Lưu trữ cho từ khóa: lưỡi

Lưỡi giúp tăng khoái cảm lên gấp 10 lần

Hãy sử dụng chiếc lưỡi ma thuật để giúp cuộc vui của hai bạn thăng hoa hơn.

Theo bài đăng gần đay trên Thời báo Ấn Độ, các chuyên gia tình dục Ấn Độ cho biết chỉ cần được sử dụng đúng cách thì lưỡi sẽ là một trong những cơ quan sinh dục có tiềm năng nhất. Nghiên cứu đã phát hiện ra vai trò to lớn của lưỡi trong việc cải thiện đời sống chăn gối. Lưỡi có thể giúp tăng khoái cảm lên gấp 10 lần.

Lưỡi có ưu điểm ẩm ướt, mềm mại, linh hoạt, là một cơ quan “nhạy cảm” rất quan trọng. Nó không chỉ phát huy được vai trò lúc mơn trớn trong màn dạo đầu, những khoái cảm khi lưỡi tiếp xúc với những điểm nhạy cảm, bạn sẽ khiến đối phương cực kỳ thích thú.

luoi-giup-tang-khoai-cam-len-gap-10-lan

Hãy thử thư giãn môi và lưỡi. Người bạn đời của bạn chắc hẳn sẽ không thể từ chối một nụ hôn sâu vừa ấm áp vừa mềm mại. Lưỡi của bạn cũng có thể đi tới những bộ phận trên cơ thể mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới và mang đến nhiều kích thích cho đời sống chăn gối của 2 bạn.

Trong màn dạo đầu, khi bạn dùng lưỡi để kích thích ngực chàng sẽ khiến chàng ngây ngất, tăng thêm sự tự tin và tràn đầy phấn khích. Sự nhạy cảm của tai và gáy của chàng rất cao, đây cũng là khu vực kích thích rất quan trọng. Dùng lưỡi kích thích những khu vực nhạy cảm này sẽ giúp 2 bạn nhanh chóng “nhập cuộc” hơn.

Theo TTVN.vn

Giải pháp mới cho sức khỏe răng miệng người Việt

Theo thống kê trong năm 2011 của Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, Việt Nam là một trong nhóm các nước có tỷ lệ người mắc các bệnh về răng miệng cao trên thế giới với trên 90% dân số có vấn đề về sức khỏe răng miệng. Đây chính là hệ quả từ thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Hậu quả từ những thói quen không đúng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe răng miệng của người Việt Nam kém nhưng phổ biến nhất là từ 3 thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách sau đây:

Thứ nhất, chải răng không đúng cách. Chải răng là một hoạt động vệ sinh răng miệng phổ biến hàng ngày mà hầu hết ai cũng biết và thực hiện. Nhưng do thói quen chưa đúng từ nhỏ nên nhiều người vẫn đang chải răng sai cách. Rất nhiều người chỉ chải răng 1 ngày/1 lần vào buổi sáng, hoặc chải răng qua loa không đủ thời gian 3 phút theo yêu cầu của nha sĩ, chải răng theo chiều ngang thay vì cần chải theo chiều dọc. Ít nguời biết rằng chải răng không đúng cách sau một thời gian dài sẽ dẫn đến mòn men răng, ngà răng, viêm nướu, tụt nướu và dễ mắc các bệnh nha chu. Hậu quả của những bệnh này có thể trầm trọng hơn, thậm chí có thể mất răng nếu để quá lâu.

Thứ hai, sử dụng tăm xỉa răng thay cho chỉ nha khoa. Việc dùng tăm hay các vật nhọn xỉa răng lâu ngày làm cho các răng bị hở, làm trầy nướu răng và gây tụt nướu ở các kẽ răng. Ngoài ra, dùng tăm xỉa răng cũng không bảo đảm an toàn về vệ sinh. Khái niệm về chỉ nha khoa không còn xa lạ với người Việt Nam, nhưng do không có thói quen dùng chỉ nha khoa và chi phí cho chỉ nha khoa khá cao nên đa số người dân ngại sử dụng.

