Lưu trữ cho từ khóa: mào tinh

Khi phái mạnh bị “yếu”

Phái mạnh thường ăn to, nói lớn và tự nguyện gánh vác những công việc nặng nhọc thay cho phái yếu.

Tuy nhiên, không ít anh chàng to cao, khỏe mạnh lại mang những nỗi khổ vì… yếu.

Tướng không... quân

Nối dõi tông đường là một trong những sứ mạng của người đàn ông để tròn chữ hiếu, vun đắp hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào cảnh vô sinh chỉ vì không có “tinh binh”. Thông thường, ít ai biết mình thuộc diện tướng không… quân.

Chỉ sau vài năm lấy vợ, chờ mãi không có con, các anh mới buộc phải tới bệnh viện làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Khi cầm kết quả trên tay, nhiều anh... mặt xanh như chàm đổ.

Cũng có người tinh trùng hiện diện trong tinh dịch đồ nhưng chúng lại không thích “xung phong” mà chỉ thích thụt lùi, bơi vòng quanh hoặc bơi theo vận tốc... rùa bò ngửa! Buồn hơn nữa là tình cảnh tinh binh “tong teo” không sức chiến đấu.

Điều cần nói thêm là nhìn bề ngoài quý ông, không thể đoán được anh nào có, anh nào không có tinh binh, bởi những người không có tinh trùng vẫn có thể to cao không kém vận động viên!


Để có thể “song ca” cùng vợ từ đầu đến cuối bài duy trì nòi giống, điều kiện cần và đủ là máu phải được “bơm” đủ đến “đệ tử” (dương vật cương cứng nhờ lượng máu được “tổng động viên” đến đầy thể hang).

Thế nhưng, ở những bệnh nhân tiểu đường, do mạch máu phần bị xơ hóa, phần teo nhỏ nên lượng máu tới dương vật sẽ không đủ.

Một bệnh nữa chỉ đàn ông mắc phải đó là bệnh của tuyến tiền liệt. “Nhân vật” này nằm ngay phía dưới cổ bàng quang, nơi bắt đầu của niệu đạo. Tuy chỉ khoảng 20 g nhưng đây là “nhân vật” quan trọng vì góp phần tạo ra “dòng sông” tinh dịch cho tinh trùng bơi lội và hoạt động. Do nằm ở bàng quang nên triệu chứng của nó gắn liền với đường tiểu. Khi có khối u trong tiền liệt tuyến, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng tiểu đêm, tiểu chậm, thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu, phải đứng chờ một lúc mới thấy nước tiểu xuất hiện…

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm (ở giai đoạn chỉ mới có những rối loạn tiểu tiện nêu trên), khối u tuyến tiền liệt có thể phát triển và gây nên các biến chứng như: bí tiểu, đái ra máu, nhiễm trùng niệu, sỏi bọng đái, sỏi thận, suy thận…

Tăng lực

BS Hồ Mạnh Tường, Hội Nội tiết - sinh sản và vô sinh TPHCM, cho biết: “Nếu có tinh trùng nhưng tinh trùng không di động, dị dạng… các bác sĩ điều trị vô sinh sẽ lọc rửa và chọn ra những “anh chàng” có sức khỏe để bơm vào bào tương trứng (kỹ thuật ICSI).

Nếu hoàn toàn không có tinh trùng, tùy theo bệnh mà có nhiều cách để lấy tinh trùng, chẳng hạn như: phẫu thuật lấy tinh trùng từ mào tinh (kỹ thuật MESA), lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên kim qua da (kỹ thuật PESA), lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút (kỹ thuật TESA), lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật xẻ tinh hoàn (kỹ thuật TESE)”.

Tuy những kỹ thuật nêu trên đụng vào vùng nhạy cảm nhất của cơ thể nhưng chỉ là tiểu phẫu. Trung bình mỗi người mất khoảng 5 - 10 phút để điều trị và kết quả vô cùng mỹ mãn vì lượng tinh trùng lấy được chẳng những đủ để thụ tinh trong ống nghiệm mà đôi khi còn có dư, để dành cho những lần sau.

