mua một loại kem dưỡng da hoặc sản phẩm đặc trị các bệnh về da, bạn cần hiểu rõ bản chất da của mình. Không nên thấy người khác dùng mình cũng mua theo. Hãy chọn mua loại hợp với chất da của mình.

Nếu bạn thuộc loại da dễ bị kích thích dị ứng, trước khi dùng một loại mỹ phẩm nào nên thoa một lớp lên phần da mu bàn tay. Để yên trong ba tiếng xem có bị mẩn ngứa gì không. Nếu vẫn thấy bình thường hãy sử dụng.


Trước khi dùng mỹ phẩm dành cho da mặt, bạn cần thử kỹ hơn. Thoa vào vùng da ở mặt trước theo cẳng tay, gần nếp gấp khuỷu hoặc mặt trong cánh tay.

Thoa theo chỉ dẫn trên bao bì mỹ phẩm trong một tuần liền. Nếu trong thời gian bôi, xuất hiện những phản ứng mẩn đỏ, đau rát, sưng... chứng tỏ sản phẩm đó gây kích ứng với da bạn.

Một mỹ phẩm có thể gây dị ứng cho người này nhưng không gây dị ứng cho người kia. Những người có bệnh chàm, suyễn, dễ bị dị ứng mỹ phẩm hơn những người khác.

Không nên quá lạm dụng mỹ phẩm. Không nên dùng kem liên tục suốt cả ngày vì da cũng cần được thở và bài tiết. Nếu bạn bịt kín da liên tục, các loại kem đó (dù dưỡng da hay chữa bệnh) sẽ bị kích thích, bí thở, gây nổi mụn hoặc giãn nở lớn hơn lỗ chân lông.

Đối với các bạn nữ dưới 20 tuổi, không nhất thiết phải cầu viện đến mỹ phẩm, trừ trường hợp phải trị bệnh về da. Ở tuổi này, nên sử dụng hạn chế, chỉ khi thật cần thiết như đi dự tiệc, sinh nhật và chỉ nên tô điểm nhẹ nhàng chút son môi, phấn hồng.

Những mỹ phẩm như kem chống nhăn chỉ dùng cho phụ nữ trên 30 tuổi.

Meo.vn (Theo afamily)

Cây mía – “Phục mạch thang” thiên nhiên

Giữa ngày hè nóng nực, thư thả ngồi uống cốc nước mía vàng tươi nguyên chất ướp lạnh, thật thú vị biết nhường nào! Hương vị ngọt tươi mát của nước mía như xua hết những mệt nhọc của công việc và nỗi bức bối của tiết trời mùa Hạ. Chẳng thế, mà ở các nước phương Đông, việc trồng mía, ăn mía, ép lấy nước uống và chế biến đường từ mía đã có một lịch sử lâu đời.

Để có một cốc nước mía "chính hiệu và chất lượng", cần chừng 250g - 500g mía tươi, thân mập; rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, dùng máy ép lấy nước cốt, đem ướp lạnh hoặc cho thêm một chút nước đá xay và chút nước quất (tắc) tươi rồi uống. hiện nay, các cơ sở nước mía siêu sạch có dùng thêm hương đào, hương ổi, hương chanh... nhưng phần lớn chỉ là hương liệu công nghiệp nên không thể thay thế hương quất thiên nhiên vừa thơm lại vừa có lợi cho sức khoẻ.

Theo dinh dưỡng học hiện đại, cứ mỗi 100g mía có chứa 84g nước, 0,2g chất đạm, 0,5g chất béo, 12g chất đường và nhiều các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt.., các vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin D... Ngoài ra, còn có các acid hữu cơ và nhiều loại enzym.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía (cam giá, vu giá, thử giá, can giá...) vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh Vị và Phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí, lợi tiểu giải rượu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hoá, thường được dùng để chữa các chứng trạng bệnh lý như môi khô miệng khát, sốt cao gây mất nước, tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, chứng nôn mửa, ăn vào thì bụng đầy chướng, sáng ăn chiều mửa, chiều ăn sáng mửa, mửa ra thức ăn không tiêu hoá, sốt cao phiền nhiệt... Theo sách Tuỳ tức cư ẩm thực phổ thì nước mía có giá trị như Phục mạch thang thiên nhiên.

