Lưu trữ cho từ khóa: mất tiếng

Các bài thuốc điều trị mất tiếng

Mất tiếng hay còn gọi là khan tiếng, đây là một loại bệnh mà triệu chứng đặc biệt là phát ra tiếng nói không rõ, âm thanh khàn, thậm chí không thể phát âm được. Theo Đông y, trong triệu chứng này, phổi và thận có quan hệ mật thiết nhau.

Trên lâm sàng chia ra 4 loại hình

Loại hình phong hàn: triệu chứng thường thấy là phát bệnh nhanh, tiếng nói không rõ, âm khàn, đau đầu, sổ mũi, ho không ra tiếng, lạnh run phát sốt.

Loại hình phong nhiệt: triệu chứng thường thấy là phát ra âm thanh không rõ, âm thanh nặng đục, miệng nóng, cổ khô, ho ra đờm vàng đặc.

Loại hình phế nóng: triệu chứng chủ yếu là đổ mồ hôi, âm khàn, miệng khô họng nóng, ho khan không đờm.

Loại hình phế thận âm hư: triệu chứng thường thấy là bệnh khởi phát từ từ, dần dần âm khàn, họng khô lâu ngày không hết, hoặc ho khan không đờm, tâm ngũ phiền nhiệt, choáng váng ù tai, lưng gối mỏi nhừ.

Trong y học hiện đại, chứng này có thể thấy ở các bệnh viêm đường hô hấp, viêm họng hạt.

cac-bai-thuoc-dieu-tri-mat-tieng

Ảnh minh họa – Internet

Các bài thuốc điều trị

Bài thuốc 1:

hạnh nhân 3g, quế chi 1g.

Thành phần 2 vị trên phải là tỷ lệ 3/1. Hạnh nhân bỏ vỏ, hạt. Quế chi mài thành bột, cho hạnh nhân vào giã nhuyễn, cho vào bao vải vắt lấy nước, mỗi ngày uống 5 – 6 lần.

Bài thuốc này có tác dụng thông phổi, tán hàn. Chủ trị mất tiếng do phong hàn dẫn đến chứng sổ mũi…

Bài thuốc 2: nước mía 100 – 150ml, gạo 50 – 100g.

Gạo vo sạch, đổ nước mía vào, đô thêm lượng nước thích hợp nấu cháo mỗi ngày ăn 1 – 2 lần.

Bài thuốc này có tác dụng thanh phế nhuận táo, có thể trị mất tiếng do phổi nóng, đổ mồ hôi dẫn đến.

Bài thuốc 3: đông qua thái khô 30 – 50g, gạo 100g.

Cho cả 2 vào nồi, đổ vào lượng nước thích hợp nấu cháo, cho thêm ít dầu lạc.

Bài thuốc này có tác dụng trị mất tiếng do phổi nóng, toát mồ hôi dẫn đến, có tác dụng thanh phế nhuận táo.

Bài thuốc 4: củ cải tươi lượng thích hợp, một ít nước gừng tươi. Củ cải tươi bỏ vỏ, giã nhừ, vắt lấy nước, pha nước gừng tươi vào, mỗi ngày uống một lượng tùy thích.

Bài thuốc này chủ trị âm khàn không rõ, ho không thoải mái, sổ mũi do ngoại cảm phong hàn dẫn đến, có tác dụng thông phổi khử hàn, uống lâu ngày có hiệu nghiệm rất rõ.

BS. Thu Hương

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc dân gian chữa khản tiếng, mất tiếng

Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản ảnh hưởng nhiều tới giao tiếp của người bệnh. Một giải pháp có khả năng mang lại hiệu quả cao đơn giản và an toàn là sử dụng các bài thuốc từ y học cổ truyền.

Viêm thanh quản thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…), người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi… Bệnh gây khản tiếng kéo dài khiến việc nói nhiều làm bạn chóng mệt, thậm chí mất tiếng.

(Ảnh do nhãn hàng Tiêu Khiết Thanh cung cấp)

Để điều trị bệnh viêm thanh quản và các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, bên cạnh những phương pháp hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc theo y học cổ truyền như:

- Lấy 100g giá đậu xanh sống, rửa sạch cho vào bát, bóp nát giá, sau đó đổ một lượng nước sôi vào bát, đậy nắp trong 15 phút rồi lọc lấy nước, uống từ 2 – 3 lần/ ngày.

- Lấy một lượng củ cải tươi vừa, bỏ vỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước, pha với một ít nước gừng tươi, uống hàng ngày.

Đặc biệt, vị thuốc quý từ thân rễ cây rẻ quạt (xạ can) cũng được dùng để chữa các bệnh về họng, ho nhiều đờm, khản tiếng. Người bệnh có thể dùng 3g – 6g rễ cây rẻ quạt mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc uống.