Thứ ba, không dùng nước súc miệng. Việc không dùng nước súc miệng cũng hạn chế hiệu quả chăm sóc răng miệng, cụ thể là khoang miệng chưa sạch hoàn toàn, vẫn còn tồn tại nhiều vi khuẩn và mảng bám. Việc chải răng thông thường là chưa đủ vì chỉ có thể chải sạch một số bề mặt răng (chủ yếu là mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai) vi khuẩn gây bệnh răng miệng vẫn còn tồn tại ở những nơi khác như kẽ răng, lưỡi và vòm miệng. Hiện tại, chỉ một bộ phận nhỏ người dân ở thành thị với điều kiện kinh tế khá và ý thức cao mới sử dụng nuớc súc miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

Ngoài ra, do không có thói quen khám răng định kì 6 tháng một lần nên người Việt Nam khi tìm đến nha sĩ để chữa các bệnh lý răng miệng thì tình trạng sức khỏe răng miệng thường đã nghiêm trọng, khó chữa hoặc để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

Giải pháp toàn diện “Sạch kẽ răng, ngăn vi khuẩn” cho sức khỏe răng miệng

Đứng trước thực trạng sức khỏe răng miệng của người Việt kém cùng mong muốn mang lại một phương pháp chăm sóc răng miệng mang tính hiệu quả cao và phù hợp với thói quen của người Việt, nhãn hàng P/S thuộc Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời một giải pháp mới mang tên P/S Chuyên Gia.

(Ảnh do nhãn hàng PS cung cấp)

Đây là sản phẩm kem đánh răng cao cấp, lần đầu tiên lấy cảm hứng từ hiệu quả của chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp làm sạch kẽ răng và ngăn vi khuẩn hiệu quả.

(Ảnh do nhãn hàng PS cung cấp)

Các hạt siêu nhỏ trong P/S Chuyên Gia sẽ len lỏi vào kẽ răng giúp làm sạch mảng bám thức ăn trên răng hơn 94% so với kem đánh răng không có chứa các hạt này. Hợp chất Kẽm giúp ngăn vi khuẩn suốt 24 giờ, giúp nướu khỏe mạnh và mang lại hơi thở thơm mát. Hơn nữa, P/S Chuyên Gia giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian trong sinh hoạt hàng ngày.

Trong bối cảnh hiện đại ngày nay, có thể nói, P/S Chuyên Gia sẽ là giải pháp mới cho những thói quen cũ của người tiêu dùng Việt; một giải pháp chăm sóc răng miệng khoa học, hiệu quả và kinh tế.

(Ảnh do nhãn hàng PS cung cấp)

 

Nấm miệng Candida ở trẻ em

Nấm miệng Candida là bệnh thường gặp khiến trẻ phải đến khám tại phòng khám Nhi, cũng như phải mua thuốc tại hiệu thuốc tây. Bệnh phát hiện tình cờ qua khám, hay do triệu chứng khó chịu cho bé mà bà mẹ mang bé đến khám.

1. Nấm Candida có đặc điểm gì ?

  • Bình thường nấm Candida thường trú trên cơ thể và không xâm lấn gây bệnh;
  • Có 40% – 60% dân số là người lành mang Candida trên cơ thể;
  • Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ… và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là chủng Candida albicans chiếm 70%;
  • Trẻ thường nhiễm Candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm Candida âm đạo lúc mang thai;
  •  Nấm Candida có ở 0,5% – 20% nhũ nhi khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.

2. Yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển?

  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành;
  • Vệ sinh miệng kém, đặc biệt bé mang dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng;
  • Trẻ bị nhiễm HIV- AIDS, ung thư, tiểu đường, suy dinh dưỡng…
  • Dùng corticoid, kháng sinh kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị ung thư…
  • Chấn thương tại chỗ.

3. Nấm Candida miệng gây triệu chứng gì?

  • Không triệu chứng, hoặc tình cờ phát hiện thấy mảng trắng trên niêm mạc má hay lưỡi;
  • Trẻ biếng ăn;
  • Đau rát họng, nôn ói.

4. Khám miệng bé bị nấm miệng Candida thấy gì?

  • Các mảng trắng như sữa, hay kem, phủ trên nền hồng ban dính chặt niêm mạc lưỡi, má… khó bóc tách;
  • Đa số dạng giả mạc trắng, một số dạng bạch sản, tăng sản lưỡi, hay dạng viêm lưỡi có dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Trẻ dùng corticoid hít trong dự phòng suyễn mà không súc miệng sau xịt có thể bị nấm miệng dưới dạng hồng ban thường thấy ở vòm họng.

Hồng ban ở vòm họng và viêm lưỡi dạng hình thoi giữa lưỡi

5. Điều trị nấm miệng ở trẻ nhũ nhi khỏe mạnh như thế nào?

