Lưu trữ cho từ khóa: lợi thủy

Củ kiệu, vị thuốc hay

Những món ăn có củ kiệu đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh của dân ta, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam. Với kiệu, ngoài món muối chua còn có thể cho nhiều món ăn khác phối hợp với các thực vật hoặc động vật để nấu hoặc làm gỏi. Những món ăn có kiệu này đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh của dân ta, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

Kiệu có tên giới bạch, tiểu toán (tỏi nhỏ) tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông… Theo Đông y, kiệu có vị cay – đắng, tính ôn, thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, an thai, bổ trung, lợi thủy, sinh cơ.

Sau đây là một số cách dùng củ kiệu phòng chữa bệnh.

- Thông dương, tán huyết, tức thở, khí trễ đờm tắc có khi đau ra sau lưng: Kiệu 10g, qua ủy 15g, rượu 500ml, hai thứ làm sạch, qua ủy hấp mềm thái lát, kiệu luộc chín. Cho hai thứ vào túi lụa ngâm vào rượu. Sau 1 tuần uống được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml có hoà thêm nước đun sôi để nguội.

- Tức ngực khó thở: Lấy 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát gạo kê thêm ít mì chính, dầu vừng rồi ăn.

- Sản phụ bị kiết lỵ: Củ kiệu xào với bầu dục lợn.

- Sưng đau cơ khớp: Củ kiệu giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ sưng đau.

- Xích bạch lỵ: Củ kiệu 1 nắm nấu cháo.

- Bổ khí, điều hòa nội tạng: Hàng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.

- Sang lở, chứng gặp nước thì sưng đỏ ngứa tay chân: Kiệu giã nát, xào nóng đắp vào.

- Bỏng lửa, nước sôi: Kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật phết vào chỗ bị bỏng.

- Bỗng nhiên ngã hôn mê hoặc ngủ trúng gió bất tỉnh: Kiệu giã vắt nước cốt nhỏ vào mũi (cần kết hợp các biện pháp khác cho kịp thời).

Lưu ý:Người khí hư không dùng kiệu. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều một lúc gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt.

Theo SK&ĐS

Thực đơn điều trị mụn trứng cá

Ăn uống không đúng cách, dùng quá nhiều thức ăn béo ngậy và cay nóng dẫn đến tuyến bã nhờn bài tiết không bình thường là một trong những nguyên nhân chính gây bộc phát mụn trứng cá. Do vậy, điều trị mụn trứng cá bằng liệu pháp ăn uống rất quan trọng.

Người bệnh nên dùng nhiều thức ăn giúp máu chuyển kiềm tính như rau quả, trái cây, ít dùng thức ăn mang tính kích thích, giàu đường và chất béo.

Khổ qua tính mát, giải độc… thích hợp cho người bị mụn trứng cá

Thịt xào bó xôi

Vật liệu:

- Bó xôi (500g): tính mát, vị ngọt, công năng thanh nhiệt trừ phiền, giải khát, thông tiện, có chứa vitamin A, B1, C, E và nhiều chất khoáng gồm Fe, Cu, Zn…

- Thịt heo nạc (100g): tính bình, vị ngọt, mặn; công năng tư âm nhuận táo, ích khí; chứa nhiều protid.

- Hành, gừng, nước tương, muối, giấm gạo, bột năng, nước dùng, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: thịt nạc rửa sạch, thái hạt lựu, bó xôi rửa sạch thái đoạn dài, hành và gừng thái nhuyễn. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, cho hành và gừng phi thơm, sau đó cho thịt vào xào chín, thêm bó xôi đảo đều, nêm nước tương, muối trộn đều, thêm nước dùng, dùng bột năng làm xốt, rưới vào giấm gạo, dầu mè thì hoàn tất.

Món ăn có tác dụng tư âm nhuận táo, thông tiện, đại tiện thông thoáng có ích cho việc điều trị mụn trứng cá.

Gan heo xào rau cần

Vật liệu:

- Rau cần (300g): tính hàn, vị ngọt, cay; công năng thanh nhiệt lợi thủy, mát máu trị huyết trắng; chứa nhiều carbohydrate và nguyên tố vi lượng Fe, Mg, Zn…

- Gan heo (200g): tính ấm, vị ngọt, bổ hư suy, kiện tỳ vị, giải khát; chứa nhiều carbohydrate và vitamin A.

- Nước tương, rượu, bột năng, nước cốt gừng, đường trắng, muối, bột tiêu mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: gan heo rửa sạch, thái lát, cho vào chén, thêm nước tương, rượu, bột năng, nước cốt gừng và đường trắng ướp 15 phút. Rau cần bỏ lá, sau khi rửa sạch cắt lát dạng khía, trụng qua nước sôi, vớt ra ngâm trong nước lạnh. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu cho nóng, thêm gan heo, dùng lửa lớn xào chín, thêm rau cần, rắc vào muối, bột tiêu.

Món ăn này thanh nhiệt khu độc, bình can nhuận phu, phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Lưu ý người bệnh viêm thận kiêng dùng món này.

