Gần đây, một nghiên cứu đã phát hiện thấy hàm lượng đường cao trong các loại thực phẩm, đặc biệt là ngũ cốc có nguy cơ khiến người dùng mất trí nhớ.
Theo thông tin trên trang EmaxHealth, TS David Perlmutter tại Đại học dinh dưỡng Mỹ cho rằng các tài liệu trong nghiên cứu là vấn đề chung của hầu hết mọi người, ngay cả những người mắc bệnh đường ruột celiac cũng vẫn bị ảnh hưởng mặc dù họ đã loại bỏ gluten khỏi thức ăn của mình.
Hàm lượng đường trong ngũ cốc dinh dưỡng có nguy cơ gây mất trí nhớ. Ảnh minh họa
TS David Perlmutter nhận định, chứng mất trí và bệnh Alzheimer có thể được ngăn chặn thông qua những thay đổi trong chế độ ăn uống.
Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn với kênh tin tức KING5, ông giải thích quá trình nghiên cứu đã chỉ ra việc tiêu thụ và “hạt Brain” là yếu tố quan trọng. Thêm nữa, việc ăn các loại ngũ cốc sẽ làm tăng hàm lượng glucose và thậm chí phần nào có thể gây nên nguy cơ mất trí nhớ hoặc Alzheimer.
Một nghiên cứu khác trên The New England Journal of Medicine (Anh) cũng cho thấy rằng, hiện tượng thay đổi hàm lượng đường trong máu ngày càng trở nên nguy hiểm. Dựa trên kết quả nhà nghiên cứu thì những người không mắc bệnh tiểu đường vẫn có nguy cơ bị mất trí nhớ hoặc Alzheimer nếu lượng đường trong cơ thể họ ở mức cao.
TS Perlmutter cho rằng, mọi loại ngũ cốc đều dễ khiến lượng đường trong cơ thể người dùng có sự biến động. Ông còn cho hay, những người có chế độ ăn không gluten sẽ hạn chế được carbohydrate và tập trung vào các nguồn dinh dưỡng khác. Vì vậy theo ông, xã hội hiện đại nên quay lại chế độ dinh dưỡng trước đây để ngăn chặn bệnh Alzheimer và chứng mất trí đang ngày càng phổ biến như hiện nay. Người tiêu dùng có thể sử dụng thịt, cá, rau và sữa thay cho ngũ cốc.
Hầu hết những người bị bệnh celiac thường có chế độ ăn không gluten, vì vậy lời khuyên của bác sĩ cũng dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, các sản phẩm không có gluten như bánh mì, bánh ngọt, mì ống và những thực phẩm tương tự cần phải cắt giảm để đáp ứng tiêu chuẩn mà bác sĩ đưa ra.
Chế độ ăn ít carbohydrate vẫn còn gây nhiều tranh luận và một số nhà dinh dưỡng cũng chưa nhất trí với quan điểm này, tuy nhiên điều quan trọng hơn là người tiêu dùng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định thay đổi chế độ ăn của bản thân.
Theo VietQ.vn
The post Ngũ cốc có nguy cơ khiến người dùng mất trí nhớ appeared first on Tin Sức Khỏe.
Lưu trữ cho từ khóa: Mất trí nhớ
Khiêu vũ có thể giúp phòng tránh bệnh Alzheimer và mất trí nhớ
Chúng ta nghĩ rằng khiêu vũ giúp thân hình thon thả, nhưng như thế chưa đủ bởi các nghiên cứu mới nhất chứng minh khiêu vũ còn làm chúng ta thông minh hơn, tự tin…
Nhiều nghiên cứu cho thấy kích thích tâm trí của một người bằng cách khiêu vũ có thể giúp phòng tránh bệnh Alzheimer và các chứng mất trí khác. Cũng như tập thể dục có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh việc khiêu vũ theo nhạc cũng làm tăng nhận thức sắc sảo ở mọi lứa tuổi.
Một nghiên cứu kéo dài 21 năm được tiến hành bởi Đại học Dược Albert ở New York, được tài trợ bởi Viện Quốc gia về Người cao tuổi đã hé lộ nhiều lợi ích của việc khiêu vũ. Các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp đo thị lực để theo dõi tỷ lệ sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu là nhằm xem xét liệu có bất kỳ hoạt động giải trí nào tác động tích cực đến não của người cao tuổi hay không.
