Lưu trữ cho từ khóa: màu vàng

12 công dụng của sữa tươi

sua-tuoi-4-jpg[1332088530].jpg
Sữa tươi là thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày của con người. Ảnh: D.V.

- Luộc khoai tây, bắp cải: Khi luộc cho thêm một ít sữa vào, món sẽ vừa ngon, vừa không sợ bị ngả màu vàng.

- Hầm cá: Cho gia vị vào nước nấu sôi, cho cá vào, thêm một thìa canh sữa, vừa khử mùi tanh, cá lại xốp mềm.

- Làm trứng gà cuốn: Cứ 2 quả trứng gà cho thêm một thìa sữa, quấy đều rồi đổ, trứng gà cuốn sẽ mềm mại và ngon ngọt.

- Làm bánh: Khi nhào bột cho thêm một chút sữa, bánh sẽ có màu vàng óng

- Khử mùi gan bò: Dùng vải ướt lau sạch gan bò, cắt thành từng miếng mỏng, ngâm vào sữa sẽ khử hết mùi.

sua-tuoi-2-jpg_1368151447[1332088530].jp
Sữa tươi là nguyên liệu để làm nên những món bánh, món kem ngon miệng. Ảnh: N.S.

- Khử mùi lạ cho nồi sắt mới: Nồi sắt mới dùng để xào nấu thường có mùi lạ, có thể đem nấu sơ một ít sữa và khoai tây trước khi dùng, mùi lạ sẽ được khử sạch.

- Khử mùi tủ lạnh: Cho một ly sữa nấu sôi vào tủ, có thể khử hết mùi hôi trong tủ nếu mùi đó không nồng nặc lắm.

- Trong trường hợp làm khoai môn, khoai sọ, dọc mùng, rửa bèo cái… tay bạn hay bị ngứa, bạn có thể dùng sữa bò thoa lên, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

- Khi lỡ lấy bánh ra khỏi khuôn mà bánh chưa được chín kỹ, hãy nhúng bánh thật nhanh vào sữa lạnh rồi đặt bánh vào trong lò hấp lại một lúc để bánh chín.

- Dùng sữa giữ gìn đồ nhôm: Đổ vào ấm nửa lít sữa và đem đun sôi lên. Khi ấm sôi,  nhấc xuống để nguội từ từ. Đến khi sữa nguội hẳn, bạn đổ ra và rửa lại bằng nước lã. Ấm sẽ không bị đóng vôi ở đáy.

- Đánh bóng đồ bằng bạc: Những đồ dùng bằng bạc của bạn thường bị cũ. Muốn chúng bóng loáng, mới mẻ trở lại, hãy ngâm những đồ dùng ấy vào sữa chua độ nửa giờ. Sau đó, lấy ra và chải cho thật kỹ, dùng một miếng nỉ đánh bóng lại.

- Đánh bóng đồ bằng da và cây trơn: Bạn có nhiều đồ bằng da như lắc tay, cặp, va ly hay đồ dùng bằng cây không có đánh bóng (verni). Lâu ngày những đồ dùng này bị cũ, mất vẻ bóng loáng lúc đầu. Muốn những đồ vật này bóng trở lại như trước, bạn chỉ việc lấy một miếng nỉ, nhúng sữa tươi chà lên thật mạnh. Sau đó lấy vải khô lau đi.

Cách bảo quản sữa tươi

- Giữ sữa không bị đóng váng: Sữa tươi để từ sáng đến chiều có thể đóng váng vì trong sữa có chất acide lactique. Muốn sữa khỏi bị đóng váng, hãy cho vào chai sữa một ít thuốc muối (Bicarbonate de Soude). Thuốc muối có đặc tính đánh tan chất Acide Lactique.

nau-sua-jpg[1332088530].jpg
Tráng một lớp nước lạnh qua trước khi nấu, sữa tươi sẽ không bị dính vào đáy nồi. Ảnh: T.T.

- Nấu sữa không bị trào: Khi nấu sữa bò, rót một ít nước lên nắp xoong. Khi nước sắp bốc hơi hết là sữa cũng sắp sôi, mở hé vung chờ sữa sôi rồi bỏ hẳn vung ra.

- Nấu sữa không dính xoong: Sữa tươi khi nấu tiệt trùng thường bị dính một lớp dưới đáy, rất dễ khét. Bạn có thể khắc phục bằng cách dùng nước lã tráng qua xoong trước khi nấu.

- Không nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, nếu không protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá hủy. Khi sữa đã sôi, không giữ trên lửa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau… với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước, sau mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay.

Khánh Hòa tổng hợp

Hồng xiêm bắt mắt nhờ tẩm ôxít sắt

 

Ðể hồng xiêm bắt mắt, nhiều người bán thường ngâm quả vào một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước. Việc làm này có gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Hồng xiêm tẩm hóa chất

Tại các cửa hàng bày bán hoa quả, những quả hồng xiêm vàng sậm, căng bóng nhìn rất bắt mắt, hấp dẫn người mua. Khi được hỏi, người bán cho rằng: chỉ biết lấy hàng về bán cho khách, còn hàng có ngâm, tẩm chất gì hay không thì họ… chịu, không biết được.

Nhưng theo những người bán hàng lâu năm thì trên thị trường hiện có rất nhiều hoa quả được nhuộm màu, nhuộm hóa chất để tươi lâu hơn và nhìn ngon hơn. Bằng mắt thường người mua hàng khó nhìn thấy, phân biệt được hoa quả đã ngâm hóa chất. Tâm lý của người mua hàng thích chọn những loại trái cây tươi, ngon, có vỏ bóng mịn trong khi phần lớn các loại quả này được tẩm chất chống thối. Hầu hết những người bán hoa quả tại chợ Long Biên, Hà Nội đã “phù phép” trước khi khách hàng đến lấy. Những người bán buôn hay bán lẻ chỉ việc lấy về và bán.

Những người bán hàng thường truyền cho nhau những “ngón nghề” như bột sắt ngâm vào hồng xiêm để “lên đời” cho quả, chất Ethrel làm chín hoa quả nhanh, thuốc 2,4D chống vi sinh vật thâm nhập vào hoa quả gây nhanh thối rữa. Những quả hồng xiêm có thể hái khi còn xanh, nhìn không ngon nhưng chỉ cần nhuộm một ít hóa chất, quả sẽ chuyển thành màu vàng thẫm khiến nhiều người nhầm là hồng xiêm già, ăn ngọt hơn. Trên thực tế, đã có rất nhiều khách hàng bị đánh lừa mua phải quả non chỉ qua lớp vỏ bên ngoài này.


Hồng xiêm nhuộm hóa chất vỏ có màu vàng sẫm hơn hồng xiêm tự nhiên

Lợi hay hại?

Các loại trái cây khi hái xuống khỏi cây, nếu chỉ để tự nhiên, không bảo quản sẽ hỏng rất nhanh bởi khi đó, trong quả vẫn diễn ra quá trình hô hấp, quá trình tự chín và tự thối rữa. Mặt khác, sau khi hái, hoa quả sẽ bị vi sinh vật chui vào theo núm quả, làm cho quá trình thối rữa càng nhanh hơn.

Trước đây, người ta thường bôi vôi vào núm quả để vi sinh vật không thể chui vào được nhưng hiện nay, nhiều người buôn bán hoa quả đều sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả lâu hơn. Việc tẩm, ngâm hóa chất có thể làm ngay từ khi hoa quả được thu hoạch, cũng có những nơi được ngâm tẩm sẵn. Chất bột sắt được dùng để ngâm tẩm hồng xiêm là một loại màu công nghiệp chứa chất 2,4 diaminoazobenzene hydrochloride. Chất này được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su (chất chống ôxy hóa cao su), mực in… và tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm.

Đây là dạng độc tố, khi tích lũy trong cơ thể con người có khả năng gây tổn hại cho gan và thận, gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tiếp xúc thường xuyên sẽ gây viêm da nặng, kích ứng mắt và chảy nước mắt, hen suyễn, viêm dạ dày, suy thận, chóng mặt, run, co giật, và hôn mê. Triệu chứng khi nuốt phải lượng lớn: đau bụng, môi và móng tay chuyển màu xanh tím, co giật ói mửa, khó thở, buồn ngủ, lịm dần.

Chính vì vậy người nội trợ nên chọn mua hoa quả đúng mùa, màu sắc tự nhiên để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

(Theo Suckhoe&doisong)

 

Bà nội dùng dao lam cắt rốn bé sơ sinh nguy kịch

Hơn một tuần sau ngày chào đời, bé K. bỏ bú liên tục quấy khóc và lên cơn co giật, tại bệnh viện cháu được chẩn đoán nhiễm uốn ván. Mọi người thất kinh nhớ lại lúc đỡ đẻ, bà nội đã dùng dao lam để cắt rốn cho cháu.

Sau một tuần được chuyển đến bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM bé H.K. (sinh ngày 16/3/2012, ngụ tại Đắc Nông) vẫn chưa thể qua khỏi cơn nguy kịch. Anh Y.T. (29 tuổi) cha đẻ của bé cho biết: “Gia đình tôi sống cách xa trung tâm xã, hôm vợ tôi trở dạ sinh trời mưa đường trơn nên không thể chuyển đến bệnh xá được. Trong gia đình có mẹ tôi trước đây làm y tá nên bà đã đỡ đẻ cho tại nhà. Sau khi con bé ra đời, bà dùng dao lam để cắt rốn… ngờ đâu hậu quả lại nghiêm trọng thế này”.

Bà nội dùng dao lam cắt rốn bé sơ sinh nguy kịch
Sau một tuần điều trị bé H.K. vẫn chưa qua được cơn nguy kịch

Được biết, sau ngày sinh một tuần, bé H.K. bắt đầu quấy khóc bỏ bú, gia đình đã chủ quan nên không đưa đến bệnh viện. Sang ngày thứ 10 bé bắt đầu lên cơn co giật, gồng cứng người lúc này cháu mới được chuyển đến bệnh viện tỉnh Đắc Nông khám. Tại đây qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ kết luận cháu bị nhiễm uốn ván sơ sinh nên chuyển lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới trong tình trạng rốn của bé có dịch, mủ màu vàng cháu đã được cho dùng kháng sinh chống co giật và chích cơ hỗ trợ hô hấp. Tuy nhiên, do sức quá yếu nên bệnh đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng huyết, viêm phổi dẫn đến suy hô hấp. Hiện cháu đang phải hỗ trợ thở máy với tiên lượng rất nặng.

Cũng theo anh Y.T. bé H.K. là con đầu lòng của vợ chồng anh, cô vợ trẻ mới 18 tuổi lại sống ở vùng hẻo lánh nên trong thời gian mang bầu đã không được tiêm phòng đầy đủ.

(Theo Dantri)

Tác dụng tuyệt vời của sữa non

Sữa non là một chất dịch lỏng, màu vàng, dính. Nó được tiết ra trong 3 – 5 ngày đầu sau khi sinh.

Lượng sữa non tiết ra thay đổi tùy theo từng người, thông thường từ khoảng 10 – 100ml/ngày và trung bình là 30ml/ngày. Sự tiết sữa này tăng lên dần dần và đạt tới thành phần của sữa bình thường sau vài ngày.

Sữa non chứa ít lactose, chất béo (có 2g/100ml) và các vitamin tan trong nước hơn sữa bình thường (sữa trưởng thành) nhưng nhiều protein và các vitamin tan trong chất béo hơn bao gồm vitamin A (cao gấp 2 lần sữa trưởng thành), vitamin E và vitamin K. Ngoài ra nó còn có thêm một số chất khoáng như sắt, kẽm… Sắt và kẽm, những dưỡng chất vi lượng thiết yếu quan trọng đối với trẻ sơ sinh, có nồng độ cao trong sữa non.

Trong sữa non còn tập trung cao các tế bào miễn dịch, trong đó có thành phần hòa tan bao gồm immunoglobulin (IgA-IgM-IgG) lysozyme và các enzym khác, lactoferin và cả các thành phần tế bào bao gồm tế bào lympho, bạch cầu hạt trung tính và các tế bào biểu mô; những tế bào này có thể thực bào và tiêu diệt vi khuẩn nhưng chúng cũng có thể điều biến hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bằng cách sản xuất các cytokin, những chất trung gian miễn dịch hòa tan, chúng có thể kích thích các tế bào miễn dịch ở trẻ sơ sinh ví dụ TGF-beta có thể giảm viêm ở ruột, giảm dị ứng và kích thích sự sản xuất IgA ở ruột.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, miễn dịch của người mẹ được truyền sang trẻ sơ sinh qua một cơ chế được gọi là chuyển dời ruột – vú. Với cơ chế này, các kháng thể chống tác nhân gây bệnh mà người đã phơi nhiễm được chuyển vào sữa mẹ, cung cấp sự bảo vệ chống nhiễm khuẩn cho em bé.

Sữa non còn chứa rất nhiều ganglioside, một nhóm glycosphingolipid quan trọng đối với sự phát triển não, chúng không những cung cấp vật liệu xây dựng cho sự phát triển sớm của não mà còn hoạt động như các thụ thể đích để vi khuẩn dính vào và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ruột.

Sữa non đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đặc trưng của trẻ mới sinh như thận của trẻ còn non nớt, không thể xử lý một lượng lớn các chất lỏng mà không gây ra các stress về trao đổi chất, sự sản xuất lactaza và các enzym khác ở ruột chỉ vừa mới bắt đầu, các chất chống ôxy hóa đều cần  thiết cho việc bảo vệ chống lại sự phá hoại của các chất ôxy hóa và bệnh xuất huyết. Các immmoglobulin bao bọc lớp nền thành ruột còn non nớt, ngăn chặn sự thâm nhập của vi khuẩn, virut, vật ký sinh và các vi khuẩn gây bệnh khác, đồng thời các yếu tố phát triển kích thích các hệ thống của bản thân đứa trẻ.

Chính vì những lợi ích to lớn như vậy, cần cho trẻ bú sớm sau sinh. Nếu mẹ sinh thường, có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến một giờ sau sinh. Mẹ sinh mổ, thời gian bắt đầu khoảng 6 giờ sau mổ sinh, vì mẹ phải hồi phục sau tác dụng của thuốc gây tê. Thường sau 6 giờ, nếu hậu phẫu ổn, người mẹ được chuyển phòng để nằm cạnh con và tập cho con bú. Con cần nằm cùng giường với mẹ. Sự tiếp xúc mẹ con có tác động tinh thần giúp người mẹ mau xuống sữa.

(Theo AF)