Lưu trữ cho từ khóa: mỏi cơ

Đẩy lùi dịch bệnh từ môi trường sống

Năm 2012 là năm thứ hai các nước trong khu vực ASEAN phát động “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”. Tại Việt Nam, sau nhiều năm liền thực hiện chương trình quốc gia phòng chống bệnh sốt xuất huyết nhưng diễn biến bệnh vẫn rất phức tạp, thậm chí có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm đến tháng 7 vừa qua, số bệnh nhân sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam đã lên đến gần 32.000 ca (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011). Trong mùa mưa bão hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn còn kéo dài tại một số địa phương ở khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ.

Nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết từ môi trường sống

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn là con người tạo ra ngày càng nhiều nơi cho muỗi sinh sản :

- Thói quen vứt rác bừa bãi (bao nylon, lon rỗng, hộp xốp, vỏ xe…) không những làm ô nhiễm môi trường mà còn gây ra tình trạng nước đọng tạo môi trường thuận lợi cho lăng quăng phát triển.

- Không vệ sinh thường xuyên các vật chứa nước như: bồn hoa, chậu cây kiểng, hòn non bộ, các lu, vại, hồ chứa nước không có nắp đậy, máng nước đọng trên mái nhà…

- Ngoài ra, các bãi đất trống bỏ không hay những công trình xây dựng đang dang dở cũng là nơi sinh sản lý tưởng của muỗi.

Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết – trách nhiệm của toàn cộng đồng

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn mang mầm bệnh chích vào người và lan truyền từ người này sang người khác. Chỉ một lần chích, muỗi đã có thể truyền bệnh sốt xuất huyết cho người. Vì vậy, việc phòng chống sốt xuất huyết không phải của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Hiện nay có rất nhiều hoạt động cộng đồng nhằm chung tay phòng tránh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần kết hợp phòng chống tại nhà với phòng chống tại địa phương, khu vực để cùng đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

Bác sĩ Lê Hoàng San, Viện phó Viện Pasteur - TP.HCM. (Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM Việt Nam cung cấp)

Biện pháp phòng chống

Với tiêu chí “không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết”, chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết theo những biện pháp sau:

1. Giảm nguồn sinh sản của muỗi:

- Triệt phá, thu dọn những nơi muỗi sinh sản như chai, lọ, những vật dụng thuỷ tinh, nhựa không còn sử dụng; hoặc những hố tường, hàng rào, hố cây, gốc cây, các đồ vật đọng nước quanh nhà như: vỏ đồ hộp, chai lọ, vỏ xe hư cũ, mảnh lu bị bể, gáo dừa…

- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng. Hàng tuần nên cọ rửa sạch sẽ ít nhất một lần, thả cá bảy màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, thay nước bình hoa, đổ nước thừa tủ lạnh, bỏ muối vào chén chống kiến bên dưới chân tủ đựng thức ăn…

- Không vứt rác bừa bãi, thực hiện dọn dẹp rác ở các bãi đất trống.

2. Bảo vệ tránh bị muỗi trưởng thành đốt:

- Ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày.

- Mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, bụi rậm.

- Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em. Theo tổ chức Y tế Thế giới và Viện bảo vệ môi trường Mỹ, chất Diethyltoluamide (DEET), nồng độ từ 10-30% có hiệu quả xua đuổi muỗi kéo dài từ 5-8 tiếng, an toàn cho người sử dụng và cho cả môi trường.

Phát hiện bệnh kịp thời

Bên cạnh việc phòng chống, cần chú ý theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo khi có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, đau mỏi cơ bắp, các khớp, xuất huyết dưới da làm lộ những chấm nhỏ màu đỏ, đốm… nên đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Sốt rét, sốt xuất huyết là các dịch bệnh nguy hiểm rất phổ biến ở nước ta với nguyên nhân chính do muỗi đốt. Hiện nay có rất nhiều cách để phòng chống muỗi nhưng liệu các biện pháp đó có mang lại hiệu quả tuyệt đối và an toàn cho sức khỏe?
Sản phẩm chống muỗi Metholatum Remos chứa thành phần Diethyltoluamide – được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận an toàn và hiệu quả xua đuổi muỗi – kết hợp tinh dầu oải hương, vừa bảo vệ gia đình bạn khỏi muỗi đốt trong vòng 8 giờ vừa đem đến hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Hơn nữa, Vitamin E và tinh chất Aloe Vera trong Metholatum Remos giúp giữ ẩm và dưỡng da, an toàn khi xịt lên da.

Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

- Hướng dẫn: Để cách bề mặt da 10-15 cm, phun một lượng vừa đủ, rồi thoa đều. Đối với vùng mặt và cổ, phun dung dịch ra lòng bàn tay rồi thoa lên da, thích hợp cho cả người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Bộ Y Tế – Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế: 06/11/MT, ngày 09 tháng 06 năm 2011.
CTY TNHH ROHTO – MENTHOLATUM (VIỆT NAM)
16 VSIP, đường số 5, KCN VN-Singapore, Thuận An, Bình Dương
Tư vấn khách hàng: ĐT: (08 3822 9322
Email: enquiries@rohto.com.vn

 

Điều trị chứng đau cứng cổ

Nhiều người chắc hẳn đã gặp phải tình huống bỗng dưng cổ đau cứng mà không rõ nguyên nhân.

Hãy tìm hiểu các bài tập cũng như lời khuyên phòng tránh sự khó chịu này.

Về nguyên nhân, có nhiều lý do khiến cho cổ bị cứng và ai cũng muốn xác định nguyên nhân thực sự của sự khó chịu đó trước khi tìm biện pháp khắc phục. Trong số các nguyên nhân phổ biến có thể kể tới viêm khớp hao mòn (chứng suy nhược, giảm sốc tự nhiên của các khớp), gập người trước màn hình máy tính quá lâu, ngủ sai tư thế (vẹo cổ), căng cơ, nén dây thần kinh…

Dưới đây là một vài bài tập có thể làm giảm bớt đau cổ hay cứng cổ bằng cách giúp thư giãn các cơ cổ và tiêu chí quan trọng là thực hiện từ từ, nhẹ nhàng.

Gập cằm trên gối: Nằm ở tư thế nằm ngửa, gối để dưới đầu và đầu gối gập lên. Nhẹ nhàng và từ từ, gập đầu về phía ngực cho đến khi cảm thấy cơ bắp giãn ra. Giữ một vài giây rồi thả lỏng, lặp lại một vài lần.

Quay đầu trên gối: Vẫn với tư thế nằm như ở trên, quay đầu nhẹ nhàng từ bên này sang bên kia như thể đang “quay chậm” động tác lắc đầu nói “không”. Khi đó, người và vai vẫn phải thẳng.

Co gập đầu tư thế ngồi: Ngồi trên ghế, lưng thẳng, vai thả lỏng. Co đầu lại bằng cách gập cằm lại. Từ từ ngả đầu về phía sau, mắt mở rộng hết tầm nhìn. Người vẫn phải thẳng và hít thở đều, không nên nhịn thở.

Nghiêng cổ sang hai bên: Ngồi trên ghế, lưng thẳng, vai thả lỏng. Nghiêng đầu về phía một bờ vai, trong khi bờ vai bên kia thẳng, không được nhún lên. Hãy dừng khoảng 3 giây để cảm nhận sự căng cơ cổ.

Các bài tập này chỉ mất độ vài phút, có thể thực hiện mỗi giờ một lần cho đến khi cảm thấy không còn cứng cổ. Bình thường, nếu công việc khiến bạn phải cúi, gập cổ nhiều, hãy tập 2-3 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ khác như sau:

Áp nóng: Cổ bị cứng và đau có thể là kết quả của căng cơ nên áp nóng tại chỗ sẽ hiệu quả. Lưu ý là tránh nóng quá dẫn đến bỏng và nằm thư giãn tối đa.

Massage: Áp lực của những ngón tay trên vùng cổ bị đau có thể giúp làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, hãy dừng việc tác động bằng ngoại lực nếu thấy đau nặng hơn để ngăn ngừa biến chứng.

Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau tạm thời làm giảm bớt sự khó chịu ở cổ nhưng không nên lạm dụng thuốc này mà phải dùng đúng theo hướng dẫn.

Nghỉ ngơi: Đây là điều kiện cần thiết để chữa lành bất kỳ sự đau đớn và khó chịu nào.