Một trong những bất ngờ của nghiên cứu là hoạt động có khả năng bảo vệ chống lại bệnh mất trí nhớ cao nhất là khiêu vũ thường xuyên. Khiêu vũ thường xuyên giảm thiểu 76% nguy cơ mắc bệnh và làm cho tinh thần minh mẫn, suy nghĩ sắc sảo hơn. Các lợi ích khác của việc nhảy theo nhạc cũng được nhấn mạnh, bao gồm:
1. Tăng lượng endorphins
Khi bạn bắt đầu di chuyển cơ thể của bạn, não của bạn bắt đầu sản sinh endorphins , một chất tạo niềm vui, để đáp ứng với hoạt động vận động. Khi chúng ta phải ngồi yên tại bàn cảm giác bồn chồn và chán nản thường xuất hiện. Vì vậy khiêu vũ là một cách tuyệt vời để giữ cho cơ thể và bộ não của bạn vui khỏe.
Ảnh minh họa
2. Tự tin
Khiêu vũ giúp bạn cảm thấy tự tin. Khi bạn nhảy, bạn bắt đầu nới lỏng dần tất cả sự kiềm chế và đạt được sự tự tin về cơ thể và chuyển động nhịp nhàng theo nhạc. Khi bạn nhảy theo nhạc, sự vận động đầy cảm xúc này có hiệu quả giải phóng chính bạn khỏi những suy nghĩ tiêu cực về khuyết điểm của bản thân
3. Tăng cường cảm xúc
Việc khiêu vũ là một trong những cách khám phá những khả năng tiềm ẩn và làm chủ cảm xúc của bản thân tốt nhất. Các động tác, sự di chuyển cơ thể dựa trên tiết tấu âm nhạc giúp tăng cường tất cả các giác quan của bạn và kết quả là những người thường tập nhảy sẽ tăng mức độ nhạy cảm của thể chất và cảm xúc cao hơn.
4. Tăng cường sức sáng tạo
Cũng như việc vẽ tranh, điêu khắc hay sáng tác và ca hát, khiêu vũ cũng là một hoạt động nghệ thuật. Môn nghệ thuật này không chỉ có nhiều lợi ích cho ngoại hình, sức khỏe thể chất mà còn giúp não bộ làm việc linh hoạt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy, thường xuyên khiêu vũ theo nhạc giúp gia tăng sự sáng tạo của chúng ta.
Theo Afamily.vn
The post Khiêu vũ có thể giúp phòng tránh bệnh Alzheimer và mất trí nhớ appeared first on Tin Sức Khỏe.
Dấu hiệu cảnh báo chứng mất trí nhớ
Chứng mất trí nhớ phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi, nhưng thực tế nó vẫn có thể tác động đến cả những người trong độ tuổi 30, 40 và 50.
Nếu bạn phát hiện bất kỳ điều gì trong những dấu hiệu sau đây ở bạn và người quen thân, đừng xem nhẹ và bỏ qua nó mà hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra, điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa
- Giảm trí nhớ.
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mất trí nhớ. Người mắc chứng hay quên thông thường có thể quên tên một người hàng xóm, nhưng vẫn nhận ra người đang nói chuyện với mình là hàng xóm. Trong khi đó, người bị mất trí nhớ sẽ quên cả tên hàng xóm lẫn bối cảnh xung quanh.
- Làm những việc quen thuộc một cách khó khăn
. Bệnh nhân mất trí nhớ thường khó hoàn thành các công việc hàng ngày, chẳng hạn họ có thể rất bối rối khi phải mặc quần áo, chuẩn bị một bữa ăn hay thực hiện một cuộc gọi điện thoại.
- Gặp khó khăn về ngôn ngữ.
Thỉnh thoảng chúng ta có thể khó tìm ra từ thích hợp khi nói chuyện, nhưng người bị mất trí nhớ thường quên những từ đơn giản hoặc sử dụng từ thay thế khác thường, khiến lời nói hoặc câu viết của họ trở nên khó hiểu.
- Mất phương hướng thời gian và địa điểm.
Chúng ta đôi khi quên ngày trong tuần hoặc địa chỉ đang ở, nhưng những người bị mất trí nhớ có thể quên luôn những nơi quen thuộc như con đường nhà mình, nơi họ đi đến hoặc đã đến đó bằng cách nào và không biết về nhà bằng cách nào. Ngoài ra, họ cũng có thể nhầm lẫn giữa ngày và đêm.