Bốn mùa như xuân

Vật liệu:

- Dưa chuột (dưa leo 200g): tính hàn, vị ngọt; công năng thanh nhiệt giải khát, lợi thủy giải độc; chứa nhiều carbohydrate và vitamin C.

- Cà rốt (200g): tính bình, vị cay, ngọt; công năng kiện tỳ hóa thấp, nhuận táo, sáng mắt; chứa nhiều vitamin A.

- Cải trắng (200g): tính bình, vị ngọt; công năng thanh nhiệt trừ phiền, thông lợi đường ruột, lợi tiểu; chứa nhiều vitamin A, E và nhiều Ca, Fe.

- Cải nồi (200g): tính bình, vị ngọt; công năng thanh nhiệt trừ phiền, thông lợi đường ruột, lợi tiểu; chứa nhiều carbohydrate, vitamin A, C và Ca, Fe.

- Muối tinh luyện, giấm gạo mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: dưa chuột rửa sạch thái cọng, cà rốt rửa sạch thái sợi nhỏ, cải trắng rửa sạch thái lát nhỏ, cải nồi rửa sạch thái lát nhỏ. Các vật liệu cho vào trong khay, trộn muối ướp trong 1 giờ, cho ráo nước, nêm vào giấm làm món gỏi.

Món ăn này thanh mát khoái khẩu, dinh dưỡng phong phú. Có hiệu quả thanh nhiệt hóa thấp, giúp da mặt giảm sắc tố lắng đọng, cũng như phòng trị mụn trứng cá và chứng ngứa da. Thích hợp dùng cho người tâm phiền miệng khát, tiểu vàng đậm. Người tỳ vị hư hàn dùng thận trọng.

Canh khổ qua nấu thịt nạc

Vật liệu:

- Khổ qua tươi (200g): tính mát, vị đắng; công năng ôn trung bình suyễn, sát trùng, giải độc; chứa carbohydrate, vitamin A và nhiều Ca, Mg.

- Thịt heo nạc (150g): tính bình, vị ngọt, mặn; công năng tư âm, nhuận táo, ích khí. Chứa nhiều protid, vitamin A và B1.

- Gừng lát, rượu đế, muối tinh luyện mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: khổ qua bổ ra, móc bỏ ruột, rửa sạch thái lát.Thịt heo rửa sạch thái lát, dùng rượu ướp khoảng 10 phút. Bắc nồi lên bếp, đổ nước vừa đủ, cho vào khổ qua, gừng lát, dùng lửa lớn đun sôi trong vài phút, thêm thịt heo nấu chín, nêm muối thì hoàn tất. Món ăn chứa nhiều vitamin C, công hiệu thanh nhiệt giải độc, thích hợp dùng cho người bệnh mụn trứng cá, chứng ngứa da. Món ăn tính hàn, người tỳ vị hư nhược dùng thận trọng.

Chè đậu xanh – lá sen

Vật liệu:

- Đậu xanh (30g): tính mát, vị ngọt; công năng thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lợi thủy; có chứa carbohydrate.

- Lá sen khô (8g): tính mát, vị hơi đắng; công năng thanh nhiệt lợi thủy; có tác dụng giảm mỡ giảm béo.

- Lá tỳ bà (8g): tính hàn, vị ngọt; công năng nhuận phế, giải khát, hạ khí, hóa đàm.

- Thạch cao sống, đường trắng mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: thạch cao sống, lá tỳ bà, lá sen bọc trong túi vải, đậu xanh vo sạch sử dụng sau. Túi vải cho vào nồi thêm nước vừa đủ để sắc, lấy nước thuốc, loại bỏ túi thuốc. Thêm vào đậu xanh ninh nhừ, nêm đường trắng trộn đều thì hoàn tất.

Món ăn thanh nhiệt, nhuận phổi, hóa đàm, thích hợp dùng cho người bệnh mụn trứng cá, mũi da cam. Cũng thích hợp dùng khi thử nhiệt phiền khát, tiểu vàng và ngộ độc do thuốc. Món chè với tất cả vật liệu mang tính mát, nên không dùng cho người không có chứng thực nhiệt, người tỳ vị hư hàn.

Meo.vn (Theo Suckhoegiadinh)

Nấm kim châm – Vị thuốc quý

Nấm kim châm (NKC) còn gọi là nấm kim tuyến. Ở Việt Nam quen gọi NKC. Nấm có 2 màu: màu nâu vàng hoặc vàng nhạt gọi là NKC (kim là vàng). Nấm có màu trắng gọi là nấm ngân châm (ngân là bạc). Ở Hà Nội có bán NKC Hàn Quốc để trong túi nilông trông như những cọng giá dài trắng khoảng dưới 10cm và có nụ tròn ở đầu.