Tuy nhiên, kết hợp nhiều biện pháp mà cơn đau, cứng cổ vẫn kéo dài, nên đi kiểm tra bởi có thể đó là dấu hiệu của rắc rối nghiêm trọng hơn, nhất là khi nó đi kèm với các triệu chứng khác như đau cổ đi kèm với đau lan xuống vai và cánh tay; Tê, yếu, mất cảm giác vùng cánh tay hoặc bàn tay; Nôn mửa, buồn nôn; Tự dưng đau cổ sau một chấn thương gần đây; Cằm không thể chạm vào ngực…

Phòng ngừa cổ cứng, đau cổ có một số nguyên tắc như sau:

Nếu làm việc nhiều với máy tính, hãy đảm bảo chiều cao của màn hình ngang với tầm mắt, tránh nhìn xuống bàn phím quá nhiều;

Đừng đọc sách trước giờ ngủ với nhiều gối kê cao sau đầu vì đầu bị đẩy về phía trước và bị kẹt vào tư thế luôn bị căng cơ cổ;

Tránh kẹp điện thoại giữa tai và vai nếu phải nghe điện thoại nhiều và tay còn bận làm việc khác vì làm như vậy dễ gây đau cổ và đầu;

Nhiều người vì ngại đeo kính nên cổ cứ kéo dài về phía trước mỗi khi mắt không nhìn rõ, điều này sẽ rất có hại; Thay đổi tư thế khi 1-2 tiếng phải đứng, ngồi liên tục.

(Theo An ninh Thủ đô)

Làm thế nào để đẩy lùi chứng đau cổ?

Nếu bạn đang bị chứng đau cổ hành hạ thì một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn vượt qua được chứng bệnh khó chịu này.

- Trong thời gian làm việc tại văn phòng hoặc lái xe, nhớ thường xuyên nghỉ giải lao. Cố gắng giữ cho đầu thẳng hàng với cột sống và thư giãn.

Ảnh minh họa

- Đừng ngồi với một tư thế quá lâu. Hãy đứng dậy và đi lại để kéo căng cơ bắp. Gập xương vai lại để giữ cho cổ không bị cứng.

- Trong khi làm việc với máy tính, đảm bảo màn hình máy tính ở trong tầm mắt bạn và ghế ngồi được thiết lập ở mức sao cho khi bạn ngồi, đầu gối hơi thấp hơn hông bạn.

- Không nên quẹo cổ để kẹp điện thoại giữa tai và vai để nghe điện thoại. Mà thay vào đó, nên sử dụng tai nghe.

- Không ngủ sấp vì tạo sức ép lên cổ. Nên ngủ ở tư thế nằm ngửa và có gối đầu để hỗ trợ cổ.

BACSI.com (Theo Thanh niên)

Rau càng cua tốt cho tim mạch

Rau càng cua có tên khoa học là Peperomia peliucida, có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, làm món ăn ngon.

Ảnh: minh họa - Internet

Rau càng cua có tác dụng chữa trị chứng nhiệt miệng (nổi mụn hoặc lỡ miệng do nóng), huyết nhiệt sinh mụn nhọt, vị nhiệt sinh táo bón, tiểu buốt gắt hoặc đau mỏi cơ khớp do thời tiết, rau có tính hàn (tính mát) nên người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, 5,2mg vitamin C, 34mg photpho, 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, sắt 3,2mg, carotenoid 4.166 UI, cung cấp cho cơ thể 24 calori. Chất vitamin C, carotenoid tăng khả năng miễn dịch, ngừa bệnh xơ vữa động mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể. Chất photpho, canxi giúp trẻ em phát triển xương, ngăn ngừa còi xương và chữa chứng loãng xương người lớn.

Trong rau chứa nhiều chất sắt giúp bổ sung chất sắt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp...

Tuy cung cấp nhiều chất nhưng rau càng cua là loại rau ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo.

Một số bệnh thông thường có thể dùng rau càng cua để chữa trị như viêm họng khô cổ khản tiếng dùng 100g rau để nhai, khi nhai nên kèm theo chút muối hoặc giã, xay vắt nước uống. Người bị nóng nhiệt, tiểu gắt, táo bón có thể dùng 100 - 200g rau càng cua nấu nước uống mỗi ngày. Những người bị mụn, ung nhọt dùng lá xay nhuyễn đắp vào rất mau lành. Ngoài ra, các nhà hàng hay dùng rau càng cua bóp giấm trộn với thịt bò hoặc trứng gà có tác dụng thanh nhiệt, chữa chứng thiếu máu.

Lương y Nguyễn Phước Thành

Meo.vn (Theo Bee)

Để không bị đau thắt lưng

Gần đây, lượng người mắc chứng đau thắt lưng kinh niên ngày càng tăng. Làm gì để hạn chế điều ấy? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn vài mẹo nhỏ.

