Lưu trữ cho từ khóa: lươn

Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên sử dụng

Những thức ăn dưới đây rất có hại cho sức khỏe, tuyệt đối không sử dụng.

Mật cá

Mật cá chứa độc tố nguy hại cho sức khoẻ. Cá càng lớn độc tố càng mạnh. Loại độc tố này có đặc điểm không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và trong cồn, sau khi ăn vào sẽ bị tổn hại đến chức năng gan và thận, ở mức độ nặng có thể gây tử vong.

Ba ba, cua và lươn chết

Ba ba, cua, lươn giàu đạm, rất bổ dưỡng nhưng nếu chúng đã chết tuyệt đối không được ăn. Trong ba ba, cua và lươn có khá nhiều chất histidine, sau khi chết, những chất này nhanh chóng bị phân hủy thành histamine rất độc đối với sức khoẻ, ăn vào dễ bị trúng độc.

Ăn sống trứng gà

Lòng trắng trứng gà sống khia ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.

nhung-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-nen-su-dung

Trứng gà rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, nhưng nếu ăn sống sẽ khó tiêu hóa, gây nguy hiểm

Thịt lợn gạo

Thịt lợn gạo là do lợn bị nhiễm sán, nếu ăn vào sẽ có nguy cơ mắc bệnh sán xơ mít.

Khoai tây mọc mầm

Khoai tây sau khi mọc mầm sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.

Gừng bị thâm nhũn

Gừng khi bị thâm nhũn có thể sinh ra chất độc có tên safrole, khi ăn vào, ruột dễ hấp thu, nhanh chóng chuyển đến gan, gây trúng độc cho tế bào gan, làm tổn thương gan.

Rau cải nấu chín để qua đêm

Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.

Theo Danviet.vn

Món ăn bài thuốc từ lươn

 

Lươn có tên khoa học fluta alba, họ cá da trơn. Thịt lươn vị ngọt, tính ôn, có tác dụng cao về mặt chữa trị các bệnh gan, xương, hệ cơ thần kinh và cơ bắp cho cả người tập luyện thể thao và người cao tuổi ít vận động…

Thịt lươn là thần dược đại bổ khí huyết, tăng cường gân cốt, kiện tráng dương thận. Thịt lươn có nhiều vitamin A (gấp 30 lần cà rốt), giúp làm sáng mắt, giải độc nhặm mắt đỏ. Còn có tác dụng chữa mụn nhọt, thủy thũng, bổ dưỡng can, huyết, tỳ vị. Hàm lượng vitamin B1, B6 cao giúp phụ nữ từ 40 – 65 tuổi ngừa loãng xương.

Dưới đây là một số bài thuốc từ lươn:

Bổ máu, giúp trẻ hết biếng ăn, suy dinh dưỡng, gầy ốm, còi xương; phụ nữ cấn thai người luôn mệt mỏi: lươn 800 – 1.200g (mua về cho vào 5 muỗng giấm, ngâm 10 phút, rửa sạch nhớt, mổ bỏ ruột, lọc bỏ xương, chỉ máu, bỏ đầu, giữ đuôi), thái hột lựu (đối với trẻ em), sợi dài 3 – 5cm (người lớn), trộn 1/2 muỗng muối, bột nêm, để 15 phút; 15g hoa cúc trắng, 20g đương quy, 15g nấm linh chi (ngâm 30 phút), 5g hành lá, củ cải trắng, 3g tỏi giã nhuyễn, 3g gừng lát mỏng, 2 muỗng rượu nếp ngon. Nấm linh chi nấu trong 800ml nước, sôi 15 phút cho hoa cúc vào nấu tiếp. Gia vị xào qua với thịt lươn vừa chín tới đổ vào nước đã có nấm, hoa cúc. Nấu còn 400ml, nhắc xuống thêm hành, tiêu. Ăn nguội 4 lần/ngày, 3 ngày/lần. Liên tục 4 tuần.