Ngày nay, để bệnh nhân có thể sử dụng thuận tiện hơn, rẻ quạt đã được dùng làm thành phần chính và phối hợp với các dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… và bào chế dưới dạng viên nén, tiện dụng mang tên thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm này giúp giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, ngăn chặn bệnh tái phát. Tiêu Khiết Khanh ra đời đã đi đầu trong sự lựa chọn cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, được đông đảo bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Để đạt được kết quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản tốt nhất, bên cạnh việc duy trì uống Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, bệnh nhân cần kiêng nói, không hút thuốc lá, nên uống đủ nước…

Tác dụng của Tiêu Khiết Thanh:

Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ 100% thảo dược, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như Viêm thanh quản, viêm amiđan, khản tiếng, mất tiếng; giảm sưng, giảm Viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói và không gây tác dụng phụ, kể cả khi dùng lâu dài. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên dùng Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày 2 lần, 2 – 3viên/lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 01 giờ, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 3 – 6 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

 
 
 

Bài thuốc chữa mất tiếng

Mùa đông trời lạnh nên cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm thanh quản. Những người mắc bệnh viêm thanh quản nhẹ thì bị khàn tiếng, nặng thì bị mất tiếng, ngoài ra cơ thể còn xuất hiện một số triệu chứng như: sợ gió, phát sốt, đau đầu…

Để phòng tránh mất tiếng, bạn nên lưu ý một số biện pháp bảo vệ thanh quản như sau:

- Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe.

- Đừng hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần yết hầu.

- Không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng. Nếu bỏ được thói quen uống nước đá thì càng tốt, nhất là trong những ngày nắng gắt.

- Nên nghỉ bệnh 2-3 ngày một khi cảm cúm, nếu trước đó đã có lần tắt tiếng.

- Tránh quần áo ướt đẫm mồ hôi rồi lại bước ngay vào phòng máy lạnh.

- Đừng phơi đầu trần quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.

- Với người có thanh quản quá nhạy cảm, thầy thuốc Đông y khuyên nên dùng lòng bàn tay chà mặt trước khuỷu và cổ tay nhiều lần trong ngày để mượn tác dụng kháng viêm của số huyệt đạo khu trú ở hai nơi này làm phương tiện phòng ngừa khan tiếng.

Để chữa trị các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ thực phẩm sau đây

1. Giá đỗ

Công dụng: giá đỗ xanh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt…Khi bạn bị mắc viêm phế quản với các triệu chứng như: đau họng, khát nước, ho, đờm vàng đặc, tắc mũi, mũi chảy nước đục, đầu lưới đỏ thì có thể sủ dụng giá đỗ như một phương pháp chữa trị rất công hiệu.

Bài thuốc: dùng giá đỗ xanh 300-500g, rửa sạch, giã nát, chế thêm chút nước sôi để nguội, chắt lấy nước, chia ra uống dần từng ít một. Bài thuốc này rất công hiệu rất nhanh, những người bị mất tiếng chỉ cần uống sau 1h sẽ nói lại được.

2. Củ gừng

Công dụng: theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ ho. Khi bạn mắc các triệu chứng như: sợ lạnh, sốt nhẹ, không mồ hôi, đau đầu, đau mình, mũi tắc, ho, mũi chảy nước trong…thì hãy sử dụng gừng để chữa trị.

Bài thuốc:

- Gừng già 10g, đường đỏ lượng thích hợp. Gừng thái lát, sắc lấy nước, hòa đường đỏ vào uống.

- Gừng già 10g, củ cải lượng thích hợp. Củ cải nấu sôi khoảng 3-5 phút, thêm gừng vào, lại nấu thêm 3-5 phút là được; Ăn củ cải và uống nước. Dùng chữa mất tiếng do nhiễm lạnh, viêm họng cấp có tác dụng tốt.

- Gừng già 10g, bạc hà 5g. Gừng thái lát, thêm 500ml nước, nấu lấy nước, cho bạc hà vào nấu thêm 3-5 phút là được. Chia ra uống trong ngày, uống ấm.

- Gừng tươi 10g, cành lá tía tô 10g, hành 5 cây (liền cả củ và rễ). Tất cả rửa sạch, sắc lấy nước uống.

3. Quả sung

Công dụng: sung có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh lợi yết hầu, tiêu viêm, là vị thuốc chuyên trị các bệnh về thanh quản và họng.. Khi bị đau họng, các bạn hãy ăn vài trái sung là khỏi, ngoài ra có thể áp dụng bài thuốc sau.