- Khả năng đánh giá kém.
Bệnh nhân mất trí nhớ có thể ăn mặc khác thường, ví dụ, mặc nhiều áo quần vào những ngày ấm nhưng lại mặc ít quần áo vào những ngày giá lạnh.
- Không thể tập trung.
Người bệnh thường cảm thấy rất khó khăn để dõi theo một cuộc trò chuyện; hoặc không hề chú tâm vào việc thanh toán hóa đơn.
- Đặt vật dụng sai chỗ.
Ai cũng có thể tạm thời để ví hoặc chìa khóa không đúng chỗ, nhưng người mắc chứng mất trí nhớ có thể đặt các vật dụng ở những nơi bất thường, như đặt bàn là trong tủ lạnh hoặc để đồng hồ đeo tay trong lọ đường.
- Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi.
Mọi người thỉnh thoảng có thể thay đổi từ buồn bã sang ủ dột, nhưng một người mắc chứng mất trí nhớ có thể thay đổi tâm trạng thất thường mà không có lý do rõ ràng. Ngoài ra, họ cũng ít biểu lộ cảm xúc hơn trước.
- Thay đổi tính cách.
Người bị chứng mất trí nhớ có vẻ khác thường trong cách cư xử so với chính mình như mọi khi. Họ có thể trở nên hay nghi ngờ, khó chịu, chán nản, thờ ơ, lo lắng hoặc kích động, đặc biệt trong các tình huống mà các vấn đề về bộ nhớ gặp trở ngại.
- Thụ động.
Đôi lúc chúng ta bị mỏi mệt vì việc nhà, hoạt động kinh doanh hoặc các nghĩa vụ xã hội. Nhưng người bị mất trí nhớ có thể trở nên rất thụ động, xem ti vi hàng giờ, ngủ nhiều hơn bình thường hoặc không thực hiện những hoạt động bình thường của mình.
BS. Nguyễn Thu Hà
Theo Nongnghiep.vn
Người già ngủ ngày nhiều có nguy cơ bị mất trí nhớ
Các nhà thần kinh học Pháp vừa cảnh báo, những người già, thường xuyên ngủ ngày có thể là dấu hiệu báo trước nguy cơ bị mất trí nhớ hoặc thúc đẩy tiến trình bị mất trí nhớ.
Ảnh minh họa: internet
Theo báo cáo của tạp chí Telegraph (Anh), để làm sáng tỏ mối liên quan trên, các nhà khoa học Pháp đã theo dõi 5.000 người, có độ tuổi trên 65. Kết quả cho thấy, 1/5 những người thường xuyên ngủ ngày trong thời gian dài thường ghi được điểm số thấp trong các bài kiểm tra về khả năng trí não.
Nghiên cứu đã được Claudine Berr, thuộc Viện Nghiên cứu Y học Quốc gia Pháp Sante, báo cáo tại Hội nghị Quốc tế của Hiệp hội Alzheimer, ở Vancouver (Mỹ) khẳng định rằng: “Kết quả nghiên cứu này cho thấy thời gian ngủ ngày nhiều có thể là chỉ dấu báo trước tình trạng sụt giảm nhận thức ở người già”.
Trong một cuộc nghiên cứu khác, cũng đã được trình bày tại Vancouver, các nhà khoa học Mỹ còn cho biết, những người thường ngủ nhiều hơn 10 giờ hoặc ít hơn 5 giờ mỗi đêm cũng liên quan đến tình trạng sụt giảm khả năng nhận thức.
Berr và nhóm nghiên cứu chứng minh rằng, những người ngủ quá nhiều hoặc quá ít thường có dấu hiệu thay đổi các hóa chất trong não, vấn đề này có thể là nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer – một thể thông thường nhất của chứng mất trí nhớ.
Berr cho khuyến cáo, việc ngủ nhiều có thể góp phần thúc đẩy tiến trình sụt giảm nhận thức và là dấu hiệu báo trước nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, đồng thời chỉ dấu này không thể bỏ qua.
