Lưu trữ cho từ khóa: mạch nha

Tác dụng chữa bệnh của mạch nha

“Tôi nghe nói, ngoài việc món ăn ngon, mạch nha còn là vị thuốc chữa bệnh phù nề. Xin hỏi có đúng như vậy không? Cách chế biến như thế nào?”.

Chào bạn,

Mạch nha chính là hạt lúa mạch Hordeum sativum Jess. Var. vulgare Hack hoặc một loài Hordeum khác thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae) cho mọc mầm, rồi sấy khô ở nhiệt độ dưới 60 độ C.

Ở Việt Nam ta chưa có lúa mạch, vẫn dùng hạt thóc tẻ (thóc chiêm hay thóc mùa đều được) Oryza sativa L. var. utilissima cùng họ để ngâm cho nảy mần rồi phơi khô, gọi là cốc nha. Mới đây, ta có nhập giống lúa mạch về trồng để chế tạo bia nhưng chưa đủ dùng.

tac-dung-chua-benh-cua-mach-nha

Muốn có thóc nảy mầm, chỉ cần đãi thóc sạch đất cát, ngâm nước cho ẩm, sau đó ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm đều, sau vài ngày hạt thóc nảy mầm, khi nào một số mầm bắt đầu xanh thì lấy ra phơi nắng cho khô, để nguyên hoặc tán nhỏ, sảy hết trấu mà dùng.

Mạch nha hay mầm thóc chứa các chất men có thể hấp thụ được ngay nên tăng cường tiêu hóa các thức ăn có tinh bột; có tác dụng bồi bổ rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn. Do có các vitamin B, C nên mạch nha còn dùng chữa bệnh phù do thiếu vitamin. Ngày dùng 12-13 g dưới hình thức nước pha hay cao mạch nha. Muốn chế cao mạch nha, cần tán bột mạch nha, chiết suất bằng nước ở nhiệt độ 60 độ C và cô đăc ở nhiệt độ thấp dưới 60 độ C.

Chế kẹo mạch nha bằng cách tác dụng các men trong mầm thóc lên cơm nếp hay cháo gạo nếp ở nhiệt độ 60-70 độ C trong vòng 6-12 giờ, sau đó cô đặc lại tới khi còn chừng 8% độ ẩm thì bảo quản mới tốt. Tỷ lệ mầm thóc dùng thường là 2/10 trọng lượng gạo nếp.

Kẹo mạch nha ngoài tính chất bổ (gồm phần lớn đường có thể hấp thụ ngay) còn là một tác nhân nhũ hóa rất mạnh. Người ta có thể đun kẹo mạ cho chảy mềm ra, thêm vào tới 50% trọng lượng dầu (dầu cá, dầu gấc…) trộn đều. Sau nhiều ngày, hỗn hợp vẫn đồng đều, dầu và kẹo không tách ra.

GS Đỗ Tất Lợi

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Bò bía ngọt ở Hà Nội gợi nỗi nhớ Sài Gòn

Món ăn vặt từ Sài Gòn lan ra miền Bắc cách đây vài năm ngày càng được chị em hay các bạn học sinh yêu thích.

Nguyên liệu để cuốn.

Nguyên liệu để cuốn.

Bò bía có nguồn gốc từ Phúc Kiến, Trung Quốc du nhập vào Sài Gòn từ lâu. Món cuốn này có hai loại: mặn và ngọt. Bò bía mặn làm từ lạp xường, củ đậu, cà rốt, trứng tráng mỏng cuộn trong bánh tráng chấm với tương ớt trộn lạc rang giã nhỏ.

Trong khi đó, bò bía ngọt có thành phần rất đơn giản. Bánh tráng làm từ bột mì, dừa nạo và những thanh mạch nha ngọt cùng chút vừng đen. Bởi vậy, món ăn này được những người bán rong cho trong tủ đem đi bán khắp các nẻo đường Hà Nội.

Bánh tráng để cuốn bò bía khác với các loại bánh để cuốn nem hay thịt. Bánh mềm nhưng không quá mỏng nên chẳng lo rách khi cuốn. Chỉ với thành phần đơn giản, nhưng khi ăn bò bía cũng rất thú vị. Vị ngọt của mạch nha có thêm chất bùi bùi của dừa khiến bạn không thấy ngán.

Mỗi người có thể ăn 4-5 cái cuốn mà thấy vẫn có thể ăn tiếp được. Giá bánh cũng rất rẻ, khoảng 3.000 tới 4.000 đồng một chiếc.

Những thanh mạch nha ngọt, giòn.