Trong NKC có 16 loại axít amin trong đó có 8 loại cần thiết cho cơ thể con người, trong đó có nhiều lysin và kẽm giúp trí nhớ và trí lực của trẻ phát triển, cho nên được gọi là “nấm tăng trí nhớ của trẻ” và “nấm ích trí”. Do có nhiều kali nên NKC rất thích hợp với người tăng huyết áp, phòng chữa tai biến mạch máu não. NKC giảm hàm lượng cholesterol và thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày nên chống béo phì. Thường xuyên ăn NKC có thể phòng và trị bệnh gan và bệnh loét dạ dày. NKC còn có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng, chống khuẩn tiêu viêm, bài tiết các kim loại nặng khỏi cơ thể…

Một số món ăn, bài thuốc có sử dụng NKC

- Thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp: NKC tươi 250g, giá đậu xanh 150g, gia vị, muối, xì dầu, mì chính, gừng, dấm, tiêu bột, dầu thơm. NKC bỏ gốc rửa sạch, giá đậu đãi vỏ rửa sạch, chần giá và nấm bằng nước sôi vớt ra để ráo, sau đó trộn với các gia vị trên.

- Bệnh gan, suy yếu tình dục: NKC tươi 100g, tôm nõn 50g, gia vị: lá cải thìa 200g, nước dùng gà 750g, dầu rán, dầu thơm, muối, mì chính, hành, gừng. NKC bỏ gốc rửa sạch, lá cải thìa rửa sạch thái sơ. Cho dầu vào chảo đun nóng, đổ tôm nõn, hành, gừng, lá cải vào xào qua rồi đổ nước dùng gà vào cùng với NKC, muối đun sôi. Cuối cùng nêm mì chính, dầu thơm là được.

- Can thận yếu, suy giảm tình dục, tiêu hóa kém. Dùng thích hợp với sản phụ suy nhược cơ thể, kém ăn:cá trê 1 con khoảng 500g; NKC một ít; gừng, tỏi, hành thái nhỏ, mộc nhĩ lượng vừa đủ; muối 1/4 thìa con; tinh bột 1/2 thìa con, hạt tiêu 1 ít. Xì dầu 1/2 thìa canh, nước 1 cốc, đường 1 thìa con, muối 1/4 thìa con, dầu vừng, hạt tiêu 1 ít. Cá trê làm sạch đem ướp gia vị, rán qua, gắp ra để ráo dầu. NKC cùng mộc nhĩ ngâm mềm, tráng nước sôi, để ráo. Phi thơm gừng, tỏi, cho NKC, mộc nhĩ đảo nhanh, tra rượu, gia vị, đun sôi, cho cá, om đến khi nước cạn đặc, tra hành.

- Bổ khí huyết, lợi thủy tiêu thũng, hoạt huyết điều kinh, mạnh gân cốt, dùng thích hợp cho người bị ho do phổi yếu, trĩ ra máu, kiết lỵ ra máu, huyết ứ sau khi đẻ: chim cút 4 con, nấm hương 2 cái, táo tàu 2 quả; NKC, mộc nhĩ, gừng, hành vừa đủ dùng. Nước gừng, rượu mỗi thứ 1/2 thìa con, muối 1/4 thìa con, tinh bột, xì dầu mỗi thứ 1 thìa con, đường 1/8 thìa con, dầu vừng, hạt tiêu một ít. Nấm hương ngâm mềm, bỏ đế cuống rửa sạch, thái sợi, NKC, mộc nhĩ ngâm mềm, nhúng qua nước sôi, rửa sạch để ráo, táo tàu bỏ hạt rửa sạch. Chim cút làm sạch, bỏ nội tạng, lọc xương lấy thịt, thái miếng mỏng, đem ướp cùng nấm hương, NKC, mộc nhĩ, gừng, táo tàu, rắc hành phía trên. Đun to lửa hấp cách thủy 10 phút, tưới ít mỡ nước, ăn lúc còn nóng.

- Trẻ em thỉnh thoảng bị chảy máu cam. Do có hỏa táo hoặc nhiệt khí, nên dùng NKC để làm thức ăn trị liệu. Nếu không có NKC còn tươi thì dùng NKC thái khô. Mỗi lần dùng NKC chừng một lạng, phối hợp với cá hoặc thịt, nấu canh cho trẻ dùng theo bữa cơm. Cứ một tuần lễ dùng 2 lần sẽ có hiệu quả rõ rệt.

- Phòng chữa loãng xương, tăng huyết áp: 2 thanh đậu phụ, 150g nấm linh chi, nấm rơm, NKC, 50g thịt cua, 2 thìa cà phê tỏi, hành xay, 2 thìa súp nước dùng, 1 thìa cà phê bột năng, dầu ăn, gia vị đậu tương, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê dầu mè, 1/2 thìa súp tương ớt. Rửa nấm, thái nhỏ, phi hành, tỏi, cho thịt cua, nấm vào xào, nêm gia vị. Cho nước dùng đun sôi, cho bột năng pha loãng vào, thái đậu phụ thành miếng, cho sốt lên, hấp 5 phút.

- Phòng chữa béo phì, thanh nhiệt giải độc (NKC trộn dưa giá): NKC 200g, giá đậu xanh 200g, 1/2 củ cà rốt, 1/2 quả dưa leo, 1 quả ớt sừng, 10g ngò rí, trộn đều với 1 thìa súp dấm, 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa súp đường, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê ớt băm. NKC cắt gốc, rửa sạch, để ráo nước. Giá đậu xanh rửa sạch, ngắt bỏ đầu và gốc. Cà rốt gọt vỏ, cắt sợi. Dưa leo bỏ ruột, cắt lát mỏng, ớt sừng bỏ hạt, cắt miếng. Cho NKC, giá, dưa leo, ớt sừng, ngò rí vào thố, rưới nước trộn vào trộn đều.