Marie Janson thuộc Trung tâm Nghiên cứu Alzheimer Anh chia sẻ: “Đã có những bằng chứng trước đây chỉ ra mối liên quan giữa việc ngủ nhiều với các vấn đề về tim mạch và bệnh đái tháo đường. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi nghiên cứu này cho biết thêm rằng việc ngủ nhiều đã tác động đến khả năng nhận thức như thế nào”.
Theo Phunuonline.com.vn
Coi chừng mất trí nhớ vì lạm dụng công nghệ
Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Hàn Quốc đã tìm thấy những chứng cứ cho thấy có sự liên hệ giữa việc mất trí nhớ ở người trẻ với các thiết bị công nghệ.
Những phát hiện mới nhất của các nhà khoa học cho thấy, việc làm dụng thiết bị công nghệ khiến giới trẻ bị rối loạn chức năng não. Trong đó, nổi bật nhất là chứng mất trí nhớ ngắn hạn và được gọi là “mất trí nhớ kỹ thuật số”.
Chứng mất trí nhớ là căn bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Nhưng, trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra, mất trí nhớ cũng đang là vấn đề mà nhiều người trẻ ở độ tuổi 20 và 30 phải đối mặt. Các nhà khoa học gọi chứng mất trí nhớ ở những người trẻ là “mất trí nhớ kỹ thuật số”.
Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Hàn Quốc đã tìm thấy những chứng cứ cho thấy có sự liên hệ giữa việc mất trí nhớ ở người trẻ với các thiết bị công nghệ. Những người thường xuyên sử dụng các sản phẩm công nghệ có thể sẽ bị giảm một số khả năng nhận thức, ví dụ như rối loạn chức năng trí nhớ ngắn hạn.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với FoxNews.com, tiến sỹ Carolyn Brockington đến từ Trung tâm Y tế Roosevelt chia sẻ rằng, một trong những lý do khiến trí nhớ của giới trẻ ngày càng giảm sút là vì họ cảm thấy không cần phải nhớ các thông tin.
Theo tiến sỹ Carolyn, các thiết bị công nghệ chính là lý do gây ra tình trạng này. Giới trẻ hiện nay đang lạm dụng công nghệ theo nhiều cách, trong đó có việc để các thiết bị công nghệ “nhớ hộ”. Giới trẻ hiện tại không lấy thông tin từ bộ não mà lấy thông tin từ bộ nhớ của các thiết bị công nghệ.
Tiến sỹ Carolyn cho rằng, sự giảm sút của trí nhớ ở dạng “mất trí nhớ kỹ thuật số” của giới trẻ hiện nay là một vấn đề nghiêm trọng. Con người luôn tiến hóa và bộ não cũng như vậy. Vì vậy mà, thể hệ trẻ hiện nay chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan đến mất trí nhớ trong tương lai, nếu vấn đề “mất trí nhớ kỹ thuật số” không được khắc phục.
Để hạn chế tình trạng “mất trí kỹ thuật số”, tiến sỹ Carolyn khuyên, giới trẻ nên tăng cường nói chuyện và trao đổi thông tin qua kênh nói chuyện trực tiếp. Bên cạnh đó, đọc sách và cố gắng ghi nhớ thông tin mà không cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ cũng là một cách mang lại hiệu quả. Tập thể dục cũng rất quan trọng cho chức năng của não, bởi nó làm tăng lưu lượng và vận chuyển đến não các loại chất dinh dưỡng cần thiết.
Theo Yeutretho.com
Có thể phát hiện sớm bệnh suy giảm trí nhớ
Các nhà khoa học tại Úc cho biết dùng kỹ thuật chụp hình cắt lớp qua bức xạ positron có thể phát hiện bệnh suy giảm trí nhớ 15 năm trước khi bệnh lộ diện, theo Australian Women’s Weekly.
Giáo sư Christopher Rowe đứng đầu một nhóm các nhà khoa học tại Bệnh viện Austin (Úc) theo dõi sự hình thành của một loại protein gọi là amyloid. Đây là protein được tạo ra khi các màng não bị thay thế. Ở người khỏe mạnh, protein amyloid sẽ bị phá vỡ và được thải ra khỏi cơ thể.