Không ít trường hợp bệnh nhân đi điều trị bệnh “trên bảo dưới không nghe” mới phát hiện ra mình bị bệnh tiểu đường. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường: trong gia đình có người bị bệnh tiểu đường (di truyền), béo phì, rối loạn chuyển hóa…

Theo TS Nguyễn Hoài Nam, Đại học Y dược TPHCM, để phòng bệnh tiểu đường chỉ cần giảm thiểu việc ghé qua những “con đường ăn nhậu”. Bớt nhậu, thường xuyên trở về nhà chung vui cùng bữa cơm gia đình, giữ gìn vóc dáng đừng để béo phì, tập luyện thể dục thể thao để cơ nhiều hơn mỡ là một trong những cách vừa tránh bệnh vừa tăng lực trong chuyện “trả bài”. Trong trường hợp đã mắc bệnh tiểu đường, cần giữ mức đường huyết ổn định, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị để không bị rơi vào trường hợp trên hừng hực lửa tình, dưới nguội lạnh.

TS Vũ Lê Chuyên, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân TPHCM, cho biết theo ước tính của Hội Ung thư Việt Nam, tỉ lệ ung thư tiền liệt tuyến là 3,5 người/100.000 dân, mỗi năm có 500 ca mắc mới. Để phát hiện bệnh sớm, đàn ông trên 50 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và phía phụ nữ (bà, cô, dì, chị, em…) có người bị ung thư vú nên đi tầm soát bệnh.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Nam giới hãy gặp bác sĩ khi…

Nam giới thường ngại đi khám bệnh vì họ luôn nghĩ mình khoẻ mạnh. Đặc biệt khi những vấn đề trục trặc liên quan tới bộ phận nhạy cảm.

Tuy nhiên, có những bệnh và những biểu hiện mà bạn không thể trì hoãn việc đi khám.

Nếu bạn gặp các biểu hiện dưới đây, nhất thiết hãy tìm đến bác sĩ:

- Có tổn thương không đau ở thân hay đầu dương vật: Đây có thể là u sùi, giang mai hay một hình thái ung thư.

- Sưng đau ở bìu: Có thể do viêm mào tinh hoàn hay xoắn tinh hoàn. Viêm mào tinh hoàn có thể rất đau, sốt, khó tiểu, nước tiểu có thể có mủ, cần phải được nằm nghỉ vài ngày. Bệnh thường bình phục sau một tuần. Những trường hợp nặng hoặc nếu không được điều trị, ống dẫn tinh và mào tinh có thể tạo sẹo làm nghẽn một phần hoặc cả ống, có thể dẫn đến vô sinh.

Việc chữa trị không triệt để có thể gây thành mạn tính, nhất là những lúc căng thẳng, bị kích thích tình dục mạnh, hay sức ép làm nước tiểu chảy ngược có thể gây tái viêm mào tinh hoàn.

 


- Tiết dịch màu vàng nhạt hay hơi xanh ở đầu dương vật: Dịch có thể trong, nhầy, trắng đục hoặc màu vàng. Có khi chỉ biểu hiện là ướt hoặc dính ở miệng sáo mà thôi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan, vì đó là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm nấm, hay nhiễm khuẩn niêm mạc quy đầu, viêm niệu đạo.

- Đi tiểu có cảm giác nóng rát: Nếu bạn bị đau khi đi tiểu sau xuất tinh hoặc khi xuất tinh cũng có thể xảy ra khi bị viêm đường tiết niệu và đường sinh dục, kể từ niệu đạo (đi từ bàng quang đến đầu dương vật), tuyến tiền liệt (tuyến bao quanh cổ bàng quang và niệu đạo) và mào tinh hoàn (ống nhỏ chứa tinh trùng ở phía trên tinh hoàn). Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các nhiễm khuẩn khác ở đường niệu sinh dục hay tình trạng dị ứng với các chất bôi trơn, thuốc diệt tinh trùng ở bao cao su cũng đều có thể gây đau.