  • Tăng cường vệ sinh răng miệng và loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển;
  • Nystatin tại chỗ là chọn lựa an toàn;
  • Miconazole oral gel rơ miệng hiệu quả hơn nystatin và mùi vị được trẻ chấp nhận tốt hơn. Hơn nữa dạng gel thuận tiện cho bà mẹ trong sử dụng;
  • Tuyệt đối không dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi nhỏ hơn 1 tuổi vì trong mật ong có thể chứa bào tử clostradium botulinum, có thể chuyển dạng thành vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị đẹn (tưa lưỡi) do nấm Candida albican gây ra (Nguồn hình: Công Ty Janssen Cilag VN)

6. Rơ miệng thế nào cho hiệu quả và dễ chịu cho bé ?

Vì rơ miệng có thể kích thích khiến trẻ dễ nôn ói, nên việc này thực hiện tốt nhất là lúc bụng bé đói hay trống thức ăn, và nên theo các trình tự sau:

  • Vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ;
  • Lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón chọn để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé), nhúng miếng gạc rơ miệng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc, nhằm tránh ma sát làm đau bé;
  • Dùng miệng gạc thấm thuốc chống nấm nystatin đã được nghiền nát hay Miconazole oral gel với lớp mỏng, vừa đủ;
  • Nếu trẻ bị nấm miệng nhiều nơi, thì nên rơ theo thứ tự: hai bên má trước, sau đó đến vùng khẩu cái trên miệng, và lưỡi rơ sau cùng. Mẹ nên rơ từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.

Sức khỏe và những biểu hiện ở mặt

Cơ thể có nhiều cách khác nhau để nói cho bạn biết những gì đang xảy ra có liên quan trực tiếp đến sức khỏe.

Trán nổi mụn

Theo y học Trung Quốc, trán liên quan đến hệ tiêu hóa và khu vực giữa hai hàng lông mày liên quan đến gan. Vì vậy, khi bạn nạp quá nhiều chất cồn thì sẽ gây ra mụn ở khu vực này, vốn thường sẽ mất đi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên mọc ở đây, điều này có thể chỉ ra rằng chế độ ăn uống của bạn thiếu chất dinh dưỡng.

Phải làm gì? Bạn cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ nước.

mat
Nên kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể nếu thường xuyên nổi mụn ở cằm -
Ảnh: Shutterstock

Mụn trên má

Có một vài lý do cho điều này. Lý do đơn giản là dị ứng với mỹ phẩm hoặc khăn trải giường bẩn. Còn phức tạp hơn là phổi bạn có vấn đề. Khu vực này được cho là có liên quan đến phổi và má nổi mụn có thể là kết quả của suy hô hấp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc lá, bệnh nhân hen và những người bị dị ứng dễ nổi mụn trên má.

Phải làm gì? Nổi mụn tạm thời có thể được cải thiện bằng cách thay khăn trải giường thường xuyên và loại bỏ mỹ phẩm cũ. Còn nếu mụn tái diễn thì bạn cần được bác sĩ kiểm tra.

Mụn ở cằm

Bạn có thể bị mất cân bằng nội tiết tố nếu nổi mụn ở cằm và quai hàm. Mụn cũng xuất hiện ở phụ nữ trong một số giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu mụn nổi dai dẳng thì có thể đó là tình trạng rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang.

Phải làm gì? Kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể bạn.

Thâm quầng và túi mọng dưới mắt

Những vấn đề này chủ yếu là do di truyền, song nếu bạn cảm thấy chúng ngày càng tệ hơn hoặc đột nhiên xuất hiện, đó có thể liên quan đến thận. Những thay đổi kể trên có thể cảnh báo bạn bị mất nước hoặc các độc tố đang hình thành.

Phải làm gì? Uống nhiều nước và giảm bớt chất cồn, muối, caffeine. Có thể bạn bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc chất sắt.

Thay đổi màu sắc của lưỡi

Lưỡi bạn có thể chỉ ra một số vấn đề sức khỏe – thiếu máu do thiếu chất sắt, folate, vitamin B12 – gây đau, ngứa lưỡi hoặc đỏ nhạt. Mặt khác, nếu lưỡi nhuốm màu hơi xanh, nó có thể cho biết tình trạng thiếu ô xy trong máu, trong khi các tổn thương màu trắng có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng.

Phải làm gì? Tới bệnh viện và thăm khám kỹ lưỡng.

Lông quá nhiều

Hội chứng buồng trứng đa nang được cho là gây ra quá nhiều lông trên cơ thể hoặc trên mặt phụ nữ. Rối loạn nội tiết là tình trạng phổ biến gây ra rất nhiều lông trên cơ thể cũng như mụn trứng cá, tăng cân và kinh nguyệt không đều.