Có thể phát hiện sớm bệnh suy giảm trí nhớ – Ảnh: Shutterstock
Thế nhưng, ở một số người, protein này dần dần được tích tụ, gây nên bệnh suy giảm trí nhớ 30 năm sau đó. Nếu một người bị suy giảm trí nhớ lúc 70 tuổi thì theo nghiên cứu của chúng tôi, quá trình này đã bắt đầu từ khi họ 40 tuổi. Và vào khoảng 55 tuổi thì chúng tôi đã có thể tìm thấy protein amyloid đang được tích tụ trong não khi chụp cắt lớp não qua bức xạ positron, theo Giáo sư Christopher Rowe, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.
Từ đó, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể phát hiện sớm căn bệnh và dùng thuốc ngăn chặn sự tích tụ của protein này, ngăn cản sự suy giảm trí nhớ. Nghiên cứu liên quan đến 1.000 người tại thành phố Melbourne và Perth (Úc) và được đăng tải trên tạp chí The Lancet Neurology.
(Theo Thanhnien)
Nguy cơ rối loạn giao tiếp sau tổn thương não
Ngoài những vấn đề về vận động, cảm giác, trí nhớ… thì tổn thương não còn có thể làm bệnh nhân bị rối loạn giao tiếp.
Có nhiều nguyên nhân làm não bị tổn thương, như: chấn thương sọ não, đột quỵ, viêm não… Trong số các hậu quả của tổn thương não, rối loạn giao tiếp làm bệnh nhân không thể “kết nối” với người xung quanh, dễ bị cô lập, khó hòa nhập với cuộc sống, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Trao đổi với PV Thanh Niên, Tổng thư ký Hội Vật lý trị liệu TP.HCM Lê Khánh Điền cho biết rối loạn giao tiếp bao gồm 3 dạng chính: mất ngôn ngữ, rối loạn vận ngôn và mất sử dụng lời nói. Bệnh nhân sau tổn thương não có thể bị một hoặc cùng lúc nhiều dạng rối loạn giao tiếp kể trên.
Mất ngôn ngữ
Mất ngôn ngữ ở người lớn là tình trạng bệnh nhân không có khả năng sử dụng “kho ngôn ngữ” được tích lũy sẵn trong não bộ để diễn đạt ý tưởng và giao tiếp với người khác qua nói, viết (rối loạn ngôn ngữ diễn tả) hoặc không hiểu ngôn ngữ bình thường thông qua nghe, đọc (rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận). Điều cần lưu ý là người bị mất ngôn ngữ không đồng nghĩa với trí nhớ hay trí thông minh giảm sút. Nhưng do họ gặp nhiều khó khăn trong nghe, nói hoặc đọc, viết nên dễ bị gia đình và cộng đồng đánh giá không đúng về trí tuệ.
Bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ diễn tả thường vẫn có thể hiểu, nhận biết sự vật, người thân nhưng không tìm được từ ngữ thích hợp để truyền đạt cho người nghe. Chuyên viên âm ngữ trị liệu sẽ giúp họ nhớ lại và liên hệ kho ngôn ngữ vốn có với thực tế cuộc sống, từ đó sử dụng để truyền tải thông tin. Chẳng hạn, bệnh nhân sẽ được cho xem hình ảnh người quen, đồ vật để tập nói chính xác tên gọi.
Ngược lại, bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận lại không hiểu hoặc chậm hiểu những gì được nghe và đọc. Trong trường hợp này, mục tiêu của chương trình phục hồi chức năng là tăng khả năng hiểu cho họ bằng những bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn, thời gian đầu, bệnh nhân chỉ tập trả lời những câu hỏi có/không, sau đó, tùy theo sự tiến bộ mà độ khó sẽ được tăng dần lên.
Rối loạn vận ngôn
Đây là tình trạng yếu, liệt của các cơ quan liên quan đến chức năng nói chứ không ở trung khu ngôn ngữ. Do đó, kho ngôn ngữ vẫn còn, khả năng sử dụng ngôn ngữ vẫn nguyên vẹn nhưng lời nói bị “biến dạng” hoặc sai lệch khiến người khác không thể nghe ra những gì bệnh nhân muốn truyền đạt. Người thân, nhờ tiếp xúc lâu ngày có thể hiểu được phần nào những gì người bệnh nói. Trong khi đó, người lạ thường không hiểu được hoặc hiểu rất ít. Nguyên nhân là do tổn thương não gây ra những hậu quả như: rối loạn hơi thở, rối loạn phát âm ở thanh quản, rối loạn khả năng cấu âm (phụ âm, nguyên âm), rối loạn độ vang của âm…
Chuyên viên âm ngữ trị liệu sẽ khám và xác định cụ thể bệnh nhân bị khiếm khuyết ở điểm nào, sau đó đưa ra chương trình tập luyện phù hợp để tăng tính dễ hiểu của lời nói. Tại Khoa Vật lý trị liệu của một bệnh viện, từng có trường hợp bệnh nhân nói chuyện người khác chỉ hiểu “lõm bõm” được khoảng 10-20%. Nhờ tuân thủ tốt chương trình phục hồi chức năng nên sau một thời gian, bệnh nhân đã tiến bộ đáng kể, người nghe có thể hiểu được khoảng 80% nội dung bệnh nhân muốn truyền đạt.