Theo kinh nghiệm dân gian: dùng nước mía pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa; viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên - chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng; với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm...

Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc. Mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước mía.

Meo.vn (Theo Thucphamvadoisong)

Tránh da khô ngày lạnh

Theo BS. Nguyễn Thành, Phòng khám Viện Da liễu TƯ, những ngày thời tiết lạnh, hanh khô nguy cơ bị da khô, nứt nẻ, ngứa rát… rất hay xảy ra.

Khô nứt da vì thiếu nước
Theo BS. Nguyễn Thành, có nhiều nguyên nhân gây khô da trong đó trời lạnh, độ ẩm thấp kèm nắng hanh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khô da, da bong tróc, sần sùi do bị mất nước. Bởi lạnh làm mọi người uống ít nước hơn, cơ thể thiếu nước dẫn đến da khô sần. Trời lạnh còn làm lỗ chân lông co lại, hạn chế sự bài tiết của chất nhờn gây khô da. Các vùng da hay bị khô là trán, má trong (gần tai). Nhiều khi cánh mũi, vùng má cũng bị nứt nẻ, gây đau rát, khó chịu.
Những người da khô dễ bị kích ứng, hay ra ngoài trời lúc sương xuống dễ bị mẩn ngứa và càng gãi thì càng ngứa làm da rộp lên thêm, đồng thời còn gây một số bệnh lý về da như mề đay, da khô đóng vẩy, nứt gót chân, bong da ngón tay chân, viêm chân lông và vết nhăn sạm nám...
Ngoài ra, trời lạnh hanh nắng còn khiến một số người bị khô môi, chảy máu, nứt nẻ, thậm chí có cả mụn nước ở khóe miệng do thiếu độ ẩm, thiếu vitamin A và E. Nếu luôn tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy rửa da hai bàn tay cũng dễ gây kích dị ứng.
Giúp da bớt khô
Theo BS. Thành, trời lạnh rất cần giữ da ẩm và sạch, đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước/ngày, nhất là nước hoa quả giàu sinh tố C. Nên hạn chế dùng nước nóng cho mặt và tay (có ngâm mình trong bồn nước nóng cũng không quá lâu và nhớ cho thêm ít muối vào nước để da giữ ẩm, làm dịu tình trạng căng nẻ da). Sau khi tắm, rửa mặt da còn ẩm, kem dễ thẩm thấu nên thoa ngay kem dưỡng để giữ da không bị mất nước.
Theo BS. Phạm Thị Hiếu (Trung tâm Tư vấn y tế Quang Hồng), đôi môi cần dưỡng từ mùa thu. Không nên liếm môi vì nước bọt càng làm môi bị khô, mà cần dùng kem dưỡng có thành phần tự nhiên để giúp môi chống đỡ với thời tiết khô hanh. Ngoài uống nhiều nước nên dùng dầu oliu (hoặc dầu hướng dương) trộn với một viên vitamin E (viên nang trong suốt), hoặc với một chút mật ong bôi lên môi hàng tối, để 20 phút rồi lau sạch (không rửa lại bằng xà phòng hay nước). Nếu môi tái nhợt nên đắp mặt nạ môi sữa chua (không béo, không đường) trộn với cà rốt băm nhuyễn. Trang điểm cho môi khô cần tránh mọi loại son không lem, tránh tô màu đậm vì dễ làm lộ lớp da bong. Bôi son dưỡng lót 15 phút trước khi tô son.
Trời quá lạnh cần thoa các loại kem cho mặt và tay từ 30 - 60 phút trước khi ra khỏi nhà để kem kịp thấm vào da. Buổi tối sau tẩy trang dùng sữa rửa mặt massage nhẹ để tẩy đi lớp trang điểm, rồi dùng kem dưỡng ẩm cho da. Tăng cường massage da mặt nhằm kích thích tuyến bã nhờn hoạt động. 2 tuần/lần cần dùng kem, gel chuyên dụng lột bỏ tế bào chết trên da để da sản sinh các tế bào mới, kem dưỡng được thẩm thấu tốt hơn.
Cũng theo BS. Phạm Thị Hiếu, nếu tay chân bị nứt nẻ nên ngâm nước ấm pha muối loãng hàng ngày giúp giảm đau, làm mềm vết nứt. Sau khi lau khô hãy bôi kem dưỡng ẩm. Chân đi tất mỏng để tránh bụi bám vào kem làm da gót thêm nứt nẻ. Kem dưỡng da tay, da chân nên dùng loại có nhiều dầu. Khi đôi tay bị mốc, nứt có thể dùng đá kỳ chà sạch lớp tế bào chết rồi thoa kem thì bàn tay sẽ đỡ mốc, nẻ hơn.
Mỗi khi tắm hay rửa mặt, tránh kỳ cọ mạnh mà massage nhẹ nhàng tẩy dần chất bẩn và kích thích tuần hoàn máu dưới da. Khi dùng sản phẩm tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát, nước tẩy nhà vệ sinh, cần đeo găng tay cao su. Ra đường ngày lạnh nhớ dùng khẩu trang che mặt, đeo găng tay, đi tất (nhất là khi có nắng hanh) giúp da bớt khô hơn. Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm thấp vì dễ gây cho da bị khô, dễ bị kích thích, bị tái phát những bệnh lý da dị ứng theo mùa.
Chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp da bớt khô nẻ. Nên tránh ăn món dễ gây dị ứng như: Thực phẩm chế biến từ hải sản, các chất được lên men… Hạn chế ăn fastfood vì khiến da nổi mụn, bị bóng dầu, không mịn màng.