Những thanh mạch nha ngọt, giòn.

Cách cuốn rất đơn giản.

Cách cuốn rất đơn giản.

Bò bía sau khi cuốn.

Bò bía sau khi cuốn.

 

Meo.vn (Theo Ngoisao)

Làm gì khi bị dị ứng

Đôi khi dị ứng chỉ là những vết mày đay khó chịu trên da nhưng cũng có lúc gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng

Theo đông y, dị ứng xảy ra ở những người ít ăn rau, thích các món cay và nóng. Nguyên nhân sâu xa gây dị ứng là chức năng tiêu độc của gan và bài tiết ở thận suy giảm.

Dễ dị ứng khi gan, thận suy


Khi ăn chất đạm, chất béo và đường, bộ máy tiêu hóa phân hủy các chất này thành acid amin cơ bản rồi tổng hợp lại để duy trì hoạt động cơ thể. Trong quá trình này, cơ thể sinh ra độc tố khiến gan phải hoạt động để làm vô hại chất độc, đẩy chúng ra ngoài theo đường đại tiện, tiểu tiện và mồ hôi.

Nếu chức năng gan kém, thận sẽ làm việc hết công suất để bài tiết chất độc. Khi cả chức năng tiêu độc và bài tiết của gan, thận suy yếu cộng với sức khỏe giảm sút, cơ thể dễ bị phong (gió), nhiệt (nóng), thấp (ứ nước); gây ngứa dị ứng, mày đay như: mụn nhọt, trứng cá, u bã đậu, lở ngứa…

Biểu hiện đa dạng

Mỗi cơ thể sẽ phản ứng với một số dị nguyên nhất định nên chất dị ứng ở người này chưa chắc gây dị ứng với người khác. Khi dị ứng với một chất nào đó, không phải độc chất từ chất đó ảnh hưởng lên cơ thể mà chỉ do hệ miễn dịch cảm thấy lạ nên kích hoạt đáp ứng miễn dịch dị ứng. Những người có cha, mẹ hoặc cả hai cùng bị dị ứng thì nguy cơ dị ứng rất cao.

Biểu hiện dị ứng rất đa dạng. Ở thể nhẹ và vừa, da nổi mày đay, đỏ bừng, phù mạch; nôn mửa, quặn bụng, đau bụng, tiêu chảy; hen phế quản, phù thanh quản. Ở thể nặng, cơ thể phản ứng sốc phản vệ ngay sau khi dị ứng.

Tân dược khó trị dứt điểm

Dùng thuốc bôi ngoài da cũng như uống tân dược chỉ hết dị ứng tạm thời, sau một thời gian bệnh sẽ tái phát nên cần điều trị bằng các món ăn có tính thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan.

- Để trị mày đay thì dùng đu đủ 100 g, gừng tươi 6 g, giấm gạo 100 ml. Đu đủ gọt bỏ vỏ, thái miếng cho gừng và giấm vào nấu lên, đun nhỏ lửa cho đến khi giấm cạn, lấy đu đủ ra ăn. Dùng 2 lần vào sáng và tối. Một bài thuốc khác nữa dùng nguyên liệu là sơn tra 30 g, mạch nha 15 g, lá tre tươi 15 g, cam thảo 3 g; tất cả cho vào ấm, đổ 500 ml nước sạch vào sắc; bỏ bã lấy nước uống; chia uống 3 lần trong ngày.

Ngoài ra, có thể dùng mướp tươi 1 quả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước bôi vào chỗ mày đay, nổi ban hoặc lấy lá hẹ tươi (100 g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, đun nóng lên. Chia làm 2 phần: Một phần uống, một phần bôi vào chỗ mày đay, phát ban. Nếu viêm mũi dị ứng thì dùng món ăn sau đây để trị sẽ rất hiệu nghiệm: Thịt bò 100 g rửa sạch, thái miếng; rau thơm 15 g cắt nhỏ, gạo tẻ và tỏi tươi (bóc vỏ, đập dập) mỗi thứ 60 g, gia vị vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, đem ninh thành cháo. Khi cháo chín, cho thịt bò và tỏi vào đun sôi thêm một lát nữa rồi cho rau thơm và gia vị vào, ăn nóng trong ngày. Món này giúp trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông mũi.
Meo.vn (Theo NLD)

Món ăn trị dị ứng

Đôi khi dị ứng chỉ là những vết mày đay khó chịu trên da nhưng cũng có lúc gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng. Theo đông y, dị ứng xảy ra ở những người ít ăn rau, thích các món cay và nóng. Nguyên nhân sâu xa gây dị ứng là chức năng tiêu độc của gan và bài tiết ở thận suy giảm.