Lưu ý: Cần phân biệt với hoa kim châm là hoa hiên làm cảnh, cũng được dùng làm thức ăn và thuốc.

Meo.vn (Theo Suckhoegiadinh)

San hô biển Đông và vẻ đẹp mê hồn

Với sự phong phú về chủng loại, màu sắc, hình dáng, những rạn san hô được ví như những cánh rừng muôn màu

Biển Đông của Việt Nam là một miền đất hứa của những cánh rừng muôn màu ấy. Theo các nhà khoa học, với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau, hệ san hô của biển Việt Nam hoàn toàn có thể sánh với những vùng san hô đa dạng nhất của thế giới.

Tuy vậy, tình trạng khai thác san hô bừa bãi để làm nguyên liệu chế tác đồ mỹ nghệ, phục vụ thị trường sinh vật cảnh, thậm chí là để sản xuất xi măng đã khiến nguồn tài nguyên này của Việt Nam ngày càng suy kiệt, sự tồn tại của nhiều rạn san hô đứng trước thách thức sống còn.

Được coi là lá chắn cho hệ sinh thái ven biển, sự biến mất của những rạn san hô đồng nghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản. Một hệ quả khác là ngành du lịch biển sẽ mất đi một lợi thế lớn vì sẽ không còn du khách nào muốn lặn xuống chiêm ngưỡng một vùng đáy biển trơ trụi.

Trước thực trạng trên, nhiều loài san hô đã được chính phủ đưa vào Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam để tạo cơ sở cho công tác bảo vệ, phục hồi và phát triển.

Hi vọng rằng trong tương lai, những rạn san hô Việt Nam sẽ được gìn giữ để thế hệ sau này còn cơ hội thưởng lãm những vẻ đẹp thần tiên trong lòng biển Tổ quốc.

Dưới đây là hình ảnh các loài san hô quý hiếm có mặt ở biển Đông, tổng hợp từ các trang web hải dương học quốc tế:

Ở vùng biển của Việt Nam, san hô trúc (Isis hippuris) chỉ hiện diện tại quần đảo Trường Sa. Loài san hô quý hiếm này có hình thù
khá kỳ ảo với màu vàng hoặc đỏ tươi.

San hô lỗ đỉnh xù xì (Acropora aspera) cũng có hình thù khá lạ mắt, phân bố ở các vùng biển Hạ Long, Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, đảo Lý Sơn, vịnh Nha Trang, quần đảo Trường Sa và vùng biển phía Nam.

Cùng họ và cùng địa điểm phân bố với san hô lỗ đỉnh xù xì, nhưng san hô lỗ đỉnh au-te (Acropora austera) có màu sắc tươi tắn hơn.


Sắc tím dịu dàng rất thích hợp với vẻ mềm mại của san hô lỗ đỉnh hạt (Acropora cerealis). Loài này có mặtở  vùng biển đảo Hạ Mai (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, các đảo ven bờ của các tỉnh từ Quảng Trị đến Bà Rịa-Vũng Tàu, các đảo Tây Nam Bộ và quần đảo Trường Sa.

San hô lỗ đỉnh hoa (Acropora florida) phân bố rộng trên các rạn san hô từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan và quần đảo Trường Sa,
Hoàng Sa.

San hô lỗ đỉnh đài loan (Acropora formosa) cũng có vùng phân bố khá rộng, từ các vùng biển miền Bắc đến miền Nam và hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

San hô lỗ đỉnh no-bi (Acropora nobilis) có hình dáng rất giống san hô lỗ đỉnh đài loan, nhưng có màu vàng thay vì màu tím.

Mọc thành những tảng lớn, san hô cành đa mi (Pocillopora damicornis) xuất hiện tại các vùng biển từ Quảng Trị xuống
phía Nam và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

San hô cành sần sùi (Pocillopora verrucosa) có mặt tại biển
miền Trung, miền Nam và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

San hô khối đầu thùy (Porites lobata) tạo thành những khối lớn có bề mặt uốn lượn mềm mại. Chúng có mặt trên hầu hết các khu vực của biển Đông.

Meo.vn (Theo Đất Việt)

Cá linh kho me

Món ăn xuất hiện khi đồng bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi. Dòng nước từ bên kia biên giới Campuchia đổ xuống, ngoài việc “làm vệ sinh” đồng ruộng, nó còn mang theo nguồn lợi thủy sản. Cá tôm từ Biển Hồ (Campuchia) theo dòng nước tràn xuống thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu, trong đó có cá linh.

Đầu mùa nước nổi, khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch, cá linh non nhỏ bằng mút đũa là món ăn khoái khẩu khi trở thành món kho lạt dầm me non chấm bông điên điển đầu mùa. Khi con nước dâng cao, với đa dạng phiêu sinh vật, cá linh dần đã trưởng thành, lớn cỡ ngón tay trỏ người lớn. Đây là lúc nó trở thành nguyên liệu cho các món chiên bột, kho mắm.