Mất sử dụng lời nói
Ở dạng rối loạn này, bệnh nhân bị mất khả năng “lập trình” phát âm. Biểu hiện điển hình là một âm bị nói sai nhiều kiểu. Để điều trị, chuyên viên âm ngữ trị liệu sẽ phát âm mẫu, bệnh nhân theo đó tập nói lại để tạo thành một “đường mòn” trên não. Họ cũng có thể được cho các bài tập phân biệt những âm gần giống nhau để nhận biết hai âm đó và lập trình lại cách phát âm.
(Theo Thanhnien)
Phòng chứng giảm trí nhớ sau sinh
Suy giảm trí nhớ và mất trí nhớ tạm thời thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh và thậm chí là ngay trong thời gian mang thai.
Một trường đại học Y khoa Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu thực tế và kết luận rằng hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hiện tượng này nhưng có thể phòng tránh nó bằng 6 thói quen đơn giản dưới đây ngay từ giai đoạn mang thai.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có thể giúp não bộ sắp xếp, phân loại các thông tin phức tạp, khi thức dậy muốn tìm thông tin cũng dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, do những tác động của nội tiết tố khi mang thai mà bà bầu thường rất khó ngủ hoặc rất dễ tỉnh giấc giữa chừng.
Trong thai kỳ không được sử dụng thuốc ngủ nên bà bầu có thể áp dụng một số hình thức hỗ trợ giấc ngủ như: vận động nhẹ nhàng, ngâm mình trong nước ấm, nghe nhạc nhẹ…
Một số bà bầu cho rằng ban đêm không ngủ được thì ban ngày ngủ bù. Cách này không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng. Nếu khó ngủ vào ban đêm thì hôm sau bạn cố gắng không ngủ bù vào ban ngày.
Nghe nhạc nhẹ
Bên cạnh tác dụng tăng cường trí thông minh của thai nhi, nghe nhạc nhẹ có thể thúc đẩy lưu thông máu lên não, giảm căng thẳng và còn giúp mẹ bầu cải thiện trí nhớ. Song cũng nên chú ý rằng loại nhạc có nhịp điệu và tiết tấu mạnh mẽ có thể có tác dụng ngược lại. Vì vậy bà bầu nên lựa chọn kỹ nhạc để nghe.
Tập bài tập thể dục phù hợp
Trừ khi có triệu chứng sinh non, nếu không các bà bầu nên tập các bài tập thể dục và vận động dành riêng cho thời gian mang thai. Các bài tập này không những giúp bà bầu dễ dàng vượt cạn hơn mà còn thúc đẩy tinh thần, nâng cao khả năng chú ý và ghi nhớ.
Duy trì tâm trạng vui vẻ
Bà bầu nên giảm áp lực của cuộc sống và công việc, bởi thường xuyên chịu áp lực sẽ khiến bộ nhớ của đại não bị tổn thương. Khi làm việc gì bà bầu cũng nên giữ trạng thái khoan thai, tránh căng thẳng, gấp gáp. Nếu công việc quá áp lực và điều kiện kinh tế cho phép thì tốt nhất bà bầu nên nghỉ làm một thời gian.
Sử dụng giấy nhớ
Nếu bà bầu không thể nhớ được những việc mình cần làm thì cũng không nhất thiết ép mình phải nhớ bằng được. Bạn có thể lập ra một danh sách theo ngày, ghi cụ thể từng công việc và các công đoạn thực hiện ra một tờ giấy, làm xong đến đâu bạn gạch chéo hoặc đánh dấu đến đấy.