- Tinh dịch có lẫn máu hoặc đau khi xuất tinh: Có thể là viêm tuyến tiền liệt, viêm hay nhiễm khuẩn túi tinh, cũng có thể là vỡ mạch máu nào đó trong đường ống dẫn tinh hoặc túi tinh, tuyến tiền liệt (hậu quả của viêm mào tinh hoàn, sỏi túi tinh, tuyến tiền liệt, polip niệu đạo). Tình trạng xuất tinh ra máu đỏ tươi có thể tự khỏi sau khi mạch máu được bít lại.

Trường hợp chảy máu do viêm túi tinh, tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, sỏi túi tinh, lao, ung thư tinh hoàn, mào tinh hoàn... thì tinh dịch có màu gỉ sắt hoặc hỗn hợp gỉ sắt với màu đỏ tươi. Khi cần thiết có thể chườm nóng hay dùng thuốc giảm đau nhe.

- Khi giao hợp có cảm giác đau: Có thể do nhiều nguyên nhân như dị ứng với phương tiện tránh thai (thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn...), viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn hay âm đạo của đối tác bị khô. Ngoài ra, cũng không loại trừ đó là dấu hiệu của các bệnh hẹp bao quy đầu, viêm túi tinh, dương vật dị dạng, có u sùi ở “cậu nhỏ”...

- Đau nhiều ở tinh hoàn mà không do chấn thương: Có thể do viêm mào tinh hoàn thể nặng hoặc xoắn tinh hoàn, khiến bộ phận này không có máu đến nuôi dưỡng. Cần đi khám khẩn cấp.

- Một tinh hoàn có cục nhỏ, rắn, không đau: Nên đề phòng ung thư tinh hoàn hoặc một tổn thương lành tính ở đường dẫn tinh.

- Bìu to tròn, căng như quả bóng: Có nước ở tinh mạc. Nếu có một nang nhỏ thì có thể là do viêm mào tinh hoàn.

- Sưng to nhưng mềm ở phía trên tinh hoàn và càng to hơn khi hoạt động, khi nâng vác vật nặng hay khi ho: Có thể là thoát vị bẹn, do có một quai ruột chui vào bìu. Hiếm khi quai ruột bị xoắn nhưng nếu xảy ra thì cần phải mổ. Có loại trang phục mặc vào làm cho ruột đỡ sa và đỡ khó chịu.

BS. Nguyễn Xuân Đào

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Tinh dịch loãng – Những điều nam giới nên tìm hiểu

Tinh dịch loãng thường đi kèm tình trạng tinh dịch ít. Tinh dịch lúc đầu có thể như nước lã, sau thì trong như nước vo gạo. Nó có thể hơi nhầy, ngửi có mùi tanh...

Tinh dịch là một hỗn hợp giữa tinh trùng và dịch của nhiều tuyến sinh dục như mào tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt, với các chất bảo vệ và nuôi dưỡng tinh trùng, nước. Tinh dịch luôn có độ nhớt, quánh.


Tinh dịch loãng là một hỗn hợp dịch giữa tinh trùng và dịch của nhiều tuyến sinh dục tiết ra như: dịch của mào tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt có sự bất thường về một trong những thành phần của nó. Khi ấy, cậu nhỏ hoặc không có tinh trùng hoặc có không đủ số lượng và chất lượng tinh trùng, không đủ các chất thiết yếu nuôi và bảo vệ tinh trùng.

Tinh dịch loãng thường đi kèm tình trạng tinh dịch ít. Tinh dịch lúc đầu có thể như nước lã, sau thì trong như nước vo gạo. Có thể hơi nhầy, ngửi có mùi tanh.

Nam giới đừng quá lo lắng về vấn đề tinh dịch loãng hay đặc. Vì theo những nghiên cứu đã khẳng định: tinh dịch loãng hay đặc không ảnh hưởng gì đến việc mang thai.Tinh dịch loãng hay đặc không quan trọng; điều quan trọng là số lượng và chất lượng của tinh trùng trong tinh dịch. Phải làm tinh dịch đồ mới đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng chính xác và biết có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không.


