Lưu trữ cho từ khóa: magiê

Hy vọng cho người bệnh run chân tay

Run là một vận động cơ không chủ ý của một hay nhiều phần cơ thể xảy ra khi không bị tác động của môi trường, cảm xúc được coi là bệnh và cần điều trị sớm để phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân chính gây run là sự suy giảm chức năng (tiếp nhận, xử lý, dẫn truyền thông tin) của hệ thần kinh vận động – điều tiết hoạt động của cơ xương trong các bệnh Parkinson (thoái hóa tế bào nhân xám); hội chứng Parkinson (tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, viêm não, thuốc và một số bệnh); rối loạn thần kinh thực vật; run vô căn hoặc lão hóa, thoái hóa não ở người cao tuổi.

Việc điều trị chứng run hiện gặp nhiều khó khăn do khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời không có thuốc đặc hiệu cho mọi chứng run. Có một số ít thuốc từ hóa dược đáp ứng với điều trị như các chất dẫn truyền thần kinh trong điều trị run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson. Tuy nhiên, người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời và việc điều trị mới dừng ở triệu chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy acid alpha –lipoic, l-carnitin, magiê được sử dụng trong điều trị giúp tăng cường sự nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh sẽ giảm quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thần kinh, cho kết quả khả quan.

Quan điểm của y học cổ truyền về nguyên nhân gây nên chứng run là do ảnh hưởng của tuổi tác, do can huyết và thận âm bị suy yếu. Từ đó làm cho huyết kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Vì thế các bài thuốc đông y sử dụng cho chứng run, rung giật không thể thiếu câu đằng, thiên ma để trị triệu chứng. Đồng thời sự có mặt của một số vị dược liệu như hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sự nuôi dưỡng hệ thần kinh, để tác động vào một phần vào nguyên nhân sinh bệnh. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị chứng run để tận dụng tối đa lợi thế của hai phương pháp là xu hướng được nhiều thầy thuốc và người bệnh lựa chọn.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc điều trị (Ảnh do nhãn hàng Vương Lão Kiện cung cấp)

Thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện chứa các thảo dược câu đằng, thiên ma, hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung và các hoạt chất acid alpha -lipoic, l-carnitin, magiê. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại với ưu điểm nổi bật là giúp giảm dần các chứng run do mọi nguyên nhân như: run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson, run sau tai biến mạch não, run ở người cao tuổi, rối loạn thần kinh thực vật,… đồng thời giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm an toàn, thích hợp để sử dụng lâu dài. Đây là hy vọng mới cho những người không may mắc bệnh cũng như những người có nguy cơ cao bị chứng run.

Ds. Lê Việt Ánh

Tư vấn: 0906.268.403 – 04.3775.9866

Website: dongtay.net.vn

Những dưỡng chất cần thiết nhất đối với phụ nữ

Chế độ ăn cân bằng là một trong những điều quan trọng nhất để bạn có được sức khỏe tốt. Vậy những chất dinh dưỡng nào bạn nên đặc biệt chú ý?

1. Sắt

Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cần 18mg sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Sắt là một chất khoáng có trong hồng cầu, và việc bổ sung thêm sắt giúp bù lại lượng sắt bị mất trong kỳ kinh. (Trung bình phụ nữ mất 15-20mg sắt mỗi tháng). Không đủ sắt khiến bạn có nguy cơ bị thiếu máu và cũng có thể dẫn tới mệt mỏi hoặc rụng tóc.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt tăng 27mg mỗi ngày. Với thai phụ, thiếu hụt sắt có thể gây đẻ khó – dự trữ sắt thấp có thể gây tiền sản giật và thậm chí tử vong nếu bị băng huyết khi đẻ.

Các nguồn giàu sắt: Gan và thịt bò. Các nguồn khác bao gồm đậu phụ, đậu nướng, rau bina, ngũ cốc tăng cường.

2. Axít folic

Ngày càng có nhiều người quan tâm đến tầm quan trọng của việc bổ sung đủ axít folic trước và trong thai kỳ – chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của các tế bào mới. Hấp thu không đủ folat tại thời điểm thụ thai và trong giai đoạn đầu của thai kỳ có liên quan tới tật nứt đốt sống và các dị tật ống thần kinh khác ở thai nhi.

Bạn nên biết rằng axít folic cần thiết cho tất cả phụ nữ, chứ không chỉ thai phụ – hấp thu axít folic thấp làm tăng nguy cơ bị đau tim và ung thư đại tràng. Nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy hấp thu tối ưu có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm. Liều khuyến nghị trong chế độ ăn đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ là 400mcg và gấp đôi (800mcg) trong thời kỳ mang thai.

Các nguồn giàu axít folic: Rau rậm lá như rau bina, lá củ cải, rau diếp, đậu Hà Lan, cũng như bánh mì và ngũ cốc đã bổ sung là những nguồn giàu folat. Nếu bạn đang mang thai, hãy bổ sung trước sinh với 100% liều khuyến nghị trong chế độ ăn.

3. Can-xi

Chúng ta cần đủ can-xi (1.000mg mỗi ngày) để tạo xương tối đa trong những năm đầu, giúp ngăn ngừa loãng xương về sau. Khối xương tối đa đạt được ở tuổi thanh niên (khoảng 30 tuổi), sau đó giảm xuống khi mất xương nhanh hơn. Do đó, điều sống còn là đảm bảo hấp thu đủ can-xi trong những năm đầu.

Nhưng can-xi không chỉ duy trì sức khỏe xương. Nghiên cứu mới đây cũng cho thấy phụ nữ hấp thu đủ can-xi có nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh thấp hơn 31% và nguy cơ tăng huyết áp thấp hơn 11%.

