Lưu trữ cho từ khóa: máu

Làm cách nào để tránh loét da ở người nằm liệt một chỗ?

Những người phải nằm lâu một chỗ hay bị loét da. Vậy muốn tránh tình trạng này thì phải làm gì?

Mẹ tôi bị tai biến mạch máu não, liệt toàn thân. Được biết những người phải nằm lâu một chỗ hay bị loét da. Vậy muốn tránh tình trạng này thì phải làm gì? – Dương Anh Thu (Hải Dương)

lam-cach-nao-de-tranh-loet-da-o-nguoi-nam-liet-mot-cho

Những người phải nằm lâu một chỗ thường bị loét do tì đè. Đây là dạng loét, hoại tử da, tổ chức dưới da hoặc cơ ở vùng tì đè giữa xương và mặt phẳng cứng như giường, ghế… Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới loét da là do: chậm thay đổi tư thế bệnh nhân, trường hợp bệnh nhân kém vận động, chịu áp lực tì đè trong 3 giờ sẽ gây thiếu máu tại chỗ, có thể dẫn tới hoại tử da và tổ chức dưới da.

Suy dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm khuẩn. Bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác đau do tổn thương thần kinh như bệnh nhân bị liệt do tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường. Da bị ẩm ướt liên tục, đặc biệt là trường hợp đại tiểu tiện không tự chủ. Để đề phòng loét da, cách tốt nhất là tránh tì đè liên tục lên vùng da nhạy cảm.

Những bệnh nhân bị liệt hoặc ốm nặng phải nằm lâu trên giường cần được thay đổi tư thế liên tục 2 giờ/lần. Nên cho bệnh nhân nằm các loại đệm như đệm hơi, đệm nước, đệm thay đổi được áp lực từng phần. Đối với bệnh nhân phải ngồi xe lăn, cần được nhấc người khỏi mặt ghế, xe thường xuyên. Giữ da bệnh nhân sạch, khô ráo. Thay quần áo thường xuyên. Trời nắng nên lau mồ hôi và giữ cho da được khô. Bệnh nhân đại tiểu tiện không tự chủ cần được làm vệ sinh liên tục, lau khô và xoa bột talc.

ThS. Hà Hùng

Theo Suckhoedoisong.vn

Virus HPV 16 – thủ phạm gây ung thư họng

ANTĐ - Nhiễm một số chủng virus HPV (virus gây bệnh ung thư tử cung) làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm sau của cổ họng (hầu họng).
Các nhà nghiên cứu đã so sánh mẫu máu của 938 bệnh nhân bị ung thư đầu và cổ, ung thư thực quản, và ung thư hầu họng với 1.599 người không mắc bệnh. Họ phát hiện ra rằng hơn 1/3 những người bị ung thư hầu họng bị nhiễm virus HPV 16 hay gọi là E6. Những kháng thể này được phát hiện trong mẫu máu của bệnh nhân thậm chí trong cả mẫu máu lấy hơn 10 năm trước khi được chẩn đoán ung thư. Trong khi đó, ít hơn 1% những người không bị ung thư có các kháng thể trên trong máu của họ.

Protein E6 của HPV vô hiệu hóa các protein p53 được biết đến có vai trò bảo vệ các tế bào khỏi bị phá hủy DNA và sự phát triển của bệnh ung thư. Có kháng thể này trong máu chỉ ra rằng quá trình gây ung thư của HPV đã được kích hoạt trước.

Tiến sĩ Ruth Travis, một trong những tác giả của nghiên cứu tại Đại học Oxford, cho biết: “Những kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp bằng chứng cho thấy nhiễm HPV 16 có thể là một nguyên nhân quan trọng gây bệnh ung thư hầu họng”.

HPV được biết đến làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn và dương vật và chúng có thể lây lan qua tiếp xúc bằng miệng hoặc bộ phận sinh dục. Những người thường xuyên quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ cao bị nhiễm virus này.

Trúc Linh
(Theo Dailymail)

Có phải người bị ung thư thì máu dễ bị đông?