Tinh dịch loãng là một biểu hiện dễ nhận biết ở nam giới, nó phản ánh chất lượng và số lượng của tinh trùng. Vì thế, muốn biết tinh dịch có bình thường hay không bạn cần làm tinh dịch đồ để đánh giá chính xác số lượng và chất lượng tinh trùng. Qua xát nghiệm bạn mới biết được chính xác bản thân khả năng sinh sản không. Cũng lưu ý với bạn rằng, đôi khi chất lượng và tình trạng tinh dịch còn thay đổi theo tình trạng sức khỏe của bản thân mình.

Nếu tinh dịch loãng, có màu trong là bình thuờng, không đáng lo ngại. “Tự sướng” và xuất  tinh nhiều lần trong ngày thì tinh dịch loãng là điều đương nhiên. Nam giới không nên lo lắng nhiều về vấn đề này.

Kinh nghiệm qua hàng nghìn trường hợp đi khám vô sinh, hiếm muộn cho thấy: Tinh dịch nếu loãng như nước vo gạo nghĩa là chỉ có ít hoặc không có tinh trùng. Vì vậy khi gặp tình trạng này, bạn nên đi khám ngay để bảo toàn “con giống” để làm chồng, làm cha.

Meo.vn (Theo Webphunu)

Tinh hoàn bên phải nổi lên 1 cục nhỏ

Như vậy có phải là bị ung thư tinh hoàn không?

Hỏi: Em năm nay 20 tuổi. Gần đây, em mới phát hiện ra tinh hoàn bên phải nổi lên 1 cục nhỏ ở gần đầu mào tinh. Như vậy có phải là bị ung thư tinh hoàn không? (Bạn đọc giấu tên)

TS BS tư vấn Nguyễn Quang, Trung tâm Nam học Bệnh viện Việt Đức:

Nổi cục nhỏ ở gần đầu mào tinh hoàn có thể là nang của mào tinh hoàn hoặc nang thừng tinh hoặc cũng có thể là khối bất thường của tinh hoàn nếu nằm ở tinh hoàn,….  Để xác định cụ thể, em cần đến Trung tâm Nam học (Bệnh viện Việt Đức Hà Nội) để khám để có thể làm thêm các xéc nghiệm cận lâm sàng như siêu âm,.. và lúc đó tôi có thể chẩn đoán chính xác nhé.

 

Meo.vn(Theo VOV)

Giải pháp nào cho đàn ông không có tinh trùng có thể có con?

Trước đây, tôi đã được biết đến một nghiên cứu “nuôi cấy các tế bào dòng tinh thành tinh trùng”, ngoài phương pháp này còn giải pháp nào không?Xin các bác sĩ hay chỉ cho tôi phải đi khám và chữa chạy ở đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn! Một người rất mong có con. - (Thuỳ Anh, 33 tuổi)


Trả lời

Không tinh trùng có thể có 2 nguyên nhân:

(1) Tinh hoàn không tạo ra tinh trùng do bị suy.

(2) Tinh hoàn có tạo ra tinh trùng nhưng đường dẫn (mào tinh ống dẫn tinh) bị bất thường.

Đối với nhóm nguyên nhân thứ 2 có thể phẫu thuật để lấy tinh trùng từ tinh hoàn/ mào tinh và làm thụ tinh ống nghiệm.

Đối với nhóm nguyên nhân thứ 1 bên cạnh việc nuối cấy các tế bào dòng tinh, xin tinh trùng có thể là một biện pháp phù hợp. Anh chị có thể liên hệ các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm có thành lập ngân hàng tinh trùng.

Theo ThS-BS Đặng Quang Vinh
Giảng viên khoa Y ĐH Quốc gia

Meo.vn (Theo Tuoitre)

Khi nào nam giới cần đi khám hệ sinh dục?

Hãy đi gặp bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện vết rộp hay viêm trợt ở đầu dương vật. Đó có thể là biểu hiện nhiễm nấm, virus herpet và thậm chí cả ung thư.