Trừ thũng, tiêu mụn nhọt: lươn làm sạch, cắt khúc 3cm (giữ xương sống), 3 tép tỏi đập nát, 50ml rượu dâu, 20g đậu xanh (nấu chín đãi vỏ), 3g cúc hoa vàng, 3g hoa nhài, 5g ngân hoa, 1/2 muỗng đường trắng, bột nêm và 3 muỗng dầu mè. Cho lươn vào xào qua, khi da vừa săn chín, cho vào nấu chung các thứ với 200ml nước và rượu dâu, hầm còn 150ml, nhắc xuống ăn nóng với 10g rau diếp cá. Ăn liên tục 5 ngày.

Tác dụng bổ thận, tráng dương, bệnh thủy thũng xơ gan ở nam giới, phụ nữ yếu sinh lý sau sinh; đau lưng, nhức gân, tê khớp do ít vận động vì cao tuổi: lươn mua chọn con từ 1.200 – 1.800g, màu vàng nghệ sẫm (không mua lươn đen hoặc lạch). Làm như trên, lấy hết thịt (bỏ xương), xào 10 phút với các gia vị (dầu mè hoặc dầu thực vật). Nấu chung trong 500ml nước với 100g đậu đen, 30g nấm linh chi (sẽ cho ra dược chất alkaloid, nucleotid và nhiều acid béo, không làm tăng cholesterol). Nấu còn 300ml, chia 3 phần ăn cả ngày. Liên tục 2 ngày/lần (mỗi khi ăn cho thêm 1 quả trứng gà).

Tác dụng phục kiện thận suy (từ 25 – 30 tuổi): chống tế bào tiểu cầu làm lão hóa các tế bào khác; nam nữ bị cận, viễn do chăm chú nhìn nhiều dẫn đến đục thủy tinh, mờ. Mua lươn khoảng 1kg trở lên, làm sạch bỏ ruột, để nguyên con (có thể xắt làm đôi, không bỏ đầu, đuôi), 200g đậu đen, 20g hà thủ ô, 10 quả táo đỏ, 3g gừng xắt lát. Tất cả rửa sạch, cho vào 600 – 700ml nước, nấu sôi 20 phút, hạ lửa riu riu đến khi xăm đũa thấy xương lươn nhừ. Nhắc xuống ăn nóng, 3 lần/ngày. Liên tục 10 ngày.

Tác dụng nhuận phế, dưỡng âm, thận suy, nóng do gan suy... mua lươn về làm như trên, xắt khúc 3 – 5cm, ướp với 3 tép tỏi đập nát, 5g gừng thái sợi, 15g huyền sâm, 20g mạch đông, 20g ngân mộc nhĩ, 4g bạc hà (bán ở hiệu Đông y), 10g bách hợp. Cho tất cả vào nấu chung với 500ml nước còn 250ml, nhắc xuống ăn nóng với 10g rau cần tây (hoặc xà lách xoong), không nêm đường khi nấu. Ăn liên tục 2 tuần.

(Theo SKĐS)

 

Ăn và chế biến lươn cũng cần đúng cách

Lươn là thực phẩm bổ dưỡng, trong 100g thịt lươn là 18.7g đạm, 0.9g chất béo, 150mg chất lân, 39mg chất can xi, 1.6mg chất sắt và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Lươn cũng được đánh giá ở vị trí thứ 5 trong các loại thực phẩm giàu vitamin A (sau các loại gan gà, lợn, bò, vịt).

Cách chế biến lươn thông dụng nhất hiện nay là lươn xào. Tuy nhiên, cách này dễ làm ký sinh trùng trong thịt lươn sẽ không chết nếu xào không kĩ. Chúng theo đường miệng vào gây bệnh cho cơ thể người.

Cách chế biến các món làm từ lươn 

Nếu so các loại như hến, tôm đồng, cua đồng thì thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Bởi vậy, thịt lươn luôn được lựa chọn là thức ăn bồi bổ cho người ốm, người già, trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần hết sức chú ý trong cách chế biến.

Theo TS. Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia), trong lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng ký sinh sẽ còn sống và theo đường ăn uống vào trong ruột.