Ba tôi mới phát hiện bị mắc bệnh ung thư (UT) nên phải phẫu thuật. Tuy nhiên, tôi nghe nói khi bị UT thì máu hay bị đông, vón cục nên rất nguy hiểm khi phẫu thuật, thậm chí có thể bị đột tử do thuyên tắc phổi. Chúng tôi hiện rất lo lắng. Có cách nào để phòng ngừa? – Mai Giang Thanh (Q.3, TP.HCM)

co-phai-nguoi-bi-ung-thu-thi-mau-de-bi-dong

Trả lời:

Bạn không nên quá lo lắng về việc gây đông máu ở bệnh nhân UT, vì không phải tất cả bệnh nhân UT đều có cục máu đông. Tuy nhiên, rõ ràng nguy cơ xuất hiện cục máu đông ở bệnh nhân UT cao gấp bốn lần so với người bình thường. Nguy cơ này thay đổi tùy theo loại UT. Các UT có nguy cơ cao xuất hiện cục máu đông bao gồm bướu não, UT tụy tạng, dạ dày và các loại UT hệ tạo huyết như lymphôm và bệnh đa u tủy. Một số khác như UT vú, cổ tử cung, da… có nguy cơ tạo cục máu đông thấp hơn. Hóa trị UT cũng làm tăng kích hoạt hệ thống đông máu của cơ thể và góp phần làm tăng nguy cơ tạo lập các cục máu đông. Các thuốc có nguy cơ cao bao gồm asparinase, cisplatin, adriamycin, 5 fluorouracil, bleomycin, mitomycin và bevacizumab.

Ngoài ra, nguy cơ dễ tạo lập cục máu đông cũng có thể gặp ở các bệnh nhân UT nằm lâu, có đặt các ống thông vào hệ tĩnh mạch trung tâm để dinh dưỡng hoặc truyền hóa chất. Đôi lúc các thầy thuốc phải đối mặt với các rủi ro của phẫu thuật như hình thành các cục máu đông gây thuyên tắc phổi, tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, vì trước bất kỳ cuộc mổ nào bệnh nhân cũng được đánh giá một cách cẩn thận khả năng đông máu cũng như các yếu tố nguy cơ để có giải pháp phòng tránh thích hợp.

TS-BS CK II Đặng Huy Quốc Thịnh
(Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM)

Theo Phunuonline.com.vn

Người lớn tuổi bị thiếu máu tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Một nghiên cứu mới đây cho thấy người lớn tuổi bị thiếu máu có thể tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

nguoi-lon-tuoi-bi-thieu-mau-tang-nguy-co-sa-sut-tri-tue

Ảnh minh họa

“Chúng tôi phát hiện ra rằng nguy cơ sa sút trí tuệ tăng 60% do thiếu máu. Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố khác thì nguy cơ vẫn tăng 40-50%”, tác giả chính của nghiên cứu tiến sĩ Kristine Yaffe, giáo sư về tâm thần học, thần kinh và dịch tễ học thuộc Đại học California, San Francisco, cho biết.

Nhóm nghiên cứu nêu rằng thiếu máu có thể chỉ báo sức khỏe tổng thể kém. Nguyên nhân gây thiếu máu có thể do thiếu sắt và mất máu. Ung thư, suy thận và một số bệnh mạn tính cũng có thể dẫn tới thiếu máu.

Một chuyên gia nói nghiên cứu này nhắc nhở các bác sĩ rằng rất nhiều tình trạng dẫn tới thiếu máu, và điều trị thiếu máu có thể tránh được nguy cơ suy giảm tâm thần.

Được đăng trên tạp chí Neurology ngày 31/7, các tác giả cho rằng cần nghiên cứu thêm để xác nhận mối liên quan này trước khi đưa ra các khuyến cáo về phòng ngừa sa sút trí tuệ.

Theo Anninhthudo.vn

Yếu tố nào gây bệnh ung thư máu?

Hút thuốc lá, tiếp xúc với benzen, tiền sử điều trị với hóa chất, hội chứng down và một số bệnh di truyền khác … cũng là yếu  tố  nguy cơ gây ung thư máu.

Bạn tôi không có triệu chứng gì, chỉ sốt cao kéo dài và nhập viện phát hiện ung thư máu, sau 1 tháng thì tử vong. Xin hỏi, yếu tố nào gây ung thư máu và có thể phòng ngừa được không? Bệnh có di truyền không?Phạm Thị Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội).

yeu-to-nao-gay-benh-ung-thu-mau

Ảnh chỉ mang tính minh họa.

GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam trả lời:

Tiếp xúc với tia phóng xạ liều cao hoặc có tiền sử dùng xạ trị có nguy cơ cao hơn bị bạch cầu (ung thư máu). Hiện tại, vẫn chưa xác định mối liên quan giữa tiếp xúc với nồng độ tia thấp (khi chụp X-quang và cắt lớp) với bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em và người lớn. Hút thuốc lá, tiếp xúc với benzen, tiền sử điều trị với hóa chất, hội chứng down và một số bệnh di truyền khác, hội chứng rối loạn sinh tủy và một số bệnh bất thường về máu khác cũng là yếu  tố  nguy cơ.

