Lưu trữ cho từ khóa: mẹ

Ân tình của người thân

Một hôm, cô gái và bà mẹ cãi nhau. Sau đó, cô bỏ nhà ra đi.

Cô ta chạy rất lâu. Thấy phía trước có tiệm mì, lúc đó, cô mới cảm thấy đói bụng. Nhưng khi cô sờ vào túi, thì một xu cũng không có.

Bà chủ tiệm mì là người tốt bụng, tinh tế. Thấy cô gái đứng đó liền hỏi: “Có phải con muốn ăn mì”.

su quan tam cua nguoi me

Cô gái trả lời một cách ngại ngùng: “Nhưng con không mang theo tiền”.

“Không sao, bà có thể mời con ăn”.

Bà chủ mang đến một tô mì nóng hổi. Cô ta rất cảm kích, mới ăn được một ít, thì nước mắt đã chảy ra, rơi xuống tô mì.

Bà chủ an ủi: “Con làm sao vậy?”.

Cô gái vừa lau nước mắt vừa nói: “Con không sao cả, con chỉ cảm kích. Con và bà không hề quen biết nhau, vậy mà bà đối xử với con thật tốt, còn nấu mì cho con ăn nữa. Nhưng con đã cãi lời mẹ và bà đã đuổi con ra khỏi nhà. Bà còn bảo con đừng quay trở lại nữa”. Bà chủ nghe xong, rồi bình tĩnh nói; “Sao con lại nghĩ như vậy? Con nghĩ thử xem, bà chỉ nấu cho con ăn một bữa, mà con lại cảm kích. Vậy mẹ con đã nấu mười mấy năm cơm gạo cho con ăn, sao con không cảm ơn mẹ mà còn cãi nhau với mẹ”.

Nghe xong cô gái lặng người.

Cô ăn hết tô mì một cách vội vã, rồi lập tức chạy vế nhà. Khi về đến nhà, thì thấy mẹ đang đứng trước cửa đợi. Vừa thấy cô người mẹ rất vui mừng: “Mau vào nhà, cơm mẹ đã nấu xong rồi, thức ăn nguội hết rồi”.

Lúc đó, nước mắt của cô gái lại chảy!

Có khi chỉ nhận được một chút ân huệ của người khác chúng ta laị cảm thấy rất cảm kích và biết ơn. Nhưng đối với ân tình của người thân, thì chúng ta lại làm lơ như không hề thấy.

ST

Mẹo hay đuổi gián

- Nước xà phòng: Bạn hòa hỗn hợp nước với xà phòng rồi cho vào bình xịt, xịt trực tiếp lên gián hoặc tổ gián sẽ làm chúng chết nhanh chóng.

- Nước đường: Bạn dùng một cái hộp sắt cho vào đó 3 thìa đường, hoà tiếp cùng với nửa bát nước đặt vào nơi gián thường đến để nhử. Ngửi thấy mùi đường, gián sẽ đến và bị rơi vào hộp nước.

hanhtay-1378696096.jpg
Ảnh minh họa: Feminiya.

- Hành tây: Bạn cắt hành tây ra đĩa để sẵn trong bếp, khi gián ngửi thấy mùi sẽ chạy đi hết, ngoài ra còn giúp thức ăn giữ được tươi lâu hơn.

- Bột nở: Cho ít bột nở lên lá bắp cải hoặc lá rau diếp rồi đặt vào những chỗ gián hay lui tới. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng đuổi gián đi.

- Băng sa: Lấy một ít băng sa, bột mỳ trộn với đường, vê thành viên nhỏ như hạt cơm, rắc vào chỗ gián hay đến, khi ăn phải gián sẽ chết.

duachuot-1378696096.jpg
Ảnh minh họa: Thekitchen.

- Dưa chuột: Ta có thể đặt dưa chuột tươi vào trong tủ đựng thức ăn, ngửi thấy mùi dưa chuột, gián sẽ bỏ đi. Sau vài ngày, ta lại cắt chỗ dưa chuột khô đi, gián sẽ tiếp tục không dám đến nữa.

- Lá nguyệt quế: Khi bạn lau nhà, chỉ cần thêm một vài lá nguyệt quế vò nhẹ thả vào nước lau nhà rồi lau như bình thường. Gián sẽ chạy hết khi ngửi thấy mùi này.