Bài thuốc:

- Trái sung 30g, đường phèn lượng thích hợp; Sắc nước uống. Dùng chữa mất tiếng do viêm họng mạn tính.

- Trái sung phơi khô, nghiền thành bột mịn. Ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần lấy 2-3g ngậm và nuốt dần. Dùng chữa mất tiếng kèm theo họng đau nhói, do phong nhiệt.

- Trái sung 15-20g, thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Uống thường xuyên còn có tác dụng phòng viêm họng cấp và khản tiếng.

4. Củ cải

Công dụng: Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị.

Bài thuốc: dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép. Nếu sợ lạnh thì trộn với nước gừng tươi để ngậm nuốt dần. Có thể làm mứt củ cải. Nếu phối hợp với nước giá đậu xanh thì hiệu quả càng cao, phối hợp với tỏi cũng tốt nhưng tỏi hăng và lâu hết mùi.
Đôi khi những thực phẩm rất gẫn gũi trong cuộc sống lại có nhiều công dụng mà chúng ta không thể biết hết được, chỉ cần bạn ghi nhớ là có thể áp dụng cho mình và mọi người trong gia đình.

Meo.vn (Theo Dinhduong)

Bài thuốc chữa khàn giọng

Tiết trời thay đổi, nhiều người hay bị khàn giọng, mất tiếng. Một số bài thuốc dân gian dùng chữa khàn giọng, nhưng cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng.

Nguyên nhân

Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhiều người đột nhiên bị khàn giọng, mất tiếng, mà trước đó không có dấu hiệu bệnh lý nào báo trước.

Y học hiện đại thì cho rằng, nguyên nhân khàn giọng, mất tiếng là do siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khan tiếng, mà đi kèm với tác nhân này còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt, đột ngột, như người làm việc nhiều giờ liền trong phòng máy lạnh, khi bước ra bên ngoài nóng thì dễ tắt tiếng. Còn đông y quan niệm, khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh phế, và thường xảy ra đột ngột. Đó là do ngoại tà lấn phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh ra bệnh.


Giá luộc lấy nước uống chữa khàn giọng


Ngưu bàng tử

Bài thuốc dân gian

Lương y Vũ Quốc Trung khuyên, khi đã bị khàn giọng thì cố gắng hạn chế việc nói chuyện, đồng thời thực hiện một trong số những biện pháp sau: súc miệng nhiều lần (có thể mỗi giờ) với nước trà pha đậm có gia vào một ít muối ăn (vừa phải, không quá mặn).

Hoặc có thể dùng nước ấm có pha một tí mật ong để uống. Có thể pha hai muỗng cà phê mật ong trong 250 ml sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, uống nhiều lần trong ngày. Hoặc dùng hành củ cắt lát, đem ngâm vài giờ trong nước ấm rồi dùng nước này để súc họng. Hay dùng cùi của quả kha tử đem trộn với muối ngậm trong miệng 15 phút rồi nhổ đi, ngày làm 3-4 lần như vậy. Dùng giá luộc lấy nước uống cũng rất hay.


Kỷ tử


Cam thảo chích mật - Ảnh: K.Vy

Ngoài ra, đông y cũng có một số phương thuốc dùng chữa tình trạng khàn giọng, tắt tiếng, tùy theo thể bệnh mà vận dụng. Chẳng hạn, nếu khàn giọng do phong nhiệt - người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau..., thì dùng phương thuốc gồm: kha tử, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, mạch môn đông (mỗi loại 10g), thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà, cam thảo (cùng 6g), nam hoàng bá 12g.

Nếu khàn giọng do đàm nhiệt uất kết, thì dùng phương thuốc gồm: xạ can, mã đâu linh (cùng 6g), hạt bí đao, qua lâu bì, sa sâm, tỳ bà diệp, ngưu bàng tử (cùng 9g), thuyền thoái, cam thảo, xuyên bối mẫu (cùng 3g).

Nếu khàn giọng kéo dài, họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ thường do âm hư nội nhiệt, thì dùng bài thuốc gồm: sa sâm 12g, huyền sâm, bạch quả, câu kỷ tử, mạch môn đông, bạc hà, đan bì, cam thảo (cùng 10g), núc nác 6g.

Nếu bị khàn giọng, chỉ nói được nhỏ tiếng, thì dùng bài thuốc gồm: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm (cùng 16g), sài hồ, kha tử, thiên trúc hoàng, thăng ma, cát cánh (cùng 10g), cam thảo chích mật, xuyên bối mẫu (cùng 6g), trần bì 8g.

Trường hợp khàn tiếng do phế hư thì dùng phương thuốc gồm: nhân sâm, bạch linh, đương quy, sinh địa (cùng 12g), thiên môn đông, mạch môn đông, kha tử, ô mai, a giao, mật ong (cùng 10g), ngưu nhũ 16g, lê tươi 1 quả.