Thông thường, chỉ sau nửa tháng, người ăn phải ký sinh trùng trong thịt lươn sẽ có biểu hiện sốt cao, chán ăn, nổi mụn cơm ở cổ, nách và da bụng. Khi đó, bệnh nhân cần phải được đưa đến viện cấp cứu ngay vì cơ thể đã bị nhiễm độc.

ThS. - BS. Lê Thị Tuyết Phượng, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng cho biết, người bị nhiễm ký sinh trùng có trong thịt lươn sẽ có những cơn đau nhói ở những nơi ấu trùng di chuyển do bị loét, hoại tử từ chất dịch của loại ấu trùng này. Những ấu trùng này có thể chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể như: gan, phổi, ổ bụng… gây viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, viêm tụy cấp. Nguy hiểm hơn, chúng có thể chui vào tuỷ sống, não gây nôn, rối loạn tâm thần, co giật, động kinh…

Ăn thế nào cho đúng?

Theo bảng đánh giá thành phần dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g thịt lươn là 18.7g đạm, 0.9g chất béo, 150mg chất lân, 39mg chất can xi, 1.6mg chất sắt và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Lươn cũng được đánh giá ở vị trí thứ 5 trong các loại thực phẩm giàu vitamin A (sau các loại gan gà, lợn, bò, vịt).

Với người Nhật Bản, lươn là món ăn đặc biệt của các võ sĩ quyền anh và các đô vật vì trong 100g thịt lươn rán có 5.000 UI vitamin A trong khi cùng trọng lượng đó ở thịt bò chỉ có 40UI. Người Nhật còn quan niệm, ăn thịt lươn sẽ giúp tăng thị lực và chữa cận thị. Trong thịt lươn còn có chất DHA tăng trí thông minh, hạn chế phát triển khối u, chống viêm và là thức ăn lý tưởng cho người trung niên và người già vì làm giảm bớt sự nhầm lẫn.

Tuy nhiên, ăn thịt lươn như thế nào để cơ thể hấp thụ hết hàm lượng dinh dưỡng? TS. Nguyễn Thị Lâm khuyên: Nên chế biến bằng cách nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy… bảo đảm sao cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ. TS Lâm cũng lưu ý người tiêu dùng khi mua lươn ngoài chợ tuyệt đối không được mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến.

Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hoá thành chất độc histamine. Bình thường cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này. Nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới ốm dậy hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất lớn.

(Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

(Theo TCLD)

 

Lươn cuốn lá lốt nướng

Những buổi chiều lộng gió nếu được thưởng thức món lươn cuốn nghệ nướng lá lốt nồng ấm vị cay, mùi thơm đặc trưng từ lá lốt này sẽ thật khó quên.

Nguyên liệu:

400g lươn
100g lá lốt
Ớt sừng, nghệ tươi
Muối, đường, hạt nêm, tương ớt, nước tương
Hành lá, đậu phộng rang vàng giã giập
Dầu ăn

Các bước thực hiện:

1. Lá lốt bỏ cuống, rửa sạch. Nghệ tươi gọt vỏ, xắt lát. Ớt sừng rửa sạch, xắt nhỏ.

Lươn làm sạch, bỏ xương, lấy phần thịt phi-lê, xắt khúc rồi ướp với khoảng ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê ớt tươi, ít tương ớt, ½ muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê nước tương và ít hạt nêm. Nghệ tươi xắt lát để khoảng 10 phút cho thấm.

2. Hành lá xắt nhỏ cho vào chảo dầu xào sơ. Trải miếng lá lốt ra đĩa, cho miếng lươn và nghệ vào giữa, từ từ cuốn lại đến hết.

Bắc bếp than, thoa một lớp dầu trên vỉ, nướng cuốn lá lốt chín. Rắc đậu phộng rang và mỡ hành. Chấm kèm với nước tương pha, ớt xắt lát.

Mách nhỏ:

Lươn chọn con loại vừa để có thịt mềm và ngon. Nếu làm lươn tại nhà nên chà xát bằng vỏ trấu để sạch nhớt lươn.

(Theo MNVN)