Lưu trữ cho từ khóa: Miền Nam

Món canh cá nấu chua kiểu miền Nam

Món canh có vị chua nhẹ của dứa, vị ngọt của nước dùng và thơm thơm của bạc hà hoặc cần tây sẽ làm cả gia đình bạn thấy bữa cơm ngon miệng hơn!

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-9_6d22e

Nguyên liệu:
200gr cá
1 quả cà chua
½ trái dứa
1 ít me hoặc chanh
100gr giá đỗ
1 củ hành khô, bóc vỏ, xắt lát mỏng
1 ít bạc hà, mình không có bạc hà nên mình dùng cần tây cũng rất ngon
Rau nêm: ngò om, húng quế (không có cũng không sao).

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-1_d9879

Bước 1:

Rau rửa sạch. Cà chua bổ múi cau, dứa cắt miếng vừa ăn, cần tây cắt khúc khoảng 3cm, giá đỗ rửa sạch.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-2_f0417

Cá cắt khúc khoảng 3-4cm, rửa sạch, để ráo nước.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-3_512e4

Bước 2:

Làm nóng nồi trên bếp với chút dầu ăn, cho hành khô vào phi thơm sau đó thêm cà chua vào xào đến khi cà chua hơi mềm bạn trút dứa vào xào cùng, nêm vào 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê hạt nêm.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-4_e2cc5

Khi dứa mềm bạn cho nước vào, lúc này thêm ít me hoặc vắt ít nước cốt chanh, đun đến khi nước sôi bạn nêm nếm vừa miệng và thả cá vào đun khoảng 10 – 15 phút. Chú ý nêm cho có vị chua chua ngọt ngọt, không cho quá nhiều me vì dứa đã có vị chua rất thanh.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-5_2afdb

Bước 3:

Cá chín vớt ra để riêng, thêm cần tây vào nấu chừng 5 phút cho mềm rồi cho giá đỗ.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-6_7910a

Canh sôi bạn gắp cá vào lại nồi, tắt bếp, thêm chút hành phi hoặc tỏi phi vào nồi cho thơm nếu thích rồi múc ra bát, dùng nóng.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-7_8b64c

Món canh chua kiểu miền Nam khi ăn thường cho cá riêng ra đĩa ăn kèm với nước mắm mặn mặn thêm chút ớt cay cay. Hơn nữa món canh có vị chua nhẹ của dứa, thơm thơm của bạc hà hoặc cần tây rất ngon; nhất là trong tiết trời nóng nực, món canh chua cá thơm ngọt sẽ làm cả gia đình dễ chịu. Mình thường nấu món này mỗi khi có cá ngon, cả nhà đều rất thích

Chúc các bạn thành công và có món canh thật ngon nhé!

THe Afamily

Cách dùng nước chấm cho từng loại thức ăn

Trong ẩm thực Việt Nam, nước chấm là một thành phần không thể thiếu, đem lại sự tròn vị cho món ăn. Tuy nhiên, nước chấm cũng có năm bảy loại, tùy từng món ăn mà có các loại phù hợp đi kèm. Dưới đây là một vài bí quyết sử dụng nước chấm đúng với từng loại thức ăn dành cho bạn. 

Nước mắm sống

canh-chua-ca-1-jpg_1368504672[1332088530
Ăn canh chua cá thì không thể thiếu chén mắm sống bên cạnh. Ảnh: Khánh Hòa.

Thông thường thì nước mắm sống được dọn chung với rau luộc, thịt luộc… Miền Nam dùng cá trong món canh chua cá lóc với chén nước mắm sống dằm ớt tươi. Miền Trung ăn nước mắm ớt với rau luộc, làm gia vịt nêm cho món bún bò, đặc biệt còn dọn nước mắm tiêu với thịt đầu heo luộc, phèo non luộc,… Miền Bắc cũng dùng nước mắm sống với các loại thịt luộc hoặc rau luộc, có khi thêm ớt và vắt thêm chanh hay quất.