Các bài thuốc trên sắc (nấu) uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày. Cách sắc: Nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai tiếp tục cho 3 chén nước, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Meo.vn (Theo TNO)

Đông y điều trị mất tiếng

Mất tiếng còn gọi là hầu âm (thất âm). Tuỳ mức độ có thể là khàn giọng hoặc mất tiếng hẳn (nói không ra tiếng). Nếu đột nhiên mất tiếng gọi là cấp hầu âm, bệnh kéo dài lâu ngày gọi là mạn hầu âm. Mất tiếng thường do bệnh ngoại cảm nhưng cũng có thể là bệnh nội thương do tạng phủ suy nhược. Theo y học cổ truyền “phế là cửa ngõ của thanh âm, thận là gốc của thanh âm”. Như vậy tắt hay là mất giọng có liên quan đến phế và thận.

Theo y học cổ truyền, mất tiếng do những nguyên nhân sau:

Ngoại cảm phong hàn làm phế lạc bị bế tắc sinh nhiệt, sinh đờm, làm cho phế khí mất tuyên thông nên nói không ra tiếng.

Nhiệt tà bế phế: Phong nhiệt độc bên ngoài xâm nhập vào qua miệng, mũi, làm tổn thương phế, phế khí không thông, ôn nhiệt bốc lên ủng trệ ở họng, khí huyết bị ủng trệ, kèm cảm lục dâm bên ngoài. Hoặc do ăn uống thức ăn cay nóng quá, hoả bốc lên làm tổn thương phế khí, gây nên mất tiếng.

Phế táo, tân dịch khô háo hoặc thận âm hư không nhuận được phế sinh ra mất tiếng.

Do tình chí bị uất ức: Con người mỗi khi có việc lo sợ và tức giận một cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh.

Bị bệnh lâu ngày, hư yếu: Âm thanh phát ra do ở phế mà gốc ở thận. Tỳ là nguồn của khí, thận là gốc của khí. Thận tinh mạch, phế tỳ thịnh thì âm thanh sẽ rõ. Nếu do lao nhọc quá sức, bệnh lâu ngày, phế thận âm bị suy, âm hư sẽ sinh nội nhiệt, đờm hoả bốc lên nhiệt nung nấu, họng sẽ gây nên mất tiếng.

Ngoài ra, do nói to, nói nhiều làm hao phế khí, bệnh vùng hầu họng cũng ảnh hưởng đến phát âm.

Theo y học cổ truyền thì bệnh mới mắc phần lớn là chứng thực, bệnh lâu ngày thường là chứng hư. Việc điều trị tùy theo chứng bệnh và thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới


Chứng thực

Ngoại cảm phong hàn: Cảm lạnh, người mát, mũi nghẹt hoặc chảy mũi nước trong, giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn.

Bài thuốc: Quế chi 12g, sinh khương 12g, thêm kinh giới để ôn thông phế khí, bạch thược 24g, cam thảo 4g, đại táo 12g, đường phèn 80g. Sắc uống ngày 1 thang.

Phế nhiệt: Giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.

Bài thuốc: Cát cánh 12g, cam thảo 6g, kinh giới 12g, thuyền thoái 6g, tiền hồ 12g, tang diệp 12g.

Đờm nhiệt: Nói khó, tiếng nặng, đờm nhiều vàng, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Bài thuốc: Cát cánh 12g, tiền hồ 12g, tang bì 12g, tri mẫu 8g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, ngưu bàng 10g, thuyền thoái 6g, bối mẫu 10g, cam thảo 6g, qua lâu 10g, hạnh nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đờm uất ngưng lấp: Tiếng nói nặng, nghe không rõ, ngực đầy, ho ra nhiều đờm, cơ thể mập, người mỏi mệt, tay chân không có sức, rêu lưỡi vàng bệu, mạch hoạt.

Bài thuốc: Hoàng cầm 10g, chi tử 10g, tiền hồ 10g, bối mẫu 8g, cát cánh 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Phong tà uất bế: Đột nhiên âm thanh bị xáo trộn, khó nói ra tiếng kèm họng hơi đau, ngứa, nuốt khó, ho, ngực khó chịu, mũi nghẹt, sổ mũi, sốt, sợ lạnh, đầu đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch phù.

Bài thuốc: Ma hoàng 12g, hạnh nhân 8g, cam thảo 6g, cát cánh 12g. Sắc uống.

Chứng hư

Phế âm hư: Nói giọng khàn, miệng khô, họng đau, ho khan không có đờm, chất lưỡi đỏ, khô, mạch nhỏ sác.