Tránh xa nệm mềm

Tư thế nằm ngủ không thích hợp trên một chiếc nệm mềm chính là tác nhân làm xương sống của bạn bị lệch, dẫn tới bệnh đau thắt lưng.

Nghiên cứu cho thấy, một chiếc nệm quá mềm sẽ làm cho xuống sống của bạn trong suốt thời gian ngủ ở tình trạng võng xuống, lưng trở nên cong và các dây thần kinh giữa các xương trở nên căng hơn bình thường. Đau lưng là điều tất yếu. Do vậy, một chiếc nệm cứng sẽ có tác dụng tốt nhất trong việc nâng đỡ giấc ngủ của bạn.


Không để quá thừa cân

Béo phì là một trong những nguyên nhân quan trọng tiếp theo gây nên bệnh đau thắt lưng. Không khó để tìm thấy mối liên hệ giữa hai căn bệnh này: khi trọng lượng của bạn ngày càng tăng, sức căng của cơ thể đặt lên xương sống của bạn sẽ càng lớn. Thậm chí, sự béo phì còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp nối khác của cơ thể như đầu gối, hông hay mắt cá chân.

Đây cũng chính là lý do tại sao, những khớp nối này của những người thừa cân lại hay gặp “trục trặc” như vậy. Sức nặng luôn có tác dụng xấu, làm xói mòn lượng sụn bảo vệ các khớp nối. Do đó, giảm cân sẽ là điều thứ hai bạn cần nghĩ tới nếu như mình đang bị đau thắt lưng kinh niên.

Dùng nhiệt trị liệu

Trị liệu bằng nhiệt sẽ giảm được các cơn đau. Theo lời khuyên của những người nhiều kinh nghiệm, mỗi ngày bạn nên dành ít nhất khoảng 30 phút cho việc trị liệu này. Nếu nhìn theo góc độ khoa học, trị liệu bằng nhiệt sẽ giúp tăng cường lượng máu lưu thông tới các mô bị sưng tấy, các khớp xương và cơ bị đau và giúp bạn giảm đau nhanh chóng.

Thoa dầu nóng

Đây cũng là một biện pháp trị liệu tương tự như biện pháp trị liệu bằng nhiệt vừa đề cập ở trên, và cũng rất hiệu quả.

Massage

Một tác nhân khá phổ biến gây ra bệnh đau thắt lưng chính là đau mỏi cơ thắt lưng. Khi đó bạn có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu để làm cho cơ không còn bị kéo quá căng. Lúc này bạn cũng có thể mát-xa bằng tay cũng có tác dụng tương tự.

Cẩn trọng với thuốc uống

Với căn bệnh đau thắt lưng kinh niên, người bệnh thường được khuyên sử dụng các loại thuốc có ibuprofen, naproxen, meloxicam, narcotic medications... Tuy nhiên, với mọi loại thuốc, bạn cần phải nhận được tư vấn kỹ lưỡng từ các thầy thuốc quen và có thể tin tưởng trước khi bạn sử dụng nó.

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

6 tác dụng phụ đáng lưu ý của nhân sâm

Nhân sâm là loại thảo dược quý hiếm để chữa trị nhiều bệnh và bồi bổ cơ thể. Thế nhưng, nó cũng có lắm tác dụng phụ nếu dùng sai.

1. Rối loạn tiêu hóa

Đây là tác dụng phụ thường gặp của nhân sâm. Rất nhiều người khi mới bắt đầu sử dụng loại thảo mộc quí này thường gặp phải các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, ói. Tuy nhiên tác dụng phụ này không nguy hiểm, bạn chỉ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng thích hợp hơn.

2. Tâm thần bất ổn

Bản thân nhân sâm hội tụ nhiều chất bổ dưỡng, trong đó có những chất kích thích tự nhiên. Vì vậy, chẳng lạ gì khi nhân sâm có thể gây ra các rối loạn tạm thời về tinh thần.

Theo các nhà khoa học, việc dùng nhân sâm có thể khiến bạn căng thẳng, dễ bị kích động trong một thời gian ngắn. Nếu tác dụng phụ này kéo dài, bạn nên ngừng sử dụng nhân sâm và tới gặp bác sĩ.

