Lưu trữ cho từ khóa: mắc bệnh trĩ

Bí quyết phòng ngừa bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ nên điều chỉnh thói quen ăn uống theo hướng tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đậm, thức ăn nhiều gia vị, muối…

Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày, bệnh lỵ, nóng trong người vì ăn uống các chất cay, nóng (tiêu, ớt, cà ri, cà phê, rượu, bia…), tăng áp lực ổ bụng bởi lao động, tư thế, sinh hoạt.

Không đứng, ngồi quá lâu

Với người táo bón lâu ngày, mỗi khi đại tiện thường rặn nhiều làm áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên nhiều lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to và khi lớn quá sẽ sa ra ngoài. Khi bị bệnh lỵ, bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày và mỗi lần phải rặn nhiều cũng làm tăng áp lực trong ổ bụng. Đây là bệnh thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, đi lại ít như thư ký văn phòng, tài xế, nhân viên bán hàng, thợ may…

Để phòng ngừa bệnh trĩ, ngoài điều chỉnh thói quen ăn uống, chúng ta nên tập đi cầu đều đặn hằng ngày. Không đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng đột ngột. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch hoặc dùng các loại xà phòng ít tính acid để làm sạch vùng hậu môn. Vận động thể lực vừa sức, tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…

Nhiều rau quả, trái cây rất tốt

Trong ăn uống, cần điều chỉnh thói quen theo hướng tránh các chất kích thích (cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá…); tránh thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng…); ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả.

Bí quyết phòng ngừa bệnh trĩ, Tin tức trong ngày, Benh tri, tri noi, tri ngoai, di ngoai ra mau, tao bon, bac si, benh, bao.

Thực phẩm có ích cho người bị bệnh trĩ là các loại rau quả (diếp cá, lang, mồng tơi, đay, dền, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp…). Các loại rau quả này tốt nhất dùng dưới dạng hấp, luộc, nấu canh, không nên nướng hoặc chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu.

Các loại trái cây (bơ, chuối, thanh long, cam, quýt, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi…) cũng rất tốt cho người bệnh trĩ. Hạn chế ăn muối vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, gây bệnh nặng hơn.

Thuốc nam trị bệnh trĩ

Khi bị trĩ ra máu, có thể dùng một trong những bài thuốc nam sau đây để cầm:

Lá huyết dụ tươi (40 g), lá cây sống đời tươi (20 g), lá cây cỏ mực tươi. Ba loại rửa sạch, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn.

Mấu củ sen khô, cỏ mực, mỗi loại 20 g cùng 16 g lá trắc bá. Tất cả sao đen, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc lúc bị chảy máu.

Lá sen tươi, lá ngải cứu tươi, lá trắc bá tươi, lá cây cỏ mực tươi, mỗi loại 30-40 g. Tất cả rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước uống (hoặc làm thang sắc uống), trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ.
Ở phụ nữ đang mang thai, trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn dễ tạo nên trĩ. Do đó, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (cứ mỗi 4 giờ nên nằm nghiêng khoảng 20 phút). Tư thế này làm giảm bớt sức ép của bào thai lên tĩnh mạch hậu môn.

Coi chừng nhầm lẫn

Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất ở bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp khác cũng có hiện tượng chảy máu hậu môn mà chúng ta cần phân biệt để tránh nhầm lẫn, như ung thư hậu môn hoặc trực tràng. Gặp trường hợp này, nếu bệnh nhân nhầm là bệnh trĩ, không chịu đi khám, đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được.

Trường hợp polype trực tràng cũng có dấu hiệu chảy máu. Đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết chứ không thể điều trị bằng thuốc.

Theo Lương y Đinh Công Bảy

Ngồi máy tính nhiều dân văn phòng dễ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Hơn 50% số người mắc bệnh có độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, bệnh trĩ đang bị trẻ hóa dần do ảnh hưởng của việc ngồi nhiều bên máy tính của giới trẻ.

Vì xấu hổ, rất ít người chịu đi khám, chỉ đến khi xuất hiện biến chứng gây đau đớn, khó chịu cho sinh hoạt thì mới đến bệnh viện. Vì thế, thời gian điều trị phải kéo dài.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ còn gọi là bệnh lòi dom được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau.

Vì sao ngồi máy tính nhiều dễ mắc bệnh trĩ?

Hiện nay, số đông giới trẻ đang sử dụng máy tính trong công việc, học, chơi nhiều giờ trên máy vi tính, và toàn thân hầu như rất ít vận động. Điều này sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc và tăng  mức độ nặng của bệnh trĩ.

Bạn Mai Hương, nhân viên ngân hàng thấy khó chịu khi đi vệ sinh, cô đi khám và sững sờ khi bác sĩ kết luận cô bị bệnh trĩ với búi trĩ đã bị thò ra ngoài. Rất may là tình trạng của chị chưa cần phải phẫu thuật, và chưa có biến chứng nguy hiểm xẩy ra. Chị Hương cho biết chị ngồi máy tính 8 tiếng mỗi ngày, và ít khi uống nước.

Theo GS. Nguyễn Mạnh Nhâm – Bệnh viện Đa khoa Tràng An, Hà Nội, số bệnh nhân như chị Hương khá phổ biến hiện nay, đa số các trường hợp đến chữa bệnh đều trong tình trạng khá muộn, khi biện pháp can thiệp đã ở mức tiêm hoặc phẫu thuật.

Chữa trị bệnh trĩ như thế nào?

Theo GS Nhâm, có các phương pháp điều trị như: điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật như tiêm xơ, thắt vòng cao su,…; phẫu thuật gồm Longo cải tiến, triệt mạch treo trĩ… Bệnh trĩ nên được phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc khi bệnh mới ở cấp độ 1 & 2 để có hiệu quả cao và giảm nguy cơ tái phát. Với các trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ 3 & 4 cần có các thủ thuật can thiệp. Tuy nhiên các thủ thuật can thiệp đều có tỉ lệ tái phát cao, do đó đừng để bệnh nặng mới đi chữa trị.

Những người ngồi máy tính nhiều nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại 5 – 10 phút. Bên cạnh đó, họ cũng nên chú ý về dinh dưỡng, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tránh các đồ cay nóng, chất kích thích…

Theo Tinsuckhoe.com