Bài thuốc: Tang diệp, hồ ma nhân, mạch môn, thạch cao, a giao, tỳ bà diệp, hạnh nhân, nhân sâm, cam thảo. Sắc uống ngày 1 thang.

Thận âm hư: Họng khô, giọng khàn, nói không ra tiếng, bứt rứt khó ngủ, lưng gối nhức mỏi, lòng bàn chân tay nóng, nặng có thể kèm ù tai, hoa mắt, lưỡi thon đỏ, mạch tế, sác, nhược.

Bài thuốc: Sinh địa 16g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 10g, phục linh 12g, hoài sơn 6g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Uất nộ khí nghịch: Bình thường vốn uất ức hoặc thường giận dữ, khí uất không giải, đột nhiên mất tiếng, ngực và hông sườn đầy trướng hoặc nhẹ thì vú căng, mạch huyền.

Bài thuốc: Tử tô 12g, ô dược 12g, trần bì 12g, bạch thược 12g, sinh khương 8g, đại táo 5 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chú ý: Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Cho 750ml nước vào thang thuốc, sắc kỹ chắt lấy 250ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút.

suckhoe&doisong

Khàn tiếng – dấu hiệu của nhiều loại bệnh

Nếu hiện tượng trên kéo dài quá 3 tuần, bạn đã bị viêm thanh quản mạn tính. Bệnh xuất hiện khi thanh quản bị kích thích lâu dài do phải nói, hát quá nhiều, do nghiện rượu, thuốc lá hoặc sống ở môi trường có khí độc (khói nhà máy, bếp than). Các bệnh lâu ngày ở thanh quản (lao, giang mai) cũng có thể gây viêm mạn tính ở cơ quan này.

Tiếng nói của con người được tạo ra bởi 2 dây thanh (thanh đới) nằm trong thanh quản. Bình thường, ở tư thế hô hấp, 2 dây thanh giãn ra. Khi phát âm, chúng khép sát với nhau ở đường giữa; mép của chúng rung lên dưới áp lực của luồng không khí thở ra, phát sinh tiếng nói. Hai dây thanh chấn động đồng nhất (rung cùng một tần số) là điều kiện để có tiếng nói trong trẻo. Khi đang nói, nếu có chút đờm bám vào một dây thanh, tiếng sẽ bị rè (do dây thanh này rung với tần số và biên độ khác với bên kia). Nếu ta đằng hắng, đờm sẽ bật ra, tiếng nói sẽ trở lại trong trẻo.

Khi bị khàn tiếng, nên nghĩ đến các bệnh lý sau:

- Viêm thanh quản cấp:

Hai dây thanh bị sưng, phù nề khiến các mép của chúng không còn khả năng linh hoạt để rung nữa, gây ra khàn tiếng, thậm chí mất tiếng trong vài ba ngày. Sau đó, nếu hai dây thanh phục hồi đồng đều, hiện tượng khàn tiếng đỡ dần; nếu không đồng đều, sẽ xuất hiện rè tiếng.

- Hạt dây thanh:

Hay gặp ở ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, báo cáo viên..., biểu hiện là khàn tiếng kéo dài mà sức khỏe vẫn bình thường. Nguyên nhân là phải gắng sức hát hoặc nói trong khi chứng viêm thanh quản cấp chưa hồi phục, khiến các sợi cơ trong dây thanh đứt; dịch tiết ra để hàn gắn sẽ tích tụ lại thành một hạt nhỏ ở mép dây thanh (có thể một bên hoặc cả hai bên). Hạt dây thanh ảnh hưởng đến chất lượng rung thanh, gây rè tiếng. Nó lại không cho 2 mép của các dây thanh khép sát vào nhau, tạo khe hở thanh môn, làm cho một lượng lớn hơi bị thoát mất, rất chóng mệt.

- Ung thư dây thanh:

Thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người nghiện thuốc lá lâu năm. Loại ung thư này tiến triển tiềm tàng; dấu hiệu sớm nhất để chẩn đoán chính là khàn tiếng kéo dài.

- Liệt một bên dây thanh:

Thường liên quan đến một chấn thương cụ thể, như sau phẫu thuật tuyến giáp.

Tóm lại, nếu tiếng nói bị khàn sau một đợt cảm cúm kèm theo sốt, ho, có cảm giác vướng, rát sâu trong cổ họng thì không đáng ngại vì đó chỉ là biểu hiện viêm thanh quản cấp. Chỉ cần dùng các thuốc chống cảm cúm thông thường, tăng thể lực, nghỉ ngơi và đặc biệt là kiêng nói, bệnh chắc chắn sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần lễ. Còn nếu khàn tiếng kéo dài quá 3 tuần lễ thì có thể nguy hiểm; cần đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để khám phát hiện nguyên nhân.