Nước mắm pha chua ngọt

Nước chấm loại này rất phổ biến nhất, có thể dùng trong bữa cơm gia đình với các loại rau sống, rau luộc, các món cuốn hay dùng với chả giò, bún, bánh cuốn, bánh xèo, cơm tấm… Nước mắm pha chua ngọt thường được pha chế bằng nước mắm, chanh hoặc giấm và đường, tỏi, ớt. Tùy từng món ăn thì các vị mặn, chua hay ngọt trong loại nước chấm này cũng được gia giảm khác nhau.

Nước mắm pha chua ngọt có khi còn được thêm vào ít củ kiệu chua xắt nhuyễn, có khi là hành tây và cà rốt xắt nhuyễn. Thường thấy trong nước chấm món bánh xèo, bánh khọt hoặc cơm tấm là đồ chua gồm củ cải trắng và cà rốt ngâm giấm đường. Nước mắm pha chua ngọt dọn ăn với các món chiên thì thường có vị hơi chua nhằm giảm độ ngấy của dầu, mỡ, dọn với món cơm tấm thì pha hơi ngọt, ít chua…

Nước mắm gừng

Phù hợp với các món cá trê nướng hoặc chiên giòn, thịt vịt luộc. Nước mắm gừng trong các món này là nước mắm nguyên chất, pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh, ớt. Nếu ăn với cá trê, thịt vịt cần pha thật đậm đà, không thêm nước, còn dùng chung với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt chua dịu.

nuoc-mam-gung-jpg[1332088530].jpg
Mắm gừng hơi ngọt, cay nồng vị gừng thích hợp với các món ốc luộc, thịt vịt... Trong ảnh là món ốc bươu nhồi thịt chấm mắm gừng. Ảnh: Khánh Hòa.

Nước mắm me

Đây là món nước chấm đặc trưng của miền Nam. Chuẩn bị me vừa chín, cho me vào nước sôi, khuấy đều, bỏ hạt và xơ. Sau đó cho tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn vào nước me. Thêm đường và nước mắm vào và trộn đều. Nước mắm me được dùng với các món lươn như lươn chiên giòn, lươn om lá lốt hoặc các món cá kèo chiên giòn, món khô cá khoai nướng…

Muối tiêu chanh

Thức chấm thông dụng của miền Bắc, tuy vậy cũng khá phổ biến ở nhiều địa phương khác. Muối, tiêu chanh thường dùng với thịt gà luộc, món nướng hoặc các món hải sản.

Muối ớt

Là món nước chấm miền Nam, thường được dùng chung với món cà ri hoặc các món gà nướng, cá nướng. Muối ớt miền Nam có khi được vắt thêm chanh. Muối để làm món chấm này là loại muối hạt to, miền Nam gọi là muối cục.

Nước tương

Đây cũng là loại nước chấm thông dụng của người Việt do ảnh hưởng ẩm thực Trung Hoa. Nước tương thường được dùng chung với các món thịt heo quay, vịt quay hay trong các món súp…. với ớt tươi, giấm đỏ. Bên cạnh đó nước tương còn được sử dụng nhiều trong các món chay, dùng chấm với rau, đậu. Nước tương được pha chế loãng, có vị chua ngọt, gần giống cách pha nước mắm chua ngọt để dùng với các món mì xào chay, bún xào chay, hoặc món chả giò chay….

Chao

Ngoài việc sử dụng chao làm món ăn trong bữa chay, có thể sử dụng chao để chế biến thành nước chấm ăn kèm với các loại rau, đậu hoặc trong một số món mặn như món gỏi cá, món dê nướng, lẩu dê…. Đơn giản là dùng chao tán nhuyễn, trộn chung tỏi, ớt, đường băm nhuyễn, cũng có thể thêm sa tế hoặc sả băm, gừng tùy món ăn.

Mắm nêm pha thơm

nuoc-mam-nem-jpg[1332088530].jpg
Nước mắm nêm với hương vị thơm ngon đậm đà thích hợp với các món bò, cá nướng, cá hấp cuốn bánh tráng... Ảnh: Khánh Hòa.

Đây là món chấm đặc trưng miền Trung, thường dùng trong bò bảy món hoặc các món cá nướng, cá hấp cuốn bánh tráng. Thơm chín, sả, tỏi, ớt băm nhuyễn, trộn chung với đường và mắm nêm. Thêm một ít nước đun sôi để nguội. Khuấy tất cả cho đều, có thể thêm sả, tỏi phi vàng cho ngon.