Phải làm gì? Hỏi ý kiến bác sĩ phụ khoa.

(Theo Thanhnien)

3 Căn bệnh của teen hay phát sinh trong mùa lạnh

 Tiết trời trở lạnh đột ngột là nguyên nhân khiến teen không kịp chuẩn bị trước kháng thể cho những “căn bệnh” sau.

Lười biếng

Bệnh lười vốn dĩ đã luôn rình rập, chờ chực tấn công những khi bạn không làm chủ được ý chí và tinh thần của bản thân, việc thời tiết trở lạnh chính là chất xúc tác cuối cùng khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Một nhà văn nổi tiếng người Pháp đã từng nói: “Lười biếng chẳng là gì ngoài thói quen nghỉ ngơi trước khi bạn mệt”, điều này hoàn đúng với bất kì biểu hiện nào của thói lười biếng.

Chần chừ làm việc hoặc làm việc nửa vời, không chuyên tâm là kẻ thù số một của năng suất và hiệu quả công việc. Nếu không vượt qua được sự lười biếng thì việc học tập của teen những ngày cuối năm ắt hẳn sẽ không được trọn vẹn như mong muốn.

Ngủ nhiều hơn

Việc ít phải đối mặt với những tia nắng mặt trời gay gắt dễ khiến bạn nghĩ đến chuyện “ngủ đông” nhiều hơn và sự khác biệt hoàn toàn giữa thời tiết bên ngoài với sự ấm áp bên trong những chiếc chăn có thể quyến rũ, thu phục bạn nhiều giờ liền, thậm chí nhiều “ca” ngủ liên tiếp trong ngày.

Nhiều teen còn có biểu hiện phụ là “mắc bệnh từ xa”, hẹn bạn cùng học bài nhưng thấy bạn ngủ thì mình cũng bắt chước ngủ theo, việc học tập vì thế cũng bị trì hoãn, không đạt hiệu quả cao.

ngu

Thực ra, khoa học đã chứng minh được rằng: mùa đông không nhất thiết phải ngủ nhiều bởi vì ngủ quá nhiều vào ngày hôm trước sẽ khiến bạn buồn ngủ hơn vào ngày hôm sau. Và hậu quả kéo theo đó là việc đầu óc mụ mị, thiếu tập trung, nhiều trường hợp có biểu hiện choáng váng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ.

Ăn uống không điều độ

Với việc duy trì thói quen “mèo lười” và “ngủ đông” bất kì lúc nào thì hệ quả khó tránh là việc ăn uống thất thường, ngủ dậy giờ nào sẽ ăn giờ đó; đói thì ăn, không đói thì hoãn…

Khi việc ăn uống diễn biến thất thường cũng là lúc các cơ quan phải thay đổi để thích nghi, những cơ thể có hệ miễn dịch yếu thường mắc bệnh ở thời điểm cao trào này.

Có một điều mà teen nên biết: vào mùa lạnh, việc ăn uống nếu có chế độ và lịch trình hợp lí sẽ giúp teen chống lại nhiều căn bệnh, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Sức khoẻ là tiền đề quan trọng để bạn thực hiện những kế hoạch “nước rút” cho dịp cuối năm. Vì vậy, hãy luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho "người bạn" này.

Tạm kết

Teen thấy đấy, thời tiết thay đổi cũng là yếu tố làm phát sinh những “căn bệnh” nguy hại, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sức khoẻ của teen khi mùa thi cử đang hồi cao trào.

Tuy rằng những “căn bệnh” nêu trên có xu hướng phổ biến ở nhiều người và việc vượt qua nó không phải là điều dễ dàng, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được khi có mục tiêu và lòng quyết tâm. Vì vậy, hãy luôn chủ động tạo cho mình những kháng thể để phòng tránh những “căn bệnh” tự phát có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào nhé.

(Theo Tiin)

Lưỡi tím, hãy coi chừng

Ngoài việc giúp bạn thưởng thức các món ăn ngon, lưỡi còn có chức năng quan trọng khác mà ít người chú ý: Phản ánh tình trạng sức khỏe. Đó là lý do tại sao các bác sĩ thường kiểm tra kích thước, màu sắc và kết cấu lưỡi bệnh nhân để chẩn đoán bệnh.

luoi
Lưỡi tím, hãy coi chừng! Ảnh: gandraw.com

Màu sắc lưỡi

Một chiếc lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng sáng, nên nếu lưỡi bạn tối màu, đó là dấu hiệu của sự viêm nhiễm trong cơ thể. Trong một số trường hợp, màu sắc lưỡi còn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Trong khi đó, lưỡi đen hoặc nâu là dấu hiệu của việc hút thuốc quá nhiều. Nếu lưỡi hồng bợt và sốt cao, hãy coi chừng, có thể bạn đang sốt xuất huyết.