GS Phạm Kim, Sức Khỏe & Đời Sống

Những điều có thể chưa biết về amidan

Biểu hiện phổ biến của chứng viêm amidan là đau và khó nuốt, sốt, đau đầu và đôi khi cả đau tai. Tuy nhiên, vẫn có một số người không bao giờ bị viêm amindan.

Amidan là gì?

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Nếu há to miệng và nhìn thì chúng ta sẽ thấy amidan là 2 miếng mềm và đỏ ở 2 bên thành phía sau vòm họng, được hình thành bởi mô bạch huyết. Mô này có liên quan với hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm.

Amidan rất giàu các bạch cầu, một tế bào có khả năng chiến đấu và tiêu diệt vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Do vị trí đặc biệt của mình nên amidan là một hàng rào chống lại sự viêm nhiễm ở họng và đường hô hấp trên.

Viêm amidan là một dạng viêm amidan, thường do vi rút hoặc vi khuẩn (nhưng rất hiếm).  

Viêm amidan do đâu?

Những vi rút gây viêm amidan thường là thuộc dòng Epstein-Barr, mà cũng thường  gây sốt và vi rút thuộc nhóm Adeno. Những vi rút này có thể gây ra những viêm nhiễm khác trong cơ thể bao gồm cả ở vùng ngực.  

Vi khuẩn gây viêm amidan gồm nhóm Streptococcus.

Ngoài ra, viêm amdian có thể bắt đầu khi bị biến chứng sau khi nhiễm một loại siêu vi nào đó.

Ngoài cảm giác đau, bạn có thể nhận biết chứng viêm amidan bởi vì amidan trở nên sưng đỏ, đau đớn và có các đốm trắng ở trên bề mặt. Các tuyến ở cổ cũng thường sưng lên.

Những ai dễ bị viêm amidan?

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm amidan nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ em. Do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện như người lớn nên chúng dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Ngoài ra, amidan sẽ thu nhỏ dần theo tuổi tác và trở nên ít quan trọng đối với cơ thể khi hệ miễn dịch đã hoàn chỉnh.  

Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt rất dễ bị viêm amidan và trở thành bệnh mãn tính hay tái viêm định kỳ. Các chuyên gia chưa biết lý do tại sao nhưng nó có thể là kết quả của một giai đoạn khó khăn nào đó ở trường học hay nơi công sở.

Điều trị như thế nào?

Viêm amidan thường được điều trị bằng các loại thuốc làm dịu các triệu chứng như paracetamol.

Nếu viêm nhiễm là do vi khuẩn, được chẩn đoán bởi xét nghiệm, thì sẽ dùng kháng sinh.  

Những biến chứng có thể gặp?

Mặc dù gây khó chịu, thậm chí làm mất tiếng nhưng viêm amidan không đe dọa sự sống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số biến chứng có thể gia tăng.

Áp xe là một dạng biến chứng thường gặp ở amidan mà nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiễm trùng máu.  

Vi khuẩn cũng có thể tiết chấy nhầy từ amidan bị viêm và gây ra các mảng bám màu vàng trắng trên lưỡi, gây hơi thở hôi. Nếu amidan trở nên sưng phồng thì có thể gây khó thở và khó nuốt.

Có nên cắt amidan?

Hiện tỉ lệ cắt amidan sớm đã giảm nhiều trong những năm gần đây bởi người ta cho rằng không bộ phận nào trong cơ thể là thừa và rằng nó được thiết kế để bảo vệ họng. Tuy nhiên, đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về điều này. Bởi có một số trường hợp giảm được tình trạng viêm nhiễm sau mổ nhưng số khác lại tăng nặng.

Tuy nhiên, nếu chứng viêm amidan tái đi tái lại tới 5 lần trong một năm thì bạn nên xem xét tới việc cắt amidan.

Trước đây, cắt amidan được thực hiện bằng dao mổ, nhưng ngày nay người ta dùng công nghệ đốt điện, giúp giảm đau, không chảy máu và thời gian bình phục nhanh hơn.

Theo Dân Trí

Nói được nhờ cấy ghép hộp thoại ở cổ

 

Một người phụ nữ tại Mỹ tưởng sẽ phải câm nín suốt đời do tổn thương dây thanh đã vô cùng sốc khi nói lại được sau khi được cấy ghép một hộp thoại ở cổ. Đây là một trong những lần phẫu thuật rất hy hữu tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới.