Bạn cũng đừng trì hoãn việc đi khám nếu có một trong các biểu hiện sau:

- Có tổn thương không đau ở thân hay đầu dương vật: Đây có thể là u sùi, giang mai hay một hình thái ung thư.

- Sưng đau ở bìu: Có thể do viêm mào tinh hoàn hay xoắn tinh hoàn.

- Tiết dịch màu vàng nhạt hay hơi xanh ở đầu dương vật: Là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục hay nhiễm khuẩn niêm mạc quy đầu, viêm niệu đạo.

- Đi tiểu có cảm giác nóng rát: Là triệu chứng viêm bàng quang hay niêm mạc niệu đạo, viêm niệu đạo.

- Toàn bộ quy đầu đau và sưng: Có thể do nhiễm khuẩn quy đầu.

- Tinh dịch có lẫn máu hoặc đau khi xuất tinh: Có thể là viêm tiền liệt tuyến, viêm hay nhiễm khuẩn túi tinh. Khi cần thiết, có thể chườm nóng hay dùng thuốc giảm đau nhẹ.

- Khi giao hợp có cảm giác đau: Có thể do nhiều nguyên nhân như dị ứng với phương tiện tránh thai (thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn...), viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn hay âm đạo khô.

- Đau nhiều ở tinh hoàn mà không do chấn thương: Có thể do viêm mào tinh hoàn thể nặng hoặc xoắn tinh hoàn, khiến bộ phận này không có máu đến nuôi dưỡng. Cần đi khám khẩn cấp.

- Đau nhẹ quanh tinh hoàn: Có thể viêm mào tinh hoàn thể nhẹ.

- Một tinh hoàn có cục nhỏ, rắn, không đau: Nên đề phòng ung thư tinh hoàn hoặc một tổn thương lành tính ở đường dẫn tinh.

- Bìu sưng to và mềm ở một hay cả hai bên: Có thể do giãn tĩnh mạch ở bìu.

- Bìu to tròn, căng như quả bóng: Có nước ở tinh mạc. Nếu có một nang nhỏ thì có thể là do viêm mào tinh hoàn.

- Sưng to nhưng mềm ở phía trên tinh hoàn và càng to hơn khi hoạt động, khi nâng vác vật nặng hay khi ho: Có thể là thoát vị bẹn, do có một quai ruột chui vào bìu. Hiếm khi quai ruột bị xoắn nhưng nếu xảy ra thì cần phải mổ. Có loại trang phục mặc vào làm cho ruột đỡ sa và đỡ khó chịu.

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Cách phòng tránh bệnh quai bị ở trẻ vào mùa lạnh

Tôi nghe nói vào mùa lạnh trẻ em thường hay bị bệnh quai bị.

Và bệnh này thường gây nhiều biến chứng cho trẻ. Vậy xin bác sĩ cho biết làm cách nào để phòng tránh và điều trị cho trẻ.


Trả lời:

Bệnh do virút có tên khoa học là Paramyxovirút gây nên, bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 - 10 tuổi.

Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là là thời gian giáp Tết. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể...

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước khi tuyến mang tai sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai.

Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 - 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan.

Viêm tuyến mang tai là thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38 – 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Thường 4 - 5 ngày sau thì hết sốt, sưng đau giảm dần và khỏi.

Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai thì xuất hiện tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng, tình trạng viêm và sốt có thể kéo dài, có khoảng 1/3 trường hợp dẫn đến teo tinh hoàn và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh sau này.

Viêm buồng trứng ở bé gái thường gặp ở tuổi dậy thì, ít để lại di chứng vô sinh. Biến chứng viêm tụy là một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp.

Về điều trị, hiện nay quai bị chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể.

Nằm nghỉ tuyệt khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10 - 15 ngày từ khi phát hiện bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau và hạ sốt bằng paracetamol.

Trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7 - 10 ngày.