Dễ dị ứng khi gan, thận suy

Khi ăn chất đạm, chất béo và đường, bộ máy tiêu hóa phân hủy các chất này thành acid amin cơ bản rồi tổng hợp lại để duy trì hoạt động cơ thể. Trong quá trình này, cơ thể sinh ra độc tố khiến gan phải hoạt động để làm vô hại chất độc, đẩy chúng ra ngoài theo đường đại tiện, tiểu tiện và mồ hôi.

Nếu chức năng gan kém, thận sẽ làm việc hết công suất để bài tiết chất độc. Khi cả chức năng tiêu độc và bài tiết của gan, thận suy yếu cộng với sức khỏe giảm sút, cơ thể dễ bị phong (gió), nhiệt (nóng), thấp (ứ nước); gây ngứa dị ứng, mày đay như: mụn nhọt, trứng cá, u bã đậu, lở ngứa…

Biểu hiện đa dạng

Mỗi cơ thể sẽ phản ứng với một số dị nguyên nhất định nên chất dị ứng ở người này chưa chắc gây dị ứng với người khác. Khi dị ứng với một chất nào đó, không phải độc chất từ chất đó ảnh hưởng lên cơ thể mà chỉ do hệ miễn dịch cảm thấy lạ nên kích hoạt đáp ứng miễn dịch dị ứng. Những người có cha, mẹ hoặc cả hai cùng bị dị ứng thì nguy cơ dị ứng rất cao.

Biểu hiện dị ứng rất đa dạng. Ở thể nhẹ và vừa, da nổi mày đay, đỏ bừng, phù mạch; nôn mửa, quặn bụng, đau bụng, tiêu chảy; hen phế quản, phù thanh quản. Ở thể nặng, cơ thể phản ứng sốc phản vệ ngay sau khi dị ứng.

Tân dược khó trị dứt điểm

Dùng thuốc bôi ngoài da cũng như uống tân dược chỉ hết dị ứng tạm thời, sau một thời gian bệnh sẽ tái phát nên cần điều trị bằng các món ăn có tính thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan.

- Để trị mày đay thì dùng đu đủ 100 g, gừng tươi 6 g, giấm gạo 100 ml. Đu đủ gọt bỏ vỏ, thái miếng cho gừng và giấm vào nấu lên, đun nhỏ lửa cho đến khi giấm cạn, lấy đu đủ ra ăn. Dùng 2 lần vào sáng và tối. Một bài thuốc khác nữa dùng nguyên liệu là sơn tra 30 g, mạch nha 15 g, lá tre tươi 15 g, cam thảo 3 g; tất cả cho vào ấm, đổ 500 ml nước sạch vào sắc; bỏ bã lấy nước uống; chia uống 3 lần trong ngày.

Ngoài ra, có thể dùng mướp tươi 1 quả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước bôi vào chỗ mày đay, nổi ban hoặc lấy lá hẹ tươi (100 g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, đun nóng lên. Chia làm 2 phần: Một phần uống, một phần bôi vào chỗ mày đay, phát ban. Nếu viêm mũi dị ứng thì dùng món ăn sau đây để trị sẽ rất hiệu nghiệm: Thịt bò 100 g rửa sạch, thái miếng; rau thơm 15 g cắt nhỏ, gạo tẻ và tỏi tươi (bóc vỏ, đập dập) mỗi thứ 60 g, gia vị vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, đem ninh thành cháo. Khi cháo chín, cho thịt bò và tỏi vào đun sôi thêm một lát nữa rồi cho rau thơm và gia vị vào, ăn nóng trong ngày. Món này giúp trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông mũi.

Giữ ấm cơ thể về sáng

Cũng có thể ngừa dị ứng bằng cách tránh tiếp xúc bụi bặm, lông động vật, phấn hoa, mùi lạ. Không hút thuốc lá; đặc biệt phải giữ ấm cho cơ thể nhất là khi về sáng hoặc mùa lạnh; đeo khẩu trang khi đi đường cũng như khi làm việc trong môi trường nhiều bụi. Nhỏ, xịt mũi khi bị ngạt bằng các thuốc co mạch giúp thông mũi; nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ; uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lương y HOÀI VŨ

Meo.vn (Theo Suckhoegiadinh)

Các loại giấm trong ẩm thực

Giấm là một trong những loại gia vị thường dùng trong bếp. Người ta làm giấm bằng cách lên men những chất chứa cồn như rượu, bia hoặc rượu táo...