Trong lần đi thực tế mùa nước nổi ở thượng nguồn sông Hậu (xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang), tôi được một chủ nhà đãi bữa ăn ngon từ cá linh. Hồi hộp nhìn gia chủ từ nhà sau bưng đĩa nhôm cạn đáy ra bàn. Khi đĩa nhôm yên vị trên bếp cồn, mới nhìn thấy những con cá linh nằm lẫn lộn với những trái me còn nguyên vỏ. Chủ nhà cầm đũa dầm từng trái me rồi hòa tan trong nước món ăn, nói: “Đây là món cá linh kho me, ăn cơm cũng được mà ăn với bún càng ngon hơn”.


Ảnh: Phương Kiều

Ăn với bún, cá linh kho me được dùng kèm với rau muống và ngò gai, làm giảm vị mặn của món kho và vị chua của me. Còn ăn cơm thì vị chua của me kích thích dịch vị, vị mặn của món ăn khiến chén cơm thêm đậm đà. Chủ nhà tận tình chỉ dẫn cách thực hiện món ăn. Theo đó, để có món cá linh kho me thì làm như sau: đầu tiên bắc chảo lên bếp, sấy tỏi thật thơm, cho muối, nước mắm cùng một ít nước lạnh vào; sau đó cho đường, bột ngọt vào. Nước sôi, thả cá linh đã làm sạch vào. Cuối cùng bỏ me trái đã rửa sạch vào. Đậy nắp vung, nước sôi giở nắp, rải hành lá cắt khúc dài vào, dọn ra bàn.

Mùa nước nổi cũng là mùa me non bắt đầu phát triển. Những trái me lớn cỡ ngón tay người lớn, hột non mới tượng hình, nạc me dày, có vị chua vừa phải, là gia vị “số một” cho nhiều món ngon của miền Tây Nam Bộ. Độc đáo nhất vẫn là để chế biến các món ăn từ cá linh.

Meo.vn (Theo TNO)

Ăn ốc nhồi để chữa bệnh phù nề

Dưới đây là một số mẹo nhỏ sẽ giúp bạn cho bạn chăm sóc tốt cho mình và người thân.

Phát hiện sớm điếc ở trẻ em

Trẻ bị điếc được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có khả năng phục hồi thính giác, nhất là đối với trẻ dưới 2 tuổi. Với những trẻ sinh non, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, mẹ bị bệnh trong khi mang thai… cần phải lưu ý hơn để tránh trường hợp trẻ bị câm do điếc sớm. Khi được 5 tháng tuổi, thấy trẻ có các dấu hiệu: Không phản ứng với tiếng động lớn đột ngột. Không bị đánh thức bởi tiếng ồn; Không xoay đầu theo hướng giọng nói của người thân… cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra mức độ nghe.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/anhvan/thang1/4/2/34.jpg
Ảnh minh họa

Ốc nhồi chữa bệnh phù nề

Ốc nhồi chứa protid, lipid, và các vitamin (B1, B2, PP), muối Ca, P. Theo Đông y, ốc nhồi vị ngọt, mặn, tính hàn; vào vị, đại tràng, bàng quang. Vỏ ốc vị ngọt, tính bình, có công năng lợi thủy thanh nhiệt. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, đái khó, phù nề, vàng da, bệnh tiểu đường, trĩ. Vỏ ốc có tác dụng giải tâm phiền.

Gà ác tiềm thuốc bắc tốt cho người bệnh

Theo Đông y, gà ác vị ngọt, hơi ấm, không độc, có công hiệu từ bổ can thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt, điều kinh hoạt huyết, chữa rong huyết… Thịt gà ác còn chứa các acid amin cần thiết cho cơ thể gồm lysine, methionine, histidine, giúp điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể và chống lão hóa, nên xưa được gọi là “gà thuốc”. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong gà ác cao hơn nhiều so với các loại thịt khác, bên cạnh hàm lượng chất béo và cholesterol rất thấp, cho nên gà ác là thức ăn tốt để bồi bổ cơ thể.

Meo.vn (Theo Thời trang trẻ)

Tác dụng của lá chè xanh

Bác sĩ vui lòng cho em biết tắm bằng Trà xanh có những tác dụng gì ? Có phải lá chè xanh có tác dụng chữa bệnh ngoài da không a? Cách thức dùng như thế nào là tốt nhất ạ ? Em cảm ơn các bác sỹ nhiều! Trân trọng! (Đào Thị Thuý)

Trả lời:

Nói đến chè xanh, chúng ta đều vô cùng quen thuộc, nhưng để hiểu hết về tác dụng phòng và chữa bệnh của nó thì không phải ai cũng biết hết, vì thế trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết về tác dụng chữa bệnh của lá chè xanh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Uống chè xanh chữa bệnh gì?

- Cảm mạo: Dùng 3g lá chè, 1g muối ăn, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, hợp với những người bị cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.

Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.

- Phong nhiệt, đau đầu: Đau đầu, thậm chí đau như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, nước tiểu vàng, dùng 6g lá chè, 10g hoa cúc, hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.