Ngoài ra, nếu lưỡi phủ lớp bợn trắng dày, có thể bạn đang có vấn đề về gan và túi mật. Đặc biệt, khi lưỡi chuyển sang màu xanh hoặc tím, bạn nên đến bác sĩ gấp để được kiểm tra sức khỏe. Lưỡi màu tím: Có thể lượng cholesterol trong cơ thể quá cao, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch. Lưỡi tím cũng có nghĩa bạn đang viêm phế quản mãn tính gây thiếu oxy trong máu.

Cấu tạo lưỡi

Một chiếc lưỡi khỏe mạnh nhiều chấm hồng và ẩm ướt. Nếu lưỡi của không có các chấm hồng, đó là dấu hiệu của việc thiếu sắc. Nhưng khi lưỡi đỏ ửng, rất có thể bạn đang bị dị ứng. Trong khi đó, lưỡi khô là dấu hiệu của việc căng thẳng khiến các tuyến nước bọt không hoạt động hiệu quả. Một chiếc lưỡi khỏe mạnh luôn có một lớp màng trong suốt bọc bên ngoài.

Vệ sinh lưỡi giúp ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc xâm nhập vào cơ thể

Bắt bệnh qua lưỡi theo y học cổ truyền

Trong y học thế giới, hình dạng lưỡi đôi khi phản ánh sức khỏe của con người. Nhưng theo y học cổ truyền Trung Quốc, lưỡi quyết định cả về sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.

- Lưỡi rộng chứng tỏ bạn là người hài hòa, nhẹ nhàng.

- Lưỡi mỏng, đầu lưỡi hẹp chứng tỏ người mẹ ăn nhiều thịt trong quá trình mang thai. Ngoài ra, theo y học Trung Quốc, lưỡi hẹp thể hiện tính cách cứng nhắc, lòng dạ hẹp hòi.

- Lưỡi chẻ: Người mẹ thường ăn nhiều rau, đồ sống trong quá trình mang thai. Người có lưỡi chẻ thường thông minh nhưng dễ thay lòng.

- Lưỡi bằng phẳng: Người mẹ thường ăn nhiều ngũ cốc và thực vật trong lúc mang thai, tính khí hiền hòa.

- Lưỡi dày: Người mẹ thường ăn nhiều protein động vật và chất béo trong khi mang thai. Những người lưỡi dày thường tốt tính.

Vệ sinh lưỡi

Giữ lưỡi sạch giúp bạn tránh được các loại nấm và vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Vệ sinh lưỡi bằng cách nhẹ nhàng làm sạch từ trong ra ngoài bằng bàn chải đánh răng 2 lần/ ngày.

(Theo NLD)

Ba mẹo để “đánh bật” chứng viêm nướu

Đã bao giờ trong lúc đánh răng, bạn giật mình khi thấy nướu bị chảy máu? Nếu câu trả lời là “Có”, bạn nằm trong số hơn 90% dân số Việt Nam mắc phải chứng viêm nướu, hay còn gọi là nha chu.

Viêm nướu là triệu chứng rất phổ biến và là giai đoạn khởi đầu của bệnh nha chu viêm. Nếu không được ngăn ngừa, điều trị, nha chu viêm tiến triển có thể làm tiêu xương ở răng, gây áp xe, sưng mủ, răng lung lay, cuối cùng là mất răng và có thể ảnh hưởng đến một số bệnh toàn thân nghiêm trọng khác. Nguyên nhân chính gây viêm nướu là mảng bám răng, thường xuất hiện ở kẽ và nướu răng, nơi bàn chải thông thường không chải tới.

Tuy nhiên, chỉ với vài lưu ý đơn giản sau đây là bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải chứng viêm nướu:

Thứ nhất: Cần chọn cho bạn một chiếc bàn chải phù hợp. Với rất nhiều kiểu dáng, kích cỡ và chủng loại trên thị trường thì việc lựa chọn loại bàn chải để mua là điều khiến cho nhiều người băn khoăn. Lời khuyên của các nha sĩ là bàn chải lông mềm giúp loại trừ mảng bám, chải sạch kẽ răng và không gây tổn thương nướu.

Thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, Colgate Palmolive giới thiệu bàn chải Colgate SlimSoft với lông chải siêu mềm và đầu lông siêu mảnh 0,01mm. Những lông chải này linh hoạt và mềm hơn so với lông chải bằng sợi nylon mềm thông thường, sẽ giúp chải sạch các mảng bám một cách nhẹ nhàng, cho miệng cảm giác thoải mái và không gây tổn thương nướu.

Thiết kế đặc biệt với cấu trúc đầu lông chải mảnh và dày đặc của Colgate SlimSoft tăng khả năng tiếp cận dưới nướu gấp 6 lần và đồng thời tiếp cận kẽ răng nhiều hơn để làm sạch mặt trước và mặt sau của răng hiệu quả hơn so với bàn chải thông thường. Ngoài ra, đầu bàn chải dễ dàng chuyển động linh hoạt để chải sạch những vị trí khó tiếp cận.

Thứ hai: Hãy chải răng đúng cách. Hầu hết chúng ta đều chưa chải răng đúng cách và điều này là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh về nha chu. Bạn hãy ghi nhớ 5 bước chải răng cơ bản sau đây để có một hàm răng khỏe mạnh nhé:

• Đặt bàn chải nghiêng một góc 450 so với đường viền nướu và chải mặt ngoài của răng, chải rung nhẹ lên xuống một cách nhẹ nhàng.

• Tiếp đó, chải mặt trong của răng

• Chải sạch mặt nhai

• Chải mặt trong của răng cửa ở hàm trên và hàm dưới

• Để có hơi thở thơm tho, hãy nhớ chải cả lưỡi của bạn nữa.

Thứ ba: Không dùng chung bàn chải với người khác và thay bàn chải định kỳ. Một lời khuyên của nha sĩ bạn nên biết đó là sau khi ốm dậy bạn nên lập tức thay bàn chải đánh răng, để các vi khuẩn gây bệnh không còn cơ hội “xâm nhập” vào cơ thể và gây tái phát bệnh. Ngoài ra, thay bàn chải đình kỳ mỗi ba tháng. Tuyệt đối tránh dùng chung bàn chải đánh răng với người khác bởi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao nếu dùng chung bàn chải đánh răng.

Chỉ với vài lưu ý đơn giản mà hữu ích, bạn đã có thể hoàn toàn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nướu. Giờ đây, việc chải răng hàng ngày sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết, và bạn sẽ luôn tận hưởng những giây phút nhẹ nhàng, sảng khoái trong cuộc sống khi bệnh viêm nướu không còn là mối lo.

Bàn chải Colgate Slim Soft

  • Lông chải siêu mềm mảnh 0,01mm cho phép chải sạch sâu từng kẽ răng, bờ nướu và nhẹ nhàng giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả;
  • Đầu bàn chải thon gọn dễ dàng chuyển động linh hoạt để chải sạch những vị trí khó tiếp cận;
  • Thân bàn chải được thiết kế cong độc đáo, dễ cầm nắm và nâng cao hiệu quả chải răng.

Hôi miệng – Coi chừng bệnh nguy hiểm

Các bác sĩ khẳng định, ngoài nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém, hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nội tạng nguy hiểm.

Chồng lạnh nhạt vì miệng vợ hôi

Suốt mấy tháng nay, thấy chồng hững hờ chuyện chăn gối, thậm chí né tránh vợ, chị Thúy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nghi ngờ chồng có bồ nhí. Hậm hực nhưng chưa có chứng cứ để "vạch mặt", chị âm thầm chịu đựng.

Một hôm, tình cờ chị nghe chồng tâm sự với ông bạn thân rằng anh không thể gần gũi hay đối diện với vợ bởi vì thời gian gần đây hơi thở của chị có mùi hôi rất khó chịu.

Nghe thấy những tâm sự của chồng, chị Thúy bất ngờ và thấy khó tin vì hàng ngày chị vẫn vệ sinh răng miệng rất chu đáo, còn sử dụng nước súc miệng. Tự kiểm nghiệm và chị phải thừa nhận đúng là hơi thở mình có vấn đề thật.

Cẩn thận chị Thúy đến bệnh viện Răng - Hàm - Mặt tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ xác nhận răng lợi của chị vẫn bình thường và khẳng định không phải nguyên nhân gây hôi miệng. Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.

Chị đi khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ kết luận chị bị viêm xoang rất nặng, cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngoài chị Thúy, còn rất nhiều người bất ngờ bị hôi miệng mà nguyên nhân lại xuất phát từ viêm amidan, viêm xoang, viêm phổi, phế quản hoặc do các bệnh lý toàn thân như bệnh tiểu đường, bệnh suy thận, bệnh gan…

Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.