Từ thời cổ đại, giấm đã được sử dụng trong nấu nướng. Loại gia vị này được ưa chuộng trong nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau, từ châu Á tới châu Âu. Sau đây là những loại giấm thường được dùng trong ẩm thực:

1. Giấm trắng

Loại giấm này thường được làm từ bã bia hoặc đường mật. Chúng có mùi vị, hương thơm khá mạnh và chủ yếu được dùng để ngâm chua các loại thực phẩm.

2. Giấm mạch nha

Giấm mạch nha được làm từ loại bia không mùi. Trong quá trình chế biến giấm, người ta cho thêm đường caramel vào để giúp giấm có màu sẫm hơn. Giấm mạch nha không thích hợp với những món ăn có mùi vị nhẹ vì loại giấm này có mùi khá hăng và vị hơi đắng. Giấm mạch nha  thường được dùng để làm chua các loại rau xanh và trái cây. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chế biến tương ớt.

3. Giấm rượu

Bất kỳ loại rượu nào cũng có thể dùng để làm giấm. Giấm rượu có mùi vị nhẹ hơn so với giấm mạch nha. Chất lượng rượu càng cao thì hương vị của giấm càng thơm ngon. Giấm rượu thường là thành phần không thể thiếu để chế biến các loại nước sốt.

4. Giấm táo

Giấm táo chính là gia vị lý tưởng giúp tạo ra độ chua ngọt cho các món ăn, chế biến nước sốt dành cho món rau trộn. Với thành phần chính là rượu táo, loại giấm này có mùi thơm nhẹ của táo và có tính a-xít ít hơn so với giấm rượu.

5. Giấm gạo

Rượu gạo là nguyên liệu để làm giấm gạo. Đây là loại giấm được ưa chuộng nhất trong cách nấu nướng của người Trung Quốc, đặc biệt là trong các món ăn đòi hỏi có vị ngọt và chua.

6. Giấm thơm

Về cơ bản, giấm thơm vẫn được chế biến từ giấm rượu nhưng có cho thêm một số thành phần khác để tạo mùi thơm như tỏi, chanh hoặc tiêu xanh…

Khi chọn mua giấm ở chợ hoặc các cửa hàng thực phẩm…, bạn nên đưa chai giấm ra ngoài ánh nắng để kiểm tra xem giấm có trong, sạch hay bị vón cục không.

Thời hạn sử dụng của giấm khá lâu, có thể lên đến một năm (đối với hầu hết các loại giấm), ngoại trừ giấm thơm có thể bị hỏng sau khoảng một tháng kể từ thời điểm bạn mở nắp chai giấm.

Meo.vn (Theo About)

Láng mịn nhờ waxing tại nhà

Để luôn tự tin diện những bộ bikini nóng bỏng, chiếc đầm ngắn gợi cảm hay áo sát nách năng động, chắc chắn, bạn không thể không waxing. Bạn đã biết gì về chúng?

Waxing là phương pháp dùng sáp để lấy lông tận gốc được rất nhiều bạn gái hiện đại ưa chuộng. Sở dĩ có được điều này bởi nó nhanh chóng, hiệu quả hơn so với dùng nhíp nhổ. Đặc biệt, lông được kéo cả gốc nên thời gian mọc khá lâu.

Tại Việt Nam, waxing phổ biến có hai loại cứng và mềm. Bạn có thể dễ dàng thực hiện tại các spa, beauty salon hoặc cũng có thể mua dụng cụ để tự làm tại nhà. Tuy nhiên, đây là phương pháp tác động trực tiếp lên bề mặt da nên bạn cũng cần lưu ý một số điều cần thiết để tránh tình trạng dị ứng hay bỏng.

Wax mềm

Thường thì wax mềm thích hợp với vùng da lớn và không nhạy cảm như chân, tay, lưng… Nó cần đến sự hỗ trợ của những dải vải hoặc giấy có độ dai để lấy đi lớp sáp cùng với lông. Bôi một lớp sáp mỏng (sau khi được làm nóng) lên da theo chiều lông mọc, ngay lập tức lấy một dải vải hoặc giấy ấn lên lớp sáp. Cần vuốt đều để đảm bảo phần wax được dính chắc vào lớp vải. Sau đó, bạn chỉ cần giật nhanh ngược chiều lông mọc.

Waxing còn giúp lấy đi tế bào chết trên da.