3. Dị ứng

Mặc dù được biết đến với tính năng bồi bổ cơ thể, nhưng nhân sâm cũng là tác nhân khiến một số bệnh thêm trầm trọng. Điển hình là việc bệnh nhân cao huyết áp và bị hen suyễn sẽ phải cực kỳ lưu ý khi lựa chọn sử dụng nhân sâm vì thảo mộc này được chứng minh là có thể gây cao huyết áp, kích thích cơn hen suyễn.

6 tac dung phu dang luu y cua nhan sam

4. Mất ngủ

Trong thời gian đầu mới sử dụng nhân sâm, bạn sẽ thường gặp vấn đề với giấc ngủ. Đau đầu, mất ngủ, khó ngủ là triệu chứng khá phổ biến trong giai đoạn này. Nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi các triệu chứng liên quan tới mất ngủ sẽ nhanh chóng tự biến mất sau một thời gian ngắn.

5. Phản ứng với loại thuốc khác

Đây là tác dụng phụ nguy hiểm nhất, không chỉ của các loại thuốc tây mà ngay chính các loại thảo mộc như nhân sâm cũng có. Một số nghiên cứu cho thấy các chất trong nhân sâm có thể làm mất tác dụng của thuốc cao huyết áp, thuốc dành cho người bệnh tiểu đường.

Nhiều trường hợp còn cho thấy nhân sâm có thể kết hợp với thuốc aspirin, thuốc chống trầm cảm…gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, tốt nhất bạn nên dùng nhân sâm cách các loại thuốc khác ít nhất 1 giờ.

6. Các tác dụng phụ nặng hơn

Theo các bác sĩ, bạn cần ngừng sử dụng nhân sâm ngay lập tức nếu sau khi dùng thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Căng tức ngực, khó thở.
- Đau mỏi cơ bắp, tim đập loạn.
- Phát ban, nổi mẩn đỏ.
- Lên cơn hen.

Meo.vn (Theo Afamily)

Tác dụng phụ của nhân sâm

Nhân sâm là loại thảo dược quý hiếm để chữa trị nhiều bệnh và bồi bổ cơ thể. Thế nhưng, nó cũng có lắm tác dụng phụ nếu dùng sai.

1. Rối loạn tiêu hóa

Đây là tác dụng phụ thường gặp của nhân sâm. Rất nhiều người khi mới bắt đầu sử dụng loại thảo mộc quí này thường gặp phải các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, ói. Tuy nhiên tác dụng phụ này không nguy hiểm, bạn chỉ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng thích hợp hơn.

2. Tâm thần bất ổn

Bản thân nhân sâm hội tụ nhiều chất bổ dưỡng, trong đó có những chất kích thích tự nhiên. Vì vậy, chẳng lạ gì khi nhân sâm có thể gây ra các rối loạn tạm thời về tinh thần.

Theo các nhà khoa học, việc dùng nhân sâm có thể khiến bạn căng thẳng, dễ bị kích động trong một thời gian ngắn. Nếu tác dụng phụ này kéo dài, bạn nên ngừng sử dụng nhân sâm và tới gặp bác sĩ.

3. Dị ứng

Mặc dù được biết đến với tính năng bồi bổ cơ thể, nhưng nhân sâm cũng là tác nhân khiến một số bệnh thêm trầm trọng. Điển hình là việc bệnh nhân cao huyết áp và bị hen suyễn sẽ phải cực kỳ lưu ý khi lựa chọn sử dụng nhân sâm vì thảo mộc này được chứng minh là có thể gây cao huyết áp, kích thích cơn hen suyễn.


4. Mất ngủ

Trong thời gian đầu mới sử dụng nhân sâm, bạn sẽ thường gặp vấn đề với giấc ngủ. Đau đầu, mất ngủ, khó ngủ là triệu chứng khá phổ biến trong giai đoạn này. Nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi các triệu chứng liên quan tới mất ngủ sẽ nhanh chóng tự biến mất sau một thời gian ngắn.

5. Phản ứng với loại thuốc khác

Đây là tác dụng phụ nguy hiểm nhất, không chỉ của các loại thuốc tây mà ngay chính các loại thảo mộc như nhân sâm cũng có. Một số nghiên cứu cho thấy các chất trong nhân sâm có thể làm mất tác dụng của thuốc cao huyết áp, thuốc dành cho người bệnh tiểu đường.

Nhiều trường hợp còn cho thấy nhân sâm có thể kết hợp với thuốc aspirin, thuốc chống trầm cảm…gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, tốt nhất bạn nên dùng nhân sâm cách các loại thuốc khác ít nhất 1 giờ.