Jensen tại buổi họp báo vào ngày 20/1/2011 thông báo kết quả của ca phẫu thuật hy hữu

Brenda Charett Jensen, 52 tuổi, bị hỏng dây thanh quản từ hơn 10 năm trước sau khi tháo ống thở nội khí quản trong quá trình điều trị lâu dài tại bệnh viện. Do các tổn thương nặng nên không thể nói được.

Trước khi cấy ghép, Jensen “nói chuyện” với mọi người thông qua sự trợ giúp của một thiết bị cầm tay phát giọng nói.

Sau nhiều năm lệ thuộc, các bác sĩ của TT Y tế ĐH California-Davis và các chuyên gia từ Anh và Thụy Điển đã ghép khí quản, tuyến giáp của một người cho cùng với hộp thoại vào vùng cổ của Jensen.

TS Gregory, bác sĩ phẫu thuật chính cho biết vùng cổ có cấu trúc phức tạp đến mức khó tin với những dây thần kinh nhỏ mà phải khâu nối bằng những sợi chỉ nhỏ hơn sợi tóc nhiều lần. Bác sĩ Gregory đã phải dành 10 giờ dưới kính hiển vi cỡ lớn khi khâu các dây thần kinh với nhau.

Hai tuần sau khi cấy ghép, Jensen đã cất giọng nói đầu tiên bằng một giọng khàn khàn: “Chào buổi sáng”, tiếp theo là “Tôi muốn về nhà” và “Các bạn là tuyệt vời”.

Các bác sĩ cho biết đó là giọng của Jensen chứ không phải của người hiến tặng và bạn bè đều nhận ra giọng nói của cô bởi giọng nói quyết định bởi hình dạng của cổ họng, xoang, mũi và miệng.

Không phải tất cả bệnh nhân bị mất tiếng nói của họ có đủ điều kiện để ghép hộp thoại. Nó vẫn được coi là thử nghiệm, và người nhận phải liên tục uống thuốc chống thải ghép và điều này sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ.

Jensen là phù hợp vì cô đã uống thuốc chống thải ghép sau khi được ghép thận, tuyến tụy vào năm 2006, các bác sĩ nói.

Trước đó, năm 1998, các bác sĩ tại bệnh viện Cleveland (Mỹ) đã thực hiện thành công ca cấy ghép thanh quản, khôi phục lại tiếng nói của Timothy Heidler sau một tai nạn xe máy. Ông đã nói chuyện bình thường trong 8 năm đầu tiên sau khi cấy ghép, nhưng sau đó gặp dây thanh quả bị sưng, khiến cho giọng của ông ồm và hổn hển. Mặc dù vậy, chất lượng cuộc sống của ông vẫn được cải thiện rất rõ.

“Ông Timothy có thể sống bình thường. Ông có thể giao tiếp và điều đó mang lại cho ông sự tự tin”, TS Marshall Strome, người thực hiện ca cấy ghép thanh quản đầu tiên và hiện đang là giám đốc TT Ung thư đầu và cổ ở bệnh viện St Luke's Roosevelt (New York, Mỹ) chia sẻ.

Quất, cây thuốc quý

Truyền thuyết về cây quất

Truyện kể rằng, cách đây hơn 800 năm, vào giữa tiết trời đông giá lạnh, cả kinh thành Thăng Long vô cùng lo lắng bởi nhà vua và văn võ bá quan trong triều cùng hàng ngàn người dân đột nhiên mắc một chứng bệnh thời khí như sổ mũi, hắt hơi, đau nhức chân tay mình mẩy. Vua Lý Thần Tông đã hạ chiếu cho pháp sư Giới Không Thiền Sư lập đàn tế lễ, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm mà ngày một lan rộng. Các quan ngự y được lệnh sưu tầm dược liệu để chế ra những phương thuốc trị bệnh. Sau một thời gian chạy chữa, các chứng bệnh lui dần, duy chỉ còn chứng ho, mất tiếng là dai dẳng kéo dài đến tận giáp Tết Nguyên đán. Nhà vua phải xuống chiếu cho nhân dân cả nước xem ai biết môn thuốc gì chữa khỏi chứng ho kéo dài này sẽ được trọng thưởng. Chiếu chỉ ban hành được vài ngày thì có một nông dân tên là Hoàng Quyết xin dâng lên nhà vua một vị thuốc dân gian, đó là quả quất luyện với đường phèn để chữa bệnh. Nhà vua bèn dùng thử thấy thuốc vừa chua, vừa ngọt, lại cay tê, đắng đắng, thơm mùi quất, chỉ trong hai ngày là khỏi bệnh. Bài thuốc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân và từ đó, cây quất cũng được trồng và dùng làm thuốc chữa bệnh tại kinh thành Thăng Long.