Treo tờ giấy ở trước bàn làm việc hoặc ở nơi hay nhìn thấy nhất. Làm như vậy bạn sẽ không bị quên việc và tạo áp lực cho trí nhớ của mình.
Tránh xa thuốc
Không chỉ tuyệt đối không hút thuốc mà bà bầu nên tránh đến những nơi công cộng có người hút thuốc. Thuốc lá gây tổn hại đến trí nhớ của bà bầu và ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ cũng như tiếp thu kiến thức sau này của thai nhi.
(Theo Tri thức trẻ)
Bí quyết tìm lại trí nhớ sau một đêm “bí tỉ”
Uống quá nhiều nên bạn quên mất một phần câu chuyện của đêm qua, hoặc quên sạch mọi thứ. Điều này đã từng xảy ra với rất nhiều người đàn ông quá chén. Đừng lo. Đây thậm chí còn là dịp thử tài “thám tử” của bạn.
Quần áo và khung cảnh
Bắt đầu với một câu hỏi đơn giản: Tôi đang ở đâu? Trên giường? Giường của bạn gái? Giường bí ẩn? Võng bí ẩn? Đừng hoảng loạn nếu bạn không nhận ra cảnh quen thuộc. Hãy thu lại những gì bạn đã, đang mặc, có thể từ đó sẽ cho bạn thêm một số dấu hiệu. Nếu quần áo còn nguyên, đó là dấu hiệu tốt. Quần bơi ư? Vậy là bạn đã từng phấn khích đủ để bơi. Trần như nhộng ư? Có hai khả năng. Kiểm tra các vết dính trên quần áo: Thức ăn? Dầu mỡ? Máu? Kiểm tra mùi. Đó là mùi thuốc lá hay mùi xăng? Nếu quần áo bị xé hoặc bị cắn, có thể bạn đã tham gia một trận đánh nhau hoặc đã đạp rào xông vào vườn nhà ai đó. Không may là vườn đó có chó canh gác.
Đau ở đâu?
Sau đó, xem lại cảm giác của cơ thể mình. Nếu bắp chân đau, có thể bạn đã đi bộ rất xa, chạy khỏi hiểm nguy hoặc đã đi leo núi vào nửa đêm. Nếu bạn đau ở mặt, có thể bạn đã đánh lộn hoặc tự mình lao vào bức tường. Nếu bạn cảm thấy đau đớn tột cùng, hãy bỏ qua bước tiếp theo và xử lý nỗi đau này. Xương gẫy và các vết cắt sâu sẽ làm nên chiến tích của bạn. làm thế nào
Giấy biên nhận
Cảnh sát tìm các hóa đơn mua hàng để bắt tội phạm – hãy sử dụng biện pháp tương tự để tìm lại trí nhớ. Lục lọi túi quần túi áo, ba lôtúi xách, và bò ra khắp nhà để tìm các hóa đơn, giấy biên nhận sẽ chỉ cho bạn đường đi nước bước của mình đêm qua. Một ly whisky vào lúc nửa đêm, mấy chai bia lúc 2 giờ sáng, thêm một ly rượu nữa lúc 4 giờ, bao cao su lúc 5 giờ. Bao cao su à? Cô gái ấy đi đâu nhỉ? Hãy tìm cả giấy biên nhận ATM nữa. Những tờ giấy sẽ cho bạn biết liệu bạn có cần mượn tiền gấp không.
Số tiền còn lại
Ngoài giấy biên nhận, đếm lại số tiền còn trong ví bạn. Hy vọng rằng bạn sẽ biết được bạn có bao nhiêu tiền trước khi rời nhà. Thức dậy với số tiền ít hơn là chuyện bình thường. Tốt nhất là đừng mang theo nhiều tiền khi ra ngoài. Vì một đêm uống “tới bến” sẽ như đánh bạc trong ví. Còn nếu bạn có nhiều tiền hơn trong ví, thì quả là hơi bí hiểm. Cóthể bạn đã ghé qua máy ATM hoặc đã bán cái gì đó vào đêm qua. Hoặc bạn đã thắng cược.
Tìm lại lịch sử thẻ tín dụng
Kể cả khi bạn tìm thấy một đống biên nhận, hãy kiểm tra việc sử dụng thẻ tín dụng của mình trên mạng hoặc từ điện thoại. Chiếc thẻ sẽ cho bạn biết bạn đã mời mọi người được bao nhiêu vòng sau khi mọi người đã mời bạn một số vòng.
