Lưu trữ cho từ khóa: mỡ động vật

Dinh dưỡng hợp lý đến năm 2020

Thực hiện chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến vừa ký quyết định ban hành 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2020.

dinh-duong

10 lời khuyên mới này có khá nhiều điểm khác biệt so với 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý giai đoạn 2000-2010, trên cơ sở bám sát sự thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ.

Theo đó, lời khuyên số 1 là: ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm gồm chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng; 2: phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ; 3: ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc; 4: nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn; 5: cần ăn rau quả hàng ngày; 6: đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm; 7: uống đủ nước sạch hàng ngày; 8: cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng; 9: trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi; 10: tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.

(Theo ANTD)

Một số lời khuyên phòng bệnh ung thư vú

 Mỗi năm thế giới có khoảng 90 -120 vạn người mắc ung thư vú, đây là căn bệnh “sát thủ” số 1 đe dọa sức khỏe và vẻ đẹp của nữ giới. Ngoài những biện pháp như  kiểm tra ngực định kỳ, kiên trì luyện tập thể thao, massage ngực, chọn áo ngực phù hợp, không hút thuốc uống rượu, các bác sĩ khoa phẫu thuật thuộc bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh (Trung Quốc) đưa thêm một số lời khuyên để phòng tránh căn bệnh này:

ung-thu-vu

Không nên sinh quá muộn.  Những phụ nữ độc thân, kết hôn muộn hoặc  hôn nhân ngắn có tỷ lệ mắc ung thư vú khá cao. Sinh con lần đầu ở tuổi 30 sẽ tăng nguy cơ ung thư. Số tháng cho con bú càng nhiều thì tác dụng bảo vệ vòng 1 càng tăng, tổng thời gian cho con bú được khoảng 5 năm có thể giảm 30% nguy cơ ung thư vú.

Hạn chế  ăn “sướng miệng”. Tỷ lệ tử vong vì ung thư vú và số lượng chất béo tiếp nạp hàng năm tỷ lệ thuận với nhau. Nghiên cứu cho thấy, các loại thực phẩm như  phô mai, đồ ngọt, trứng chiên, mỡ động vật,...  có thể gia tăng nguy cơ gây ung thư vú. Các thực phẩm như hoa quả, cá tươi, rau xanh, chế phẩm sữa ít chất béo phù hợp để chăm sóc bầu ngực khỏe mạnh.

Duy trì tâm trạng lạc quan và sinh hoạt có quy luật. Điều này giúp duy trì nhịp độ sinh lý của tổ chức vú và cân bằng mức hormone trong cơ thể.

Tránh tiếp xúc với tia bức xạ không cần thiết. Nếu vì để chữa trị các căn bệnh khác mà ngực phải chịu quá nhiều tia bức xạ thì nguy cơ ung thư vú cũng sẽ tăng lên.

Thận trọng khi sử dụng sản phẩm chứa hormone. Cần tham khảo kỹ và có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các hóa mỹ phẩm làm đẹp và thuốc bổ sung kích tố trong một thời gian dài.

(Theo ANTD)

Ăn chay không chữa được bệnh tiểu đường

 

Như ANTĐ đã đưa tin, mới đây, một bệnh nhân nam hơn 60 tuổi tại Hà Nội, bị tiểu đường type 2 phải vào Viện bỏng Quốc gia cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do tin theo chỉ dẫn của thầy lang thực hiện ăn chay gần 1 tháng.

Trao đổi về chế độ ăn cho người tiểu đường, GS.TS Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, thức ăn chay không phải là thuốc nên không thể ăn chay để thay thuốc chữa bệnh tiểu đường. Mặt khác, khi ăn chay, cơ thể có nguy cơ thiếu một số chất vi lượng cần thiết như vitamin B12, vitamin D, canxi, chất sắt và kẽm… nên rất có hại cho điều trị. Theo GS. Khuê, đái tháo đường là bệnh có thể duy trì tình trạng ổn định được bằng ăn uống đúng cách, luyện tập, uống thuốc đầy đủ. Với khẩu phần ăn, cần đảm bảo lượng chất bột đường (gạo) chiếm 50-60%, chất đạm chiếm 15% (với người lớn), mỡ động vật dưới 7%.

 (Theo ANTD)