Quấy - cây cảnh ngày Tết, quả để ăn và làm thuốc chữa bệnh

Từ xa xưa, trong dịp Tết Nguyên đán, quất được dùng làm cây cảnh trang trí trong nhà. Những quả quất màu vàng au hoặc đỏ cam tròn trĩnh và xinh xắn xen lẫn lá xanh dày tượng trưng cho mùa xuân đầy sức sống và sự vươn lên.

Quất chẳng những là cây cảnh của mùa xuân, từ quả quất chín mọng, qua bàn tay khéo léo của con người được chế biến thành mứt quất, một món ăn của ngày Tết, nếu một lần được thưởng thức sẽ chẳng bao giờ quên bởi hương vị đặc trưng: ngọt, thơm, cay dịu... Quất còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh.

Quả quất có mùi thơm, vị ngọt, chua và tinh dầu thơm cay của vỏ. Quả quất được dùng dưới dạng quả còn non hoặc đã chín.

Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Nó có công năng hóa đảm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn, lá quất có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt.

Những bài thuốc chữa bệnh bằng quất

Cảm mạo: Lá quất 30g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.

Nôn mửa: Vỏ quất, gừng tươi, đất nung mỗi thứ 9g, sắc uống.

Nghẹn: Vỏ quất 20g, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng.

Sa nang sưng đau: Rễ quất 15 - 16g, sắc uống.

Ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.

Ho gà trẻ em: Quất 10g, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần.

Ho do phế nhiệt: Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.

An thần giảm ho: Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.

Chữa hậu sản, phù nề, vàng da: Quả quất non 50g, nghệ vàng 100g, nghệ đen 100g, hương phụ 100g, cặn nước tiểu 5g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.

Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu: Quả quất chín 1kg rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5 - 6 lỗ rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đường kính 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường (sirô quất) màu vàng mùi thơm. Khi dùng, lấy 1 - 2 thìa to sirô này pha với 150ml được đun sôi để nguội. Khuấy đều rồi uống.

Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, thêm 20g đường phèn hấp cơm, uống 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 - 10ml (1 thìa café).

Chữa nôn ra máu: Hạt quất 20g, bóc bỏ vỏ lấy nhân, sao vàng, giã nhỏ, sắc lấy nước uống 2 lần/1 ngày. Cần chú ý tránh nhầm lẫn giữa hạt quất và hạt quýt (y học cổ truyền gọi là quất hạch).

Ngoài ra, trong vỏ của quất, cam, quýt có chất tinh dầu giúp ngăn ngừa phát sinh ung thư gan, thực quản, đại tràng, da... Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết, ăn quất cả vỏ sẽ cho vitamin C, chất xơ rất có lợi cho tiêu hóa và hạ được cholesterol, làm vững chắc thành mạch, chữa bệnh tăng huyết áp.

(theo suckhoedoisong)

Đông y chữa bệnh hiệu quả cao: Tham khảo tại thaythuoccuban.com

Cách dùng gừng chữa bệnh mùa đông

Có rất nhiều chứng bệnh do lạnh có thể chữa bằng gừng như cảm, khan tiếng... Gừng cũng có thể điều trị chứng lở loét chân.

Theo y học cổ truyền gừng (ảnh) có vị cay tính ấm, có tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn. Gừng có tác dụng kháng viêm giảm đau làm tăng cường hoạt động của tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục; chống nôn ói, cảm mạo.  Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến về gừng:

Ngừa cảm lạnh sau khi dầm mưa nhiều giờ: Gừng sống 20 gr giã nát, bỏ vào một ly nước sôi hoặc trà nóng rồi cho đường vừa đủ ngọt để uống. Uống lúc còn nóng.

Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: Củ cải trắng hai củ, gừng sống 7 lát, rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống 2 - 3 lần mỗi ngày.


Chữa lở lét bàn chân: Gừng sống, hành tươi đều nhau giã nát, trộn một chút dấm đấp vào chỗ  lở loét.

Chữa ngoại cảm (nấu cháo cảm): Gừng sống 10 gr, hành lá 10 gr tiêu sọ 10 hạt, gạo tẻ một nắm, nấu cháo. Lúc sắp bắc xuống cho gừng sống (nhuyễn), hành lá cắt ngắn và tiêu sọ đâm nát vào, quấy  đều. Ăn cháo lúc còn nóng, ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi.

Chữa nôn mửa khi đi tàu xe: Gừng sống cắt lát mỏng, ngậm gừng sống nhấm nháp, nuốt nước từ từ cho đến khi hết nôn.

Chữa trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp, ho suyễn, tay chân lạnh: Gừng khô tán nhỏ 5 gr, hòa với nước cháo hoặc nước ấm mà uống. 

Chú ý: Gừng khô có tính nóng nên những người có thể trạng nhiệt hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng.