Đừng tin tưởng những người mở mắt khi hôn? Lẽ nào thế thật, hixhix.
Hai người đang trao nhau những nụ hôn nồng nhiệt, con gái bỗng nhiên nhớ đến một ở đâu đó nói thế này: Đừng tin tưởng những người mở mắt khi hôn! Thế là con gái liền mở mắt muốn xem liệu đối phương có đang mở mắt hay không.
Hôn đem lại cho những người yêu nhau cái cảm giác thi vị lãng mạn. Theo nghiên cứu tâm lí học hiện đại, 93% con gái mong muốn được người yêu hôn, trong khi con trai lại hi vọng được chủ động hôn người con gái mình yêu. Khi hôn, bạn nhắm mắt hay mở mắt? Đầu của bạn nghiêng về phía nào? Tay của bạn có hành động gì? Nếu có Olympic của những nụ hôn, bạn có đồng ý tham gia không?
Gần đây mạng Psytopic vừa kết thúc cuộc điều tra kéo dài suốt 3 tháng về những thói quen khi hôn và đã thu được hơn 900 phiếu trả lời hợp lệ của những người chưa kết hôn ở độ tuổi từ 14 - 59.
1. Đa số XX và XY đều nhắm mắt khi hôn
Ngọc Trâm (22t) đau khổ khi vấp phải những phiền não trong tình yêu, bạn ấy viết trên blog của mình: Ai mà biết được, con gái với con trai khi hôn nhau rốt cuộc nên mở mắt hay nhắm mắt chứ? Người đang nhắm mắt kia, có chắc là hoàn toàn chìm đắm không? Còn cái người mở mắt có phải chỉ là qua loa, hời hợt? Cuối cùng thì ai yêu ai nhiều hơn đây? Những người mở mắt khi hôn, liệu có phải không yêu người mà đang nhắm mắt cảm tưởng rất say đắm kia?
Báo cáo cuộc điều tra lần này của mạng Psytopic có lẽ có thể trả lời nghi vấn của Ngọc Trâm. Đúng vậy, nghiên cứu chỉ ra, những người nhắm mắt khi hôn sẽ chìm đắm hơn những người mở mắt.
Người phụ trách cuộc điều tra - Dương Na nói với phóng viên rằng, gần 90% nữ giới chưa kết hôn khi hôn đều nhắm mắt và say đắm trong phần lớn khoảng thời gian, 50% sẽ thỉnh thoảng mở mắt xem biểu cảm của đối phương, sau đó lại tiếp tục nhắm mắt, đầu óc trống rỗng. So với nữ giới, mặc dù hầu hết nam giới (72.7%) cũng nhắm mắt khi hôn, nhưng tỉ lệ sẵn sàng “thỉnh thoảng mở mắt quan sát biểu cảm của đối phương” lại cao hơn nhiều, chiếm 80% cơ đấy, họ cho rằng “nhìn vẻ chìm đắm đê mê của người yêu cũng là một sự hưởng thụ”.
2. Nghiêng bên trái hay bên phải?
Điều thú vị là lần điều tra này cũng xác minh một nghiên cứu của các nhà tâm lí học: Cho dù bạn là người thuận tay trái hay thuận tay phải thì khi hôn, bạn thường nghiêng đầu về phía bên phải, nếu không phải như vậy chứng tỏ tình cảm, sự si mê của bạn với đối phương chưa đủ nồng nhiệt.
Dương Na nói: “Hiện tượng này có thể tìm lời giải đáp từ sự tiến hóa của tâm lí học. Tôi nghiêng về quan điểm đây là một thói quen có từ khi sinh ra, do sự tiến hóa của con người trong một thời gian dài mà thành”. Một nhà nghiên cứu người Anh cho rằng thói quen này có thể có liên quan với những tuần cuối cùng trong bụng mẹ trước khi ra đời, trong cơ thể mẹ, thai nhi thích nghiêng đầu về phía bên phải.
Từ cách hôn của một người có thể nhìn ra rất nhiều đặc điểm thuộc về tính cách của người đó. Từ đấy bạn có thể phán đoán anh ấy/cô ấy là một người nhiệt tình, chân thành hay là một người lạnh nhạt, thờ ơ. Có tổng cộng mấy trăm tình nguyện viên đã tham gia nghiên cứu này, người nghiên cứu đã tiến hành quan sát đối với rất nhiều người hôn nhau nơi công cộng, từ đó thấy một phát hiện quan trọng, đó là: khi hôn để đầu nghiêng về bên trái là biện hiện của sự không chân thành, bởi khu vực kiểm soát tình cảm ở não bộ của họ đã không được điều động hết công suất. Trước đây có một lí luận chỉ ra rằng: Khi hôn nghiêng đầu về bên phải, má trái sẽ lộ ra, trong khi má trái được bán cầu não phải chi phối những cảm xúc bên trong của con người khống chế.
3. Con trai thích chủ động, con gái thích bị động
Điều thú vị là 80% đàn ông chưa lập gia đình cảm thấy muốn được chi phối khi hôn, trong khi 80% phụ nữ chưa kết hôn lại cho biết, họ không muốn là người giữ vị trí chủ đạo. 43.8% nữ giới được điều tra cho rằng nụ hôn của họ có thể dùng các từ như “rất nhẹ”, “mềm mại”, “không vội vàng”… để miêu tả.
Khi hôn, hơn 50% phụ nữ di chuyển hai tay từ má đến phần eo hoặc cánh tay của người yêu, không ngừng cử động chậm rãi. Nếu hôn là một môn thi đấu Olympic, hơn 70% phụ nữ bày tỏ muốn ngồi nhà theo dõi cuộc thi đấu qua ti vi. Trong khi đó, 1/3 nam giới được điều tra nói rằng có thể miêu tả nụ hôn của họ bằng các từ “mãnh liệt”, “tốc độ”, “đầy kích thích”; 1/3 khác lại muốn dùng các từ mềm mại”, “nhẹ nhàng”, “không vội vàng” để miêu tả. Nếu hôn là một môn thi đấu Olympic, một nửa đàn ông cũng muốn xem thi đấu qua ti vi. Hì, con số này cũng không chênh so với nữ giới lắm phải không?
Ngoài ra, “văn hóa khoang miệng” của chúng ta vẫn còn rất nhiều hiện tượng thú vị. Ví dụ 88% những cặp vợ chồng tình cảm ổn định lâu dài thì độ lớn của môi tương đương nhau, nhưng môi đàn ông lại tương đối mỏng. Hôn chào hỏi thực ra là một cách thức hỏi thăm thiếu tình cảm. Hôn mãnh liệt trong mấy phút dài giúp phòng tránh các triệu chứng của bệnh sốt mùa hè. Khả năng trở thành đối tượng hẹn hò của những phụ nữ có đôi môi dày cao hơn 28% so với việc trở thành đối tượng kết hôn, trong khi khả năng này ở những phụ nữ có đôi môi mỏng, có tình cảm ổn định lâu dài cao hơn 57%. Những người đàn ông hôn vợ trước khi đi làm sống rất thọ, tỉ lệ bị tai nạn giao thông tương đối thấp, thu nhập cũng tương đối cao.
Nụ hôn không chỉ có lợi cho sức khỏe, mà còn cho bạn biết về người ấy của mình nữa. Thật thú vị phải không nào?
(Theo iOne)