Mắm tôm

Mắm tôm được vắt thêm chanh hoặc quất, đánh đều cho sủi bọt, thêm chút đường. Có người còn thích pha mắm tôm với chút rượu trắng để làm tăng hương vị món nước chấm độc đáo này. Mắm tôm có thể được dùng làm nước chấm trong các món ăn gia đình lẫn trong các món chơi như cà pháo, đậu rán, lòng luộc, thịt chó hoặc dùng trong món bún đậu. Mắm tôm còn được ăn với món bún riêu, bún ốc hoặc bún thang, khi đó món ăn không cần pha chế thêm.

Tương xay

Cùng là loại nước chấm làm từ đậu nành, tuy nhiên cách chế biến tương cũng như cách pha chế ở các địa phương có khác nhau. Miền Bắc thường sử dụng loại tương Bần, dùng chung với các món bê thui hoặc rau luộc. Miền Trung pha chế tương xay với gan heo bằm nhuyễn, thêm nếp xay nhằm tạo độ sánh dùng làm “nước lèo” cho món bánh khoái. Miền Nam cũng sử dụng tương xay pha với đường, nếp, đậu, nước cốt dừa…cho các món nem nướng, chạo tôm, hoặc chỉ pha loãng với đường, thêm đậu phộng rang, tỏi phi, ớt, đồ chua cho món bò bía…

Khánh Hòa tổng hợp

Hội nghị khách hàng Vạn An 2013

Trong không khí ấm áp của những ngày đầu xuân mới, công ty TNHH Vạn An đã tổ chức thành công “Hội nghị khách hàng năm 2013” với chủ đề: Hội nghị khách hàng 2013 và giới thiệu công thức dinh dưỡng HiPP Combiotic Organic hoàn toàn hữu cơ với bao bì mới lon thiếc.

Hội nghị diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với sự góp mặt của các khách hàng tiêu biểu và các nhà phân phối của miền Nam và miền Bắc.

(Ảnh do nhãn hàng HiPP cung cấp)

Hội nghị khách hàng 2013 chính là lời tri ân sâu sắc mà ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty gửi tới tất cả các khách hàng đã luôn sát cánh và đồng hành cùng Vạn An trong suốt thời gian khó khăn vừa qua. Tại hội nghị, công ty đã vinh danh TOP 5 khách hàng có doanh số lớn nhất trong “Chương trình CLB khách hàng VIP 2012” khu vực Hà Nội, vinh danh nhà phân phối tỉnh tiêu biểu nhất năm 2012 khu vực phía Bắc. Khu vực phía Nam, công ty vinh danh TOP 5 khách hàng có doanh số lớn nhất trong “Chương trình King Shop năm 2012”. Sự thành công của công ty nói chung và của thương hiệu HiPP nói riêng phải kể đển sự đóng góp rất lớn từ toàn bộ mạng lưới phân phối bán lẻ đến với người tiêu dùng.

(Ảnh do nhãn hàng HiPP cung cấp)

Bên cạnh những lời tri ân và vinh danh các khách hàng tiêu biểu, công ty đã giới thiệu công thức dinh dưỡng độc đáo Combiotic đạt tiêu chuẩn hoàn toàn hữu cơ (Organic) được bổ sung lợi khuẩn Probiotic và chất xơ Prebiotic giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo hấp thu dưỡng chất dễ dàng, hệ miễn dịch của bé nhờ đó được đảm bảo một cách tự nhiên ngay từ những năm tháng đầu đời. Toàn bộ nguyên liệu sữa và quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe và nghiêm ngặt của thực phẩm hoàn toàn hữu cơ và siêu sạch (Organic) vượt xa cả tiêu chuẩn của EU nên rất tinh khiết và an toàn cho bé. Việc chuyển đổi sang bao bì mới lon thiếc của sản phẩm dinh dưỡng công thức HiPP Combiotic nhằm phù hợp hơn với tập quán thương mại và tiêu dùng của Việt Nam, đặc biệt bao bì lon thiếc tiện lợi hơn cho người tiêu dùng trong việc bảo quản ở điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam.

Khối lượng tịnh đóng lon là 350g; đóng gói 12 lon/ thùng; hạn sử dụng của sản phẩm vẫn giữ nguyên giống như hộp giấy: 15 tháng kể từ ngày sản xuất, ngắn hơn nhiều so với hạn sử dụng của các nhãn hàng dinh dưỡng công thức đóng lon trên thị trường, đảm bảo điều kiện sử dụng HiPP Combiotic trong thời gian sữa thơm ngon, tinh khiết nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

HiPP Combiotic là kết quả những nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học tại HiPP mong muốn tạo ra một công thức dinh dưỡng tối ưu học tập từ cơ cấu sữa mẹ, nguồn nguyên liệu sữa hữu cơ đảm bảo phát triển bền vững. HiPP Combiotic thật sự lý tưởng cho trẻ khi dùng song song với sữa mẹ, khi mẹ ít sữa hoặc không thể cho bé bú, khi ăn dặm và ăn bổ sung. HiPP Combiotic là sự chuyển giao nhẹ nhàng từ sữa mẹ sang sữa ngoài, khi mẹ bắt đầu đi làm hay cho bé ăn bổ sung.

(Ảnh do nhãn hàng HiPP cung cấp)

Được thành lập từ năm 2000 đến nay, công ty TNHH Thương Mại Vạn An tự hào là nhà nhập khẩu và phân phối các sản phẩm dinh dưỡng Organic và các sản phẩm chăm sóc trẻ nhỏ được các ông bố và bà mẹ Việt Nam tin dùng. Công ty TNHH TM Vạn An luôn hướng đến mục tiêu “Kinh doanh lành mạnh, phát triển bền vững”, đồng thời cam kết đem lại những giá trị sống tốt đẹp nhất cho các gia đình Việt Nam, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em, chia sẻ những khó khăn và những kinh nghiệm để giúp việc nuôi trẻ nhỏ trở nên tiện lợi, đơn giản hơn. Công ty hy vọng đã đáp ứng được phần nào những đòi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng trong cuộc sống hiện đại và xã hội phát triển.

Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị bệnh

Miền Nam không có mùa đông lạnh giá, tiết trời ấm áp quanh năm, nhưng khi độ ẩm tăng cao cũng vẫn sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp… Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống. Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

Thành phần: xuyên khung 8g, cát cánh 8g. kinh giới 8g, tử uyển 8g, bách bộ 8g, xuyên bối mẫu 8g, hương phụ 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, mật ong 15g, phụ liệu vừa đủ 100ml. Tác dụng: giải biểu, trừ ho, trừ đờm. Chỉ định: thuốc được sử dụng trong các trường hợp điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều. Liều lượng và cách dùng: trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi uống 3ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 3 – 7 tuổi uống 5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 7 – 12 tuổi uống 7,5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: + Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. + Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của thuốc: chưa có báo cáo. Chú ý: thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn cơ sở. Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ 100ml.

Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901

Website: www.chamsoctre.vn

Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT

Vì sao có cái tên “Sài Gòn”?

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các lý giải về nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi "Sài Gòn".

Thuyết Đề Ngạn: Là thuyết được đưa ra bởi 2 người Pháp là Aubaret và Francis Garnier. Theo Aubaret, năm 1778 người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân nhà Tây Sơn tàn sát, phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé). Họ chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau là phố Chợ Lớn. Năm 1782, họ lại bị quân nhà Tây Sơn tàn sát một lần nữa. Ít lâu sau, họ xây dựng lại, đắp đê cao nên đặt tên chỗ mới là "Tai-Ngon", hoặc "Tin-Gan", phát âm theo giọng Quảng Đông là "Thầy Ngồn" hay "Thì Ngòn", đọc theo âm Hán-Việt là "Đề Ngạn". Họ dùng danh từ "Tây Cống" hoặc "Xây cóon", "Xi cóon" để ám chỉ vùng người Việt ở, tức chợ Bến Thành ngày nay. Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý.

Thực tế, trên phương diện ngữ âm, thì "Thầy Ngòn", "Xi Coón" rất giống "Sài Gòn". Nhưng theo lịch sử thì không phải, vì lịch sử chứng minh rằng Sài Gòn có trước, rồi người Tàu mới đọc theo và đọc chại ra thành Thầy Ngòn, Xi Coón.

Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Luỹ Sài Gòn" (theo Hán Nho viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán - "Côn" - được dùng thế cho "Gòn". Như vậy, ngay từ năm 1674 đã có địa danh Sài Gòn, không phải đợi đến năm 1778 khi người Tàu ở Cù Lao Phố bị quân Tây Sơn tiêu diệt rồi chạy xuống lập nên Thầy Ngòn tức Đề Ngạn, hay Xi Coón tức Tây Cống.

Thuyết Củi và bông gòn thì "Sài Gòn" bắt nguồn từ chữ "Sài" theo chữ Hán là củi và "Gòn" và là chữ Nôm chỉ cây bông gòn. "Sài” là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ, “Gòn” là tiếng Nam chỉ bông gòn. Người ta nói rằng, cái tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng quanh đồn đất xưa của họ. Dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận… Song, cho tới nay thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực để chứng minh sự tồn tại của thuyết này.

Tương tự như vậy, có nhiều thuyết cho rằng "Sài Gòn" xuất phát từ chữ "Prey Kor" (Rừng Gòn) hay "Kai Gon" (Cây Gòn) mà ra. Nói chung, các thuyết này đều dựa vào cây bông gòn. Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu tích của một thứ "rừng gòn" ở vùng Sài Gòn, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam. Thêm nữa, cây gòn thời đó dùng làm hàng rào chứ không làm củi. Và theo nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa trong Địa Danh thì "sài" chỉ xuất hiện trong các từ ghép Hán-Việt như "Sài Tân" chứ chưa bao giờ được dùng như một từ đơn. Vì thế không thể nói "củi" được, là "sài" được, hay là "củi gòn" là "Sài Gòn" được. Vậy, thuyết Sài Gòn là "củi gòn" đã bị bác bỏ bởi thực tế địa lý và ngữ học.

Thuyết Prei Nokor thì dựa theo lịch sử và phát âm thuyết này cho "Sài Gòn" là được phiên âm từ "Prei Nokor" hay từ "Thầy Ngồn" mà ra. Prei Nokor nguyên là dinh của phó vương Chân Lạp thuộc vùng Chợ Lớn tới chùa Cây Mai, là dấu vết của một "thành phố" có từ thời Tiền Angkor (theo nhà sử học Pháp - Louis Malleret). Tuy nhiên, không có tài liệu nào khẳng định rằng nơi đây từng tồn tại khu dân cư trước thế kỷ XVI . Ông Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này.

Theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret (người Pháp), vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế. Tới năm 1674, Cao Miên có biến, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đánh và phá lũy Sài Gòn. Như vậy, từ 1623 tới 1674, vùng Prei Nokor hay Sài Gòn đã được phát triển. Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Hạ" (Sài Gòn Hạ). Đó la theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn) có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng", "Prei" hay "Brai" đều là "rừng", "Nokor" hay "Nagara" là "thị trấn". Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế. Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành "Sài", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "gòn".

Thuyết Bến Củi lại cho rằng: Dọc theo con đường Nam tiến của dân tộc Việt Nam có nhiều bến bên các dòng sông: Bến Vân đồn, Bến Thủy, Bến Hải, Bến Quan, Bến Ván, Bến Thóc, Bến Đình, Bến Tranh, Bến Tre, Bến Súc, Bến Tắm Ngựa, Bến Thành, Bến Củi… Bến Ván đã được đổi ra Bản Tân, Bến Thóc đã đổi ra Mễ Tân. Bến Thành nay vẫn lưu tên ở chợ Bến Thành. Bến Củi theo nhiều nhà nghiên cứu về Sài Gòn thì có thể đã được đổi ra thành Sài Tân, Sài Ngạn do người Quảng Đông sống ở khu vực này gọi chữ bến (bờ) là ngạn. Chữ Sài Ngạn có lẽ sau này được đọc thành Sài Gòn.

Dù ý nghĩa cái tên “Sài Gòn” là gì thì hiện thực lịch sử đã chứng minh nó từng là một thành phố phát triển và năng động bậc nhất Đông Dương lúc bấy giờ. Ngày nay, Sài Gòn là một trong những thành phố công nghiệp và hiện đại nhất Việt Nam…

 (Theo NĐT)

Đọt choại lên đời

Với những người dân vùng đồng bưng, rau choại (hay chại) từ lâu không phải là món ăn xa lạ. Nhưng thời gian gần đây, thứ rau quê mùa dân dã bỗng dưng xuất hiện đều khắp hàng quán tại nhiều thành phố ở phương Nam.