- Lá đào tươi: Ta đem lá đào tươi đặt vào những chỗ gián thường đến, ngửi thấy mùi lá đào, gián sẽ bỏ chạy.

Ngọc Lan (theo Etips)

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

- 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

- Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

- Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

- Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

- Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

- Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

- Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

- Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

- Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Có cách nào giúp bé nói được nhiều hơn?

Con tôi 23 tháng tuổi nhưng chỉ nói được vài từ, dù có thể nghe và làm theo động tác của mẹ. Lúc 10 tháng bé bị dính đầu lưỡi và đã cắt ở bệnh viện. Xin hỏi có cách nào giúp bé nói được nhiều hơn? – Phương Dung (TP.HCM)

co-cach-nao-giup-be-noi-duoc-nhieu-hon

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh, trưởng khoa dịch vụ 1, bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM:

Trẻ 23 tháng nói được hai từ và có thể nghe và làm theo mẹ là bình thường. Ngôn ngữ phát triển nhiều qua tiếp xúc, trẻ sẽ nghe nhận và bắt chước. Trẻ nói tốt khi vui thích và yên tâm. Do đó cha mẹ nên chơi đùa với trẻ, đọc truyện, múa hát cùng trẻ, hoặc cho trẻ sinh hoạt với trẻ khác, trẻ sẽ có cơ hội học nhanh, hiểu biết và dạn dĩ. Quá trình ngôn ngữ của bé sẽ hoàn thiện khi nhận được sự khích lệ của những người xung quanh và được bổ sung qua ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, nụ cười. Tuyệt đối không đem mâu thuẫn trong công việc và gia đình để bàn bạc và tranh cãi khi có mặt trẻ, vì trẻ sẽ cảm nhận được sự bất an, từ đó có thể làm chậm đi quá trình học nói.

Từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến khi biết nói, trẻ đều có thể cảm nhận được âm thanh ngữ điệu của cha mẹ. Trẻ sống gần mẹ và trong không khí gia đình đầm ấm yêu thương sẽ nói nhiều và nhanh hơn trẻ khác.

Theo SGTT.vn

Thai phụ mắc tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị nhiễm trùng

ANTĐ - Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị các nhiễm trùng nguy hiểm so với thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.

Dạng nhiễm trùng nguy hiểm có thể do MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin).

Nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ có liên quan với bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thuộc đại học California, Los Angeles thì nguy cơ không xảy ra ở thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Ảnh minh họa
Các kết quả này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu gồm hơn 3,5 triệu phụ nữ tại một bệnh viện. Họ phát hiện 5% số bà mẹ bị tiểu đường trong thời gian mang thai và 1% bị tiểu đường trước khi mang thai. Có 600 ca nhiễm MRSA ở các bà mẹ sau khi sinh. Nguồn nhiễm hay gặp nhất là qua da, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục, nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu.

Mặc dù nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan giữa nguy cơ nhiễm MRSA ở thai phụ mắc bệnh tiểu đường song không chứng minh mối quan hệ nhân quả.

Linh Linh
Theo MM

Mẹo bảo quản hạt sen cho cả năm

Chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể để dành hạt sen dùng cho cả năm rồi.

Không chỉ là món ăn ngon, bổ, hạt sen còn là vị thuốc quý trong đông y. Theo đông y, hạt sen vị ngọt, sáp (làm cho chặt lại, kín lại), tính bình (không nóng, không lạnh), có tác dụng chữa tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước….

Ngoài ra, hạt sen còn rất tốt cho mẹ bầu. Nó không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết như protit, lipit, gluxit, canxi, photpho, sắt,… mà còn giàu các vitamin B1, B2, PP, C giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, hạt sen còn có tác dụng giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon, cải thiện làn da, giúp bé yêu trong bụng thông minh hơn và đặc biệt là giúp sản phụ cải thiện vòng một sau sinh một cách hiệu quả.

Hạt sen được chế biến được rất nhiều món ăn ngon như hạt sen xào chay, các món chè hạt sen, cháo hạt sen, canh hạt sen, món hầm… mà món nào cũng ngon và bổ dưỡng. Vì vậy, chẳng có lý do gì mà chị em không thử bảo quản hạt sen để chế biến các món ăn cho gia đình cả. Hạt sen được bảo quản tuy không thực sự còn tươi nhưng vẫn ngon và bổ dưỡng.

Để bảo quản, chị em tham khảo cách làm dưới đây nhé:

Cách 1:

- Bạn mua hạt sen về, bóc vỏ hạt sen lấy nhân (tuyệt đối không rửa), dùng tăm để lấy tâm sen ra.

1371541105-hat-sen-tuoi1

Trước khi đem hạt sen đi phơi khô, cần tách tâm hạt sen ra trước nhé

- Sau đó đem hạt sen phơi khô, thật kỹ, nhiều nắng rồi cho vào lọ sạch, khô ráo đóng nắp kín để dùng ăn dần. Nếu bạn muốn dự trữ nhiều hạt và muốn để càng lâu thì tốt nhất thỉnh thoảng lại mang hạt sen ra phơi tránh bị ẩm mốc.

- Nếu bạn không mang phơi nắng thì có thể đem hạt sen đi sấy khô nếu có điều kiện. Cách này làm nhanh mà tiện dụng.

Cách 2:

Cách bảo quản hạt sen kiểu này chỉ để hạt sen được vài tháng.

- Bạn mua hạt sen tươi về bóc bỏ vỏ, bỏ tâm (không rửa), gói thật kỹ cho vào tủ đá. Lúc nào muốn sử dụng thì có thể đem đi hấp lại trước khi chế biến.

Lưu ý: Tâm sen rất tốt cho sức khỏe như giải nhiệt, giúp ngủ ngon, trị mất ngủ… vì thế khi lấy tâm sen ra, nên mang đi phơi hoặc sấy khô để có thể pha với trà hoặc dùng trong các vị thuốc.

Theo Bao moi

Những mẹo hữu ích khi sơn móng tay

Sơn bị nhòe, lâu khô, lem ra ngoài… là những sự cố mà chúng ta thường xuyên gặp phải khi tự vẽ nail tại nhà. Hãy tham khảo một số mẹo hay khi sơn móng tay.

Sơn móng tay bị khô và nổi bong bóng

Nếu lọ sơn móng tay của bạn bị khô và nổi bong bóng nhỏ mỗi khi sơn, đó có thể do bạn đã để lọ sơn ở nhiệt độ quá cao so với quy định. Hãy “xoa dịu” và giảm nhiệt bằng cách cho lọ sơn vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 30 phút trước khi sử dụng, nước sơn sẽ lại mịn bóng như mới.

son mong tay

Móng lâu khô

Bạn sơn móng tay và phải chờ đợi quá lâu cho lớp màu khô đi. Hãy thử ngâm móng vào nước lạnh trong 3 phút, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ khi thấy nó khô đi rất nhanh đấy!

Màu sơn bị nhòe

Sau khi sơn móng, nếu bạn làm việc chạm tới móng tay khi nước sơn chưa khô, màu sơn sẽ dễ bị nhòe và mất đi vẻ hoàn hảo, gọn gàng. Bạn chỉ cần thấm bông vào acetone và xóa đi phần màu sơn bị ảnh hưởng hoặc chỉ dùng móng tay xóa chúng đi. Tiếp tục thoa một lớp sơn và nước bóng lên móng tay để che đi khuyết điểm.

Lớp sơn cũ bị bong tróc

Sau khi sơn móng một thời gian, lớp sơn sẽ dễ bị bong tróc và khiến bộ móng kém cuốn hút. Để sửa lỗi sai này, hãy tiếp tục thoa đúng màu sơn ở phần móng bị bong màu. Tại những chỗ màu móng cũ giao với màu móng mới, hãy dùng màu bóng để thoa. Chúng sẽ giúp lớp sơn hài hòa một cách tự nhiên hơn.

Sơn móng bị lem ra ngoài

Việc sơn móng bằng tay không thuận dễ khiến bạn làm sơn móng bị lem ra ngoài. Hãy cuộn bông có tẩm acetone quanh mũi nhọn của giũa móng và khéo léo xóa đi lớp sơn bị lem. Ngoài ra, bạn có thể dùng chính móng tay để xóa sơn nhưng cách này không triệt để và nếu không khéo, sơn sẽ bị lem nhiều hơn.

Theo Webphunu

11 lời khuyên khi cho con đi du lịch

Để chuyến du lịch của cả nhà luôn vui vẻ và hoàn hảo hơn, bạn hãy thuộc lòng 11 lời khuyên sau đây khi cho con đi du lịch nhé!

1. Chọn địa điểm du lịch phù hợp

Khi cho con đi du lịch, bạn nên chọn địa điểm du lịch không cách quá xa nơi sinh sống để hạn chế tối đa thời gian di chuyển. Nếu phải đi bằng đường hàng không thì thời gian ở trên máy bay phải ít hơn 3 giờ đồng hồ, bởi nếu không sẽ vượt quá sức chịu đựng của trẻ nhỏ.

Các chuyên gia khuyên bạn tốt nhất không nên đi du lịch ở nơi mà thời gian di chuyển đến đó nhiều hơn 3 giờ đồng hồ, dù bằng bất kể phương tiện gì, để tránh cho bé sự mệt mỏi không cần thiết.

2. Nên đến sân bay ít nhất 30 phút trước giờ cất cánh

Nếu cả gia đình bạn di chuyển bằng máy bay, đến sớm giúp bạn hoàn thành các thủ tục ở sân bay một cách thong thả, không bị luống cuống vội vã. Hơn nữa, hiện nay nhiều hãng hàng không có chế độ ưu tiên chỗ ngồi cho trẻ nhỏ nên nếu đến sớm rất có thể bạn sẽ chọn được chỗ ngồi ở hành lang hay gần cửa sổ.

Bên cạnh đó, các bé thường hay chạy nhảy lung tung nên thường phát sinh nhiều tình huống ngoài tầm kiểm soát của bạn. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng đến sớm 30 phút là điều hoàn toàn cần thiết nếu bạn cho con đi du lịch bằng máy bay.

11-loi-khuyen-khi-cho-con-di-du-lich

Mẹ nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho bé khi đưa con đi du lịch. (Ảnh minh họa)

3. Sử dụng va li loại lớn có tay kéo và bánh xe

Làm như thế này là để tránh cho bạn không lâm vào tình cảnh “tay xách nách mang” với bao nhiêu là túi lớn, túi nhỏ trong khi vẫn phải để mắt trông chừng một em bé hiếu động hoặc mè nheo, quấy khóc. Nhét mọi thứ cần thiết vào một vali và chỉ cần kéo đi nhẹ nhàng (trên thực tế bạn có thể giao nhiệm vụ này cho bố của bé) để có hẳn một tay rảnh rang mà trông chừng, bế hoặc dắt bé đi.

Một điều cần chú ý là trong hành trang mang đi du lịch cần có cả chăn và gối nằm hàng ngày của bé để khi bé ngủ trong khách sạn vẫn cảm nhận được “mùi hương” quen thuộc nên không có cảm giác lạ nhà.

4. Đồ vật không thể thiếu trong chuyến du lịch

Đó là một túi xách nhỏ đựng được ít nhất một bộ quần áo của bé và gói giấy ướt để khi phát sinh tình huống ngoài ý muốn (bé bị ướt, bẩn quần áo, tè dầm hoặc ị đùn) bạn có thể nhanh chóng đưa bé vào nhà vệ sinh mà “giải quyết” dễ dàng.

5. Mang theo đồ chơi mà bé thích nhất

Đi ô tô, tàu hỏa, máy bay… thường phải tiếp xúc với nhiều người lạ và một môi trường hoàn toàn khác với căn phòng ấm cúng ở nhà khiến nhiều bé tỏ ra sợ hãi và quấy khóc hoặc mè nheo. Hãy dỗ bé bằng đồ chơi ở nhà mà bé hay chơi nhất.

6. Đừng quên “công tác” an ninh

Dù không hề muốn nhưng bạn nên nghĩ đến trường hợp bé đi lạc để nghĩ cách hạn chế tối đa hậu quả. Bạn nên ghi tên bé và tên vợ chồng bạn cùng địa chỉ nhà, điện thoại, khách sạn sẽ ở vào một mảnh giấy nhỏ rồi cho vào túi của bé.

Đối với các bé lớn hơn, bạn “giao hẹn” với con nếu không tìm thấy bố mẹ thì phải ra chỗ nào để chờ hoặc gặp ai để nhờ tìm bố mẹ (thông thường là nhờ chú cảnh sát hoặc nhân viên an ninh của nhà ga, sân bay, bến tàu…).