Các nguồn giàu canxi: Các sản phẩm từ bơ sữa như sữa, phomat, sữa chua, cũng như ngũ cốc đã bổ sung. Dùng vitamin tổng hợp có chứa canxi để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của bạn. Vì cơ thể không thể tiêu hóa được quá nhiều canxi một lúc, hãy phân nhỏ liều, dùng không quá 500mg/lần.

4. Axít béo omega-3

Axít béo omega-3 thuộc nhóm các axít béo cần thiết, vì cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh chúng, chúng chỉ có thể được hấp thu qua chế độ ăn. Axít béo omega-3 được coi là chất béo “tốt”, làm tăng cholesterol tốt HDL và giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch. Các chuyên gia khuyến nghị dùng 1,1g mỗi ngày.

Các nguồn giàu axít béo omega-3: Cá như cá hồi, cá bơn, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá trồng.

5. Magiê

Magiê cần cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể – từ điều chỉnh mức đường huyết tới hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu hụt magiê có thể gây đau nửa đầu khi có kinh và đau đầu do căng thẳng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Liều khuyến nghị trong chế độ ăn ở phụ nữ 19-30 tuổi là 310 mg/ngày, 320 mg/ngày đối với phụ nữ trên 30 tuổi. Thai phụ được khuyến nghị bổ sung thêm 40mg magiê mỗi ngày.

Các nguồn giàu magiê: Rau xanh và phần lớn quả hạch. Ăn nhiều quả đậu, quả hạch, ngũ cốc nguyên cám và rau xanh sẽ giúp bạn có đủ nhu cầu magiê trong chế độ ăn hàng ngày.

(Theo Dantri)

Khoai tây tốt cho người bệnh loét dạ dày và táo bón mãn tính

Giá trị dinh dưỡng của khoai tây đã được biết đến từ lâu, tuy nhiên nếu ăn khoai tây quá nhiều sẽ có những ảnh hưởng không tốt và loại củ này không thể sử dụng tùy thích!

Khoai tây rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mãn tính, ho, sốt eczema

Vừa có lợi cho sức khỏe lại có tác dụng giảm béo?

Protein trong khoai tây thậm chí tốt hơn thành phần protein có trong đậu nành bởi chúng khá tương đồng với protein trong động vật, lượng lysine và trytophan phong phú trong khoai tây nhiều hơn bất cứ loại rau củ khác.

Khoai tây cũng giàu canxi, magie, kẽm, kali, sắt giúp ngăn ngừa vỡ mạch máu não; hàm lượng protein và vitamin C cao gấp 10 lần táo; vitamin B1, B2, sắt và phốt pho cũng cao hơn nhiều so với thành phần tương tự trong táo.

Dưới góc độ dinh dưỡng học, giá trị dinh dưỡng của khoai tây cao hơn táo 3,5 lần. Bạn không phải quá lo lắng về tình trạng đói bụng bởi một lượng khoai tây vừa đủ cũng có thể cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cần thiết, lượng chất xơ phong phú làm đầy dạ dày và tạo ra cảm giác no lâu hơn. Khoai tây không chỉ là loại củ giàu dinh dưỡng mà chúng còn có tác dụng giảm béo và chữa bệnh.

Khoai tây có lợi cho bệnh loét dạ dày và chứng táo bón mãn tính

Khoai tây rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mãn tính, ho, sốt eczema và đặc tính chữa lành da.

Cellulose trong khoai tây không gây kích thích niêm mạc dạ dày, giúp giảm bớt những cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng axit. Quấy khoảng 10g bột khoai tây trong nước ấm cho đặc quánh rồi ăn trước bữa cơm 20 phút, sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 phút, duy trì 3 lần một ngày kéo dài trong 3 tháng sẽ rất có hiệu quả trong chữa trị viêm loét dạ dày mãn tính. Đồng thời sử dụng khoai tây hợp lý cũng có tác dụng hỗ trợ phòng chống và điều trị ung thư dạ dày.

Kết hợp sử dụng khoai tây tươi và mật giúp chữa loét dạ dày tá tràng và tắc đường ruột. Rửa sạch khoai tây, xay vắt lấy nước, cho vào nồi đun sôi âm ỉ trong lửa nhỏ đến khi quánh đặc cho thêm lượng mật vừa đủ, tiếp tục đun thành dạng cao, để lạnh rồi dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê, dùng trong 20 ngày, ăn khi đói.

Khoai tây có nên ăn cùng thịt bò?

Khoai tây là loại thực phẩm có tính kiềm có tác dụng điều chỉnh nhất định thành phần dinh dưỡng của thịt; khi nấu với thịt bò giúp cân bằng lượng dinh dưỡng của hai loại thực phẩm. Chuyên gia cho biết, khi tiêu hóa bất kỳ loại thực phẩm nào cũng làm thay đổi nồng độ axit trong dạ dày, còn hàm lượng axit mà dạ dày tiết ra để tiêu hóa khoai tây ít hơn các loại thịt. Nếu nồng độ axit quá thấp, axit trong dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, việc tiêu hóa thức ăn dễ hay khó không tác động đến mức độ tiết axit trong dạ dày trong suốt quá trình tiêu hóa.

Ăn khoai tây thế nào để không dễ bị đột quỵ?

Ăn 5-6 củ khoai tây mỗi tuần làm giảm 40% nguy cơ bị đột quỵ và không có tác dụng phụ. Khoai tây không chỉ có thể giúp kiểm soát thể trọng, giảm nguy cơ huyết áp cao và đột quỵ. Loại khoai tây có vỏ đậm màu giàu vitamin và kali, nếu bỏ lớp vỏ sẽ làm mất chất dinh dưỡng vốn có của khoai tây. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin dưới lớp vỏ khoai tây lên đến 80% cao hơn nhiều phần thịt trong củ.

Theo dinhduong