6. Các tác dụng phụ nặng hơn

Theo các bác sĩ, bạn cần ngừng sử dụng nhân sâm ngay lập tức nếu sau khi dùng thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Căng tức ngực, khó thở.
- Đau mỏi cơ bắp, tim đập loạn.
- Phát ban, nổi mẩn đỏ.
- Lên cơn hen.

Meo.vn (Theo afamily)

Củ cải – Nhân sâm mùa đông

Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể lấy vỏ củ cải đắp lên chỗ đau...

Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả lê.


Cách sử dụng củ cải để phòng chống bệnh tật

1. Củ cải luộc - tốt hơn cả thuốc dạ dày

Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp bài trừ chất thải ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa.

2. Kẹo củ cải - giảm nhẹ đau họng

Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Ngoài ra, bản thân củ cải còn có chức năng trợ giúp tiêu hóa, đối với những người mùa đông hay bị tắc mũi, đau họng do cảm mang đến, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.

Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải. Sau đó cắm vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.

Người bị đau họng có thể tự chế cho mình một ít “ kẹo củ cải”. Lấy củ cải chia thành những miếng nhỏ, trộn vào một lượng mật ong thích hợp và muối, chờ cho củ cải nổi lên trên mật ong thì vớt ra, mỗi lần bị đau họng ăn một chút, bệnh tình sẽ dần dần giảm nhẹ.


3. Uống trà lá củ cải trắng - đẹp da

Ăn lá củ cải đẹp da, có thể bạn chưa được biết đến điều này hoặc cảm thấy ăn nhiều củ cái như thế mới có tác dụng làm đẹp? Thực ra chúng ta không cần ăn nhiều củ cải, tự mình làm một ít trà lá củ cải, như thế không những có thể hưởng thụ các giá trị dinh dưỡng của củ cải mà cũng không cần phải ăn nhiều củ cải.

Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng Vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, cũng có thể phòng chống lão hóa và xơ cứng động mạch vv.

Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc vv.

Khi chúng ta làm trà là củ cải, đầu tiên rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3-4 ngày, sau khi phơi khô, lấy 30g lá cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sổi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống. Nếu bạn cảm thấy mùi vị không ngon thì có thể thêm vào một ít đường thì sẽ dễ uống hơn.

4. Ăn củ cải sống - nhuận phổi

Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.

Ăn củ cải sống vừa bổ sung nước cho cơ thể, có thể lợi tiểu, có ích cho sức khỏe.

Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể lấy vỏ củ cải đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng.
Củ cải làm món ăn không bị nóng, mùa đông lạnh chúng ta thường ăn nhiều thịt, ăn thịt sẽ sinh đờm, dễ bị nóng. Khi ăn thịt chúng ta nên kết hợp với một ít củ cải hoặc làm một số món ăn củ cải, như thế không dễ bị nóng và càng có tác dụng bổi bổ dinh dưỡng rất tốt.

Meo.vn (Theo Dantri)

Đừng chủ quan với bệnh ‘ngồi nhiều’

Người phải ngồi lâu hay kêu ca về chứng đau mỏi cơ bắp nhưng không mấy ai chịu đi khám để trị bệnh. Vì thế, bệnh trở nặng lúc nào không hay.

Chị Trần Thị Út (32 tuổi, nhân viên kế toán ở TP.HCM) suốt 10 năm qua, mỗi ngày ngồi làm việc hơn tám tiếng, chỉ trừ ngày nghỉ. Do phải nhìn màn hình máy tính liên tục, chị thường mỏi cổ, đau vai, hoa mắt. Gần đây, các đợt đau nhức kéo từ lưng xuống chân khiến chị không chịu nổi, phải mua các loại thuốc giảm đau và thuốc dán để làm dịu bớt cơn đau. Đến khi nằm cũng đau, ngồi cũng đau, không thể ăn ngủ được, chị mới đến bệnh viện kiểm tra và tá hỏa khi biết mình đã bị thoát vị đĩa đệm.