- Trúng nắng (cảm nắng): 6g lá chè, 6g đạm trúc diệp, hãm với nước sôi, một lúc sau uống nóng, mỗi ngày 2-3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát thích uống nước, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.

- Đi tả dài ngày: Đi tả lâu chưa khỏi, dùng 6g lá chè, 2 quả ô mai, 15g đường đỏ, hãm với nước sôi đậy kín nắp sau 15 phút thì uống, mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày.

- Ăn không tiêu: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà đã sao, 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau uống, có thể hỗ trợ trị bệnh ăn không tiêu, đầy, đau bụng, ợ chua, ăn kém.

- Hen suyễn: Những người bị hen suyễn lâu ngày chữa không khỏi, có thể dùng 3g mộc nhĩ trắng, 10g hạnh đào, 30g đường phèn, đổ nước vào đun cho đến khi mộc nhĩ chín nhừ, đổ vào nước chè đã hãm (30g lá chè), ngày uống một lần, uống liên tục 7-10 ngày.

- Bệnh lao hạch: Lấy 3-5g lá chè xanh, hãm uống một lần, ngày hai lần, uống kiên trì thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

- Bệnh viêm gan vàng da, vàng mắt cấp tính: Lấy một nắm chè, hãm với nước sôi uống ngày nhiều lần, chè có tác dụng lợi tiểu, trừ thấp làm cho bệnh vàng da vàng mắt lui dần.

- Bệnh cholesterol trong máu cao: Lấy một nắm chè hãm với nước sôi uống, ngày uống 2-3 lần.

- Bệnh béo phì: 3g lá chè, 10g quyết minh tử hãm uống hoặc đun lên uống.

- Viêm đường tiết niệu: Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó uống nước chè vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu. Có thể dùng kết hợp với kim tiền thảo có tác dụng lợi thủy thông niệu, mỗi lần 6g, hãm với nước sôi uống, có hiệu quả cao.

- Phụ nữ đau bụng kinh: 3g lá chè, 2 miếng gừng, 10g đường đỏ, hãm với nước sôi 5 phút, uống sau bữa ăn.

- Đau bụng, đau răng: 3g lá chè hãm với nước sôi 5 phút sau rót lấy nước rồi đổ vào 3g giấm đã làm lâu, đảo đều rồi uống, ngày 3 lần.

Lá chè xanh chữa bệnh ngoài da

- Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.

- Bị ong đốt: Lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.

- Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.

- Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để nguội bôi vào chỗ đau.

- Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.

- Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.

- Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.

- Tóc thưa: thường xuyên dùng bàn chải chấm vào nước chè để qua đêm rồi chải lên lông mày hoặc chỗ tóc thưa.

- Viêm kết mạc cấp tính: Dùng 5-10g lá chè, sau khi đun sôi thì xông hơi vào mắt bị viêm, ngày 2-3 lần.

- Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.

- Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch, lấy cuộng lá chè to vừa lỗ khuyên tai xuyên thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.

Theo VnMedia

Đậu xanh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt

Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả như giải độc, thanh nhiệt, tiêu khát...

Loại thực phẩm này được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Sách "Nam dược thần hiệu" của danh Y Tuệ Tĩnh viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”… Đề cập đến tác dụng chữa bệnh của đậu xanh, đặc biệt là vấn đề giải độc, sách "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân (đời Minh) có ghi nếu ăn uống bị ngộ độc, buồn bực trong người, có thể dùng đậu xanh để chữa trị. Loại thực phẩm này có tác dụng giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín...); uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…); giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, nấm.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên. Bên cạnh đó, nó còn có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi...

Y học hiện đại cũng cho khẳng định đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao. Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu…

Với người Trung Quốc và Việt Nam, cháo đậu xanh là một trong những món ăn thông dụng. Ngoài tính nhẹ nhàng thanh sạch, có tác dụng giải độc cơ thể, món ăn này còn tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa ưng thư… Đậu xanh thường được phối hợp với một số dược liệu khác để phòng ngừa say nắng, các loại bệnh ôn nhiệt vào mùa hè.

Ví dụ, cháo đậu xanh với sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát. Đây là món ăn có ích cho sức khỏe trong mùa hè nóng nực, tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não. Trong khi đó, món ăn cháo đậu xanh, lá sen lại có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì…

Cháo đậu xanh.

Để dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày, bạn có thể sử dụng 50-100g đậu xanh nấu nhừ dạng cháo. Người dùng thay đổi khẩu vị bằng cách ăn với đường, muối hoặc nấu cùng  rau củ quả. Tuy nhiên, khi ăn cháo ăn liền, bạn cần lựa chọn những loại có hàm lượng đậu xanh cao (200 gram cho một kg) với hương vị cháo tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản.

Lương y Đinh Công Bảy

Ăn cơm… trị bệnh

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures/136109022.jpgCơm là món chính thường ngày. Dưới đây là một số cách chế biến các món cơm giúp phòng trị bệnh.