Các cuộc gọi điện thoại
Trừ phi bạn quá say đến nỗi không thể bấm số gọi được ai, dù là bạn gái cũ, ít ra điện thoại di động cũng ghi lại những cuộc gọi của bạn. Nếu cuộc gọi chừng 30 giây, tức là người mà bạn gọi không nhấc máy. Hy vọng rằng bạn đã không để lại những lời nhắn gây bối rối. Nếu cuộc gọi kéo dài đến 45 phút, có lẽ bạn nên gọi lại và xin lỗi.
Lịch sử truy cập internet
Lập tức kiểm tra Twitter và Facebook xem bạn có cần xóa đi những comment trong lúc tinh thần văn thơ đang lên cao trào hay không. Nếu bạn tìm ra mình đã từng vào trang web khiêu dâm, thì bạn đã không may mắn vào đêm qua rồi (trừ phi bạn tự cho rằng mình may mắn). Tìm lại lịch sử truy cập internet cũng cho bạn biết về việc liệu bạn đã lên mạng mua sắm, gửi email, chat, viết blog hoặc “khủngbố” bạn gái cũ trong khi bạn đang ngất ngây men rượu.
Ảnh, video
Những chiếc camera gắn kèm điện thoại thật khủng khiếp vì chúng ghi lại những giây phút ngớ ngẩn cùng cực của ta. Mặt khác, chúng lại là cách tốt nhất để tìm lại một đêm đã bị quên lãng. Trước tiên xem lại camera, sau đó lên Facebook, Twitter, Photobucket, và blog của bạn bè xem họ có tag bạn không. Nếu bạn tìm thấy một “anh chàng bí tỉ” vừa mới bị tag trên YouTube – khả năng là bạn đã trở nên nổi tiếng.
Phản ứng của bạn cùng phòng
Bước vào phòng khách, và trước khi nói lên điều gì, hãy xem nếu các bạn cùng nhà trở nên căng thẳng như thể bạn sẽ đột ngột ném trái bóng vào họ. Nếu họ căng thẳng, chứng tỏ bạn đã rất điên khùng vào tối hôm trước. Tương tự, sự im lặng, ánh mắt hình viên đạn và ngón tay chỉ cũng là những dấu hiệu không khả quan. Nếu họ mỉm cười hoặc lăn ra cười như điên, hãy vui mừng là họ không giận bạn, nhưng cũng không có nghĩa là bạn thoát nạn. Bạn sẽ không bao giờ sống sót nổi với những lời đùa cợt của họ.
(Theo NAM)
Trí nhớ bắt đầu suy giảm ở tuổi 30
Tính hay quên không chỉ giới hạn ở người cao tuổi, mà ngay những người ở độ tuổi 30 cũng có thể bị mất trí nhớ trong những tình huống hết sức bình thường.
Kết quả cuộc khảo sát trên 1.000 người ở độ tuổi 50 trong khóa học trực tuyến về trí nhớ mang tên “Thích học hỏi” cho thấy, hầu hết tình huống lãng quên có thể là vô hại. Tuy nhiên, một số người đã quên cuộc hẹn với bác sĩ tại bệnh viện hoặc thậm chí bỏ đi về, quên cả những đứa trẻ vẫn còn trong các cửa hàng.
Gần 2/5 số người được khảo sát thừa nhận, họ thường quên tên của những người mà họ đã từng biết đến trong nhiều năm qua, 1/5 hay quên chỗ để chìa khóa hoặc kính và trên 1/10 không thể nhớ số PIN (mã số rút tiền) của họ tại các quầy ATM.
Bên cạnh đó, 1/10 số người được khảo sát nói rằng, họ bắt đầu chú ý đến trí nhớ của mình ở độ tuổi 40 và 6% thừa nhận rằng trí nhớ của họ bắt đầu suy giảm ở độ tuổi 30.
Theo giới chuyên môn, việc thường xuyên thực hiện các hoạt động trí óc đơn giản như đọc sách, chơi giải ô chữ, giải câu đố, giúp con cái làm bài tập hoặc học các kỹ năng mới có thể giúp ngăn ngừa tính hay quên.
(Theo Phụ nữ online)