Nên ăn nhiều loại rau quả, thịt nạc, cá, các loại hạt nhiều dầu như lạc, hướng dương - sẽ giúp da có độ đàn hồi và đủ độ ẩm. Nếu quá bận rộn, có thể sử dụng các loại viên uống bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

Nếu khóe môi bị rách là cơ thể thiếu vitamin B, cần ăn thêm các loại đậu đen, xanh, trắng, rau quả, sữa.

BS .Phạm Thị Hiếu

Meo.vn (Theo Giadinh)

Trị khô môi cho mẹ đang mang thai

(Webtretho) Một số các phương pháp trị môi khô phổ biến tuy hiệu quả nhưng không an toàn với các bà mẹ đang mang thai; vì vậy, đối phó với bệnh khô môi trong thời kỳ này cần có phương pháp riêng.

Mang thai đã vất vả, các bà mẹ lại còn thường xuyên phải đối mặt với chứng khô, nứt môi rất khó chịu. Nguyên nhân là trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về lượng nước cần bổ sung cho cơ thể tăng và làn da của các mẹ cũng nhạy cảm hơn.

Một số các phương pháp trị môi khô phổ biến tuy hiệu quả nhưng không an toàn với các bà mẹ đang mang thai; vì vậy, đối phó với bệnh khô môi trong thời kỳ này cần có phương pháp riêng.

Ảnh: Gettyimages

1. Giải pháp qua đường ăn uống là nhanh và hiệu quả nhất. Chọn chế độ ăn uống phù hợp. Tránh cách loại thực phẩm chua, cay, nóng, ăn nhiều rau để bổ sung nước và vitamin cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B6. Thiếu vitamin B6 là nguyên nhân gây ra không chỉ khô môi mà còn nhiều triệu chứng khác như lở mép, rộp ngứa, phát ban ở tay và chân.

2. Bổ sung lượng nước uống và làm ẩm môi trường xung quanh. Nếu có điều kiện, hãy đặt một máy tạo hơi ẩm ở góc phòng. Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với các bà mẹ làm việc hay sinh hoạt lâu trong môi trường máy lạnh, thủ phạm rút mất lượng hơi ẩm trong môi trường và gây khô da.

3. Hãy cẩn thận khi dùng son dưỡng môi, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nên theo chỉ định của bác sĩ vì những gì bạn thoa lên da sẽ thấm vào cơ thể và có thể làm ảnh hưởng đến bào thai đang phát triển trong bụng mẹ. Nếu tình trạng khô môi kéo dài thì nên ngừng dùng son môi và đổi kem đánh răng. Trong son môi có chứa chất propyl gallate, và kem đánh răng chứa sodium lauryl sulfate có thể gây dị ứng và khó chịu cho làn da môi nhạy cảm.