* Cơm khoai lang: Khoai lang đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong đó chứa nhiều tinh bột và chất xơ, phòng táo bón, giảm phát sinh ung thư ruột, còn giúp giảm hình thành cholesterol trong máu, phòng bệnh mạch vành. Bên cạnh đó, nó còn là một loại thức ăn mang kiềm tính, giúp trung hòa các a-xít sản sinh từ thịt, trứng... điều tiết cân bằng kiềm toan của cơ thể. Theo Đông y, khoai lang đỏ còn có công hiệu "bổ hư suy, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận".

* Cơm củ mài: Dùng gạo ngon và củ mài (hoài sơn) nấu cơm hay cháo. Củ mài không chứa chất béo, giúp phòng chống chất béo tích tụ trong lòng mạch, bảo vệ mạch máu động mạch, phòng ngừa xơ cứng động mạch, phòng tránh béo phì.

* Cơm khoai môn: Gạo ngon thêm một ít khoai môn nấu cơm. Khoai môn mềm nhuyễn, dễ tiêu hóa, thích hợp dùng cho người bệnh đường tiêu hóa, bệnh lao, cũng như dùng cho người cao tuổi và trẻ con. Cơm khoai môn có tác dụng thông tiện, giải độc. Tuy nhiên, khoai môn chứa tinh bột hơi nhiều, ăn nhiều sẽ trướng khí (đầy bụng).  

Nấm mèo

* Cơm bắp: Bắp chứa hàm lượng chất xơ rất cao, có đặc tính kích thích nhu động đường ruột, tăng tốc bài tiện, giúp phòng trị táo bón, viêm ruột. Bắp có tác dụng phòng bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cao mỡ máu và cao huyết áp. Vitamin E trong bắp còn giúp cho làn da mịn màng.

* Cơm ý dĩ: Ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính mát, tăng cường chức năng thận. Dùng thường xuyên cơm nấu với ý dĩ sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với người bệnh phù thủng. Ý dĩ chứa nhiều vitamin B1, rất có ích trong việc phòng trị bệnh phù chân. Thường ăn cơm ý dĩ có thể bảo vệ làn da sáng mượt mịn màng, loại trừ mụn, tàn nhang, cải thiện sắc tố da, là thức ăn làm đẹp cho bạn gái trẻ.

* Cơm đậu xanh: Là thức ăn tốt cho mùa hè để thanh nhiệt. Đậu xanh tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt khu thử (chống nắng nóng), lợi thủy tiêu thủng, nhuận hầu giải khát, sáng mắt giảm huyết áp, giúp  phòng các chứng do nhiệt gây ra như phát sốt, miệng khát, bứt rứt, tiểu không thông.

* Cơm bí rợ: Bí rợ chứa bêta-caroten đứng đầu nhà họ cà, trong đó có pectin giúp hấp thu đường chậm. Dùng cơm bí rợ có tác dụng thông tiện, có thể giảm sự nguy hại từ độc tố trong phân đối với cơ thể,  phòng phát sinh ung thư kết tràng.

* Cơm nấm mèo đen: Trước tiên nấu gạo nở, sau đó thêm vào nấm mèo đen nấu cơm (hay cháo). Nấm mèo đen là một loại nấm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều lysine và leucin. Nấm mèo làm giảm độ quánh của máu, có tác dụng phòng ngừa thấy rõ đối với bệnh mạch máu tim - não.

*Cơm yến mạch: Cơm, hoặc cháo nấu từ gạo, nếp cùng yến mạch là thức ăn rất tốt cho người cao tuổi. Trong yến mạch chứa nhiều xơ và acid béo không bão hòa, có tác dụng giảm cholesterol, điều tiết triglyceride và giảm độ quánh của máu, có thể dự phòng bệnh mạch máu tim-não, bệnh tiểu đường, táo bón, giúp giảm béo phì.

Theo Thanh Niên

Vỏ quýt và vị thuốc trần bì, thanh bì

Cây quýt có tên khoa học là Citrus deliosa Tenero thuộc họ Cam (Rutaceae). Nhiều bộ phận của cây quýt đều là vị thuốc. Trong đó phải kể đến 2 vị thuốc từ vỏ quả quýt:

- Trần bì: là vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô (để càng lâu năm càng tốt).

- Thanh bì: là vỏ quả quýt còn xanh đã phơi sấy khô.

Trong đó trần bì là vị thuốc thường được dùng nhất, đặc biệt là đối với nam giới nên có câu:

"Nam bất ngoại trần bì

Nữ bất ly hương phụ".

Trần bì: Trần bì vị cay, đắng, tính ôn, thường dùng kèm thuốc điều khí có tác dụng táo thấp trừ hoá đờm. Thường dùng trong các trường hợp sau:

Tiêu trướng trừ nôn:

Do phế vị khí trướng mà gây tức ngực, vùng ngực trướng mãn, cồn ruột, nôn oẹ... có thể dùng trần bì với chỉ xác, bán hạ, tô ngạnh (cành tía tô), tô tử... Trần bì có tác dụng trừ vị nhiệt (tưa lưỡi vàng, hay ăn đồ lạnh, mạch sác) có thể thêm hoàng cầm, xuyên đông tử; còn có tác dụng với vị hàn (tưa lưỡi trắng, thích chườm ấm, mạch trì) thêm ô dược, lương khương, có tác dụng với trung tiêu thấp nhiệt (tưa lưỡi trắng dày mà nề, không hay uống nước, mạch tượng hoạt) có thể thêm phục linh, thương truật...