Về phòng bệnh, điều trước tiên là người bệnh phải được cách ly tại nhà, không đi học, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai.

Ngày nay thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vắc-xin Trimovax hay MMR, vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi.

Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc-xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ…

Theo Bệnh viện Hồng Ngọc

Meo.vn (Theo alobacsi)

Quai bị gây biến chứng gì?

Bệnh quai bị do virut thuộc họ Myxovirus gây nên. Khi bị quai bị, người bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, chán ăn, ngủ kém, sưng tuyến nước bọt một hoặc hai bên. Bệnh có thể lây sang người lành qua nước bọt của người bệnh.

Virut gây bệnh quai bị còn có thể gây tổn thương cho một số bộ phận khác của cơ thể như viêm tinh hoàn (ở trẻ trai), viêm buồng trứng (ở trẻ gái), viêm tụy, viêm não, viêm màng não. Trẻ trai trong độ tuổi dậy thì bị mắc quai bị, ngoài viêm tinh hoàn còn có thể gặp viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, trường hợp bệnh nặng còn có thể gây tràn dịch màng tinh hoàn nếu không được chăm sóc, điều trị đúng có thể dẫn đến teo tinh hoàn một hoặc cả hai bên, ảnh hưởng đến hoạt động sinh dục và sinh sản.

Khi một người bị bệnh quai bị thì cần được cách ly ít nhất 10 ngày, đặc biệt không tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ cao như lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi chăm sóc người bệnh, cả người bệnh và người nhà cần đeo khẩu trang y tế để hạn chế virut lây sang người chăm sóc và người lành. Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị đến nay vẫn là biện pháp hữu hiệu để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virut quai bị một cách chủ động.

Meo.vn (Theo SK&ĐS))

Phát hiện bệnh từ chuyện đi tiểu

Đi tiểu nhiều lần trong ngày, khi tiểu thấy đau rát ở đầu dương vật, nước tiểu có màu vàng kèm theo chất màu trắng đục có thể là bệnh gì?

Hỏi: Ông xã em 30 tuổi, hiện tại ông xã em đang có triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày, khi tiểu thấy đau rát ở đầu dương vật, nước tiểu có màu vàng kèm theo chất màu trắng đục.

Cả ngày có thể nhìn thấy ở quần lót có dính chất màu đục lẫn xanh xanh. Đầu dương vật bị sưng đỏ rất khó chịu. Vì thế bây giờ em không biết nên đi khám ở bệnh viện nào cho thích hợp. Mong các anh chị tư vấn giúp em. Em cảm ơn! (Anh Nguyet)

Trả lời!

Ánh Nguyệt thân mến!

Những biểu hiện của chồng em có thể bị 1 trong những bệnh sau:

1. Bệnh Chlamydia

- Triệu chứng: Tiết dịch niệu đạo số lượng ít hoặc vừa, hiếm khi có nhiều. Dịch có thể trong, nhầy, trắng đục hoặc màu vàng. Có khi chỉ biểu hiện ướt hoặc dính ở miệng sáo hoặc không có triệu trứng gì. Thường kèm theo khó đi tiểu, ngứa, dấm dứt trong niệu đạo, dễ dẫn đến viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn.

2. Bệnh nấm Candida đường sinh dục

- Triệu chứng: Thường ít biểu hiện triệu chứng. Biểu hiện thường gặp là cảm giác bỏng rát quy đầu, ngứa, quy đầu và bao da đỏ, có nhiều vết rạn nứt và nhiều chất nhày màu vàng trắng. Nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến viêm niệu đại.

 

Phát hiện bệnh từ chuyện đi tiểu, Sức khỏe, benh, di tieu, dich, sinh duc, nam, suc khoe, bao phu nu,
Ảnh minh họa

 

3. Bệnh lậu (Gonorrhea)

- Triệu chứng: Mủ chảy từ trong niệu đạo, số lượng nhiều, màu vàng đặc hay vàng xanh, tiểu buốt có thể kèm theo tiểu rắt. Viêm toàn bộ niệu đạo: tiểu rắt, tiểu khó kèm theo sốt, mệt mỏi.