TS-BS Nguyễn Vĩnh Thống, Chủ tịch Hội Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV Chợ Rẫy cho biết, trong môi trường làm việc áp lực cao, đặc biệt là ở đối tượng nhân viên văn phòng, cứ năm người thì có nhiều hơn hai người bị các bệnh phổ biến như đau lưng, đau vai, khớp tay, khớp gối… và tỷ lệ mắc các bệnh này đang gia tăng. Các bệnh nói trên tuy không mới, nhưng làm giảm đáng kể hiệu suất làm việc cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Nếu để kéo dài, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến việc đau nhức, mỏi cơ, khớp còn do ngồi nhiều trong các tư thế sai, khiến cơ lưng và cột sống bị cong, vẹo, dẫn đến đau lưng. Gõ máy tính liên tục và bấm chuột sẽ khiến các khớp tay đau nhức. Cổ liên tục ở tư thế bất động, máu sẽ kém lưu thông. Việc cơ thể ù lì, ít vận động dần dần sẽ dẫn đến thoái hóa khớp. Đó là lý do vì sao những người làm văn phòng dễ mắc các bệnh như hội chứng ống cổ tay (cánh tay đau nhức), thoái hóa đốt sống cổ, đau thần kinh tọa.

 

Đừng chủ quan với bệnh 'ngồi nhiều', Sức khỏe, co bap, ngoi lau, nhan vien, nhan vien van phong, benh, suc khoe, bao phu nu
Những người làm việc văn phòng thường lâm vào tình trạng đau lưng, nhức mỏi cơ, khớp. (Ảnh minh họa)

 

Theo BS Thống, để ngồi lâu không thành bệnh, hãy điều chỉnh tư thế ngồi của mình cho đúng: lưng thẳng, không ngồi lún quá sâu vào lưng ghế. Nên chọn loại ghế mềm mại và thoải mái. Chú ý đến độ cao của bàn viết và ghế ngồi để hai tay vừa tầm trên bàn làm việc. Sau hai giờ làm việc với máy tính, nên vận động tại chỗ như vươn vai, xoay người, đồng thời, thường xuyên tự xoa bóp các khớp ngón tay để tránh sự nhức mỏi và co rút cơ. Ngả lưng vào buổi trưa hay tập một môn thể thao nhẹ nhàng cũng là cách để khí huyết được lưu thông.

Cơ bắp nhức mỏi là sự cảnh báo của cơ thể, là tín hiệu cho thấy cơ thể cần được nghỉ ngơi. Khi bị đau nhức, có thể tạm thời xử trí theo những cách sau đây: tắm nước nóng, uống nhiều nước, xông hơi - xoa bóp, bổ sung dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh. Do tính chất công việc, người ngồi văn phòng nhiều có thể bị thiếu hụt một số chất như canxi, vitamin D… Do đó cần bổ sung vitamin D hoặc bổ sung canxi bằng các sản phẩm từ sữa, sữa tươi, sữa chua kể cả sữa đậu nành, ăn các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá… Ngoài ra, cũng cần bổ sung vitamin B6 và B1, vì chúng có vai trò quan trọng trong việc chống nhức mỏi cơ bắp.

Cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi thường xuyên bị đau lưng, nhức mỏi kéo dài để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Những người làm văn phòng cũng dễ mắc các chứng như: béo bụng (do ít vận động, ngồi sai tư thế, khiến cho lượng mỡ tích lại ở vùng bụng nhiều hơn bình thường), các bệnh về da và hô hấp (do làm việc trong môi trường máy điều hòa, thiếu không khí trong lành...), mỏi mắt (do làm việc liên tục với máy tính sẽ khiến mắt không chỉ mỏi, nhức, mà còn có thể bị khô hoặc chảy nước liên tục...) cũng như hội chứng tổn thương thần kinh.

 

Meo.vn (Theo PNO)

Trị cảm, ho bằng nước dứa

Mùa này dứa đang rộ. Bạn hãy tranh thủ tận dụng hương vị ngọt ngào cũng như những lợi ích của dứa, đặc biệt là khi bạn bị cảm lạnh.


Nước dứa có chất chống viêm, chống nhiễm trùng và diệt vi khuẩn

Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme có tính kháng viêm, có khả năng chống nhiễm trùng và diệt vi khuẩn.

Uống nước dứa ép để giúp giảm đau họng và giúp cơ thể loại bỏ chất nhầy.  Các enzym bromelain có trong dứa cũng giúp giảm ho do cảm lạnh.

Nước dứa cũng có ích trong điều trị các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, và viêm phổi.

Tình trạng đau nhức mỏi cơ thể khiến chúng ta khó chịu khi cảm lạnh cũng có thể thuyên giảm khi chúng ta uống nước dứa. 

Meo.vn (Theo Vivanews)