Coi chừng bệnh nguy hiểm

Hôi miệng là bệnh khá phổ biến của người Việt. Ngoài nguyên nhân do các bệnh về răng miệng như vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bênh nha chu, khô miệng, chân răng nhiễm trùng… thì hôi miệng còn là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nếu như trước đây, ngoài các vấn đề về răng miệng, chứng hôi miệng còn được cho là do hở van tâm vị thực quản thì ngày nay, nguyên nhân hôi miệng phức tạp hơn nhiều. Triệu chứng này còn là biểu hiện khi cơ thể bị viêm nhiễm ở một số bộ phận như viêm dạ dày, viêm thực quản, hẹp môn vị, loét dạ tràng… Ngoài các bệnh dạ dày, các nguyên nhân khác như viêm amiđan, viêm mũi, viêm họng… cũng có thể gây hôi miệng.

Các bác sĩ cho biết, ngoài các triệu chứng để nhận biết cơ thể bị nhiễm trùng như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng… thì cũng phải kể đến dấu hiệu hôi miệng. Vì vậy mà những bệnh nhân bị loét hoặc có khối u thì miệng có mùi hôi là điều rất dễ hiểu. Đó là biểu hiện các chất hoại tử trong cơ thể đang chuyển sang giai đoạn lên men nên gây hôi.

Điều đáng nói là đa phần người bị hôi miệng không tự phát hiện ra bệnh của mình. Hầu hết họ chủ quan nghĩ rằng chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch là khỏi chứ không nghĩ đến nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác.

Điển hình như trường hợp của chị Thúy, dù hơi thở có mùi hôi từ nhiều ngày nhưng chị không hề hay biết. Cũng may chị là người cẩn thận nên khi phát hiện sự thật này chị đã đi khám thật kỹ để tìm hiểu rõ nguyên nhân nên điều trị kịp thời.

Bác sĩ  Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Ngoài nguyên nhân phổ biến là các bệnh về răng miệng, bệnh hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Nhiều người dù đã giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt nhưng vẫn bị chứng hôi miệng thì càng cần phải cẩn thận vì có thể đó là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Khi đột ngột bị hôi miệng nặng, tốt nhất bạn nên đi khám xác định rõ nguyên nhân, chữa trị tận gốc, tránh những tai biến đáng tiếc. Không nên tìm đến các loại nước thơm để xử lý vì đó chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời, sau đó mùi hôi sẽ tăng lên.

Vì vậy, trước mắt, những gì bạn có thể làm để hạn chế mùi hôi từ miệng hiệu quả nhất là thực hiện vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả như đánh răng thường xuyên (ngày 2 lần sau bữa ăn), cạo sạch bẩn ở lưỡi, dùng dung dịch sát trùng miệng, thay đổi thói quen ăn uống (giảm bớt tỏi, hành, các chất gia vị, rượu), không nên hút thuốc lá, đi khám răng miệng tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chăm sóc các răng sâu, thay răng giả bị hỏng, điều trị bệnh nha chu...

(Theo Tri thức trẻ)

 

Bài thuốc chữa bệnh từ lan cuốn chiếu

Lan cuốn chiếu còn được gọi là bàn long sâm, thụ thảo, trư liêu sâm, long bão trụ, bàn long côn, liêm đao thảo,…

Là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Thân rễ ngắn, có những rễ củ tỏa từ gốc ra. Thân nhỏ, dài, lá mọc từ gốc, hình lưỡi mác hẹp, dài ngắn không đều, những lá phía trên thường thoái hóa, chỉ còn như bẹ ôm lấy thân. Hoa mọc theo từng đường xoắn ốc, cánh hoa màu trắng, phớt hồng hoặc đỏ.

Quả nang, hình trứng, có lông mịn. Cây thường mọc ở các bãi đất hoang, đồng cỏ, ven đường. Mùa ra hoa tháng 5-6. Để dùng làm thuốc, vào mùa thu người ta đào lấy rễ củ, rửa sạch đất cát, rồi phơi hoặc sấy khô. Ở một số địa phương người ta dùng cả cây làm thuốc thu hái vào mùa xuân hoặc hè rửa sạch và phơi khô hoặc dùng tươi.

Lan cuốn chiếu có vị ngọt đắng, tính bình, có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái (chống ho), giải độc. Thường dùng chữa cơ thể suy nhược, nóng trong do âm hư, ho, váng đầu, thắt lưng đau mỏi, nước tiểu đục đục, mụn nhọt lở loét ngoài da.

Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có lan cuốn chiếu:

Bồi dưỡng cơ thể sau ốm: Rễ củ lan cuốn chiếu 30g, rễ cây đậu đũa 15g, thịt lợn hoặc thịt gà 250g. Tất cả rửa sạch, thịt thái miếng ướp vừa vặn. Đổ nước ngập lan cuốn chiếu, rễ cây đậu đũa đun sôi, cho thịt vào hầm nhỏ lửa. Làm món canh ăn trong bữa ăn (bỏ bã thuốc, chỉ ăn thịt và uống nước canh); cách 3 ngày ăn 1 lần. Mỗi liệu trình 20 ngày.

Chữa táo bón người cao tuổi: Lan cuốn chiếu 9-15g, cá diếc tươi 60g. Cá riếc làm sạch ướp gia vị cho vừa. Lan cuốn chiếu rửa sạch cho vào nồi đổ 500ml nước đun sôi thả cá diếc vào nấu chín, thêm đường trắng, chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần ăn 2 lần, mỗi liệu trình 10 ngày.

Chữa ho do âm huyết hư tổn (lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô, đêm ngủ hay ra mồ hôi trộm, môi lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ tía, mạch nhỏ nhanh): Rễ củ lan cuốn chiếu 9-15g, mạch môn đông 8g, rửa sạch cắt nhỏ cho 500ml nước sắc nước uống 2 lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày một liệu trình.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:Lan cuốn chiếu 30g, tụy lợn 1 cái, lá ngân hạnh 30g. Tất cả rửa sạch, nấu canh ăn, tuần ăn 2 lần.

Kiêng kỵ: Người có thấp nhiệt ứ đọng kiêng dùng.

Bác sĩ  Trần Huy

(Theo SKDS)

Lạ miệng với món phở cá

Bát phở nghi ngút khói, thay cho những lát thịt bò, thịt gà quen thuộc là những lát thịt cá trắng tinh, mang đến cho thực khách hương vị thơm ngon độc đáo khi thưởng thức.

Không nổi tiếng như phở bò hay phở gà, tuy nhiên, phở cá vẫn thu hút được người ăn bởi hương vị thơm ngon riêng biệt của mình. Được biến tấu từ món phở truyền thống, phở cá là sự kết hợp giữa bánh phở, cá tươi cùng nước dùng có vị ngọt thanh và không có vị béo.

Thành phần chính làm nên món ăn là cá, có rất nhiều loại cá cho bạn lựa chọn khi ăn món này như cá dầm, cá bớp, cá thu, cá cờ, cá lóc... mỗi loại cá mang đến cho bạn một sự cảm nhận khác nhau khi thưởng thức. Món phở cá được chế biến khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ của người bán.

Cá để nấu phở nhất thiết phải là cá còn sống, làm sạch cá rồi đem nấu, khi cá chín thì vớt ra, lóc hết thịt, cho xương cá vào lại nồi nước luộc ninh tiếp đế lấy nước dùng. Phần thịt cá chín được lọc bỏ hết da, thái thành từng miếng vừa ăn, xào xơ qua với dầu và một ít gia vị để thịt cá săn lại và thơm ngon.

Nước dùng là thành phần quyết định sự thơm ngon của món ăn, được nấu từ xương cá nên nước dùng trong, không có nhiều dầu mỡ, đặc biệt là có vị ngọt tự nhiên của cá tươi và không có vị tanh. Cho một ít bánh phở vào bát, bên trên là một vài lát cá, chan nước dùng, thêm một ít hành lá và thưởng thức.

Ăn phở cá không thể thiếu đĩa rau sống tươi ngon, các loại rau như xà lách, tía tô, húng quế, bắp cải, bắp chuối... tất cả được thái nhuyễn, bên cạnh đó là chén nước chấm mắm ớt cay làm tăng thêm gia vị cho món ăn. Bát phở cá nóng hổi cùng hương thơm dịu nhẹ kích thích vị giác của thực khách.

Húp một thìa nước dùng, cảm nhận cái vị ngọt thanh nhẹ đang lan dần trong miệng, gắp miếng thịt cá chấm vào chén nước mắm rồi cho vào miệng, thịt cá mềm, béo và có vị ngọt riêng cùng với lát ớt cay xé lưỡi làm thực khách phải xuýt xoa khi thưởng thức.

Địa chỉ: Quán Đất Phan - 10B Bùi Đình Túy, phường 14, quận Bình Thạnh, TP HCM. Quán bán từ 6h đến 13h30 và từ 15h30 đến 22h. Mỗi bát phở cá có giá 28.000 đồng.

 (Theo Ngoisao)