Trên thị trường có rất nhiều loại sáp mềm. Để tiện lợi khi sử dụng ở nhà, bạn có thể sắm một máy wax. Khi cắm điện, máy sẽ tự động làm nóng sáp đến một nhiệt độ nhất định. Bạn có thể dễ dàng bôi sáp lên da bằng một con lăn có sẵn ở đầu máy và chỉ việc ấn lớp vải lên trên, giật ngược chiều lông mọc là xong. Quá trình này rất dễ thực hiện mà lại không mất quá nhiều thời gian.

Wax cứng

Đối với các vùng nhạy cảm, nhất thiết bạn phải dùng đến loại wax này bởi nó ít gây tổn thương cho làn da. Đó là các khu vực da mặt như mép, chân mày, vùng da dưới cánh tay và vùng bikini.

Khi thoa sáp cứng, lông sẽ được giữ lại dưới lớp sáp mỏng. Chờ sáp nguội đi, bạn chỉ cần giật ngược theo chiều lông mọc, những sợi lông cùng với gốc chân lông sẽ “ra đi” nhanh chóng. Sử dụng wax cứng sẽ an toàn với điều kiện bạn biết cách điều chỉnh nhiệt độ.

Lần đầu sử dụng tại nhà, bạn hãy thử wax từng phần nhỏ. Lấy một ít sáp lên thanh gỗ (thường được kèm theo bộ wax), thổi cho nguội bớt rồi bắt đầu wax. Các khu vực cần độ chính xác cao như chân mày, bikini nên nhờ đến bàn tay của chuyên viên waxing. Một khi chất sáp đã được bôi lên, bạn sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giật ra và chào tạm biệt vùng lông dù muốn hay không.

Tương tự wax mềm, hiện này có rất nhiều loại wax cứng với đủ mùi và màu sắc hấp dẫn như mật ong, chocolate, nha đam cho bạn lựa chọn. Lưu ý, bạn nên mua sản phẩm tại những spa uy tín để được hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và tư vấn vài sản phẩm đi kèm, giúp không gây tổn thương da.

Cách chăm sóc da trước và sau khi waxing

Vùng da được wax nhất thiết không được có mụn hay vết thương và lông cần dài ít nhất 3mm. Nếu lông quá dài, bạn nên tỉa bằng một cây kéo nhỏ để tránh tình trạng wax kéo lông từ ngọn khiến bạn phải chịu đau nhiều hơn.

Khi tự làm nóng sáp tại nhà, bạn cần lưu ý đến nhiệt độ tránh bị bỏng. Sáp sẽ rất lỏng nếu còn quá nóng. Bạn cần chờ tới lúc sáp hơi đặc lại như kẹo mạch nha và có thể dễ dàng giữ trên thanh gỗ.

Trước khi wax, vùng da cần được làm sạch và hoàn toàn khô ráo. Tại một số spa và beauty salon, bạn có thể yêu cầu nhân viên xịt thuốc gây tê, lên vùng da cần wax để giảm đau.

 

Cần làm sạch vùng da trước khi wax

Ngay sau khi wax xong, bạn hãy thoa dầu có tình kháng khuẩn như dầu lô hội hoặc baby oil để làm sạch những miếng sáp còn dính lại trên da, đồng thời làm dịu da. Sau đó, thoa phấn rôm em bé giúp da khô ráo hơn.

Bạn nên nhớ, không dưỡng ẩm hay làm ướt vùng da mới wax để tránh nhiễm trùng hay kích ứng da và phải chờ sau 12 giờ mới được tắm.

Trong bài viết này, chúng tôi còn chỉ bạn cách waxing tại nhà bằng đường cát, mật ong cũng rất thú vị. Cùng xem nhé!

Tự waxing với Halawa

Halawwa là một loại waxing bằng đường. Đây là một phương pháp tẩy lông rất lâu đời và nổi tiếng của người Ai Cập. Do thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên loại sáp tẩy lông này không gây hại cho da mà còn dễ dàng thực hiện tại nhà.

Nguyên liệu:

Hai tách nước sạch

Ba tách đường hoặc ba tách mật ong

Hai muỗng cà-phê nước cốt chanh

Thực hiện:

- Cho toàn bộ nguyên liệu vào một chiếc nồi nhỏ, hoà tan rồi đun trên lửa nhỏ (chú ý không khuấy tay khi nấu).

- Khi thấy hỗn hợp bắt đầu chuyển màu vàng, vặn nhỏ lửa cho sôi liu riu.

- Khi đường chuyển hẳn sang màu nâu vàng, tắt bếp. Nếu có loại nhiệt kế chuyên dụng cho nấu bếp, bạn có thể canh khi hỗn hợp đạt nhiệt độ 260 độ F (khoảng 126,7 độ C) là được.