Nếu bệnh lậu để lâu thì sẽ dẫn đến viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh, vô sinh, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết.

4. Bệnh mụn rộp

Hơn một nửa số bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Thường là bệnh nhân cảm thấy đau và ngứa ở sinh dục do có các mụn nước. Các mụn nước này nhanh chóng vỡ ra để lại vết loét, đau và các vết này liên kết với nhau thành vết lớn có bờ hình vòng cung. Khi các mụn nước này vỡ, đóng vẩy và mất đi tuy nhiên virus vẫn sống bên trong các dây thần kinh và thường tái phát. Nhiều lần trong suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân có tổn thương ở sinh dục ngoài, nhưng có khi tổn thương ở trong niệu đạo gây nên tiểu khó, đau và có dịch trong, nhày.

Với những biểu hiện trên, chồng em có thể đến bệnh viện đa khoa ở tỉnh thành nơi vợ chồng em sinh sống để được làm các xét nghiệm và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu ở Hà Nội chồng em có thể đến kho nam học của bệnh viện Việt Đức. Không nên để bệnh kéo dài, bởi dễ dẫn đến viêm nhiễm nệu đạo, viêm túi tinh, tinh hoàn… và nặng hơn có thể dẫn đến vô sinh.

 

Meo.vn (Theo Bao phu nu)

Làm gì khi tinh dịch có màu đen hoặc màu máu?

Gần đây, tôi phát hiện tinh trùng của mình có mùi lại và có màu xanh hoặc đen. Liệu tôi có sao không?

Trước đây, tôi quan hệ tình dục bình thường, xuất tinh ngoài âm đạo của vợ tôi thấy màu trắng đục. Thế nhưng, gần đây, thỉnh thoảng tôi thấy tinh trùng có màu lạ như đen hoặc xanh, và đôi khi dính cả máu. Tôi vô cùng lo lắng, liệu cơ quan sinh dục của mình có sao không, đó có phải là biểu hiện vô sinh? (Bạn đọc).

Trả lời:

Đúng là tinh trùng bình thường thì có màu trắng đục và thường trông như có nhớt, sánh, khi xuất tinh, nam giới cảm thấy hưng phấn và không đau đớn gì.

Do đó, khi thấy tinh dịch có màu khác lạ như đỏ, đen, xanh là khi bạn cần phải đến bác sĩ để được chẩn đoán.

Làm gì khi tinh dịch có màu đen hoặc màu máu?, Tình yêu -  Giới tính, tinh dich, tinh trung, tinh dich co mau, tinh yeu gioi tinh, tu van chuyen phong the, sex, chuyen kho noi cua nam gioi

Hiện tượng này ảnh hưởng đến đời sống tình dục (Ảnh minh họa)

Nếu tinh dịch của bạn có màu đỏ, nâu, đen thì có thể tinh trùng dính máu. Nguyên nhân có thể là bạn bị viêm mào tinh hoàn, lao mào tinh hoàn, sỏi túi tinh, tuyến tiền liệt hoặc ung thư tinh hoàn dẫn đến vỡ mạch máu ở ống dẫn tinh. Nếu không chữa trị kịp thời hiện tượng này có thể dẫn đến vô sinh.

Nếu tinh hoàn bị đau, sưng,đồng thời tinh dịch có màu xanh đậm hoặc vàng xanh thì có thể bạn bị lậu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bạn không giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực vùng kín, khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây bong mủ tinh hoàn, làm tinh trùng tiết ra có mùi xanh. Khi đi tiểu, bạn sẽ gặp phải hiện tượng buốt, đau nhức.

Thêm một nguyên nhân nữa khiến tinh dịch có màu khác lạ đó là bạn bị túi tinh giãn bất thường từ khi bẩm sinh, hoặc bị bệnh niệu sinh dục.

Trong bất cứ trường hợp nào cũng nên đi bác sĩ để khám chữa và điều trị kịp thời.

Meo.vn (Theo eva)