Rất hiếm khi có hai người trong gia đình bị bệnh bạch cầu. Nếu có thì chủ yếu là thể bệnh bạch cầu lymphô mạn tính. Khi một người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trên không có nghĩa là chắc chắn sẽ bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, mọi người cần biết các yếu tố nguy cơ đó để phòng tránh tiếp xúc, hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh.

Theo Kienthuc.net.vn

Phát hiện tế bào collagen gây bệnh thận mãn tính

ANTĐ - Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện một tế bào collagen trong thận có thể gây bệnh thận mãn tính.
Ngoài các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu cấp tính và viêm thận cấp tính, đa phần các bệnh lý về thận đều được gọi chung là bệnh thận mãn tính. Bệnh thận mãn tính không được sớm điều trị sẽ phát triển thành suy thận mãn tính.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tohoku Nhật Bản nhận thấy, bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường khiến chức năng thận suy yếu, trong thận lúc đó sẽ xuất hiện một loại tế bào collagen khiến thận giảm chức năng sản xuất erythropoietin – chất kích thích tạo hồng cầu trong máu. Việc thiếu chất kích thích tạo hồng cầu sẽ khiến cơ thể mắc bệnh thiếu máu, một vòng tuần hoàn máu kém dồi dào sẽ quay ngược về “nuôi” thận vì thế mà thận “chết” dần.

Tế bào collagen gây bệnh thận chính là tế bào erythropoietin do bị viêm mà chuyển hóa thành. Nếu khống chế được tình trạng viêm nhiễm, tế bào collagen hại thận sẽ hồi phục trở lại là tế bào erythropoietin bình thường.

Khánh Chi
(Theo Tân hoa xã)

Thai phụ mắc tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị nhiễm trùng

ANTĐ - Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị các nhiễm trùng nguy hiểm so với thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.

Dạng nhiễm trùng nguy hiểm có thể do MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin).

Nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ có liên quan với bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thuộc đại học California, Los Angeles thì nguy cơ không xảy ra ở thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Ảnh minh họa
Các kết quả này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu gồm hơn 3,5 triệu phụ nữ tại một bệnh viện. Họ phát hiện 5% số bà mẹ bị tiểu đường trong thời gian mang thai và 1% bị tiểu đường trước khi mang thai. Có 600 ca nhiễm MRSA ở các bà mẹ sau khi sinh. Nguồn nhiễm hay gặp nhất là qua da, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục, nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu.

Mặc dù nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan giữa nguy cơ nhiễm MRSA ở thai phụ mắc bệnh tiểu đường song không chứng minh mối quan hệ nhân quả.

Linh Linh
Theo MM

Chọn giày dép cho người bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường dễ bị tổn thương ở bàn chân. Do bị giảm hoặc mất cảm giác bàn chân nên khi bị tổn thương, người bệnh không biết, vì vậy vết thương dễ nặng thêm.

Các vết thương đó rất khó lành do thiếu ôxy, thiếu dưỡng chất, khả năng đề kháng giảm. Bàn chân dễ bị tổn thương trước tác động của nhiệt độ môi trường cao hoặc thấp. Da bàn chân dễ nhiễm bệnh do vi khuẩn, các mạch máu và đầu dây thần kinh tổn thương khi bị va chạm mạnh hoặc bị ép nén trong thời gian dài. Phần da chân cũng rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, cảm giác kém.

danamquainhamlech.jpg
Giày nam chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, bàn chân còn có thể bị biến dạng do teo các cơ, sai lệch khớp. Phân bố lực ép nén lên các phần của lòng bàn chân khi đứng và đi lại bị thay đổi. Với các đặc điểm trên, người bị tiểu đường cần lưu ý trong vấn đề chọn giày dép.

Giày phải đáp ứng các yêu cầu: mềm mại, có lót êm, không cộm. Lót giày đảm bảo cho sự phân bố áp lực đều lên lòng bàn chân, giảm chấn (có độ êm) cho bàn chân, nâng đỡ bàn chân.

Các yêu cầu vệ sinh, sinh thái của loại giầy này cần phải cao hơn các loại giầy thông dụng. Giầy hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn bên trong, có đặc điểm là mũi tròn và dày, tạo không gian rộng cho mũi chân, hạn chế nén ép lên bàn chân để tránh tổn thương da và mạch máu. Cửa giày được mở rộng hơn so với giày thông thường để bệnh nhân dễ xỏ chân; bộ phận đóng mở giày linh hoạt bằng băng dính nhám hoặc dây giày.

Phần mũ, lót giày đòi hỏi phải ít chắp nối, gờ cộm. Lót mặt giày êm và có thể tháo lắp. Giày được khử khuẩn, khử mùi nên tránh được hôi chân và bệnh lý cho bàn chân, giữ cho bàn chân khô ráo sạch sẽ. Trọng lượng giày nhẹ và đế cao su tự nhiên thấp giúp người đi không bị mỏi chân.

danuhomui.jpg
Giày nữ chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Biến chứng loét bàn chân đái tháo đường thường xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái. Bệnh thường bắt đầu do đi giày dép chật. Các tổn thương ở bàn chân sẽ nặng hơn nhanh chóng nên người bệnh cần lưu ý mang giày đúng cách, xem xét bàn chân mỗi ngày và nên điều trị ngay khi phát hiện có vết thương ở bàn chân dù rất nhỏ.

Người mắc bệnh tiểu đường khi đi loại giày với các đặc điểm trên sẽ hạn chế được sự nén, ép lên bàn chân, tránh tổn thương da và mạch máu. Đặc biệt, người bệnh có thể dễ dàng điều chỉnh giày vừa với bàn chân; tránh tổn thương, trầy xước da khi đi lại; hạn chế tối đa khả năng va đạp, đâm xuyên của các vật thể vào bàn chân...

Hiện, Viện nghiên cứu Da giày Việt Nam bán 6 mẫu giày cho người mắc bệnh tiểu đường - kết quả nghiên cứu từ năm 2010 đến 2012 - với 3 mẫu giày cho nữ, 3 mẫu dành cho nam. Sản phẩm bán tại Viện Nghiên cứu Da giày Việt Nam và bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Ngọc Bích

Nhìn da đoán bệnh gan

Các bệnh lý về gan gây suy giảm chức năng gan dẫn đến các độc tố, muối mật tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da, gây kích ứng da, mẩn ngứa.

Mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt

Gan làm nhiệm vụ hóa giải độc tố và đào thải muối mật. Các bệnh lý về gan gây suy giảm chức năng gan dẫn đến các độc tố, muối mật tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da, gây kích ứng da, mẩn ngứa.

Trường hợp nhẹ có thể chỉ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, da đỏ lên, đôi khi nổi mề đay từng vùng trên da hoặc toàn thân. Trường hợp nặng hơn có thể nổi nhiều mụn ngứa, ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, đôi khi tạo thành các đám mụn nước, phù nề nhẹ, vỡ ra gây nhiễm trùng.

nhin-da-doan-benh-gan

Vàng da

Gan có chức năng chuyển hóa sắc tố mật (bilirubin) trong máu để có thể bài tiết qua phân. Các tổn thương tại gan gây suy giảm chức năng gan như viêm gan do vi rút, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc gan do thuốc… dẫn đến tăng bilirubin trong máu.

Vàng da trong các bệnh về gan do lượng sắc tố mật trong máu tăng lên, thường có thể được nhận biết khi nồng độ bilirubin vượt quá 2,5 – 3 mg/dL. Màu sắc của da có thể phản ánh mức độ tăng của bilirubin trong máu. Khi bilirubin trong máu tăng cao, niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc lưỡi và kết mạc mắt cũng có màu vàng, kèm theo phân bạc màu, nước tiểu ít và sẫm màu.

Lá gan “mát” cho làn da đẹp

Những thay đổi bất thường trên da có thể là tín hiệu lá gan của bạn đang “bốc hỏa” vì phải làm việc quá sức. Vì vậy, giải pháp đầu tiên là giảm tải công việc cho gan.

Nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, chiên xào, đồ ăn cay nóng, bia rượu và các đồ uống có chứa cồn…

Để gan khỏe mạnh, nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày những thực phẩm có lợi cho gan như hành tỏi, cà rốt, chanh, củ cải, các loại rau lá xanh…

Theo Đông y, gan là nơi dự trữ và điều hòa lượng máu trong cơ thể. Nóng gan khiến cho khả năng thanh lọc độc tố, giải nhiệt độc của gan bị giảm sút dẫn đến nhiệt độc tích tụ trong máu, lâu ngày sinh ra mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay. Chính vì vây, Đông y thường dùng các thảo dược như Actiso, Bồ công anh, Cát căn, Bìm bìm… giúp thanh lọc độc tố, làm mát gan, giúp làm đẹp da từ bên trong.

(Theo Dân trí)

Khô âm đạo – Đừng quá chủ quan !

Theo các chuyên gia sản phụ khoa tại các bệnh viện phụ sản hay các trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản thì chứng khô âm đạo là một trong những vấn đề mà các chị em đến thăm khám và nhờ tư vấn thường than phiền nhiều nhất.

Đằng sau chứng khô âm đạo là gì?

Khô âm đạo là nguyên nhân chính dẫn tới ham muốn tình dục suy giảm ở nữ giới và vấn đề này ảnh hưởng tới gần 50% phụ nữ trong độ tuổi từ 40 – 59. Khô âm đạo là tình trạng khó chịu dẫn tới đau và khó khăn khi quan hệ tình dục. Khô thường đi đôi với teo âm đạo và là nguyên nhân làm cho phụ nữ khó và không đạt được khoái cảm và lảng tránh giao hợp, lâu dần dễ dẫn tới lãnh cảm. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý và hạnh phúc gia đình.

Ngoài những ảnh hưởng dẫn đến giảm ham muốn tình dục, gây đau đớn khi quan hệ, cảm giác nóng rát và ngứa ngáy ngay cả khi ngồi, đứng, tập thể dục hoặc thậm chí đi tiểu cũng thường gặp. Việc tiết dịch âm đạo bình thường là rất cần thiết cho việc duy trì mọi hoạt động của cơ thể và sức khỏe đời sống hàng ngày. Dịch tiết âm đạo cũng đảm bảo cho môi trường âm đạo có sự cân bằng PH, tính acid của môi trường âm đạo giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm. Khi lượng dịch âm đạo không đủ, người phụ nữ sẽ có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu

Cần hiểu đúng nguyên nhân

Những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh là nguyên nhân chính. Cụ thể nội tiết tố ở đây không chỉ riêng hàm lượng estrogen giảm mà cả progesterone và testosterone thấp làm cho mô âm hộ, mô âm đạo mỏng và khô teo. Giảm testosterone làm giảm trương lực cơ trong âm đạo và làm giảm độ nhạy cảm tình dục. Sự giảm của progesterone và estrogen cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu các đáp ứng về kích thích tình dục và do đó dẫn đến khô âm đạo.

Và một giải pháp toàn diện

Các liệu pháp hormone tự nhiên được xem là công cụ hữu hiệu và an toàn trong việc duy trì sức khỏe tình dục cho phụ nữ.

Tháng 8/2011, tại khu vực TP.HCM kết quả nghiên cứu về sản phẩm TPCN Spacaps trong hỗ trợ điều trị chứng khô âm đạo cho thấy phụ nữ sử dụng Spacaps giúp cải thiện đáng kể triệu chứng khô âm đạo khi kết thúc một đợt điều trị trong 3 tháng (ngứa âm đạo giảm 89,4% – chảy máu sau giao hợp giảm 87,8% – nóng rát âm đạo giảm 85,0% – đau khi giao hợp giảm 84,1% – tự cảm thấy khô âm đạo giảm 82,2%).

Tháng 10/2011 tại khu vực Hà Nội, kết quả đề tài nghiên cứu “Đánh giá độ an toàn và hiệu quả của viên uống TPCN Spacaps trong hỗ trợ điều trị khô âm đạo ở lứa tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh” cho thấy: các triệu chứng khô âm đạo, giảm khoái cảm, giao hợp đau, són đái và các triệu chứng vận mạch được cải thiện trên 90% sau đợt điều trị 3 tháng. Sự kết hợp tinh chất từ củ mài (pregnenolone) và tinh chất mầm đậu nành (isoflavone) trong viên uống Spacaps có ưu thế hơn hẳn so với các sản phẩm chứa isoflavone đơn thuần vì giúp cơ thể điều hòa sự cân bằng giữa estrogen và progesterone (điều tiết chất nhờn âm đạo) và testosterone (điều tiết sự ham muốn). Trong thành phần Spacaps còn chứa một số thảo dược quý như: đương quy, hà thủ ô, nhàu, thổ phục linh. Với thành phần cấu tạo như vậy, ngoài chức năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chứng khô âm đạo, Spacaps còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, hồi phục các chức năng sinh lý cho phụ nữ.

Giải quyết được vấn đề khô âm đạo ngay từ khi bắt đầu là giải pháp duy nhất và đơn giản không những để làm giảm các triệu chứng khó chịu do khô âm đạo gây ra, mà còn giảm nguy cơ khác giúp người phụ nữ sớm lấy lại được sức khỏe, sự tự tin, niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.