- Đổ hỗn hợp ra một chiếc keo thuỷ tinh hoặc hộp nhựa chịu nhiệt, chờ cho nguội bớt.

Sử dụng

- Khi hỗn hợp đường chỉ còn âm ấm, dùng thanh gỗ múc dải đường ra và trải lên lớp ny-lông. Gấp dải đường thành nhiều lớp chồng lên nhau tạo độ dày, như thế bạn đã sở hữu một miếng Halawa.

- Úp phần Halawa mặt có đường lên vùng da muốn tẩy lông, gỡ miếng ny-lông ra.

- Ấn mạnh Halawa và giật ngược chiều lông mọc.

- Lặp lại cho tới khi vùng da đã sạch lông. Do phương pháp này rất dịu nhẹ nên bạn có thể lặp lại thao tác từ 3 – 4 lần.

 

Meo.vn (Theo Eva)

Cháo thuốc chữa các bệnh về gan

Để hỗ trợ chữa viêm gan, xơ cứng gan, có thể lấy táo tàu, lạc, đường đỏ, mỗi thứ 50 g, gạo tẻ 30 g, nấu cháo ăn hằng ngày. Mỗi liệu trình kéo dài 30 ngày.

Sau đây là một số bài cháo thuốc khác:

- Chữa bệnh về gan do tỳ hư, xuất hiện báng ở bụng, chân tay mình mẩy phù thũng: Ý dĩ nhân (hạt bo bo), xích tiểu đậu, hạt sen (bỏ tâm và vỏ cứng ở ngoài), ngó sen, mỗi thứ lượng bằng nhau, nấu cháo ăn vào buổi tối.

- Chữa viêm gan loại hoàng đản (da vàng mắt vàng): Bột bạch phục linh 20 g, xích tiểu đậu 50 g, hạt bo bo 100 g. Ngâm xích tiểu đậu nửa ngày rồi cho vào nấu cháo cùng hạt bo bo, khi chín nhừ thì cho thêm bột phục linh vào nấu tiếp, sau đó cho ít đường trắng để ăn trong ngày (chia mấy lần tùy ý).

- Chữa xơ gan cổ trướng: Bột ngó sen 10-15 g, hạt bo bo 50-100 g, táo tàu 10 quả (bỏ vỏ và hạt). Nấu hạt bo bo cho chín mềm, cho táo tàu vào đun sôi trở lại. Sau đó cho bột ngó sen (đã hòa cho tan đều với nước sôi) vào đun sôi lại lần nữa là được. Chia làm 2 phần ăn trong ngày.

- Hỗ trợ chữa bệnh viêm gan hoàng đản truyền nhiễm cấp tính: Nhân trần 30-60 g, gạo tẻ 50-100 g, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch nhân trần, nấu lấy nước, bỏ bã. Gạo tẻ vo sạch, nấu với nước nhân trần thành cháo, cho đường vào khuấy đều, chia làm 2-3 lần ăn trong ngày. Mỗi liệu trình dài 7-10 ngày.

- Hỗ trợ chữa bệnh viêm gan B: Quyết minh rang cháy 0,2 g, gạo tẻ, đường mạch nha lượng vừa đủ. Nấu quyết minh với nửa tô cháo gạo tẻ, sau đó đường mạch nha vào, chia làm 2 phần, ăn trong ngày.

Meo.vn (Theo Nông nghiệp Việt Nam)

Những món ăn chữa suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh trong khi nhiều loại rau xanh có tác dụng an thần như rau cần, củ cải, hành củ... có thể chữa suy nhược thần kinh khá hiệu quả.

Suy nhược thần kinh là căn bệnh phổ biến của thời đại văn minh, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến nảy sinh nhiều bệnh tật trong cơ thể. Hiện tượng nhức đầu, căng thẳng, mất ngủ xuất hiện khi bị suy nhược thần kinh. Suy nhược thần kinh còn làm tim đập loạn nhịp. Triệu chứng hồi hộp, loạn nhịp tim là do nguyên nhân tim không được chăm sóc tốt nhưng cũng có thể do thần kinh căng thẳng gây nên.

Dưới đây là một vài món ăn chữa suy nhược thần kinh:

http://bee.net.vn/dataimages/201109/original/images773248_T8_mon_an_suy_nhuoc_than_kinh.jpg
Suy nhược thần kinh là căn bệnh phổ biến của thời đại văn minh, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến nảy sinh nhiều bệnh tật trong cơ thể.

Canh táo đỏ, hành củ: Táo đỏ 20g, hành củ 6 củ. Táo đỏ, hành củ rửa sạch. Hành thái đoạn. Cho táo đỏ vào nồi, đổ nước đun sôi, sau đó cho hành vào nấu cùng.

Nộm củ cải: Củ cải trắng, xì dầu đủ dùng. Củ cải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái sợi. Trộn xì dầu với củ cải đã thái.

Canh bách hợp, rau cần: Rau cần 50g, bách hợp 40g. Rửa sạch hai thứ trên, cho vào nồi, đổ nước ninh kỹ. Ngày uống 1 lần.

Canh măng, củ cải: Măng 120g, củ cải 250g, rau câu 25g, muối vừa đủ. Đem các loại rau trên rửa sạch, thái nhỏ. Cho cả vào nồi, đổ nước nấu kỹ, sau đó nêm muối.

Canh rau cải, hạt sen: Rau cải 120g, hạt sen 12g, đường đỏ 25g. Rau cải rửa sạch, hạt sen rửa sạch ngâm nước. Cho hai thứ trên vào nồi, đổ nước đun kỹ, sau đó tra đường khuấy đều.

Canh khoai tây, củ mài: Khoai tây 60g, củ mài 40g, mạch nha 12g. Khoai tây, củ mài rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng. Cho khoai tây, củ mài và mạch nha vào nồi, đổ nước nấu kỹ. Ngày ăn 1 - 2 lần.

Meo.vn (Theo Bee)

Lạ miệng với burger gà rán trên phố cổ

Bánh rất mềm, nhân thịt gà tẩm bột rán thơm, rau xà lách, quyện với một thứ nước sanh sánh có vị ngọt ngậy vừa phải. Chủ quán tiết lộ đó là nước mật ong kết hợp với mạch nha "xịn" nhập khẩu từ Hàn Quốc.

 

Buổi chiều, lượn quanh khu phố cổ, bỗng phát hiện ra ở đoạn đầu phố Đường Thành, ngay gần rạp Hồng Hà khoảng vừa xuất hiện một cửa hàng gà rán "mới tinh", nhỏ xinh nhưng khá ấn tượng.

Điều đầu tiên khiến tiệm này bắt mắt là bức hình rất "oai" của cửa hàng, "khoe" việc được Mr Đàm ghé thăm "ủng hộ". Tiếp đó là tấm biển hiệu với cái tên nghe thật ngộ nghĩnh và "chân chất" : Gà rán Kúc Cu.

Nếm hương vị gà rán trong không gian phố cổ

Nghe cái tên quán hẳn nhiều người nghĩ đến thương hiệu nổi tiếng KFC, BBQ hay Lotteria... Liếc qua thấy thực đơn ở đây cũng na ná như vậy, cũng gồm các loại đùi gà, cánh gà rán, cơm gà, burger gà, sa lát và các xuất tổng hợp... Nhưng có một điểm đáng chú ý là giá cả có vẻ "dễ chịu" hơn: một miếng đùi gà rán có giá là 19.000 đồng/cái, cánh gà 8.000 đồng/cái, cơm đùi gà chỉ 30.000 đồng/xuất ... tính ra trung bình rẻ hơn 30% so với món cùng loại của KFC, BBQ, Lotteria.

Thử thưởng thức rồi mới thấy khá bất ngờ, vì chất lượng gà của tiệm này không kém gì các thương hiệu nổi tiếng nói trên, nếu không muốn nói là nhỉnh hơn: miếng gà vàng ươm, thịt gà mềm và thơm, không hề bị bở. Anh chủ quán cởi mở khoe bí quyết rằng, do gà của cửa hàng còn tươi ngon chứ không phải hàng đông lạnh lâu ngày. Để chứng minh tính xác thực, anh truyền thêm một kinh nghiệm nhỏ, giúp mọi người thẩm định được loại gà "chất lượng cao". Đó là khi ăn hết phần thịt bên ngoài, bạn sẽ thấy phần xương bên trong vẫn trắng phau chứ không hề có màu tối sậm - điều hiếm thấy ở những nơi chuyên bán gà rán, kể cả những nơi có tiếng.

Nếm hương vị gà rán trong không gian phố cổ

Miếng gà rán trông rất hấp dẫn

Nếm hương vị gà rán trong không gian phố cổ

Phần xương bên trong còn trắng thế này chứng tỏ là gà tươi.

Để thực khách đỡ bị "ớn" khi ăn đồ rán, cửa hàng đã chế biến thêm các món sa lát lạ miệng như củ cải muối. Củ cải được xắt thành từng miếng vuông vuông, vị ngọt nguyên chất của củ cải kết hợp với thứ nước chua chua, ăn rất ngon, nhai lại thấy giòn giòn, mát mát.

Nếm hương vị gà rán trong không gian phố cổ
Nếm hương vị gà rán trong không gian phố cổ

Hoặc món sa lát Kúc Cu tuy đơn giản song làm bữa ăn trở nên phong phú, không bị nhàm chán. Một bát salát gồm xà lách, cà rốt, cà tím, hành tây, ít thịt gà xé và một lớp nước sốt mayonaise bên trên. Trộn đều tất cả lên là bạn sẽ được thưởng thức một thứ rau củ hỗn hợp thơm, mát, ngậy mà không hề ngấy. Đây cũng là lựa chọn số một cho món khai vị.

Nếm hương vị gà rán trong không gian phố cổ
Nếm hương vị gà rán trong không gian phố cổ

Thêm một thứ nữa của tiệm làm rất ngon và "pro" mà bạn không nên bỏ qua, đó là burger gà. Burger tại đây có vẻ to hơn những nơi khác, nên lúc đầu thoáng nhìn bạn sẽ có cảm giác khó "tải" được hết, nhất là với những người không "ái mộ" đồ Tây. Thế nhưng chỉ cắn một miếng thôi, "nỗi sợ" đó sẽ tan biến.

Nếm hương vị gà rán trong không gian phố cổ

Bánh rất mềm, nhân thịt gà tẩm bột rán thơm, rau xà lách, quyện với một thứ nước sanh sánh có vị ngọt ngậy vừa phải. Hỏi ra thì được biết đó là nước mật ong kết hợp với mạch nha "xịn" nhập khẩu từ Hàn Quốc. Không chỉ có vậy, miếng thịt gà to mà chạy dài suốt cái bánh, chứ không chỉ mang tính "tượng trưng" như một số nơi vẫn làm. Nếu bạn muốn có "một bữa no", thì một chiếc burger gà cuối bữa sẽ giúp bạn bổ sung đủ tinh bột mà lại không bị "thâm hụt ngân sách" quá nhiều.

Nếm hương vị gà rán trong không gian phố cổ

Nếu là "fan" của gà rán thì bạn nên đến thưởng thức một lần. Mặc dù tiệm không trang hoàng như các thương hiệu gà rán tiếng tăm khác nhưng đồ ăn ngon hơn, giá lại hợp lí hơn. Không chỉ có thể, thử một lần không ngồi ghế đệm bọc da, bàn lớn mà ngồi chiếc ghế mây nhẹ nhàng, chiếc bàn mây xinh xinh, bạn sẽ trải nghiệm một phong cách thưởng thức gà rán hoàn toàn mới, đầy thú vị và ấm cúng.

Nếm hương vị gà rán trong không gian phố cổ
Nếm hương vị gà rán trong không gian phố cổ

Bức hình cửa hàng "khoe" anh Đàm đến ủng hộ.

Tiệm Gà rán Kúc Cu cũng nhận phục vụ đến tận nơi theo yêu cầu và ưu tiên giảm giá 10% cho khách đến cửa hàng mua về.

Địa chỉ: Gà rán Kúc Cu 63 Đường Thành, Hà Nội.

Cá tuyết xốt thượng hạng

 

Khẩu phần 3 người \ Mức độ Dễ

Chuẩn bị 40 phút \ Chế biến 20 phút

NGUYÊN LIỆU

350g phi lê cá tuyết

30g boa-rô

 

 

alt

Khẩu phần 3 người \ Mức độ Dễ \ Chuẩn bị 40 phút \ Chế biến 20 phút

 

NGUYÊN LIỆU

350g phi lê cá tuyết

30g boa-rô

Xốt thượng hạng: Đun sôi 3g xốt A1 + 3g xốt OK + 3g xốt LP + 5g mạch nha + 5ml dầu ớt + 2g muối + 3g hạt nêm + 10g xốt cà chua 60ml nước

THỰC HIỆN

1. Phi-lê cá tuyết rửa sạch, khứa vảy rồng trên miếng cá làm 4 khối, cho vào chảo dầu nóng chiên chín vàng, vớt ra, để ráo dầu

2. Boa-rô thái lát xéo, chiên chín, lót dưới đĩa, cho cá lên trên

3. Dọn ra đĩa, rưới xốt thượng hạng vào, dùng nóng rất ngon.