7. Uống nước ấm

Trong quá trình đi nghỉ, bạn nên cho bé uống nước ấm sẽ tốt cho sức khỏe của bé hơn. Nên đựng nước trong chai thuôn dài, cổ nhỏ để vừa dễ lấy từ túi ra, lại vừa hạn chế tốc độ nước chảy khỏi miệng chai.

8. Chuẩn bị WC tự chế

Khả năng nhịn tiêu, tiểu của trẻ nhỏ rất kém và thực tế là không nên nhịn. Vì vậy trong suốt quá di chuyển bằng các phương tiện, bạn không nên cho bé uống quá nhiều nước, đồng thời dỗ bé đi vệ sinh mỗi khi đến các trạm dừng chân.

Tuy vậy, bạn nên chuẩn bị một ít chai nhựa hoặc túi nilon dày để đề phòng “trường hợp khẩn cấp”.

11-loi-khuyen-khi-cho-con-di-du-lich

Ảnh minh họa

9. Người bạn đồng hành của bé

Nếu có điều kiện tài chính và bé đã lớn một chút, có nhiều bạn bè thì bạn có thể mời một người bạn thân thiết của bé đi du lịch cùng gia đình. Có một người bạn cùng đi, bạn sẽ phát hiện bé bỗng ngoan hơn rất nhiều và niềm hạnh phúc của bé cũng gia tăng gấp bội khi được chia sẻ niềm hạnh phúc và sự vui vẻ với bạn. Quãng đường di chuyển cũng vì thế không còn quá xa đối với bé.

10. Tiêm phòng cho cách ngày khởi hành ít nhất một tuần

Có thể bạn lo lắng bé có khả năng lây một số bệnh truyền nhiễm khi đến một nơi xa lạ nên cho bé đi tiêm ngừa vắc xin trước ngày khởi hành. Làm như vậy không có gì sai nhưng các bác sỹ khuyên bạn thời gian cho bé đi tiêm phải cách ngày khởi hành ít nhất một tuần. Bởi có nhiều bé bị phản ứng thuốc sau khi tiêm nên có biểu hiện buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi…

Để phòng xa, bạn có thể mang theo một số loại thuốc trong hành lý du lịch như: thuốc hạ sốt, tiêu chảy… Nếu đến vùng nhiệt đới, nên mang theo thuốc chống côn trùng, kem chống nắng.

11. Bí quyết giảm sự khó chịu cho bé khi máy bay hạ cánh

Khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, áp suất không khí sẽ bị giảm khiến bé cảm thấy khó chịu và ù tai. Để giảm thiểu sự khó chịu cho bé, trước khi máy bay hạ cánh, bạn nên cho bé uống một ít nước, động tác nuốt sẽ làm giảm tác động của không khí lên màng nhĩ. Đối với bé lớn hơn 6 tuổi, bạn có thể cho bé nhai kẹo cao su, hiệu quả cũng rất tốt.

(Theo Trithuctre)

8 lời khuyên dinh dưỡng tốt cho bé

Để con phát triển toàn diện và luôn luôn khỏe mạnh, những bà mẹ đảm dang không thể bỏ qua 8 lời khuyên dinh dưỡng quý giá sau đây.

1. Sữa mẹ

Lời khuyên dinh dưỡng quý giá đầu tiên chúng tôi muốn gửi đến các bà mẹ là hãy cho con bú mẹ. Bởi sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, đầy đủ dinh dưỡng nhất và dễ hấp thụ nhất. Đó là những lý do vì sao Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyên các mẹ nên cho con bú ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Các bác sĩ dinh dưỡng cũng khuyên các mẹ không nên cai sữa cho con trước khi bé tròn 12 tháng tuổi, và nếu có điều kiện, hãy cho bé bú mẹ kéo dài tới 18 – 24 tháng.

8-loi-khuyen-dinh-duong-tot-cho-be

2. Đa dạng thực đơn

Tất cả các bà mẹ thông thái đều biết một điều rằng mỗi loại thực phẩm chỉ có một chức năng và cung cấp một số vitamin nhất định, trong khi đó để đáp ứng nhu cầu phát triển trí não và cơ thể thì bé lại cần nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, mẹ cần phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên đổi món để giúp bé ngon miệng.

Nếu mẹ chỉ tập trung cho con ăn một số loại thực phẩm sẽ dẫn đến trạng thái thừa chất này, thiếu chất khác… gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.

3. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Bất cứ một bà mẹ nào cũng hiểu tầm quan trọng của sữa và các sản phẩm từ sữa đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, việc uống sữa “bừa bãi”, không điều độ sẽ gây ra những tác hại đối với sự phát triển của trẻ mà các mẹ không thể lường trước được.

Bác sĩ dinh dưỡng cho biết, trẻ từ 1-3 tuổi nên uống khoảng 500ml sữa bò (đã pha theo công thức); trẻ trên 3 tuổi nên uống khoảng 300 – 400ml là đủ. Tuy sữa là thức ăn rất tốt cho trẻ, nhưng việc chỉ tập trung cho trẻ uống sữa không là chưa đủ. Cần cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm tự nhiên thông qua việc chế biến bột, cháo, cơm của trẻ, như vậy mới có thể cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

Các thành phần dinh dưỡng (các vitamin, muối khoáng) được bổ sung trong sữa cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu hàng ngày của trẻ, chất xơ trong sữa rất ít nên nếu chỉ uống sữa các cháu sẽ bị táo bón.

4. Chất đạm và chất béo

Có một điều mẹ thông thái nên biết rằng đạm là nguồn cung cấp axit amin và các chất dẫn truyền thần kinh. Vì vậy nếu muốn con thông minh, mẹ không thể bỏ sót việc bổ sung chất này vào thực đơn của con. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại đậu khác.

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Chất béo giúp ngăn cách các dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập cũng như phát triển chức năng của mắt. Không những thế, chất béo còn cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thu vitamin. Trong ngày, các mẹ nên sử dụng phối hợp cả chất béo động vật (mỡ, bơ) và chất béo thực vật (dầu thực vật) cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng nên cân đối và bổ sung cho bé những chất khác như kẽm, iot, sắt… có trong nhiều loại thực phẩm

5. Lưu ý với muối

Bác sĩ dinh dưỡng cho biết, bé từ 1 – 6 tuổi mỗi ngày chỉ cần một lượng muối không quá 2g. Nếu mẹ cho con ăn mặn trong một thời gian dài thì không chỉ ảnh hưởng đến khẩu vị của bé sau này mà còn kéo theo rất nhiều vấn đề bệnh tật khác như huyết áp cao, thận, tim và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

8-loi-khuyen-dinh-duong-tot-cho-be

6. Thận trọng với đồ uống có ga

Một lời khuyên dinh dưỡng vô cùng quý giá với các mẹ đó là hãy hạn chế cho bé sử dụng đồ uống có ga. Việc lạm dụng đồ uống có ga tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khoẻ của trẻ. Điều nguy hiểm nhất khi cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt có gas, đó là sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Do đó, những trẻ này rất dễ bị thiếu canxi, làm cơ thể không phát triển nhiều về chiều cao, trong khi đó, bề ngang lại phát tướng vì nước ngọt này có hàm lượng đường rất cao, dễ gây béo phì.

7. Rau, củ, quả

Các vitamin nhóm B (B1, B5, B6) có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau, vitamin B9 (axit folic) có nhiều trong rau lá xanh đậm, các loại hạt, súp lơ, cam bưởi, lòng đỏ trứng… đều là những dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, nhất là não bộ của bé.

Ăn nhiều rau củ và quả chín hằng ngày sẽ giúp bổ sung thêm nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể, đồng thời giải độc và giảm cholesterol thừa ra khỏi đường tiêu hoá.

8. An toàn thực phẩm

Đây là lời khuyên dinh dưỡng cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng vì nếu bạn thực hiện được tất cả những điều trên nhưng lại bỏ qua yếu tố an toàn trong lựa chọn và chế biến thực phẩm cho bé thì coi như mọi cố gắng đều vô nghĩa.

Mẹ cần đảm bảo lựa chọn và sử dụng thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh an toàn để đảm bảo thực phẩm không là nguồn gây bệnh cho bé. Lựa chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao không chứa các chất bảo quản, hoá chất bảo vệ thực vật, không mang các mầm bệnh đường tiêu hoá.

 (Theo Trithuctre)