Đọt choại xào thịt bò đang bán ở nhiều quán ăn Sài Gòn. Ảnh: Trần Việt Đức

Nhiều chỗ như ở quán Hai Cây Bàng bên quận 4, thực đơn của quán có hẳn một trang dành cho các món ăn có nấu với “đọt choại miền Tây” như: đọt choại luộc chấm mắm kho quẹt, đọt choại xào tép, xào thịt bò, đọt choại xào tỏi…

Anh bạn lấy vợ ở quận 4 kể, trước đây nhà vợ anh thỉnh thoảng cũng có món đọt choại, mua của một thanh niên đứng bán trên đường Đoàn Văn Bơ, gần chợ Xóm Chiếu. Hỏi sao có loại cây lạ vậy? Vợ anh này cho biết do gia đình có thời đi kinh tế mới ở Trảng Bàng vẫn thường hái rau choại luộc chấm tương ăn với cơm. Giờ về thành phố, thấy rau choại bán, bà má nhớ lại thời cơ khổ nên mua giúp.

Một chủ quán nhậu trên đường Cách mạng Tháng Tám cho biết, gần đây đọt choại được nhiều thực khách chuộng hơn rau muống sau khi có tin trồng rau muống với dầu nhớt. Mỗi ngày quán đặt người ta bỏ tận nơi khoảng 15 – 20kg, với giá 30.000 đồng/kg. Chỉ có điều choại chỉ ăn được phần đọt non, cong xoắn. Do đọt choại rất mau héo nên phải luộc chín trữ trong tủ lạnh. Đọt rau choại tròn to cỡ nửa đầu chiếc đũa, hơi nhớt như rau đay, mồng tơi, vị nhạt và mát. Người mới ăn lần đầu có cảm giác hơi đắng nhưng lâu có thể ghiền cái vị ngọt của nó. Một người sành ăn nhận xét: “Cái vị ngọt từ cọng choại xào thịt bò, tôi nghĩ chắc nước luộc phải ăn đứt nước luộc rau muống làm canh theo cách của dân miệt ngoài”.

Theo trung tâm Dữ liệu thực vật Việt Nam, dây choại là một chi thuộc họ dương xỉ Blechnacaeae, có nhiều trong các rừng Đông Nam Á. Còn theo Agriculture Canada Study, dây choại họ dương xỉ đầu violon là loại thực phẩm giúp chống oxy hoá, giàu béo Omega 3, Omega 6 và chất sắt. Loài cây này sống nhiều ở vùng đất bưng trũng, là loại dây leo, thân bò tới đâu thì bám rễ tới đó, nhờ bộ rễ có sức hút nước mạnh, đặc biệt rất thích nghi với vùng đất nhiễm phèn nhẹ.

Tìm hiểu thêm, biết có một chủ vựa tên Tài ở khu vực Cây Gõ. Anh Tài cho biết trước bán rau ở chợ nhưng nay chuyển hẳn sang bỏ mối rau choại và củ hũ dừa cho các nhà hàng. Hiện nay, anh này có nguồn cung cấp rau choại từ miền Tây khá lớn “mua bao nhiêu ký cũng có”! Anh Tài còn nói thêm, dân Sài Gòn mới biết dăm ba món chế biến từ choại chứ người Đồng Tháp còn nấu canh chua đọt choại với cá rô đồng, nhúng lẩu cá kèo hay lẩu mắm. Có lẽ sau lá rau cải trời, thì đọt choại là thứ thực phẩm nguyên thuỷ còn lại mà con người chỉ có thể khai thác chứ chưa trồng được.

Đọt choại có bán ở chợ Bàn Cờ, loại 1 (cọng non ngắn chừng một gang tay) 40.000 đồng/kg, đặt hàng và đặt cọc trước. Chợ Xóm Chiếu thỉnh thoảng có bán, giá khoảng 30.000 đồng/kg.

BACSI.com (Theo SGTT)