Trừ đờm, trừ ho: Với trung tiêu thấp nhiệt đờm thương phạm hoặc ngoại cảm phong hàn, dẫn tới phế khí bất lợi mà sinh ho, nhiều đờm, ngực tức, không muốn ăn, lưỡi tưa trắng nề, mạch hoạt thường dùng trần bì với bán hạ, phục linh, tô tử, hạnh nhân, hạt cải sao, kim phật thảo (toàn phúc hoa thời trước gọi là kim phật thảo, gần đây hoa của nó gọi là toàn phúc hoa, toàn cây gọi là kim phật thảo), tiền hồ... ngoại cảm chứng rõ rệt có thể thêm kinh giới, cát cánh, ma hoàng.

Điều khí khai vị: Với trung tiêu khí trệ, ăn uống không ngon, phối hợp với mạch nha, cốc nha, khấu y, thần khúc, sơn tra... có tác dụng thúc đẩy ăn uống.

Khi dùng đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, sơn dược, thục địa, sinh địa... để làm thuốc bổ, nếu phối hợp với một ít trần bì thì tránh xảy ra tức ngực, trung mãn, ăn uống không ngon và các tác dụng phụ khác... nó còn phát huy đầy đủ tác dụng bổ của thuốc.

Trong Bản thảo bị yếu có ghi trần bì "tân năng tán, khổ năng táo năng tả, ôn năng bổ năng hoà" nghĩa là dùng với thuốc bổ thì bổ, dùng với thuốc tả thì tả, dùng với thuốc thăng thì thăng, với thuốc giáng thì giáng. Vì thế nó là thứ thuốc trị phế khí phần, điều trung khoái cách, đạo trệ tiêu đờm, lợi thủy phá ứ, tuyên thông ngũ tạng đủ để ta thấy tác dụng của trần bì.

Vỏ quýt gọt sạch màng trắng bên trong thì gọi là quýt hồng. Quýt hồng, trần bì đều có tác dụng hoá đờm, nhưng quýt hồng hiệu quả hoá (long) đờm mạnh nhất. Với đờm nhiều, đờm quánh, đờm trắng dính thì thích hợp nhất. Quýt hồng thiên về thanh nhập phế, thích hợp để chữa ho, ngoại cảm, nhiều đờm, ngực tức còn trần bì có thể có tác dụng điều khí tiêu trướng khai vị. Vì vậy quýt hồng mạnh hơn trần bì.

Xơ quýt có tác dụng hoá đờm thông lạc, thường dùng chữa ho, ngực sườn trướng tức và ngón tay tê dại... Hạt quýt có thể tán kết thông thường dùng trị trướng khí thống. Lá quýt có thể thư can giải uất thường dùng trị ngực sườn trướng tức và ngón tay tê bại...

Thanh bì thiên về nhập can đởm, phá khí tán trệ còn có thể trị thoát vị, trần bì thiên về nhập tỳ phế điều khí hòa vị và còn hoá đờm.

Thanh bì: Thanh bì vị ngọt, cay, tính ấm có tác dụng phá khí tiêu trệ, thư uất giáng nghịch và có thể dùng trị thoát vị đau nhức.

http://www.kinhtenongthon.com.vn/Uploaded/thanduong/Nam%202009/Thang%207/Ngay%2016/04.JPG

Dùng vào can khí uất kết mà ngực sườn trướng tức, khí nghịch ăn uống khó vào, sườn ngực trướng mạn, hay cáu gắt, khí trệ vị thống... dùng thanh bì phá khí kết, thư can uất thường phối hợp với chỉ xác, cành tía tô, hương phụ, tân lang, hậu phác, trần bì.

Thanh bì có thể phá khí bình can, dẫn mọi thứ thuốc tới can kinh. Phối hợp với ô dược, xuyên đông tử, ngô thù du, tiểu hồi hương, hạt quýt... có thể chữa trướng thống. Bài thuốc Thiên đài ô dược tán gồm ô dược, xuyên đông tử, mộc hương, tiểu hồi hương, cao lương khương, thanh bì, tân lang trong đó dùng thanh bì để phá khí bình can. Đây là bài thuốc chữa lao tinh hoàn, viêm tinh hoàn mạn, viêm tuyến tiền liệt. Nếu thấy hoạt tinh kèm theo đau vùng bụng dưới, thích ấm sợ lạnh thì dùng xuyên đông tử sao 9 - 12g, hạt quýt sao 9g, thanh bì 6 - 9g, tiểu hồi hương sao 6 - 9g, ô dược 9g, ngô thù du 3 - 6g, hạt lệ chi 9g, bạch thược 12 - 15g, nhục quế 0,9 - 3g, tùy chứng gia giảm.

Chú ý: Những người khí hư dùng cần thận trọng, không khí trệ mà nhiều mồ hôi không dùng được, không được dùng quá lượng, dùng dài ngày tránh thương phạt chính khí.

Lương y Vũ Quốc Trung (Sức khoẻ và đời sống)