4. Thoa dầu ô liu hoặc son dưỡng môi có thành phần sáp ong hoặc petrolatum nhiều lần trong ngày, trước khi đi ngủ, và trước khi ra khỏi nhà. Kem Lanolin (mỡ cừu), thường được dùng để điều trị chứng khô, nứt núm vú của các bà mẹ đang cho con bú cũng có công dụng giúp chữa lành đôi môi nứt nẻ. Lanolin là dược chất an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

5. Ngừng liếm môi. Liếm môi có thể là giải pháp tức thời cho tình trạng khô môi nhưng sẽ gây tác hại lâu dài lên đôi môi của các bà mẹ. Tránh sử dụng các loại son dưỡng môi có mùi thơm trong trường hợp bạn bị kích thích bởi mùi hương ấy mà thòm thèm muốn liếm đôi môi khô.

Che khuyết điểm để có dung nhan đẹp hoàn hảo

Không phụ nữ nào là hoàn hảo, dù là bạn hay bất cứ một siêu sao, siêu mẫu nào cũng vậy. Vì thế đừng vội mất tự tin mà hãy thử tìm cách khắc phục những nhược điểm để trở nên đẹp hơn Eva nhé!

Khuyết điểm 1: Mắt có quầng thâm

Bất cứ một phụ nữ hiện đại nào cũng có thể gặp phải vấn đề này, sau một đêm mất ngủ để hoàn thành đống công việc tồn đọng, bạn thức dậy với đôi mắt chẳng khác gì... gấu trúc. Để làm dịu đôi mắt ngay lập tức, bạn có thể cho bã trà túi lọc vào tủ đá vài phút, hoặc cắt lát dưa leo ướp lạnh rồi đắp lên mắt.
Ngoài ra, hãy trang điểm để che đi quầng thâm: sử dụng kem che khuyết điểm màu vàng sáng và nhẹ hơn so với màu da tự nhiên. Một chút nhũ bạc sáng nơi mắt cũng sẽ giúp bạn trông đỡ mệt mỏi hơn.
Khuyết điểm 2: Mắt sưng húp

Dị ứng, mệt mỏi, cảm cúm hay khóc nhiều sẽ làm mắt bạn dễ sưng húp, trông thật thiếu sức sống. Để che giấu đi khuyết điểm này, hãy làm lạnh vùng sưng bằng một viên đá nhỏ bọc trong khăn lông sạch, lăn nhè nhẹ quanh mắt, bã trà, dưa leo ướp lạnh cũng có tác dụng rất tốt nếu bạn đắp lên mắt khoảng 5-10 phút.
Nếu không có tất cả những thứ đó, hãy thử dùng một chiếc thìa inox sạch, để vào ngăn đá và sau đó lấy ra massage cho mắt. Cuối cùng, thoa kem dưỡng quanh vùng mắt trước khi trang điểm, vết sưng sẽ giảm bớt nhiều!
Khuyết điểm 3: Mụn

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể nổi mụn, thật tệ nếu hôm nay bạn có một buổi hẹn quan trọng mà những chiếc đèn pin đỏ và to đùng lại án ngữ trên gương mặt. Hãy dùng đá lạnh bọc trong khăn sạch để làm giảm sưng đỏ, sau đó sử dụng kem che khuyết điểm để làm sáng vùng da mụn, nên sử dụng loại kem dạng lỏng để kem mướt và mịn, không bị mốc.
Khuyết điểm 4: Sẹo

Những vết sẹo không quá sâu hoàn toàn có thể che đi nhờ trang điểm. Bạn hãy lựa chọn loại kem che khuyết điểm dựa theo màu sắc và độ sáng tối của vết sẹo, nếu vết sẹo của bạn có màu đỏ, hãy chọn loại kem che khuyết điểm có màu vàng, sáng, nên sử dụng một miếng bọt biển hoặc các đầu ngón tay để tản kem che khuyết điểm thay vì dùng cọ.
Khuyết điểm 5: Môi khô

Đây là dấu hiệu rất hay gặp vào thời gian chuyển mùa, khi thời tiết khô hanh, đôi môi khô và thiếu nước làm việc trang điểm vô cùng khó khăn. Trước khi makeup, bạn nên thoa một lớp son dưỡng hoặc kem dưỡng lên môi và dùng đầu ngón tay vỗ nhẹ, sau đó dùng son nước để môi có vẻ mịn màng hơn.

Meo.vn (Theo xinh xinh)